Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ MỪNG KÍNH THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI, 25.01.2021. Lễ kính.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 25.01.2021
Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Bảy, ngày 23.01.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B
Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 23.01.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
DẠY TRẺ VUI VẺ VỚI NHỮNG GÌ CHÚNG CÓ
DẠY TRẺ VUI VẺ VỚI NHỮNG GÌ CHÚNG CÓ
Tác giả: Inès de Franclieu
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
Từ: aleteia.org (06/1/2021)
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
Từ: aleteia.org (06/1/2021)
WHĐ (23.1.2021) – Khuyến khích con cái chúng ta trở thành người làm chủ những ham muốn của chúng, điều đó sẽ giúp ích lâu dài khi chúng trưởng thành.
Một đứa trẻ, giống như mọi người khác, đều có khát vọng hạnh phúc sâu sắc. Lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ yêu thương nhau và yêu thương con cái, điều đó sẽ tạo điều kiện cho hạnh phúc triển nở. Nhưng trẻ em không nhận thức được điều này. Như mỗi người chúng ta, được phú cho một bản chất bị thương tích, trẻ em nhầm lẫn giữa khao khát hạnh phúc với sự thỏa mãn những ham muốn của mình. Do đó, điều rất quan trọng là giúp trẻ em hiểu rằng chúng có thể học cách nghĩ xem những gì là thực sự tốt lành cho chúng - thể xác và tâm hồn, để không trở thành nô lệ cho những ham muốn của mình.
Hỗ trợ trẻ em trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc
Ăn kẹo thì thật thú vị. Nhưng nếu con bạn có thói quen ăn kẹo mỗi ngày sau giờ học, hoặc bất cứ khi nào chúng muốn, chúng sẽ trở thành nô lệ cho sự thèm muốn này. Là cha mẹ, chẳng phải chúng ta không bị cuốn vào vòng xoáy của thứ chủ nghĩa tiêu thụ này sao? Chúng ta có khuynh hướng tin rằng con mình sẽ hạnh phúc hơn nếu chúng có một ít kẹo hoặc có đồ dùng hợp thời trang mới nhất, không phải vậy sao? Rốt cuộc, chuyện đó đâu phải là một vấn đề gì ghê gớm, phải vậy không?
Ăn kẹo thì thật thú vị. Nhưng nếu con bạn có thói quen ăn kẹo mỗi ngày sau giờ học, hoặc bất cứ khi nào chúng muốn, chúng sẽ trở thành nô lệ cho sự thèm muốn này. Là cha mẹ, chẳng phải chúng ta không bị cuốn vào vòng xoáy của thứ chủ nghĩa tiêu thụ này sao? Chúng ta có khuynh hướng tin rằng con mình sẽ hạnh phúc hơn nếu chúng có một ít kẹo hoặc có đồ dùng hợp thời trang mới nhất, không phải vậy sao? Rốt cuộc, chuyện đó đâu phải là một vấn đề gì ghê gớm, phải vậy không?
Ngoài việc học cách kiểm soát ham muốn của mình, nếu chúng không được dạy sống thanh thản khi thấy mình chẳng giống những trẻ khác, thì:
- - làm sao chúng có thể trở nên khác biệt khi chúng bước vào tuổi vị thành niên?
- - tại sao lại ngạc nhiên khi chúng bắt chước nghiện rượu hoặc ma túy bất hợp pháp giống như những bạn bè cùng trang lứa còn lại?
Điều đó tùy thuộc vào chúng ta, là những bậc cha mẹ, cần phải hỗ trợ con cái trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, điều đáng ngạc nhiên là hành trình này không liên quan gì đến chuyện thỏa mãn những ham muốn nhưng đúng ra là hạnh phúc liên quan đến cách làm chủ những đam mê.
Làm chủ đam mê sẽ mang lại tự do
Nhờ cảm nghiệm niềm vui sau khi có thể vượt qua cơn thèm muốn, đứa trẻ sẽ ý thức về ngọn lửa nhỏ này trong trái tim mình. Ngọn lửa này được giữ cháy sáng khi chúng “thành công” không để cho mình bị lôi cuốn vào cám dỗ, và cả khi chúng “thành công” trong việc chia sẻ với người khác, khi nói những điều tốt đẹp với anh chị em của mình.
Bằng cách không nhượng bộ những thú vui qua nhanh và dễ dãi, chúng ta dạy con cái mình hạnh phúc với con người của chúng và với những gì chúng có. Chúng ta cũng cần phải rèn luyện ý chí của chúng: và với ý chí này, chúng sẽ học cách xây dựng hạnh phúc của mình. Và rồi khi sự thích thú đến, chúng sẽ vui hưởng sự thích thú đó cách mạnh mẽ hơn, và góp phần vào hạnh phúc.
Chúng ta đừng quên: không phải chúng ta nên tìm kiếm thỏa mãn quá nhiều những ham muốn, mà là học cách cảm nếm niềm vui đích thực, một niềm vui được tìm thấy trước hết nơi một Đấng Cứu Độ, Đấng đã đến để lấp đầy trái tim đói khát của chúng ta bằng tình yêu của Ngài.
Bằng cách không nhượng bộ những thú vui qua nhanh và dễ dãi, chúng ta dạy con cái mình hạnh phúc với con người của chúng và với những gì chúng có. Chúng ta cũng cần phải rèn luyện ý chí của chúng: và với ý chí này, chúng sẽ học cách xây dựng hạnh phúc của mình. Và rồi khi sự thích thú đến, chúng sẽ vui hưởng sự thích thú đó cách mạnh mẽ hơn, và góp phần vào hạnh phúc.
