Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 05.3.2021
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 05.3.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN II MÙA CHAY 2021
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 05.3.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ SÁU TUẦN II MÙA CHAY 2021
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Sáu, ngày 05.3.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
THĂM IRAQ: CHUYẾN ĐI LỊCH SỬ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
TGPSG / CNA -- Trong thời gian một tuần, ĐTC Phanxicô dự kiến sẽ làm nên lịch sử khi trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên viếng thăm Iraq. Chuyến tông du từ ngày 5 đến ngày 8-3-2021 sẽ đưa ngài đi thăm từ các địa điểm khai quật di tích lịch sử trong Kinh thánh có niên đại hàng nghìn năm, đến các nhà thờ - nơi người Công giáo phải hứng chịu các cuộc tấn công, khủng bố kinh hoàng chỉ vài năm trước.
Với các cuộc gặp gỡ đã được hoạch định cùng các nhà lãnh đạo chính trị Iraq và giáo sĩ Hồi giáo nổi tiếng, ĐTC - theo lịch trình - sẽ di chuyển 900 dặm trong khoảng thời gian chưa đầy ba ngày.
Với các cuộc gặp gỡ đã được hoạch định cùng các nhà lãnh đạo chính trị Iraq và giáo sĩ Hồi giáo nổi tiếng, ĐTC - theo lịch trình - sẽ di chuyển 900 dặm trong khoảng thời gian chưa đầy ba ngày.
Dưới đây là thông tin chi tiết về những địa điểm mà Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến đến thăm tại Iraq.
Thứ Sáu 05-3: Thăm Baghdad
Khi đến sân bay quốc tế Baghdad, ĐTC dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Iraq Mustafa Al-Kadhimi tại sân bay trước khi đến thăm Tổng thống Iraq Barham Salih tại dinh tổng thống - nơi ĐTC sẽ có bài phát biểu trước các vị chính quyền dân sự.
Các cuộc gặp gỡ của ĐTC với các nhà chức trách Iraq diễn ra vào thời điểm đất nước đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh, bao gồm phong trào biểu tình yêu cầu chấm dứt tình trạng tham nhũng của chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp cao và sự chia rẽ bè phái trong hệ thống chính trị được thiết lập sau cuộc xâm chiếm Iraq do Mỹ dẫn đầu vào năm 2003.
Tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Ơn Cứu Độ
Nhà thờ Đức Mẹ Ơn Cứu Độ Syriac - còn được gọi là Sayidat al-Nejat - là nơi xảy ra vụ tấn công liều chết của Nhà nước Hồi giáo trong Thánh lễ Chúa nhật năm 2010, khiến hơn 50 người thiệt mạng.
Những kẻ khủng bố đã giết 2 linh mục và bắt hơn 100 con tin trước khi lực lượng an ninh Iraq ập vào nhà thờ với sự hỗ trợ của lực lượng Mỹ. Quá trình phong chân phước cho 48 người Công giáo đã chết bên trong nhà thờ được tiến hành từ cấp giáo phận đến Vatican vào tháng 10 năm 2019.
Nhà thờ chính tòa này cũng là một trong sáu nhà thờ bị đánh bom vào tháng 8 năm 2004 khi 5 quả bom đánh vào Baghdad và một quả bom đánh vào Mosul được kích nổ từ những chiếc ô tô đậu bên ngoài nhà thờ khiến 12 người chết và hơn 70 người bị thương.
ĐTC Phanxicô sẽ thăm viếng nhà thờ chính tòa này và nói chuyện với các giám mục, linh mục, tu sĩ địa phương và những người Công giáo Iraq khác.
Các tấm ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy: Một bức tranh về ĐTC với cờ của Vatican và Iraq đã được vẽ trên tường ngoài nhà thờ để chuẩn bị chuyến thăm của ngài.
Tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Ơn Cứu Độ
Nhà thờ Đức Mẹ Ơn Cứu Độ Syriac - còn được gọi là Sayidat al-Nejat - là nơi xảy ra vụ tấn công liều chết của Nhà nước Hồi giáo trong Thánh lễ Chúa nhật năm 2010, khiến hơn 50 người thiệt mạng.
