Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. LA MESSE DU 18E DIMANCHE DU TEMPS ORDINAIRE – ANNÉE B

Bắt đầu lúc 10g30 Chúa Nhật, ngày 01.8.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
le 1 août 2021 à 10h30,
sera en direct de la Cathédrale Notre Dame de Saïgon 
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. Eighteenth Sunday of Ordinary Time - English Mass (Live-streamed)

Bắt đầu lúc 09g30 Chúa Nhật, ngày 01.8.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
at 9:30 AM on Sunday, August 1st, 2021,
at Notre Dame Cathedral of Saigon.
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lễ Thiếu Nhi.

Bắt đầu lúc 07g30 Chúa Nhật, ngày 01.8.2021
tại Nhà thờ Tân Phước
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 01.8.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

MỘT ĐÊM KHÔNG THỂ NGỦ

 
 MỘT ĐÊM KHÔNG THỂ NGỦ

TGPSG-- Hôm nay, tôi trực ca đêm và cảm thấy thấm thía câu nói của tiền nhân: “Thức đêm mới biết đêm dài”.

Trước giờ trực đêm, thấy tôi thao thức, trở mình hoài nên cô điều dưỡng bảo: "Tranh thủ chợp mắt tí cho đỡ mệt". Vâng, mắt tôi vẫn nhắm nhưng không sao ngủ được, phần vì sắp đến ca trực, phần vì thương các bệnh nhân. Vừa nằm xuống thì cảnh tượng các bệnh nhân thở thoi thóp với bao nhiêu dây nhợ xung quanh lại hiện ra trước mắt. Hơi thở là gì mà khiến cho biết bao người phải khổ sở vì nó? Tiền bạc, địa vị, danh vọng...phải chăng có thể mua được sự sống?

Suy nghĩ đến đây, tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc vì được dùng “máy thở tự nhiên” mà Chúa ban tặng; hạnh phúc vì được chứng kiến những hình ảnh cảm động của các bác sĩ thức suốt đêm lo cho bệnh nhân; hạnh phúc vì mình được góp một phần nhỏ bé vào việc phục vụ các bệnh nhân covid. Nơi đây thật sự là gia đình, không phải vì có ba có mẹ, có người thân yêu, nhưng vì nó chứa đựng tình yêu thương nhân loại đong đầy. Đó là nơi các bác sĩ tận tâm vì bệnh nhân, nơi các nhà hảo tâm đổ tràn tình thương bằng cách lo những bữa cơm cho các tình nguyện viên. Đây cũng là nơi các bác tài vui vẻ đưa đón tình nguyện viên đi làm, nơi các bác bảo vệ ngày đêm chờ các đoàn xe đi về, nơi không còn sự phân biệt tôn giáo nhưng tất cả vì bệnh nhân thân yêu, nơi biết bao lời cầu nguyện và lời thăm hỏi từ hậu phương gởi đến để khích lệ tinh thần chúng tôi. Tôi đã lặng người và cảm thấy xót xa khi nhìn thấy túi đồ của bệnh nhân vì bên trong chỉ vỏn vẹn mấy hộp sữa và mấy cái mền có lẽ do quá vội nên chưa kịp xếp gọn gàng. Tôi đã bàng hoàng khi vừa bước vào ca trực thì một bệnh nhân đã ra đi...

Làm sao có thể ngủ khi xung quanh các bệnh nhân còn sống cũng như đã ra đi không có sự chăm sóc hay tiếng khóc than của người thân mà chỉ có tiếng máy “pin...pin..pin”. Tài sản duy nhất của họ chỉ có một chiếc điện thoại bỏ trong túi nilon, không người thân, không địa chỉ. Có những bệnh nhân ra đi mà tìm một lúc mới thấy địa chỉ và số điện thoại, nhưng bác sĩ chỉ kịp báo cho người nhà một câu ngắn gọn: “Bệnh nhân T.. đã ra đi rồi nha”. Khi các bệnh nhân ra đi, họ chỉ được đặt vào một cái túi đựng thi hài rồi chuyển ra xe. Tôi tưởng tượng cảnh người nhà đau khổ thế nào khi đưa bệnh nhân đi là thân hình nguyên vẹn nhưng khi nhận về chỉ là hũ tro. Nghĩ tới đó tôi không dám tưởng tượng tiếp, nước mắt tôi chảy dài trên má mà tôi cứ ngỡ đó là mồ hôi.

