Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 08.10.2021

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 08.10.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

“NHẬP VIỆN” TÍCH CỰC

“NHẬP VIỆN” TÍCH CỰC

TGPSG -- Mới ngày nào chúng tôi được “nhập viện” (ngày 8/9/2021), thế mà đã gần được một tháng! Thời gian qua nhanh, nhưng cuộc sống con người dường như đang chậm lại. Con người cần sống chậm lại để có thể suy nghĩ, để có thể lắng nghe, bình tâm và để có thể nhận ra những bài học quý giá cho chính mình, qua biến cố đại dịch này.


Về khía cạnh tích cực, tôi nhận thấy mọi người đang quan tâm và liên đới với nhau nhiều hơn, nhận ra được những chân giá trị: giá trị nào là tạm thời, giá trị nào có tính vững bền. Từ “nhập viện” mà tôi dùng ở đây không mang tính tiêu cực theo nghĩa đen của nó, hay bi quan vì mình có bệnh. Nhưng “nhập viện” (trong ngoặc kép) mang lại một ý nghĩa tích cực và lành mạnh, vì chúng tôi, những thiện nguyện viên tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng đang hòa mình và lời mời gọi của đất nước, của Giáo hội để cùng cộng tác, góp phần nhỏ bé của mình trong việc giúp đỡ các bệnh nhân Covid-19.

Thời gian đầu, vì có vài bệnh lý nhỏ, lại chưa được tiêm mũi 2 vaccine, nên tôi được phân công ở Khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (Cơ sở 2, Bệnh viện Ung Bướu, Thành phố Thủ Đức). Công việc hằng ngày của chúng tôi là phân phát và vận chuyển thức ăn, sữa, nước, trái cây, đến các phân khoa, căn tin tại bệnh viện, rồi chuyển ra xe để được đưa đến các khách sạn, nơi có các nhân viên y tế và tình nguyện viên đang trú ngụ.

Thiết nghĩ, ở môi trường này, công việc nào cũng quan trọng, như bác sĩ Vinh, trưởng Khoa Cấp cứu ICU 1A tâm sự với tôi: “Ở đâu cũng phục vụ mà, cha nhỉ!” Dẫu làm ở Khoa Dinh dưỡng, nhưng mức độ lây nhiễm vẫn cao, bởi hằng ngày, chúng tôi tiếp xúc rất nhiều người. Tuy vậy, đây cũng là cơ hội giúp tôi quan sát và nhận ra được một điều quý báu, đó là: niềm vui, nụ cười rạng rỡ luôn hiện diện trên khuôn mặt của nhiều thiện nguyện viên và nhân viên y tế. Tôi được lắng nghe những kinh nghiệm, những câu chuyện và sự sẻ chia, tâm sự của họ. Dù làm việc trong môi trường khó khăn, nhưng ai cũng vui vẻ, lạc quan.

Sau hai tuần đầu làm ở Khoa Dinh dưỡng, tôi cũng đã được tiêm vaccine mũi 2; và với nguyện vọng bấy lâu nay, tôi được người hữu trách cho vào Khoa trong để phục vụ và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Ở môi trường này, những bệnh nhân nói chung, cách riêng những người theo đạo Công Giáo, chắc chắn họ rất mong được gặp linh mục, tu sĩ nam nữ để được nâng đỡ, động viên, như bác sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 chia sẻ:

“Khi bệnh nhân theo đạo Công Giáo có nguyện vọng muốn được an ủi, muốn được gặp các linh mục, tu sĩ, nhất là khi nguy tử, thì bệnh viện luôn sẵn sàng đáp ứng và tạo điều kiện cho các vị làm việc, động viên tinh thần và hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân.”

Gần hai tuần làm việc trong Khoa 9B, tôi trải nghiệm và cảm nhận được phần nào sự khó khăn của nhân viên y tế khi họ phải mặc đồ phòng hộ cá nhân trắng toát, hai lớp khẩu trang, ba đến bốn đôi găng tay, tấm chắn giọt bắn, vài lớp vớ chân… (không ăn, uống, vệ sinh, cởi đồ phòng hộ trong khi làm việc; thường một ca làm việc chừng 4-7 tiếng).

