Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

TẠI SAO MÙA CHAY KÉO DÀI 40 NGÀY?

Hình: Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa, Ivan Kramskoi

TẠI SAO MÙA CHAY KÉO DÀI 40 NGÀY?

Tác giả: Philip Kosloski
Biên dịch: Tô Linh

WGPPC (22.02.2021)Con số 40 có nguồn gốc sâu xa từ Kinh Thánh.

Hằng năm, Nghi lễ Phụng vụ của Giáo hội Công giáo Rôma cử hành Mùa Chay với 40 ngày cầu nguyện và ăn chay trước đại lễ Phục sinh. Con số này thực sự mang tính biểu trưng và gắn chặt với nhiều sự kiện trong Kinh thánh.

Số 40 trong Kinh thánh

Lần đầu tiên số 40 được nhắc đến trong sách Sáng thế. Thiên Chúa phán với Nôê rằng: “Vì bảy ngày nữa Ta sẽ đổ mưa xuống đất trong vòng bốn mươi ngày bốn mươi đêm, và Ta sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất mọi loài Ta đã làm ra” ( St 7,4). Sự kiện này kết nối con số 40 với sự thanh tẩy và đổi mới, thời điểm mà trái đất được rửa sạch và làm cho nên mới.

Nhận ra tội lỗi của chúng ta

Trong sách Dân số, chúng ta lại thấy con số 40, lần này là một loại hình phạt và sự đền tội đổ xuống trên dân Israel vì không vâng lời Thiên Chúa. Họ đã phải lang thang trong sa mạc trong 40 năm để một thế hệ mới có thể kế thừa Đất Hứa, thay vì một dân đã không tin tưởng vào kế hoạch của Thiên Chúa dành cho họ.

Sự sám hối và hoán cải trái tim.

Trong sách Giô-na, vị ngôn sứ loan báo cho thành Ninivê, “Còn bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá đổ.” Dân Ninivê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ (Gn 3,4-5). Điều này một lần nữa liên kết số 40 với sự đổi mới thiêng liêng và sự hoán cải trái tim.

Một thời điểm để cầu nguyện và chuẩn bị

Ngôn sứ Êlia, trước khi gặp Thiên Chúa trên Núi Khô-rếp, đã du hành bốn mươi ngày, “Ông dậy, ăn bánh và uống nước, rồi nhờ lương thực ấy bổ dưỡng, ông đi suốt bốn mươi ngày, bốn mươi đêm tới Khô-rếp, là núi của Thiên Chúa” (1 V 19,8). Điều này kết nối số 40 với thời gian chuẩn bị mang tính thiêng liêng, một thời điểm mà linh hồn được dẫn đến một nơi mà nó có thể nghe thấy tiếng nói của Chúa.

Tham gia vào một trận chiến thiêng liêng

Trước khi dấn thân vào sứ vụ công khai của mình, “Bấy giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày.” (Mt 4,1-2). Tiếp nối với lịch sử Cựu ước, Chúa Giêsu cũng tiến hành cầu nguyện và ăn chay trong 40 ngày để chiến đấu với cám dỗ và chuẩn bị bản thân cho sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Tóm lại, các đoạn Kinh thánh kể trên đều cho thấy những lý do khác nhau mà con số 40 được chọn cho Mùa Chay. Chúng đều cho chúng ta một hướng dẫn thiêng liêng về Mùa Chay và mời gọi chúng ta mở rộng trái tim mình cho Thiên Chúa.

(WHĐ) 

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN: TRÙNG TU NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SAIGON - THÔNG TIN VỀ NHÓM LỪA ĐẢO

 

TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN: 
TRÙNG TU NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SAIGON - THÔNG TIN VỀ NHÓM LỪA ĐẢO

TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
E.mail: vptgmsaigon@gmail.com

Tòa Tổng Giám mục ngày 26 tháng 03 năm 2018

Kính gởi: Quý Đức cha, Quý cha,
Quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân

Thông tin về nhóm lừa đảo

Thời gian gần đây, lợi dụng việc Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM tiến hành trùng tu Nhà thờ Chính tòa Đức Bà, có một nhóm người lừa đảo -cả nam lẫn nữ- đã tạo email giả, mạo danh cha Tổng Đại Diện Ignatiô Hồ Văn Xuân để nhận tiền quyên góp của nhiều người. Về vấn đề này, Văn phòng Tòa Tổng Giám mục xin xác nhận: 
  1. Trong việc đóng góp cho Quỹ Trùng Tu Nhà Thờ Chính tòa Đức Bà, ngoài thư kêu gọi của Đức Cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, cha Tổng Đại Diện Inhaxiô không hề gởi thư hay email cho bất cứ ai để xin giúp đỡ.
  2. Ngoài ra, có một phụ nữ trong nhóm lừa đảo này tự xưng là người thay mặt cha Tổng Đại Diện Ignatiô để nhận tiền của các giáo phận hay các ân nhân. Cha Ignatiô xác nhận không ủy quyền cho ai đại diện ngài thực hiện việc này. Đây là việc làm của nhóm người lừa đảo nói trên.
Xin quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân vui lòng cảnh giác để không tiếp tay hay bị thiệt hại do những người lừa đảo.