Trở về với công việc của mình, tôi nhớ: Mỗi khi tiễn đưa bệnh nhân xong thì ai vào việc nấy. Tôi lau người cho từng bệnh nhân. Khi lau người cho họ, tôi cảm nhận được nhịp thở của họ thật yếu, có người hoàn toàn bất động. Những người này khi còn khỏe đều tự làm mọi thứ, tự tắm rửa, tự ăn uống. Bây giờ, họ phải phó thác số phận cho các bác sĩ và điều dưỡng ở đây chăm sóc. Trong phòng tôi làm có hai người còn tỉnh táo. Một bác nhắn: Nếu nhắn về được cho gia đình, xin báo cho gia đình bác biết là bác vẫn bình an. Tôi thấy thương bác quá! Bản thân bị bệnh nặng mà còn nghĩ cho người khác. Còn một bác khác là cựu chiến binh, bác nói: "Là cựu chiến binh, bao nhiêu khổ cực bác cũng chịu được nhưng nay lại không thể chịu nổi một con virus bé tí. Nó hành hạ bác đau lắm, nóng lắm, trong phổi và cổ họng như lửa đốt". Hèn chi tôi thấy bác cứ gồng lên từng cơn mỗi khi nhiệt độ tăng. Tôi đã tưởng mình làm bác đau nên hỏi: "Con làm bác đau hả?" Bác trả lời: "Không đau...con làm nhẹ nhàng mà...cảm ơn con nhiều lắm".

Tôi cũng nhìn thấy hình ảnh của các anh chị em thiện nguyện khác đang lau người bệnh nhân. Hình ảnh ấy thật đẹp, giống như các chị em của Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta đang chăm sóc bệnh nhân vậy. Tôi tự hỏi, nếu những người đang nằm đây là người thân hay bản thân mình thì sẽ ra sao nhỉ??? Kì lạ, thay vì cảm giác lo lắng tôi lại cảm thấy thật bình an. Bình an vì tin rằng có Chúa luôn đồng hành. Bình an bởi nơi đây có những người chị em mới, tuy không cùng dòng tu, không cùng tôn giáo nhưng chung một chí hướng. Bình an vì tôi tin ở nhà - “hậu phương vững chắc” - vẫn không ngừng cầu nguyện cho tôi.

Đêm nay, một đêm tôi không ngủ với bao suy nghĩ: Nghĩ về bệnh nhân và nghĩ về bản thân mình, nghĩ về phận người và nghĩ về cuộc đời. Hơi thở là chi mà biết bao người phải nỗ lực để giành giật lấy? Thế mới thấy quý “cái máy thở tự nhiên” mà Chúa ban cho và biết trân quý những giây phút được đoàn tụ bên người thân, bên gia đình. Nơi đây, tôi muốn gởi tới mọi người lời nhắn nhủ đơn sơ: "Hãy tranh thủ thời gian ở nhà để cùng gia đình nấu những bữa cơm thật ấm cúng và chia sẻ với nhau những giây phút vui tươi, hạnh phúc nhiều hơn. Và cũng đừng quên dành thêm thời gian chăm sóc sức khỏe tinh thần nữa nhé!"