Tạ ơn Chúa đã cho tôi cơ hội tiếp cận, cảm nhận thực tế và sâu sát về sự khó nhọc của các nhân viên y tế tuyến đầu đã hy sinh nhiều ngày tháng, và sự trợ giúp của các thiện nguyện viên vì bệnh nhân. Tạ ơn Chúa đã cho tôi gặt hái được nhiều niềm vui, cơ hội được phục vụ, bài học giá trị từ các nhân viên y tế và các bạn thiện nguyện viên cũng như từ các bệnh nhân Covid-19, như lời Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng, trong bài giảng của ngài vào Chúa nhật XXIV Thường niên B/2021, và trong thư gửi các linh mục và tu sĩ thiện nguyện:

“Trong Đức Kitô là Adam mới, toàn thể nhân loại liên đới nên một, nên các bệnh nhân Covid đang chịu đau khổ là để góp phần chữa lành cho một nhân loại đang mang lắm thứ bệnh tâm hồn. Bệnh nhân Covid đang chịu khổ thay cho chúng ta, và chúng ta mắc nợ các bệnh nhân. Vì thế người khỏe mạnh có nghĩa vụ cầu nguyện và giúp đỡ họ”.

Cảm ơn Đức Tổng Giuse đã nhắc nhớ chúng con về sự liên đới trách nhiệm đó, trong đại dịch này.

Công việc của chúng tôi ở khoa này, chủ yếu là làm vệ sinh: quét, lau chùi, phân chia thức ăn, dọn rác, (có thầy còn cắt tóc cho bệnh nhân). Một số bệnh nhân nặng hơn thì được chúng tôi gội đầu, đút ăn, vệ sinh, phụ giúp điều dưỡng viên thay tã … Sau phận vụ chính, chúng tôi trò chuyện, thăm hỏi bệnh nhân, xem họ có cần gì giúp đỡ gì nữa không? Có người muốn được gọi điện gặp người thân, có người muốn xin thêm thực phẩm và các vật dụng cần thiết cho cá nhân.

Bản thân tôi nhận thấy có nhiều bệnh nhân rất vui, hạnh phúc và xúc động. Có người ngoài Công Giáo, nhưng muốn nhờ tôi mua đèn, hoa nến để tạ ơn Mẹ Maria. Ôi! niềm vui trào dâng khi một người không cùng niềm tin vào Đức Kitô đã tạ ơn Mẹ!

Có anh được tôi gội đầu, pha trò: “Được cha gội đầu sướng quá, như được truyền thêm công lực”. Có người gọi chức danh tôi khá rõ và thân thương “cha H ơi!”. Tôi quay lại hỏi, cô là người Công giáo à? Cô bảo không, cô không theo đạo Công giáo, nhưng cô gọi vậy được không? Muốn gọi như thế vì thấy cha chu đáo! Dạ, được ạ! Chúa là Chúa của mọi người mà cô, cảm ơn cô!

Còn bác sĩ trẻ Minh ở khoa tôi phục vụ thì bộc bạch: “Cảm ơn cha và mọi người đã đến bệnh viện giúp đỡ nhân viên y tế để chăm sóc bệnh nhân. Thực sự vào đây nhìn thấy cha và các sơ như thế thì đây thật là một trong những trải nghiệm đáng nhớ...”

Hạnh phúc và tạ ơn Chúa, vì làm việc nhỏ với tình yêu thì sẽ có hương thơm của nó.

Việc mục vụ thiêng liêng của linh mục thì có các sơ, các thầy thiện nguyện viên sẽ báo vào một số ‘group chung’ để mọi người tiện liên hệ khi có trường hợp cần, bởi có nhiều khoa và tầng lầu khác nhau.

Những bệnh nhân Công giáo nhìn thấy các linh mục, tu sĩ; họ thật sự mừng vui vì có người để tin tưởng tâm sự, giải tỏa những khúc mắc, băn khoăn về quá khứ, hiện tại… Có những người muốn được lo liệu các bí tích sau hết, xin được xưng tội, xức dầu. Có người hôn mê, quá yếu mệt thì người thân của họ liên hệ với các thiện nguyện viên để được các cha lo các bí tích sau cùng,… Họ thật sự cảm kích.

Có lần tôi khá ngạc nhiên vì tiến sĩ Phong - Tổ điều dưỡng Bệnh viện - đề nghị tôi trình bày về bí tích Xức dầu trong một buổi tập huấn tâm lý hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 cho một số nhân viên y tế của bệnh viện và các tình nguyện viên. Thực ra, trước đó tôi cũng hay gặp anh Phong, anh hỏi xức dầu là gì vậy cha? Và tôi đã có cơ hội chia sẻ cho anh về mục đích, ý nghĩa của bí tích Xức dầu. Anh bảo ‘Hay quá cha, nếu cha không chia sẻ, người ta tưởng xức dầu cù là!’

Do đó, anh mới đề nghị tôi giải thích về bí tích Xức dầu khoảng 5-10 phút trong buổi tập huấn đó. Tôi thầm tạ ơn Chúa và người hữu trách đã cho tôi cơ hội nói về Giáo lý của Chúa cho người khác.

