Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ TUẦN 3 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 27.01.2021


BAN MỤC VỤ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN: BUỔI GẶP GỠ ĐẠI KẾT LẦN THỨ VIII NGÀY 25.01.2021

 

TGPSG -- Nhân Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu hợp nhất với chủ đề: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy và anh em sẽ sinh hoa kết trái dồi dào” (Ga 15,5-9), Ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn (MVĐTLT) đã tổ chức buổi Gặp gỡ Đại kết lần thứ VIII vào lúc 15g thứ Hai ngày 25-1-2021 tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) TGP Sài Gòn.

Tham dự buổi gặp gỡ Suy Tôn Lời Chúa gồm có các Mục sư đại diện các Hội Thánh Tin Lành khắp nơi. Đại diện Giáo hội Công giáo có Đức giám mục (ĐGM) Louis Nguyễn Anh Tuấn, linh mục (Lm) Phêrô Nguyễn Văn Hiền - giám đốc TTMV, Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc - Trưởng ban MVĐTLT, Lm Tiến Lộc, Lm người Pháp với tên Nguyễn Văn Pháp, cùng các linh mục, tu sĩ nam nữ, các chủng sinh Thần học 3 và anh chị em thành viên trong ban MVĐTLT.

Sau lời tuyên bố khai mạc buổi gặp gỡ của ĐGM Louis, ba vị đại diện đã lần lượt công bố Tin Mừng theo Thánh Gioan. Sau đó, đại diện của hai bên đã chia sẻ phần suy niệm theo chủ đề yêu thương hiệp nhất quanh Chúa Kitô, biến đổi để được ở lại với Chúa, kết hiệp với cội rễ yêu thương là Chúa Giêsu với tình yêu vô điều kiện, ngồi lại cầu nguyện với nhau để chứng tỏ tất cả là con Thiên Chúa.

Tiếp đến, Lm Pháp đã chia sẻ về các cộng đoàn sống Đức Tin ở Madagascar, Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền chia sẻ về các kinh nghiệm và sinh hoạt với nhóm Taizé, với các Hội thánh Tin Lành. Tất cả mọi chia sẻ đều nhắm tới việc yêu thương nhau trong tình yêu Chúa để Lời Chúa được rao giảng khắp nơi.

Xen kẽ trong những bài suy niệm và chia sẻ là các bài hát nói lên tình yêu thương nên một trong Chúa.

Buổi Suy tôn Lời Chúa khép lại lúc 17g15 với bài hát "Here I am, Lord".

Mọi người ra về với món quà là cuốn sách “Lời Kinh đẹp nhất thiên niên kỷ” của ĐGM Louis. 
 


Tóc Ngắn
 
 (WGPSG)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ TƯ 27.01.2021


Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN 3 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021. Thánh Timôthêô và Thánh Titô, giám mục. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 26.01.2021


CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ KÊU GỌI TỔNG THỐNG BIDEN LOẠI BỎ QUYỀN PHÁ THAI

 

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ KÊU GỌI 
TỔNG THỐNG BIDEN LOẠI BỎ QUYỀN PHÁ THAI

Sau tuyên bố của Tổng thống Joe Biden về việc ủng hộ phá thai hợp pháp, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã nhanh chóng phản ứng với tuyên bố này. Chủ tịch Ủy ban ủng hộ sự sống nói rằng không có tổng thống nào của Hoa Kỳ lại nên bảo vệ việc chối bỏ quyền sống của những đứa trẻ chưa chào đời.

Trong tuyên bố hôm 22/1, Đức tổng giám mục Joseph Naumann của Kansas City bang Kansas, Chủ tịch Ủy ban ủng hộ sự sống của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, nói: “Chúng tôi đặc biệt kêu gọi tổng thống loại bỏ việc phá thai và thúc đẩy việc hỗ trợ bảo vệ sự sống cho phụ nữ và các cộng đồng nghèo.”