Thủ Đức, ngày 25.7
Teresa Nguyễn Thị Vui,
Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục
 
(WGPSG)

"CHO VINH DANH THIÊN CHÚA HƠN"

 "CHO VINH DANH THIÊN CHÚA HƠN"

TGPSG -- “Thời gian như bóng câu qua thềm” quả là đúng thật. Hôm nay đã là ngày thứ 10 anh chị em tu sĩ thiện nguyện phục vụ trong các bệnh viện dã chiến. Mấy ngày nay, chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục mạnh khoẻ và được ra về, nên anh em tu sĩ thấy trong lòng vui rộn ràng. Nhận ra hôm nay cũng là lễ kính thánh Inhã - tổ phụ của Dòng Tên - nên con cố gắng lần giở những bài viết về cuộc đời và gương sáng của ngài để lấy chất liệu suy gẫm trong ngày.

Con có cơ duyên gắn bó với các linh mục Dòng Tên nhờ việc chơi đàn trong các thánh lễ Chúa Nhật tại nhà nguyện Inhã - tu viện Đắc Lộ Lý Chính Thắng, quận 3 - thời còn là sinh viên. Điều làm con chú ý và thắc mắc là khẩu hiệu của Dòng, viết bằng tiếng Latin: “Ad Majorem Dei Gloriam” (nghĩa là Cho Vinh Danh Thiên Chúa Hơn). Đây là khẩu hiệu của Dòng Tên và cũng là tâm niệm suốt một đời phục vụ của thánh Inhã.


Đối với thánh Inhã, không phải Danh Thiên Chúa chưa vinh quang đủ nên mình phải hoạt động cực lực để làm vinh quang hơn Danh ấy. Nhưng khi nói “cho vinh danh Thiên Chúa hơn”, thánh nhân mời gọi các tu sĩ dòng Tên cũng như tất cả các Kitô hữu luôn luôn lấy Chúa làm trung tâm và nhờ đó, phân định, chọn lựa liên tục để nhận ra điều gì là điều Thiên Chúa muốn "bản thân tôi" thực hiện, điều gì để vinh danh Thiên Chúa và đem lại ơn cứu độ cho tha nhân.

Sống “cho vinh danh Thiên Chúa hơn” còn là việc không mãn nguyện, không ngừng lại trong cái “hôm nay” mà luôn luôn hoán cải, sẵn sàng “đi ra khỏi chính mình”, thay đổi suy nghĩ, cách thức hành động để dù ở hoàn cảnh nào, môi trường nào, đối diện với cam go thử thách nào, Ki-tô hữu vẫn luôn luôn thích nghi và sinh nhiều hoa trái “hơn”. Tắt một lời, “cho vinh danh Thiên Chúa hơn” theo thánh I-nhã chính là chọn vì Chúa hơn là vì bản thân mình, là mỗi ngày sống đẹp hơn cho Chúa và cho tha nhân. Điều này phát xuất từ một thôi thúc khôn nguôi của tình yêu Giêsu nơi trái tim thánh Inhã, đó là làm sao cho ánh sáng tình yêu tỏa rạng mỗi ngày một hơn trên trần gian này, trên từng khuôn mặt con người, trên từng phận người, đặc biệt là những người đau khổ và bị bỏ rơi nhất.

Các tu sĩ thiện nguyện đang phục vụ nơi các bệnh viện dã chiến luôn luôn phải đối mặt với những nguy hiểm của dịch bệnh Covid. Họ có đủ lý do để từ chối việc phục vụ này, chẳng hạn như: vì quá thiếu thốn điều kiện bảo đảm an toàn y tế, vì còn bận việc học hành tu tập, và nếu có chuyện gì bất trắc sẽ uổng phí biết bao công sức nuôi dưỡng, đào tạo của nhà dòng… Thế nhưng, họ đã chọn dấn thân “cho vinh danh Thiên Chúa hơn” và cho tình yêu con người. Hạnh phúc của họ là hạnh phúc được hiến thân phục vụ. Niềm vui của họ là niềm vui được thấy các bệnh nhân nhanh chóng phục hồi mạnh khoẻ để về với gia đình. Thao thức của họ là làm sao có thể xoa dịu những nỗi đau đớn và sợ hãi của các bệnh nhân. Ước mơ của họ là tất cả các bệnh nhân đều bình an và được Thiên Chúa chữa lành.