Tạ ơn Chúa vì tất cả! Xin Người tiếp tục chúc lành, ban sức khỏe và giữ gìn chúng con trong bình an. Xin cho danh Chúa được vinh sáng hơn, nhờ việc “nhập viện” tích cực này, nhờ những hy sinh nho nhỏ và sự tận tình của các thiện nguyện viên, các nhân viên y tế.

Xin cho tất cả chúng con và các bệnh nhân luôn biết hướng nhìn về một tương lai tương sáng hơn, dưới sự quan phòng của Thiên Chúa toàn năng và giàu lòng thương xót.

Lm. Giuse Trần Thanh Hải, SVD
(WGPSG)

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 27 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 08.10.2021
tại nhà thờ Tân Phước
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ SÁU 08.10.2021


Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ SÁU TUẦN 27 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Sáu, ngày 08.10.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

THƯ KÊU GỌI CỨU TRỢ CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN CẦN THƠ

TOÀ GIÁM MỤC CẦN THƠ
Số 12 Nguyễn Trãi - phường An Hội
quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Đt: (0292) 3813 655
Email: tgmcantho@gmail.com

THƯ KÊU GỌI

Kính gửi: Quý Cha, quý Tu Sĩ và Anh Chị Em giáo dân.

Trong tình hiệp thông sâu sắc, tôi trân trọng gửi tới quý Cha, quý Tu Sĩ và Anh Chị Em giáo dân lời thăm hỏi quý mến trong Mẹ Maria Mân Côi.

Tôi cũng gửi tới quý Cha, và Anh Chị Em lời kêu gọi cứu trợ khẩn thiết:

Như quý Cha và Anh Chị Em đã biết, qua tin tức từ các phương tiện truyền thông, và qua chính tình hình thực tế thấy trước mắt tại mỗi địa phương:

“Những ngày qua dòng người đổ về các tỉnh, thành miền Tây rất nhiều...”, “Các mạnh thường quân nhà hảo tâm gom góp từ nhiều nơi chia thành nhiều điểm phát đồ ăn, nước uống miễn phí, để tiếp sức cho những người tiếp tục di chuyển về các tỉnh xa hơn như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau...”.

Họ là nhưng đồng hương ruột thịt của chúng ta, đi lao động kiếm sống tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... nay hoàn cảnh, vì dịch bệnh, đã quá ngặt nghèo, phải tìm về quê nhà, mong tìm được sự hỗ trợ của Anh Chị Em đồng hương.

Để hỗ trợ, Giáo Phận sẽ gửi tới mỗi Giáo Hạt 1.000.000.000 VND.

Nhưng chắc hẳn số tiền đó chưa thấm vào đâu !

Vì vậy, như Chúa nhắc nhở chúng ta qua Lời Ngài: "xưa Ta đói, các con đã cho ăn; Ta khát, các con đã cho uống" (Mt 25, 35), trong tinh thần “Một miếng khi đói bằng gói khi no”.

Tôi khẩn thiết mong quý Cha kêu gọi, và quý Anh Chị Em rộng tay chia sẻ.

Xin tất cả Anh Chị em, trong tinh thần “Đông tay vỗ nên kêu”, khẩn trương gửi về quý Cha Sở, để quý Cha Sở gửi về quý Cha Quản Hạt. Cha Quán Hạt sẽ bàn định với quý Cha trong Giáo Hạt, để tiền hoặc đồ cứu trợ mau mắn tới tay Anh Chị Em chúng ta.

Cầu chúc quý Cha, và Anh Chị Em phúc lành bình an của Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria Mân Côi và Thánh cả Giuse.

Cần Thơ, lễ Đức Mẹ Mân Côi, 07 tháng 10 năm 2021

(đã ấn ký)

+ Stêphanô Tri Bửu Thiên
Giám mục Giáo phận Cần Thơ
 

(WHĐ)

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 07.10.2021

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 07.10.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN 27 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021. Đức Mẹ Mân Côi. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 07.10.2021
tại nhà thờ Tân Phước
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ NĂM 07.10.2021


Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN 27 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021. Đức Mẹ Mân Côi. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Năm, ngày 07.10.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN CHUNG KHÁCH HÀNH HƯƠNG, THỨ TƯ 06.10.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CẦU NGUYỆN VỚI CÁC BÀI HÁT TỪ CỘNG ĐOÀN TAIZÉ, 06.10.2021

Bắt đầu lúc 19g30 Thứ Tư, ngày 06.10.2021
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 27 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 06.10.2021
tại nhà thờ Tân Phước
 

“THẬT LÀ HAY!” (Mc 9, 5)

 “THẬT LÀ HAY!” (Mc 9, 5)

TGPSG -- Trước cuộc khổ nạn, Đức Giê-su đem theo ba môn đệ thân tín là: Phêrô, Giacôbê, Gioan đi riêng với Người lên ngọn núi rất cao. Ở đấy, Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Sự bàng hoàng đến kinh ngạc của Phê-rô khiến ông thốt lên: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay” (Mc 9,5). Tin Mừng tường thuật lại: “Ông không biết mình đang nói gì” (Mc 9, 6).