TM. Tòa Tổng Giám mục
(đã ký và đóng dấu)

Lm. Phêrô KIỀU CÔNG TÙNG
Chánh Văn Phòng



 

👉👉👉Mọi đóng góp xin gửi về

1. Lm. Ignatio Hồ Văn Xuân - Tổng Đại diện - Trưởng Ban Trùng tu:

Tên tài khoản: HO VAN XUAN
Ngân hàng: Vietcombank (VCB)
VNĐ: 007.100.105.7714
USD: 007.137.013.0467
EURO: 007.114.032.2269
SUISSE: 007.139.086.6790
SWIFT: BFTVVNVX007
CIF: 0065185


Địa chỉ: 22 Trần Quốc Thảo, phường 6, Quận 3, TP.HCM (lầu 2, phòng 222)
Tổng đài: (+84) 283 930 3828
Email: vptgmsaigon@gmail.com

Giờ làm việc:
  • + Thứ 2 - thứ 6:
- Sáng 7:30-11:30;
- Chiều 14:00-16:30
  • + Thứ 7: 8:00-11:00
  • + Chiều thứ 7 & Cn: nghỉ

2. Lm. Phêrô Đỗ Duy Khánh

Tên tài khoản: DO DUY KHANH
Số tài khoản: 007.100.125.2361
Ngân hàng: Vietcombank, chi nhánh TP.HCM


Địa chỉ: số 1 Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (+84) 915 457 404
Email: simonpeterdo@gmail.com
 
(WGPSG)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BA 23.02.2021


Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 1 MÙA CHAY 2021

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 23.02.2021
 
  

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN 1 MÙA CHAY 2021

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Ba, ngày 23.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.


TRƯỜNG HỢP HIỆN RA DUY NHẤT CỦA THÁNH GIUSE ĐƯỢC GIÁO HỘI CÔNG NHẬN

 

 TRƯỜNG HỢP HIỆN RA DUY NHẤT CỦA THÁNH GIUSE 
ĐƯỢC GIÁO HỘI CÔNG NHẬN

Tác giả: Marcello Stanzione
Chuyển ngữ: G. Võ Tá Hoàng
Nguồn: aleteia.org (17.02.2021)

WGPQN (21.02.2021) - Vị thánh đã nói chuyện với một người chăn chiên – người Pháp – năm 1660. Ở đó có một con suối và một đền thánh, nơi đã ghi lại các phép lạ và ơn thiêng.

Tại Cotignac, nước Pháp, có một trường hợp duy nhất về sự hiện ra của Thánh Giuse được Giáo hội công nhận.

Vào năm 2021 này, nhân kỷ niệm 150 năm ngày chân phước Piô IX tuyên bố vị Thánh Bảo trợ của Giáo hội, tưởng cũng nên nhắc lại một số can thiệp phi thường của vị Hôn phu của Đức Maria trong lịch sử Giáo hội. Sự kiện này đã xảy ra cách đây 5 thế kỷ.

Người chăn cừu khát nước
Tại làng Cotignac, gần thành phố Toulon, vào ngày 7 tháng 6 năm 1660, có một người tên là Riccard Gaspar, đang chăn cừu trên núi Bessilopn cách làng ba cây số. Chăn thả đàn cừu của mình dưới cái nắng như lửa thiêu làm anh khát nước. Lúc bấy giờ, Riccard Gaspar cầu xin thánh Giuse, Đấng mà anh hết mực sùng kính, và bỗng nhiên một người đàn ông cao lớn xuất hiện chỉ tay vào tảng đá to và nói: “Ta là Thánh Giuse, hãy lật tảng đá đó lên và anh có thể uống nước”.

Anh nhấc hòn đá lên rất dễ dàng
Người chăn cừu nhìn vào tảng đá được Thánh Giuse chỉ cho, dù có đến 10 người cũng không thể nâng nổi nó. Tuy nhiên, nghe lời Thánh Giuse, Riccard Gaspar đã nhấc tảng đá lên dễ dàng và uống say sưa dòng nước tinh khiết mà chưa một ai đã từng được nhìn thấy. Đây là lần hiện ra duy nhất của Thánh Giuse trong Giáo hội. Và đây cũng là những lời duy nhất của Thánh Giuse, vì trong Tin mừng Thánh nhân hoàn toàn im lặng.