Trong niềm vui ngày lễ Đấng Sáng Lập của Dòng Tên, chúng con cùng tạ ơn Chúa với các linh mục, các thầy Dòng Tên. Chúng con cầu nguyện cho các linh mục, các thầy luôn bền tâm trung thành với lý tưởng của Đấng Sáng Lập.

Chúng con cũng hướng lên Mẹ Maria, Mẹ của niềm hy vọng, Mẹ của lòng thương xót, trong ngày thứ bảy cuối tháng, để xin Mẹ thương an ủi, nâng đỡ các bệnh nhân, nhất là những người đang rất hoang mang, đau khổ trên giường bệnh, đang đói khổ vì cách ly xã hội. Xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho thế giới, cho quê hương, cho thành phố chúng con được ơn bình an và dịch bệnh mau chóng bị đẩy lùi.

Bệnh viện dã chiến số 12, Tp. Thủ Đức, ngày 31 tháng 7 năm 2021

Tu sĩ Jos. Lương Tùng, C.Ss.R.
(WGPSG)

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Bảy, ngày 31.7.2021
tại Nhà thờ Tân Phước
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 31.7.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6,24-35)


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BẢY 31.7.2021


Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BẢY TUẦN 17 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021. Thánh Ignatiô Loyôla, linh mục. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 06g30 Thứ Bảy, ngày 31.7.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 17 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 30.7.2021
tại nhà thờ Tân Phước
 

TÌNH YÊU THỜI COVID-19


TÌNH YÊU THỜI COVID-19

Tác giả: Ronald Rolheiser, O.M.I.

Năm 1985, văn hào được giải Nobel, Gabriel Garcia Marquez đã viết quyển sách có tên Tình yêu thời Thổ Tả (Love in the Time of Cholera). Ông kể câu chuyện đầy màu sắc về tình yêu có thể sinh sôi, bất chấp nạn dịch.

Vậy mà thứ đang bủa vây thế giới chúng ta bây giờ không phải là dịch tả mà là dịch coronavirus, Covid-19. Trong cả cuộc đời của tôi, tôi chưa bao giờ thấy thế giới bị tác động đến tận căn như bởi con vi-rút này. Nhiều nước đóng trọn cửa, trường học đóng cửa, học sinh về nhà học trực tuyến, chúng ta không còn muốn ra khỏi nhà, không còn muốn mời ai về nhà, và chúng ta xin đừng ai đụng đến mình, và thực hành “cách ly xã hội.” Bình thường, thời gian ngừng lại. Chúng ta ở trong một mùa, mà không có thế hệ nào, có thể kể từ nạn dịch năm 1918, từng trải qua. Hơn nữa, chúng ta chưa biết được khi nào sẽ chấm dứt tình trạng này. Không ai, kể cả các nhà lãnh đạo, các bác sĩ cũng không có được chiến lược để thoát ra khỏi tình trạng này. Không ai biết khi nào và cách nào nạn dịch này sẽ chấm dứt. Tuy nhiên như những người lên con tàu Nô-ê, chúng ta bị nhốt lại và không biết khi nào nước sẽ rút xuống để sống cuộc sống bình thường.

Làm thế nào sống trong giai đoạn lạ thường này?

Vậy mà tôi đã có chỉ dẫn riêng về chuyện này cách đây 9 năm. Mùa hè năm 2011, bác sĩ cho biết tôi bị ung thư ruột già, tôi phải mổ để cắt bỏ bướu, rồi trải qua hai mươi bốn tuần hóa trị. Dĩ nhiên tôi hãi sợ khi đứng trước sự hoang mang không biết hóa trị sẽ tác động như thế nào trên cơ thể. Hơn nữa tôi mất kiên nhẫn khi trong hai mươi bốn tuần là sáu tháng, thời gian tôi phải trải qua mùa “bất thường” này. Tôi muốn chấm dứt nhanh cho rồi. Vì thế, tôi đối diện nó giống như đối diện với hầu hết các thất bại khác trong cuộc sống của tôi, tôi có thái độ khắc kỷ: “Mình sẽ vượt qua nó! Mình sẽ chịu đựng được!”