Những kẻ khủng bố đã giết 2 linh mục và bắt hơn 100 con tin trước khi lực lượng an ninh Iraq ập vào nhà thờ với sự hỗ trợ của lực lượng Mỹ. Quá trình phong chân phước cho 48 người Công giáo đã chết bên trong nhà thờ được tiến hành từ cấp giáo phận đến Vatican vào tháng 10 năm 2019.
Nhà thờ chính tòa này cũng là một trong sáu nhà thờ bị đánh bom vào tháng 8 năm 2004 khi 5 quả bom đánh vào Baghdad và một quả bom đánh vào Mosul được kích nổ từ những chiếc ô tô đậu bên ngoài nhà thờ khiến 12 người chết và hơn 70 người bị thương.
ĐTC Phanxicô sẽ thăm viếng nhà thờ chính tòa này và nói chuyện với các giám mục, linh mục, tu sĩ địa phương và những người Công giáo Iraq khác.
Các tấm ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy: Một bức tranh về ĐTC với cờ của Vatican và Iraq đã được vẽ trên tường ngoài nhà thờ để chuẩn bị chuyến thăm của ngài.
Thứ Bảy 06-3: Thăm Najaf và Đồng bằng Ur
Gặp Giáo sĩ Shiite ở Najaf
Ngày thứ hai trong chuyến tông du Iraq, ĐTC Phanxicô sẽ đi trên chuyến bay của Iraqi Airways đến Najaf để gặp Ali al-Sistani - một nhà lãnh đạo Hồi giáo Shiite có tầm ảnh hưởng lớn ở Iraq.
Najaf được coi là một trong những địa điểm hành hương linh thiêng nhất của đạo Hồi Shiite, chỉ sau thánh địa Mecca và Medina. Đây là nơi chôn cất Imam Ali ibn Abi Talib - con rể của Muhammad và là imam (lãnh tụ Hồi giáo) đầu tiên của dòng Shiite. Câu hỏi về quyền của Ali đối với đế chế Hồi giáo đã dẫn đến cuộc chia rẽ lớn giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite.
Najaf được coi là một trong những địa điểm hành hương linh thiêng nhất của đạo Hồi Shiite, chỉ sau thánh địa Mecca và Medina. Đây là nơi chôn cất Imam Ali ibn Abi Talib - con rể của Muhammad và là imam (lãnh tụ Hồi giáo) đầu tiên của dòng Shiite. Câu hỏi về quyền của Ali đối với đế chế Hồi giáo đã dẫn đến cuộc chia rẽ lớn giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite.
Cách
Najaf không xa là lăng mộ của nhà tiên tri Ezekiel ở Al Kifl,
nơi có
hội đường Do Thái lịch sử hiện nằm trong
một nhà thờ Hồi giáo Shiite mới
được xây dựng.
Sau đó, ĐTC Phanxicô sẽ đến đồng bằng Ur ở miền nam Iraq, nơi được Kinh thánh ghi lại là nơi sinh của Abraham. Địa điểm khảo cổ tại Ur được khai quật vào thế kỷ 20, bao gồm một kim tự tháp và những khu nhà cổ ở Lưỡng Hà.
ĐTC dự định sẽ có bài phát biểu tại một cuộc họp liên tôn giáo ở Ur vì tầm quan trọng của Abraham đối với cả ba tôn giáo lớn độc thần. Trong Do Thái giáo, Abraham được tôn kính như là tổ phụ đầu tiên của dân tộc Do Thái. Người Hồi giáo tin rằng Muhammad là hậu duệ của Ishmael, con trai của Abraham.
ĐTC dự định sẽ có bài phát biểu tại một cuộc họp liên tôn giáo ở Ur vì tầm quan trọng của Abraham đối với cả ba tôn giáo lớn độc thần. Trong Do Thái giáo, Abraham được tôn kính như là tổ phụ đầu tiên của dân tộc Do Thái. Người Hồi giáo tin rằng Muhammad là hậu duệ của Ishmael, con trai của Abraham.