Chúng ta đừng quên: không phải chúng ta nên tìm kiếm thỏa mãn quá nhiều những ham muốn, mà là học cách cảm nếm niềm vui đích thực, một niềm vui được tìm thấy trước hết nơi một Đấng Cứu Độ, Đấng đã đến để lấp đầy trái tim đói khát của chúng ta bằng tình yêu của Ngài.
(WHĐ)
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 22.01.2021
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 22.01.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ SÁU TUẦN 2 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 22.01.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA, THỨ SÁU TUẦN 2 MÙA THƯỜNG NIÊN, 22.01.2021
Bắt đầu lúc 15g00 Thứ Sáu, ngày 22.01.2021
CÁCH DẠY TRẺ NHỎ NHỮNG QUY TẮC LỊCH SỰ ĐẦU TIÊN
CÁCH DẠY TRẺ NHỎ NHỮNG QUY TẮC LỊCH SỰ ĐẦU TIÊN
Tác giả: Inès de Franclieu
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
Từ: aleteia.org (30/12/2020)
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
Từ: aleteia.org (30/12/2020)
WHĐ (22.1.2021) – Biết nói “Chào buổi sáng, cảm ơn, tạm biệt” là một phần quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em.
Đôi khi, ta bắt gặp một đứa trẻ rất lễ phép, chúng ta tự nhủ rằng cha mẹ của chúng thật may mắn, cứ như thể lịch sự là chuyện may mắn. Tuy nhiên, lịch sự không phải là chuyện may rủi. Nó không xuất hiện một cách diệu kỳ với hầu hết mọi người, nhưng có thể — và tôi dám nói là phải — có được. Đó là kết quả của sự kiên nhẫn và nhất quán của các bậc cha mẹ quan tâm đến ích lợi của con mình.
Đôi khi, ta bắt gặp một đứa trẻ rất lễ phép, chúng ta tự nhủ rằng cha mẹ của chúng thật may mắn, cứ như thể lịch sự là chuyện may mắn. Tuy nhiên, lịch sự không phải là chuyện may rủi. Nó không xuất hiện một cách diệu kỳ với hầu hết mọi người, nhưng có thể — và tôi dám nói là phải — có được. Đó là kết quả của sự kiên nhẫn và nhất quán của các bậc cha mẹ quan tâm đến ích lợi của con mình.
Lịch sự làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên dễ chịu hơn vô cùng, và các mối tương quan giữa con người với nhau dễ dàng hơn rất nhiều. Nó giống như dầu trong một cỗ máy. Lịch sự là điều dễ chịu đối với người đón nhận, nhưng trước hết và quan trọng nhất là đối với người ứng xử lịch sự. Thử nhìn xem đứa trẻ cảm thấy thoải mái hơn với người lớn khi chúng biết cách chào buổi sáng. Theo cách tương tự, người nhận được hành động lịch sự biết rằng mình đang là đối tượng chú ý của người khác. Vì vậy, chúng ta bắt buộc phải dạy con cái chúng ta, từ khi chúng còn rất nhỏ, những quy tắc lịch sự này.
Cứ lặp đi lặp lại là được.
Việc truyền dạy kỹ năng sống này bị cản trở khi phép lịch sự được coi là một loạt các quy tắc và quy ước xã hội mà chúng ta nên bỏ qua. Việc không tôn trọng uy quyền và tôn trọng người lớn tuổi chắc chắn đã góp phần vào điều đó. Việc ứng xử lịch sự cần có mối tương quan tôn trọng, giữa người cho và người nhận, giữa người dạy và người được dạy.
Cứ lặp đi lặp lại là được.
Việc truyền dạy kỹ năng sống này bị cản trở khi phép lịch sự được coi là một loạt các quy tắc và quy ước xã hội mà chúng ta nên bỏ qua. Việc không tôn trọng uy quyền và tôn trọng người lớn tuổi chắc chắn đã góp phần vào điều đó. Việc ứng xử lịch sự cần có mối tương quan tôn trọng, giữa người cho và người nhận, giữa người dạy và người được dạy.
Chúng ta cần áp dụng vào chính mình nhiệm vụ này với tư cách là cha mẹ vì mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi con cái chúng ta bắt đầu có được cách cư xử phù hợp. Từ 18 tháng trở đi, trẻ có thể nói lời cảm ơn. Bé vẫn không nói, nhưng không sao cả, bé sẽ bắt chước cử chỉ của bố mẹ đưa bánh quy cho bé bằng cách mở tay mẹ ra và khép tay mẹ lại: đó là cử chỉ đầu tiên cho ta nhận biết bé muốn nói lời cảm ơn. Sau đó, chúng ta có thể nhanh chóng chuyển sang dạy chúng biết chờ nhường cho người lớn đi trước, yêu cầu chúng lặp lại “Tôi xin lỗi” khi chúng băng qua trước mặt ai đó. Và một đứa trẻ có thể hiểu khi nào nói “chào buổi sáng” và “chúc ngủ ngon”.
Dạy lễ phép cần sự kiên trì và lặp đi lặp lại. Nó sẽ chỉ hiệu quả nếu bạn kiên trì và nếu bạn làm gương trong cách cư xử trong cuộc sống của chính mình.
(WHĐ)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)