Tuyên bố của Biden-Harris

Vào ngày 22/1, ngày kỷ niệm quyết định của Tòa án Tối cao hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc, Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đưa ra tuyên bố nhấn mạnh cam kết của họ với việc phá thai hợp pháp. Họ nói: “Chính quyền Biden-Harris cam kết biến quyết định Roe v. Wade thành luật (nghĩa là luật cho phép phá thai), và bổ nhiệm các thẩm phán tôn trọng tiền lệ cơ bản như Roe, (nghĩa là người ủng hộ phá thai).”

Dù đây là quyết định ủng hộ cho phép phá thai nhưng tuyên bố của ông Biden và bà Harris không dùng từ phá thai; thay vào đó họ dùng các từ như “sức khỏe sinh sản” và “chăm sóc y tế”. Họ nói: “Trong bốn năm qua, sức khỏe sinh sản, bao gồm cả quyền được lựa chọn, đã bị tấn công không ngừng và cao độ. Khi chính quyền Biden-Harris bắt đầu vào thời điểm quan trọng này, giờ là lúc chúng ta phải nỗ lực hết mình để đảm bảo rằng tất cả các cá nhân đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ cần.”

Giáo huấn của Giáo hội

Các giám mục Mỹ nói rằng tuyên bố của Biden-Harris đã mô tả sai khi gọi quyết định Roe v. Wade là “một sự tiến bộ về quyền và sức khỏe của phụ nữ." Trong khi tuyên bố của Biden-Harris không đề cập đến tôn giáo, các giám mục cho biết người Công giáo không thể ủng hộ việc phá thai.

Đức tổng giám mục Naumann nhấn mạnh giáo huấn của Giáo hội về phá thai: “Từ thế kỷ thứ nhất, Giáo Hội đã khẳng định sự ác về luân lý của mọi trường hợp phá thai cố tình. Giáo huấn này không thay đổi và không thể thay đổi.”

Nguồn: vaticannews.va

(WGPSG)

 

NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ VÀ TÁI THIẾT SAU BÃO LŨ 2020

Văn phòng Caritas Huế

WGPH (25.01.2021) – Nhìn vào bản đồ hình chữ S, chúng ta nhận ra một cách dễ dàng phần đất Giáo phận Huế nằm giữa khúc eo của Miền Trung Việt Nam, thế mà, năm nào cũng chịu ảnh hưởng lớn nhỏ của mẹ thiên nhiên vào mùa mưa bão, lũ lụt. Năm nay sự ảnh hưởng quá lớn, quá khắc nghiệt, đã lấy đi nhiều sinh mạng con người, nhà cửa, tài sản … làm cho mọi sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn và bất an!
 

Đồng cảnh với người dân trong bão lũ kéo dài và đồng cảm với hoàn cảnh vô cùng gian khổ của bà con sau bão lũ, Caritas Huế với sự đồng hành của Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, sự quan tâm – hỗ trợ của Caritas Việt Nam, văn phòng Bác Ái Xã Hội Dòng Tên, quý Hội Dòng và quý Ân nhân xa gần, trong và ngoài nước, đã nhập cuộc. Trong hơn 4 tháng qua, từ ngày 18/9/2020 con bão số 5 đã đi vào Miền Trung cho đến nay, Caritas Huế dưới sự hướng dẫn của Cha Đặc trách Antôn Nguyễn Ngọc Hà, cùng với sự cộng tác của quý Cha Quản xứ, quý anh chị cộng tác viên, đã chia sẻ với bà con vùng bão lũ trong lúc khẩn cấp, khi con nước ngập nhanh, ngập lâu, thiếu thốn lương thực. Dù không phải là cao lương mỹ vị mà chỉ là gói mì tôm, gói cháo, gói cá khô, những cái bánh nhỏ, chai nước lọc cứu đói cứu khát trong lúc khẩn cấp cùng với những bao gạo, nhu yếu phẩm và ít tiền mặt, đã giúp bà con qua khỏi những ngày khó khăn để tiếp tục chống chọi với gió bão, mưa lũ.