Đến Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse của người Canđê ở Baghdad
ĐTC Phanxicô sẽ kết thúc ngày tông du này với Thánh lễ tại nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse của người Công giáo Canđê khi ngài trở về Baghdad. Nhà thờ chính tòa này mang tên gọi Mar Yousef, được xây dựng vào những năm 1950. Gần đây, nhà thờ đã được Thượng phụ Canđê Louis Raphaël Sako xây dựng lại. Canđê là một cộng đồng Công giáo phương Đông được tìm thấy ở Iraq. Từ những người Kitô hữu tiên khởi có liên hệ với Giáo hội Phương Đông, người Công giáo Canđê chiếm 2/3 số Kitô hữu Iraq trước khi giảm sút số lượng do bạo lực của Nhà nước Hồi giáo.
Các cộng đồng nghi lễ phương Đông khác ở Iraq bao gồm Công giáo Syriac, Công giáo Armenia và Công giáo Hy Lạp Melkite.
Các cộng đồng nghi lễ phương Đông khác ở Iraq bao gồm Công giáo Syriac, Công giáo Armenia và Công giáo Hy Lạp Melkite.
Chủ nhật 07-3: Thăm Mosul và đồng bằng Ninivê
Đến đài tưởng niệm ở Mosul
Đến đài tưởng niệm ở Mosul
ĐTC Phanxicô sẽ dành trọn ngày cuối cùng của mình ở Iraq để thăm Đồng bằng phía bắc Ninivê, nơi Nhà nước Hồi giáo từng thực hiện chiến dịch diệt chủng chống lại những người theo đạo Thiên Chúa, người Yazidis và các nhóm thiểu số khác sau khi chiếm Mosul vào mùa Hè 2014.
Tại sân bay Erbil, ĐTC sẽ được các nhà chức trách dân sự và tôn giáo của người Kurdistan ở Iraq chào đón trước khi di chuyển bằng trực thăng đến Mosul - nơi ngài sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh tại quảng trường Hosh al-Bieaa.
Tại sân bay Erbil, ĐTC sẽ được các nhà chức trách dân sự và tôn giáo của người Kurdistan ở Iraq chào đón trước khi di chuyển bằng trực thăng đến Mosul - nơi ngài sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh tại quảng trường Hosh al-Bieaa.
Đến Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Bakhdida
Sau đó, ĐTC Phanxicô sẽ di chuyển bằng trực thăng đến thăm cộng đồng Kitô hữu địa phương ở Bakhdida (còn được gọi là Qaraqosh) tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Công giáo Syriac, nơi ngài sẽ đọc kinh Truyền Tin.
Nhà thờ chính tòa này còn được gọi là Nhà thờ Al-Tahira đã bị tàn phá và nội thất của nó bị Nhà nước Hồi giáo đốt cháy sau khi nắm quyền kiểm soát thị trấn vào năm 2014. Gần đây, quỹ ‘Viện trợ cho các Giáo hội túng thiếu’ đã hoàn thành việc trùng tu nhà thờ. Một bức tượng Đức Mẹ mới được điêu khắc bởi một nghệ sĩ Công giáo địa phương đã được đặt trên đỉnh tháp chuông vào tháng Giêng.
Dâng Thánh lễ tại sân vận động ở Erbil
Vào buổi tối cuối cùng tại Iraq (ngày 7-3), ĐTC Phanxicô sẽ dâng Thánh lễ tại Sân vận động Quốc tế Franso Hariri ở Erbil. Thánh lễ này dự kiến sẽ là cuộc tụ họp lớn nhất của những người Công giáo Iraq với ĐTC trong chuyến tông du của ngài.
Chính quyền địa phương Kurdistan cho biết đã có 4.500 người đăng ký tham dự Thánh lễ. Một thẻ nhận dạng đặc biệt do Đại học Công giáo Erbil cấp sẽ cho phép mọi người được vào sân vận động để tham dự Thánh lễ.