Dòng suối và những cuộc hành hương đầu tiên

 Nhiều đoàn hành hương và rất đông các bệnh nhân kéo đến Cotignac: hầu hết họ trở về nhà đều được chữa lành. Cạnh “con suối của Thánh Giuse”, nơi ngài hiện ra, một nhà nguyện nhỏ được dựng lên và sau đó là một tu viện để trợ giúp các tín hữu tuốn về đó ngày càng đông. Thời kỳ cách mạng Pháp, nhà nguyện và tu viện rơi vào cảnh đổ nát và ở trong tình trạng như vậy trong nhiều năm.

Ơn lành và phép lạ
Sau cuộc chiến, một cộng đoàn các nữ tu dòng Biển Đức từ Algeria đến lập cư tại đây. Tu viện xưa được tái thiết và nhà nguyện hoạt động trở lại thường xuyên với sự trợ giúp của khách hành hương, hướng về nơi Thánh Giuse đã nói chuyện để chỉ ra dòng suối kỳ diệu với dòng nước ngọt ngào và tươi mát.
Ngày nay, vẫn còn rất đông khách hành hương về nơi Thánh Giuse đã hiện ra, và vì dòng suối nhắc nhớ đến dòng nước kỳ diệu ở Lộ Đức, nơi các ơn thánh ngày càng được nhân lên.

Văn khố của dòng Tận Hiến cho Đức Maria (Oblates of Mary), nơi chăm nom đền thánh, liệt kê rất nhiều “phép lạ” được cho là xuất phát từ dòng nước kỳ diệu ấy.

Vương cung thánh đường lớn nhất thế giới dành riêng cho Thánh Giuse
Nếu Cotignac là vị trí biểu trưng cho sự hiện ra của Thánh Giuse thì có một nơi khác tôn vinh quyền năng của Ngài.

Thánh André Bessette khuyến khích lòng sùng kính Thánh Cả Giuse. Với những người đã được chữa lành, ngài nói: “Chính Thánh Giuse làm phép lạ, không phải tôi. Tôi chỉ là con chó nhỏ của thánh nhân”. Tên tuổi của thánh André Bessette gắn liền với Oratoire, một vương cung thánh đường lớn nhất thế giới dành riêng cho Thánh Giuse ở Montréal (Canada).

Hakat | Shutterstock

Hai triệu du khách
Mỗi năm có ít nhất hai triệu du khách bước lên tòa nhà này để được nghe tiếng gọi thiêng liêng giữa những bức tường thánh và để khám phá diện mạo của đấng sáng lập, người gác đền đơn sơ của học viện Notre Dame. Một nhà nguyện nhỏ được khởi công xây dựng vào năm 1904. Vào năm 1917 nhà thờ thực sự được xây dựng với một tầng hầm có sức chứa lên đến 1.000 chỗ ngồi. Để làm được điều đó, trong nhiều năm, ngài đã gây quỹ và thậm chí bán cả tóc của mình cho các sinh viên.

Thánh André Bessette

Cao 97 mét
Vương cung thánh đường trên được xây dựng vào năm 1955 và hoàn thành vào năm 1967. Với sức chứa 3.000 chỗ ngồi và 10.000 chỗ đứng, bên trong dài 105 mét, rộng 65 mét và cao 60 mét. Chiều cao tính từ chân đến đỉnh thánh giá là 97 mét.
 
Vào ngày “con chó nhỏ của Thánh Giuse” yên nghỉ, hàng triệu người đã bày tỏ lòng kính mến bằng cách diễu hành quanh quan tài của ngài cả ngày lẫn đêm. Qua cuộc đời và những lời khuyên đầy khiêm tốn của mình, thánh André Bessette đã trình bày cho toàn thế giới thấy được sự tốt lành và sức mạnh của lời cầu bầu của Thánh Cả Giuse.
 
Nguồn: gpquinhon.org
(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 22.02.2021


VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 21.02.2021


Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG - SPIRITUAL COMMUNION PRAYER - PRIÈRE DE COMMUNION SPIRITUELLE

 

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG

Lạy Đức Chúa Giêsu, con tin thật Chúa con ngự trong Phép Mình Thánh, con kính mến Chúa con trên hết mọi sự, cùng ước ao chịu lấy Chúa con trong linh hồn con. Song le bởi vì bây giờ con chẳng có thể mà chịu Chúa con cho thật được, thì xin Chúa con ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng vậy, chẳng khác gì như Chúa con đã ngự vào thật, thì con xin ẵm lấy cùng hợp làm một cùng Chúa con cho trọn, xin Chúa con chớ để cho con lìa bỏ Chúa con bao giờ. Amen.

Spiritual Communion Prayer

My Jesus, I believe that you are present in the most Blessed Sacrament. I love You above all things and I desire to receive You into my soul. Since I cannot now receive You sacramentally, come at least spiritually into my heart. I embrace You as if You were already there, and unite myself wholly to You. Never permit me to be separated from You. Amen.

