Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG - SPIRITUAL COMMUNION PRAYER - PRIÈRE DE COMMUNION SPIRITUELLE

 

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG

Lạy Đức Chúa Giêsu, con tin thật Chúa con ngự trong Phép Mình Thánh, con kính mến Chúa con trên hết mọi sự, cùng ước ao chịu lấy Chúa con trong linh hồn con. Song le bởi vì bây giờ con chẳng có thể mà chịu Chúa con cho thật được, thì xin Chúa con ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng vậy, chẳng khác gì như Chúa con đã ngự vào thật, thì con xin ẵm lấy cùng hợp làm một cùng Chúa con cho trọn, xin Chúa con chớ để cho con lìa bỏ Chúa con bao giờ. Amen.

Spiritual Communion Prayer

My Jesus, I believe that you are present in the most Blessed Sacrament. I love You above all things and I desire to receive You into my soul. Since I cannot now receive You sacramentally, come at least spiritually into my heart. I embrace You as if You were already there, and unite myself wholly to You. Never permit me to be separated from You. Amen.

Prière de communion spirituelle

Mon Jésus, je crois que vous êtes ici présent dans le Saint-Sacrement. Je vous aime par-dessus tout chose et je désire ardemment vous recevoir dans mon âme. Puisque je ne puis, à cette heure, vous recevoir sacramentellement, venez au moins spirituellement dans mon cœur. Comme si vous y étiez déjà présent, je vous adore et tout entier je m’unis à vous. Ne permettez pas que je me sépare jamais de vous. Amen. 
 
(WGPSG)

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN 1 MÙA CHAY 2021. LẬP TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ. Lễ kính.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 22.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ HAI TUẦN 1 MÙA CHAY 2021. LẬP TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ. Lễ kính.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Hai, ngày 22.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.


ĐỨC HỒNG Y PIACENZA GIẢI THÍCH Ý NGHĨA SÁM HỐI KITÔ GIÁO CHO MÙA CHAY 2021

 

ĐỨC HỒNG Y PIACENZA GIẢI THÍCH
Ý NGHĨA SÁM HỐI KITÔ GIÁO CHO MÙA CHAY 2021

Ngọc Yến

Vatican News (20.2.2021) – Trong một lá thư gửi đến toàn thể tín hữu, được công bố hôm thứ Sáu 19/02, Đức Hồng y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân giải Tối cao giải thích ý nghĩa sâu xa của những cử chỉ mà Giáo Hội mời gọi các tín hữu thực hành trong Mùa Chay năm nay.

Đức Hồng y viết: “Đây là thời gian cho việc sám hối, nhưng cũng là thời gian để chúng ta tham dự vào chiến thắng cuối cùng của Chúa Kitô trên sự dữ, điều chỉ có thể mang lại niềm vui và ơn cứu rỗi cho nhân loại ngày nay đang bị thử thách do đại dịch”.

Theo Chánh Tòa Ân giải Tối cao, Mùa Chay và đại dịch: hai khoảng thời gian, một theo lịch phụng vụ và đời sống Giáo hội, và một đang ảnh hưởng đến toàn thể đời sống nhân loại hiện nay. Cả hai có một số từ ngữ chung. Hiện nay, mọi người trên khắp thế giới được mời gọi từ bỏ ít nhất một phần tự do cá nhân, hy sinh chính lối sống của mình để tuân giữ các biện pháp phòng ngừa đại dịch theo chỉ dẫn của chính quyền.

Đức Hồng y nhận xét rằng, để thúc giục người dân tuân giữ các quy định của chính phủ, các phương tiện truyền thông phổ biến ba thông điệp: cảnh báo nguy hiểm sắp xảy ra và mỗi người phải chịu trách nhiệm về chính mình và người khác; loan báo về một viễn tượng tương lai tích cực; thời gian chờ đợi đòi hỏi hy sinh như là điều kiện cần thiết. Ở một phần nào đó, đây cũng là tinh thần sám hối Kitô giáo trong Mùa Chay. Thực tế, trong Lời nguyện nhập lễ thứ Tư Lễ Tro, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta ăn chay và sám hối, bắt đầu một hành trình hoán cải để ngày thêm vững mạnh chiến thắng ác thần. Nhưng ngay sau đó, một viễn tượng tích cực được mở ra cho chúng ta đó là chiến thắng Thập giá của Đức Kitô. Nơi Cuộc Khổ Nạn này, mọi người được mời gọi tham dự cho đến khi cuộc chiến kết thúc, được biểu thị bằng con số thánh 40 ngày, thời gian của hoán cải cứu độ.