Thứ Hai 08-3: Từ Baghdad trở về Roma
Sau đó, ĐTC Phanxicô sẽ di chuyển bằng trực thăng đến thăm cộng đồng Kitô hữu địa phương ở Bakhdida (còn được gọi là Qaraqosh) tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Công giáo Syriac, nơi ngài sẽ đọc kinh Truyền Tin.
Nhà thờ chính tòa này còn được gọi là Nhà thờ Al-Tahira đã bị tàn phá và nội thất của nó bị Nhà nước Hồi giáo đốt cháy sau khi nắm quyền kiểm soát thị trấn vào năm 2014. Gần đây, quỹ ‘Viện trợ cho các Giáo hội túng thiếu’ đã hoàn thành việc trùng tu nhà thờ. Một bức tượng Đức Mẹ mới được điêu khắc bởi một nghệ sĩ Công giáo địa phương đã được đặt trên đỉnh tháp chuông vào tháng Giêng.
Dâng Thánh lễ tại sân vận động ở Erbil
Vào buổi tối cuối cùng tại Iraq (ngày 7-3), ĐTC Phanxicô sẽ dâng Thánh lễ tại Sân vận động Quốc tế Franso Hariri ở Erbil. Thánh lễ này dự kiến sẽ là cuộc tụ họp lớn nhất của những người Công giáo Iraq với ĐTC trong chuyến tông du của ngài.
Chính quyền địa phương Kurdistan cho biết đã có 4.500 người đăng ký tham dự Thánh lễ. Một thẻ nhận dạng đặc biệt do Đại học Công giáo Erbil cấp sẽ cho phép mọi người được vào sân vận động để tham dự Thánh lễ.
Thứ Hai 08-3: Từ Baghdad trở về Roma
Sau nghi lễ chia tay vào sáng thứ Hai tại sân bay quốc tế Baghdad, ĐTC Phanxicô sẽ bay trở lại Roma trên chiếc Alitalia, di chuyển 1.800 dặm chỉ trong vòng 5 giờ. ĐTC sẽ trả lời các câu hỏi của các nhà báo trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về.
Đức Tổng Giám mục Canđê Bashar Warda nói với CNA rằng, chuyến thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô đến Iraq có thể là một bước ngoặt đối với dân số Công giáo đang giảm dần ở đất nước này. Đức Tổng Giám mục Erbil nói: “Chuyến tông du này có khả năng thay đổi sự hiện diện của người Công giáo ở Iraq - từ nhóm người đang biến mất trở thành một cộng đồng tồn tại và phát triển”.
Đức Tổng Giám mục Canđê Bashar Warda nói với CNA rằng, chuyến thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô đến Iraq có thể là một bước ngoặt đối với dân số Công giáo đang giảm dần ở đất nước này. Đức Tổng Giám mục Erbil nói: “Chuyến tông du này có khả năng thay đổi sự hiện diện của người Công giáo ở Iraq - từ nhóm người đang biến mất trở thành một cộng đồng tồn tại và phát triển”.
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM HƯỚNG VỀ HẢI DƯƠNG: ỦNG HỘ 100 TẤN GẠO
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM HƯỚNG VỀ HẢI DƯƠNG:
ỦNG HỘ 100 TẤN GẠO
Ban Truyền thông Caritas Hải Phòng
WGPHP (04.03.2021) – Với tinh thần “cả nước vì Hải Dương - Hải Dương vì cả nước” và tình bác ái Kitô giáo, cộng đồng Công giáo Việt Nam hướng lòng về Hải Dương với 100 tấn gạo để giúp những người khó khăn vì COVID-19. Chương trình cứu trợ này được thực hiện từ ngày 28/02 đến ngày 02/03, tại các ổ dịch lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Do bối cảnh dịch bệnh, cha Giuse Dương Hữu Tình, chính xứ Hải Dương, quản hạt Hải Dương thay mặt Caritas Việt Nam và Caritas Hải Phòng để tổ chức và triển khai chương trình trên. Gói cứu trợ là 100 tấn gạo với trị giá 1.450.000.000 đồng (Một tỷ bốn trăm năm mươi triệu đồng). Trong những ngày qua, cha quản hạt Hải Dương và cha Antôn Vũ Ngọc Thạch, đặc trách Caritas Hải Dương đã lên đường trao gạo cho các gia đình khó khăn, nhất là mấy chục ngàn công nhân đã nghỉ việc làm.