Giai đoạn khẩn cấp đi qua, được sự cộng tác của các cha Quản xứ trong việc thống kê các gia đình thiệt hại nặng về nhà cửa, con giống, cây giống, vật dụng… để Caritas có kế hoạch giúp bà con tái thiết. Cho đến nay chương trình tái thiết đã và đang được thực hiện ở 48 Giáo xứ trong Giáo phận. Việc hỗ trợ tái thiết, cụ thể vào các hạng mục: Làm mới 101 ngôi nhà; sửa 149 ngôi nhà bị hư hại; di dời 57 ngôi nhà do có nguy cơ lở đất vùi lấp; hỗ trợ 730 hộ gia đình con giống: tôm, cá, heo, gà vịt; 812 hộ gia đình giống cây: bưởi, thanh trà, đu đủ, ổi, hoa màu…; hỗ trợ lắp đặt 6 hệ thống cung cấp nước tinh khiết; hỗ trợ 35 ghe xuồng có động cơ và không có động cơ. Bên cạnh đó hỗ trợ tiền mặt cho 250 gia đình mua lại đồ dùng, sửa máy móc hư hại và nhu cầu cần thiết trong gia đình. Và đầu năm 2021, khi học sinh chuẩn bị bước sang học kỳ II của năm học 2020 – 2021, Caritas Huế thực hiện chương trình học bổng “Thắp sáng tương lai” hỗ trợ 1000 học sinh Cấp I là con em những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con người khuyết tật, người có H trong cơn bão lũ có thêm nguồn động viên, cố gắng học tập, cũng như phần nào cùng với các phụ huynh giúp con em từng bước hướng đến tương lai.


Tất cả là hồng ân và tình yêu mà Thiên Chúa Quan phòng đã ban cho. Hồng ân trao ban được thể hiện qua sự quan tâm, yêu thương và mở rộng vòng tay kịp thời của anh chị em gởi đến bà con khó khăn dù dịch bệnh kinh tế eo hẹp, công việc bất ổn… Hồng ân nhận lãnh bày tỏ khi các em vượt qua mưa gió, lụt lội để đến trường; những trẻ em, cụ già vui vẻ ấm áp trong ngôi nhà mới, kín gió. Và đây đó, mãnh vườn hoa màu, rau cải đã lại lên xanh, người dân tất bật ra đồng cho vụ mùa mới; hồ tôm, hồ cá bắt đầu thả lại, ngư dân miệt mài với sông nước…!


Thế là 4 tháng, 120 ngày trôi qua, từ những khó khăn tưởng chừng làm cho ai đang sống trong bão lũ phải ngã gục, nhưng nay mọi gian khổ dần qua, sự bình an, niềm vui từng bước trở lại. Những mất mát, tang thương, lo lắng do nợ nần, thiếu thốn vẫn còn đó, nhưng ngày mai tươi sáng và niềm hy vọng vượt lên chính mình là điều quan trọng cần hướng tới và thực hiện ngay. Ước mong cùng với sự yêu thương hỗ trợ của Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, của các Tổ chức và quý Ân nhân xa gần, tất cả chúng ta sẽ cùng nhau vượt lên trên những khó khăn, ngăn trở hiện tại để bắt đầu lại.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương, qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang, quan thầy Tổng Giáo phận Huế, luôn gìn giữ và thánh hóa mọi con dân của Ngài.

(WHĐ) 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BA 26.01.2021

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Bảy, ngày 23.01.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 23.01.2021 
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
 

DẠY TRẺ VUI VẺ VỚI NHỮNG GÌ CHÚNG CÓ


DẠY TRẺ VUI VẺ VỚI NHỮNG GÌ CHÚNG CÓ

Tác giả: Inès de Franclieu
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
Từ: aleteia.org (06/1/2021)


WHĐ (23.1.2021) Khuyến khích con cái chúng ta trở thành người làm chủ những ham muốn của chúng, điều đó sẽ giúp ích lâu dài khi chúng trưởng thành.