Tôi giữ những gì có thể được gọi là nhật ký, chỉ đơn thuần ghi lại những gì tôi làm mỗi ngày, ai và những gì tôi gặp trong ngày. Và thế là tôi anh hùng bắt đầu buổi hóa trị đầu tiên, tôi đánh dấu các ngày này trong nhật ký Daybook của tôi: Ngày Một , rồi Ngày Hai… Tôi làm con tính và tôi biết phải 168 ngày để kết thúc mười hai liều hóa trị, liều này cách liều kia hai tuần. Cứ như thế tiếp tục trong vòng bảy mươi ngày đầu tiên, tôi kiểm con số mỗi ngày, cố giữ cuộc sống và hơi thở để chờ ngày tôi có thể viết Ngày 168.

Rồi một ngày giữa chặng đường hai mươi bốn tuần, tôi có một thức tỉnh. Tôi không biết chính xác điều gì nảy sinh, một ơn từ trên cao, một cử chỉ tình bạn của ai đó, một cảm giác mặt trời trên cơ thể tôi, một cảm giác tuyệt vời của một loại nước uống mát lạnh, có thể là tất cả những chuyện này, nhưng khi thức dậy, tôi nhận ra tôi đã để cuộc đời treo lơ lửng, tôi không thật sự sống, tôi sống chỉ để chịu đựng mỗi ngày, để kiểm và để cuối cùng đạt đến cái ngày thứ 168, ngày tôi có thể bắt đầu sống trở lại. Tôi nhận ra tôi đã lãng phí một nửa mùa cuộc đời mình. Hơn nữa, tôi nhận ra những gì tôi đã sống đôi khi còn phong phú hơn nhờ tác động của hóa trị trong cuộc đời tôi. Thế là tôi được lên tinh thần một cách đáng kể, dù hóa trị tiếp tục hành hạ nặng trên cơ thể tôi.

Tôi bắt đầu chào đón mỗi ngày với sự tươi mát, phong phú với những gì cuộc sống mang lại cho tôi. Bây giờ tôi nghĩ lại, tôi xem ba tháng cuối (trước ngày 168) như một trong ba quãng thời gian phong phú nhất đời tôi. Tôi kết thân với một số bạn cho cả đời, tôi học một vài bài học kiên nhẫn mà tôi cố bám vào và nhất là tôi học các bài học từ lâu tôi đã học về lòng biết ơn, sự mến chuộng, sức khỏe, tình bạn, công việc, những thứ mình không được xem mỗi khi có là có mãi mãi. Đó là niềm vui đặc biệt tìm lại đời sống bình thường sau khi đã sống 168 ngày “sa-bát”; nhưng những ngày “sa-bát” này cũng thật đặc biệt dù nó đặc biệt theo một cách khác.

Con coronavirus đã bắt chúng ta nghỉ xa-bát và bắt những người bị nhiễm phải theo một loại hóa trị riêng của nó. Và nguy hiểm là chúng ta ngưng sống khi qua giai đoạn lạ thường này, chúng ta chịu đựng với những gì xảy ra trong mùa không mời mà đến này.

Đúng, sẽ có thất vọng, sẽ có đau đớn khi sống trong cảnh này, nhưng điều này không phải là không tương hợp với hạnh phúc. Bác sĩ tác giả Paul Tournier (1898-1986) đã mất vợ, đã chịu cảnh tang chế sâu đậm, sau đó ông hòa nhập nỗi đau đớn này vào đời sống mới, ông mới viết được những hàng chữ sau: “Tôi thực sự nói tôi rất đau buồn và tôi là một người đàn ông hạnh phúc.” Những chữ đáng suy gẫm để chúng ta chiến đấu chống con coronavirus này.

(WHĐ) 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ SÁU 30.7.2021