Khoảng lặng dài trong cầu nguyện cùng với không gian thinh lặng, thanh bình mà tôi đang được tận hưởng tại Foyer Cao Thái, đã quyện lấy biết bao tâm tình trong tôi hòa cùng với những cung bậc cảm xúc của Phêrô, để giờ đây tôi cũng chẳng biết nói gì trước biển ân tình của Chúa và cũng muốn thưa lên “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay”.

Thật là hay! Chính trong lặng thầm lâu giờ bên Thánh Thể đem tôi về những kí ức sau hai tháng phục vụ tại Bệnh Viện Dã Chiến.

Tôi còn nhớ!

Trong khoảng thời gian cao điểm mà Sài Gòn mỗi ngày các ca nhiễm tăng nhanh, báo đài không ngừng đưa tin sự tàn phá kinh khủng của Coronavirus. Một nỗi sợ hoang mang bao trùm toàn thể người dân Sài Gòn, tôi cũng không nằm ngoài điều ấy. Nhưng “thật là hay”, chính “Tình Yêu Đức Ki-tô đã thúc bách tôi” (2Cr5, 14) can đảm viết lên hàng tên của mình đăng ký đi thiện nguyện. Đâu ngờ rằng, giây phút này trong Thiên Ý của Chúa, tôi được cùng những “môn đệ thân tín” lẽo đẽo theo Thầy "đi riêng" trên những nẻo đường bệnh viện.

Bao năm các tông đồ theo Thầy, hầu như những bài giảng của Thầy chỉ toàn là dụ ngôn khai mở về một Thiên Chúa, một thực tại Nước Trời…. Nhưng hôm nay, Thầy cho các ông được nhìn thấy, diện đối diện dung nhan của Thầy. Thật là hay! Sau những năm tìm gặp Chúa qua cầu nguyện, học hành nơi môi trường đào tạo, hôm nay, Chúa cũng cho tôi một cơ hội để được đụng chạm dung nhan Ngài. Dung nhan ấy đang cụ thể hóa nơi những bác sĩ Sa-ma-ri-ta-nô nhân nhậu, những bệnh nhân đau khổ của “bà góa nghèo thành Na-in”, hay “đứa con hoang đàng” sau những ngày xa cách.

Nghĩ đến đây tôi nhớ về chị T, sau một ngày nhập viện, tôi đến bên thăm hỏi chị. Như những bệnh nhân khác, trước khi rời phòng tôi vẽ lên trán chị dấu thánh giá và nói: “Xin Chúa chúc lành cho chị”. Đột nhiên, tay chị nắm lấy tay tôi, chợt nhận ra khóe mắt chị hai dòng nước mắt tuôn tràn. Vừa khóc, vừa thều thào: “Chúa thương con quá”. Tôi hỏi chị: “Chị là người Công Giáo à? chị tên thánh gì? “Dạ, Maria”. Nghẹn ngào chị kể cho tôi nghe cuộc đời đầy yếu đuối của chị. Trong nước mắt chị vẫn tiếp tục nói: “Chúa thương con quá, phút cuối đời Chúa vẫn gởi các cha, các sơ đến giúp con”.

Ta vẫn thường nghe “Mỗi cây mỗi lá, mỗi nhà mỗi cảnh”. Thật vậy, mỗi người là một câu chuyện, mỗi cảnh đời là một dụ ngôn, mỗi người sinh ra là một huyền nhiệm và huyền nhiệm. Càng đụng chạm, càng trao đổi, càng mang lại cho ta nhiều bài học tâm linh.