Ngày 28/02, đoàn tới huyện Cẩm Giàng để hỗ trợ 30 tấn gạo cho những người lao động, công nhân bị cách ly. Huyện này có số ca dương tính với SARS-CoV-2 nhiều thứ hai của tỉnh và chịu ảnh hưởng nặng nề vì là nơi tập trung các khu công nghiệp.
Ngày 01/03, đoàn tới huyện Kim Thành để hỗ trợ 50 tấn gạo cho các gia đình thuộc các khu vực đang cách ly tập trung. Đây cũng là huyện có số lượng công nhân tập trung đông. Hiện Kim Thành là huyện duy nhất trên địa bàn tỉnh vẫn còn các ca dương tính với SARS-CoV-2 và còn rất nhiều xã, thôn phải tiếp tục thực hiện cách ly xã hội.
Ngày 02/03, đoàn đi thăm và tặng gạo cho các gia đình và công nhân đang gặp khó khăn trên địa bàn thành phố Hải Dương cùng một số huyện lân cận. Thành phố này đã lần thứ hai bị phong tỏa và đã hai lần chịu thiệt hại nặng nề vì đại dịch COVID-19.
Trước đó, quyết định phong tỏa toàn tỉnh Hải Dương, từ ngày 16/02, đã ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân, đặc biệt với gần 100.000 công nhân trong các khu công nghiệp. Trong tâm tình mục tử, ngày 23/02, Đức Tổng Giuse Vũ Văn Thiên, Giám quản Tông tòa Giáo phận, đã ra Thư kêu gọi cầu nguyện và chung tay giúp đỡ đồng bào vùng dịch.
Được khích lệ bởi lời kêu gọi của Đức Tổng Giuse, Caritas Hải Phòng liền triển khai chương trình: Giáo hội Công giáo Việt Nam hướng về Hải Dương. Chương trình trên đã được Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục Bùi Chu, Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, hết sức ủng hộ. Đức cha đã chuyển từ quỹ của Caritas trung ương 500.000.000 đồng cho chương trình. Bên cạnh đó, Ban Caritas các giáo phận cũng nhiệt tình cộng tác: Caritas Tổng giáo phận Hà Nội ủng hộ 150.000.000 đồng; Caritas giáo phận Hưng Hóa ủng hộ 30.000.000 đồng; Caritas Bắc Ninh ủng hộ 12.500 khẩu trang y tế, gần 400 chai thuốc sát trùng, gần 10.000 viên vitamin C. Ngoài ra, chương trình cứu trợ này còn được nhiều người hảo tâm giúp đỡ.
Trước sự hảo tâm rất đáng trân quý ấy, trong tình liên đới và chia sẻ với nỗi khốn khó của đồng bào nơi Giáo phận thân yêu, Caritas Hải Phòng cũng trích ngân quỹ để ủng hộ chương trình là 550.000.000 đồng.
Gói cứu trợ trên không chỉ có giá trị vật chất lên tới 1,45 tỷ đồng, mà còn có ý nghĩa của tình hiệp thông trong đức tin, sự tương trợ và liên đới của tình người. Bởi lẽ đó mà chương trình được mang tên: “Giáo hội Việt Nam hướng về Hải Dương: Ủng hộ 100 tấn gạo”. Đây cũng là hành động tuyệt vời của tinh thần bác ái Chúa dạy, cách cụ thể sống lời mời gọi Mùa Chay và thể hiện nét đẹp trong tình “tương thân tương ái” của truyền thống dân tộc.
Nguồn: gphaiphong.org
(WHĐ)
Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 04.3.2021
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 04.3.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN II MÙA CHAY 2021
Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Năm, ngày 04.3.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN II MÙA CHAY 2021.
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Năm ngày 04.3.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)