Chánh Tòa Ân giải Tối cao nhấn mạnh rằng, trong trường hợp này, ác thần và việc chiến thắng nó có một tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, bởi vì điều này không chỉ liên quan đến lợi ích vật chất đối với sức khỏe thể lý, nhưng quan trọng hơn đó là ơn cứu độ đời đời.

Đức Hồng y còn giải thích thêm về sám hối được hiểu theo ý nghĩa của Kitô giáo. Ngài viết: “Sám hối tự nó chứa đựng một niềm vui sâu xa và một ý nghĩa công bằng, điều cần phải tái khám phá. Hơn nữa, sám hối Kitô giáo không phải là một nỗ lực do chính con người đạt được, nhưng chính Chúa ban cho và con người có bổn phận biểu hiện bằng một ý chí đáp trả với tất cả tình yêu”.

(WHĐ) 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN CHÚA NHẬT 21.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B.

Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 21.02.2021
 

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B. LA MESSE DU 1er DIMANCHE DE CARÊME - ANNÉE B.

Bắt đầu lúc 10g30 Chúa Nhật, ngày 21.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
sera en direct de la Cathédrale Notre Dame de Saïgon 
à 10h30, le 21 Février 2021.
 


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B. First Sunday of Lent. Mass in English (Live-streamed).

 Bắt đầu lúc 09g30 Chúa Nhật, ngày 21.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
at 09:30 AM on Sunday, Feb 21th, 2021, 
at Notre Dame Cathedral of Saigon.
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B. Lễ Thiếu Nhi.

Bắt đầu lúc 07g30 Chúa Nhật, ngày 21.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B

Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 21.02.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Bảy, ngày 20.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 20.02.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.


HÃY HỐI CẢI (21.02.2021 – Chúa Nhật I Mùa Chay, Năm B)

Lời Chúa: Mc 1, 12-15

Sau khi Ðức Giêsu chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.

Sau khi ông Gioan bị nộp, Ðức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.


Suy niệm
:

Giáo Hội bước vào Mùa Chay cùng với cả thế giới. Cả thế giới đã sống Mùa Chay của mình từ hơn một năm qua. Đến nay đã có hơn 110 triệu người bị nhiễm, và 2,4 triệu người chết vì dịch bệnh Covid. Cơn dịch bệnh kinh hoàng đã tác động đến toàn bộ cuộc sống của hầu hết mọi người trên thế giới. Đời sống tôn giáo cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhà thờ đóng cửa, Thánh lễ Chúa nhật và các bí tích bị ngừng. Nghi thức tiễn biệt người qua đời cũng làm trong vội vã. Lo âu, buồn thảm, hoang mang, thất vọng. Cả người có đức tin mạnh cũng thấy mình bị dao động. Chúng ta đã và đang sống trong một Mùa Chay dài. Mùa Chay của năm phụng vụ đi với Mùa Chay cuộc đời. Điều đó làm cho Mùa Chay năm nay mang nét rất riêng.

Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay thật ngắn, kể lại chuyện Đức Giêsu bị Xatan cám dỗ, thử thách. Nơi thử thách là hoang địa, vắng người ở, ít sự sống. Đức Giêsu không tự ý đi vào hoang địa, Ngài được Thần Khí dẫn vào, đẩy vào nơi vắng vẻ đó. Có thể nói Thần Khí đưa Đức Giêsu vào một cuộc tĩnh tâm, kéo dài nhiều ngày, trước khi bắt đầu thi hành sứ vụ. Hoang địa vừa là nơi gần gũi thân tình với Thiên Chúa, vừa là nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt với Xatan. Hoang địa là nơi Đức Giêsu chìm sâu trong cầu nguyện, nhưng cũng là nơi Ngài nghe những mời mọc của Xatan, trước khi quyết định hướng đi sắp tới của mình. Khi chịu phép rửa, Đức Giêsu là Người Con mà Cha hài lòng. Ngài cũng là Đấng Mêsia được Thần Khí ngự xuống. Còn nơi hoang địa, Xatan cám dỗ Ngài không sống theo ý Cha, không sống theo Thần Khí, không đi vào con đường hẹp. Đây là một thử thách thật sự khó khăn. Đức Giêsu đã vượt qua được cơn thử thách này.