Một đứa trẻ, giống như mọi người khác, đều có khát vọng hạnh phúc sâu sắc. Lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ yêu thương nhau và yêu thương con cái, điều đó sẽ tạo điều kiện cho hạnh phúc triển nở. Nhưng trẻ em không nhận thức được điều này. Như mỗi người chúng ta, được phú cho một bản chất bị thương tích, trẻ em nhầm lẫn giữa khao khát hạnh phúc với sự thỏa mãn những ham muốn của mình. Do đó, điều rất quan trọng là giúp trẻ em hiểu rằng chúng có thể học cách nghĩ xem những gì là thực sự tốt lành cho chúng - thể xác và tâm hồn, để không trở thành nô lệ cho những ham muốn của mình.

Hỗ trợ trẻ em trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc

Ăn kẹo thì thật thú vị. Nhưng nếu con bạn có thói quen ăn kẹo mỗi ngày sau giờ học, hoặc bất cứ khi nào chúng muốn, chúng sẽ trở thành nô lệ cho sự thèm muốn này. Là cha mẹ, chẳng phải chúng ta không bị cuốn vào vòng xoáy của thứ chủ nghĩa tiêu thụ này sao? Chúng ta có khuynh hướng tin rằng con mình sẽ hạnh phúc hơn nếu chúng có một ít kẹo hoặc có đồ dùng hợp thời trang mới nhất, không phải vậy sao? Rốt cuộc, chuyện đó đâu phải là một vấn đề gì ghê gớm, phải vậy không?

Ngoài việc học cách kiểm soát ham muốn của mình, nếu chúng không được dạy sống thanh thản khi thấy mình chẳng giống những trẻ khác, thì:
  • - làm sao chúng có thể trở nên khác biệt khi chúng bước vào tuổi vị thành niên?
  • - tại sao lại ngạc nhiên khi chúng bắt chước nghiện rượu hoặc ma túy bất hợp pháp giống như những bạn bè cùng trang lứa còn lại?
Điều đó tùy thuộc vào chúng ta, là những bậc cha mẹ, cần phải hỗ trợ con cái trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, điều đáng ngạc nhiên là hành trình này không liên quan gì đến chuyện thỏa mãn những ham muốn nhưng đúng ra là hạnh phúc liên quan đến cách làm chủ những đam mê.

Làm chủ đam mê sẽ mang lại tự do

Nhờ cảm nghiệm niềm vui sau khi có thể vượt qua cơn thèm muốn, đứa trẻ sẽ ý thức về ngọn lửa nhỏ này trong trái tim mình. Ngọn lửa này được giữ cháy sáng khi chúng “thành công” không để cho mình bị lôi cuốn vào cám dỗ, và cả khi chúng “thành công” trong việc chia sẻ với người khác, khi nói những điều tốt đẹp với anh chị em của mình.

Bằng cách không nhượng bộ những thú vui qua nhanh và dễ dãi, chúng ta dạy con cái mình hạnh phúc với con người của chúng và với những gì chúng có. Chúng ta cũng cần phải rèn luyện ý chí của chúng: và với ý chí này, chúng sẽ học cách xây dựng hạnh phúc của mình. Và rồi khi sự thích thú đến, chúng sẽ vui hưởng sự thích thú đó cách mạnh mẽ hơn, và góp phần vào hạnh phúc.

Chúng ta đừng quên: không phải chúng ta nên tìm kiếm thỏa mãn quá nhiều những ham muốn, mà là học cách cảm nếm niềm vui đích thực, một niềm vui được tìm thấy trước hết nơi một Đấng Cứu Độ, Đấng đã đến để lấp đầy trái tim đói khát của chúng ta bằng tình yêu của Ngài.
 
(WHĐ)