Thật là hay! Những trải nghiệm đã qua chính Chúa làm mới trong tôi những cảm nghiệm về Lời Chúa, tôi hiểu hơn sự “liều lĩnh” của Ápraham ra đi mà không biết sẽ đi về đâu, tương lai thế nào. Tôi cảm được niềm vui của Mẹ Maria, người thôn nữ vượt đường rừng 150km để đến thăm viếng và phục vụ người chị họ. Trên hết, tôi bắt đầu suy tư, đụng chạm và bức màn của “Lời hóa thành nhục thể” đang được khai sáng trong tôi. Chắc chắn những ngày thứ năm Tuần Thánh, tôi sẽ hiểu và cảm nghiệm sâu hơn những nỗi cô đơn, sợ hãi, giọt mồ hôi của “Vườn Dầu” người đang phải đối diện với sự chết. Hay mỗi độ Giáng Sinh về nhắc nhở tôi nhận ra cách thức Thiên Chúa chọn để đi vào trần gian tỏ cho loài người biết về Ngài qua hình hài một bé thơ.

Tôi cứ ngỡ như vừa bước qua một cánh rừng tối âm u, đầy nguy hiểm. Nhưng thật là hay! Niềm vui giữa cánh rừng khi các tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau gặp nhau trong yêu thương và phục vụ. Như thư Thánh Phao-lô đã viết: “Lòng bác ái là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14). Chính sợi dây “tình mến” xua tan mọi khoảng cách của văn hóa, niềm tin, chính kiến… và siết chặt trái tim bao con người. Dạo quanh những con đường nơi khu tĩnh dưỡng, ánh sáng mặt trời chen chúc nhau xuyên qua từng kẽ lá, tôi chợt nhận ra đoàn tu sĩ chúng tôi đã vượt qua rừng sâu, tìm thấy ánh sáng và sự bình an nơi cuối rừng.

Ở nơi đây, mỗi ngày chúng tôi cùng nhau cử hành Thánh lễ, chầu Thánh Thể, chia sẻ những kinh nghiệm đã qua. Thật là hay! Như một cuộc hồi tâm nhìn lại biết bao tình thương “Chúa đã dằn, đã lắc mà đổ đầy vào vạt áo của mỗi người (Lc 6, 38)”.

Thật là hay! Nương theo cái nhìn của Phêrô để tôi biết thay đổi hướng nhìn của mình. “Nhìn về quá khứ với lòng biết ơn”. Nhìn về hiện tại để biết rằng phận người mỏng manh, sống mỗi phút thật ý nghĩa đong đầy tình Chúa, tình người. Nhìn về tương lai trong hy vọng với niềm xác tín: “Mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Ngài” (Rm 8, 28).

Thật là hay! Khi được hòa trong nỗi đau của nhân loại, chung cảnh huống của biết bao cảnh đời “để hoàn tất những gì còn thiếu sót trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu” ngang qua khối óc, con tim, đôi tay, đôi chân của những tâm hồn thiện chí.

Một không gian thoáng mát tại Foyer với những hàng cây cổ thụ mấy mươi năm, những loài hoa thi nhau khoe sắc, và cả hàng ngàn chồi non vươn mình trong nắng. Tôi hiểu rằng chính trong sự bí ẩn của đất mà hạt nảy mầm, chính trong những lời cầu nguyện thầm kín mà hạt giống đức tin sẽ kết trái, đơm hoa yêu thương sẽ nở rộ; sức sống và dung nhan của Chúa được tỏ lộ cho các tâm hồn chúng tôi gặp gỡ. Vì “Phaolô trồng, Ap-lô tưới, còn Thiên Chúa sẽ cho mọc lên” (1Cr 3, 6).

Tôi nghĩ về thế giới, nghĩ về đất nước, cách riêng Sài Gòn đã và đang quằn quại trong nỗi đau của dịch bệnh. Nhưng tôi vẫn tin rằng: chính trong sự mục nát khổ đau của nhân loại tình yêu Chúa vẫn tuôn tràn chứa chan.

Tận hưởng biết bao điều tốt lành từ tinh thần đến vật chất nơi đây. Thật là hay! Tôi khám phá ra nền tảng xây dựng cho những gì đẹp đẽ, thành công, hạnh phúc trong cuộc đời chính là sự lặng lẽ âm thầm. Xin cám ơn những “lặng lẽ âm thầm” của Đức Tổng Giuse, quý cha, quý ba mẹ, quý bề trên các Hội Dòng, cùng quý vị ân nhân xa gần qua những lời kinh, nguyện tắt, hi sinh cùng bao lời động viên thăm hỏi đã giúp chúng con hoàn thành sứ vụ trong bình an, cũng như tô thắm cho tuổi xuân đời thánh hiến chúng con thật đẹp, thật ý nghĩa.

“Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay!”

Foyer Cao Thái, ngày 03 tháng 10 năm 2021
Nt. Marie Đoàn Tuyết, SPC.
(WGPSG)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ TƯ 06.10.2021