Prière de communion spirituelle

Mon Jésus, je crois que vous êtes ici présent dans le Saint-Sacrement. Je vous aime par-dessus tout chose et je désire ardemment vous recevoir dans mon âme. Puisque je ne puis, à cette heure, vous recevoir sacramentellement, venez au moins spirituellement dans mon cœur. Comme si vous y étiez déjà présent, je vous adore et tout entier je m’unis à vous. Ne permettez pas que je me sépare jamais de vous. Amen. 
 
(WGPSG)

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN 1 MÙA CHAY 2021. LẬP TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ. Lễ kính.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 22.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ HAI TUẦN 1 MÙA CHAY 2021. LẬP TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ. Lễ kính.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Hai, ngày 22.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.


ĐỨC HỒNG Y PIACENZA GIẢI THÍCH Ý NGHĨA SÁM HỐI KITÔ GIÁO CHO MÙA CHAY 2021

 

ĐỨC HỒNG Y PIACENZA GIẢI THÍCH
Ý NGHĨA SÁM HỐI KITÔ GIÁO CHO MÙA CHAY 2021

Ngọc Yến

Vatican News (20.2.2021) – Trong một lá thư gửi đến toàn thể tín hữu, được công bố hôm thứ Sáu 19/02, Đức Hồng y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân giải Tối cao giải thích ý nghĩa sâu xa của những cử chỉ mà Giáo Hội mời gọi các tín hữu thực hành trong Mùa Chay năm nay.

Đức Hồng y viết: “Đây là thời gian cho việc sám hối, nhưng cũng là thời gian để chúng ta tham dự vào chiến thắng cuối cùng của Chúa Kitô trên sự dữ, điều chỉ có thể mang lại niềm vui và ơn cứu rỗi cho nhân loại ngày nay đang bị thử thách do đại dịch”.

Theo Chánh Tòa Ân giải Tối cao, Mùa Chay và đại dịch: hai khoảng thời gian, một theo lịch phụng vụ và đời sống Giáo hội, và một đang ảnh hưởng đến toàn thể đời sống nhân loại hiện nay. Cả hai có một số từ ngữ chung. Hiện nay, mọi người trên khắp thế giới được mời gọi từ bỏ ít nhất một phần tự do cá nhân, hy sinh chính lối sống của mình để tuân giữ các biện pháp phòng ngừa đại dịch theo chỉ dẫn của chính quyền.

Đức Hồng y nhận xét rằng, để thúc giục người dân tuân giữ các quy định của chính phủ, các phương tiện truyền thông phổ biến ba thông điệp: cảnh báo nguy hiểm sắp xảy ra và mỗi người phải chịu trách nhiệm về chính mình và người khác; loan báo về một viễn tượng tương lai tích cực; thời gian chờ đợi đòi hỏi hy sinh như là điều kiện cần thiết. Ở một phần nào đó, đây cũng là tinh thần sám hối Kitô giáo trong Mùa Chay. Thực tế, trong Lời nguyện nhập lễ thứ Tư Lễ Tro, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta ăn chay và sám hối, bắt đầu một hành trình hoán cải để ngày thêm vững mạnh chiến thắng ác thần. Nhưng ngay sau đó, một viễn tượng tích cực được mở ra cho chúng ta đó là chiến thắng Thập giá của Đức Kitô. Nơi Cuộc Khổ Nạn này, mọi người được mời gọi tham dự cho đến khi cuộc chiến kết thúc, được biểu thị bằng con số thánh 40 ngày, thời gian của hoán cải cứu độ.

Chánh Tòa Ân giải Tối cao nhấn mạnh rằng, trong trường hợp này, ác thần và việc chiến thắng nó có một tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, bởi vì điều này không chỉ liên quan đến lợi ích vật chất đối với sức khỏe thể lý, nhưng quan trọng hơn đó là ơn cứu độ đời đời.

Đức Hồng y còn giải thích thêm về sám hối được hiểu theo ý nghĩa của Kitô giáo. Ngài viết: “Sám hối tự nó chứa đựng một niềm vui sâu xa và một ý nghĩa công bằng, điều cần phải tái khám phá. Hơn nữa, sám hối Kitô giáo không phải là một nỗ lực do chính con người đạt được, nhưng chính Chúa ban cho và con người có bổn phận biểu hiện bằng một ý chí đáp trả với tất cả tình yêu”.

(WHĐ) 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN CHÚA NHẬT 21.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B.

Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 21.02.2021
 

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B. LA MESSE DU 1er DIMANCHE DE CARÊME - ANNÉE B.

Bắt đầu lúc 10g30 Chúa Nhật, ngày 21.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
sera en direct de la Cathédrale Notre Dame de Saïgon 
à 10h30, le 21 Février 2021.