Thế giới hôm nay cũng đang ở trong một cơn thử thách lớn. Thiên Chúa cho phép những thử thách đau khổ xảy ra trong đời các Kitô hữu (1 Pr 1,6; 4,12; 1 Cr 10,13; Gc 1,13-15), đời từng người, và trong cả dòng lịch sử nhân loại. Chúng ta không hiểu, và cũng khó chấp nhận thử thách, vì nó quá tàn nhẫn, khiến ta nghĩ đến một Thiên Chúa độc ác, vì nó đầy ngạo nghễ, khiến ta nghĩ đến một Thiên Chúa bất lực. Nhưng thử thách dạy chúng ta nhiều điều. Bất chấp mọi tiến bộ khoa học, kỹ thuật, một con vi-rút nhỏ bằng một phần bảy mươi ngàn sợi tóc đã làm náo loạn cả thế giới, và cho thấy con người mong manh. Nhẫn nại và khiêm tốn cầu xin trong cơn thử thách là điều phải làm song song với nỗ lực dập tắt dịch bệnh.

Thiên Chúa nói với con người qua những thử thách. Thái độ của chúng ta là khiêm tốn lắng nghe. Thử thách đưa đến những hậu quả khủng khiếp, nhưng chúng ta tin “Thiên Chúa làm cho mọi sự sinh ích lợi cho những ai yêu mến Ngài” (Rm 8,28). Thử thách là lời mời gọi khẩn thiết của Thiên Chúa. Ngài mời chúng ta liên đới với nhau hơn, cùng nhau chống lại những bệnh dịch mới đe dọa sự sống hơn là chạy đua vũ trang và gây chiến tranh khắp nơi. Ngài mời chúng ta lo cho nhau hơn, coi nhau như người nhà, phá đi những bức tường ngăn cách giữa các quốc gia. Ngài mời chúng ta sống nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn, bớt mua sắm, bớt giờ cho internet, thêm giờ cho Chúa. Ngài mời chúng ta phong tỏa cái xấu, giãn cách với tội lỗi,
tránh xa mọi lây nhiễm bằng thứ khẩu trang nhiều lớp, và cẩn thận rửa tay mình cho sạch mọi ô nhơ.

Nạn đại dịch là một lời mời, một nhắc nhở của Người Cha đầy yêu thương dành cho con cái. Nếu chúng ta đáp lại lời mời đó bằng hoán cải, canh tân, thì đại họa có thể trở thành cơ hội tuôn trào ân phúc. Và Mùa Chay này thành thời gian tuyệt vời dẫn đến Phục Sinh.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu là vị Thượng Tế nhân từ, chắc Chúa buồn và thương khi thấy chúng con đang vật vã với cơn thử thách. Chúa cảm thông với những gì chúng con đang trải qua, vì chính Chúa đã nếm nỗi đau của cuộc Khổ nạn. Chúa đã xao xuyến trong Vườn Dầu, đã khẩn khoản nài xin Cha cất chén đắng, và cảm thấy bị Cha bỏ rơi khi hấp hối trên thập giá. Chúa đã chịu thử thách về mọi mặt như chúng con, nhưng vẫn giữ một niềm trung tín.

Lạy Chúa Giêsu là cây nho thật, xin cho chúng con chấp nhận sự cắt tỉa của Chúa Cha, để cành nho chúng con thêm trĩu quả. Xin cho chúng con đừng mất niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng không để chúng con bị thử thách vượt quá sức mình. Xin cho chúng con trưởng thành hơn, cứng cáp hơn qua những thử thách đau thương, để trở nên như lưỡi gươm thép được tôi luyện cho cuộc chiến chống lại quyền lực của ác thần. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
(WHĐ)