Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH 2023

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 14.4.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
 

PHỎNG VẤN ĐỨC GIÁM MỤC TÂN CỬ PHÊRÔ LÊ TẤN LỢI: “LINH MỤC, NGƯỜI CỦA LỜI CHÚA”

PHỎNG VẤN
ĐỨC GIÁM MỤC TÂN CỬ PHÊRÔ LÊ TẤN LỢI:
“LINH MỤC, NGƯỜI CỦA LỜI CHÚA”

Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam

WHĐ (14.04.2023) – Đức Giám mục Tân cử Phêrô Lê Tấn Lợi - Giám mục phó Giáo phận Cần Thơ - trả lời phỏng vấn phóng viên Kênh Truyền Thông trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam.

Nội dung:
  • Kinh nghiệm sống mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh trong đời sống ơn gọi Linh mục.
  • Phương thức giúp người giáo dân cầm cuốn Kinh Thánh mở - đọc và nghiềm gẫm để khám phá linh đạo của Thầy Giêsu trong đời sống hằng ngày.
  • Đức cha Tân cử Phêrô giới thiệu và hướng dẫn tham quan Đại Chủng viện Thánh Quý.
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ SÁU 14.4.2023


Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH 2023

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 13.4.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
 

BƯỚC TỪNG BƯỚC - SỐ 109: ĐIỀU KỲ DIỆU


THẬP GIÁ VÀ PHỤC SINH TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

THẬP GIÁ VÀ PHỤC SINH TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

TGPSG -- Nói tới Thập Giá và Phục Sinh, nghe có vẻ xa xôi ở đâu đó nhưng thật ra lại rất gần với mỗi người chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Thập giá và phục sinh, mỗi người chúng ta đều đang trải qua mà đôi khi cuộc sống quá ồn ào khiến chúng ta không nhận ra. Tôi là người may mắn vì có khoảng thời gian sống trong dòng kín, nơi đó sự thinh lặng luôn luôn được coi trọng. Qua sự thinh lặng tôi nhận ra nhiều điều thật thú vị và ý nghĩa.

Ở trong dòng kín, tôi được trao một trong những nhiệm vụ là chăm sóc vườn rau nhỏ. Từ việc trồng rau của gia đình khi còn ở quê, tôi có chút kinh nghiệm làm vườn. Trong thinh lặng tôi ngắm nhìn mảnh vườn nhỏ, từ khi chúng còn là một bãi cỏ mọc đến lúc trở thành vườn rau xanh mướt rồi tới khi chúng được trở thành món ăn trên bàn cơm, quả là cả một quá trình diễn tiến của thời gian.

Khi làm vườn, trong thinh lặng tôi ngắm nhìn từng mô đất chai sạn dưới cái nắng hè gay gắt, từng giọt mồ hồ lẫm chẫm rơi. Từng ngày tôi ngắm nhìn mảnh vườn bé nhỏ, những hạt giống bắt đầu đâm chồi nảy lộc, những cây rau bé xíu đang dần lớn lên… mảnh vườn bé nhỏ đang được phủ xanh. Những cây rau khi vừa đủ lớn được ngắt mang về, chúng trở thành món ăn không thể thiếu trên bàn ăn mỗi ngày. Và khi thưởng thức món canh rau ngon lành tôi thấy thật hạnh phúc vì sau những ngày vất vả gieo trồng, nay đã gặt hái được kết quả tốt đẹp.

Trong dòng kín thông thường không nói chuyện trong khi ăn cơm, điều này giúp tôi cảm nhận sâu sắc hơn về từng thực phẩm tôi đang dùng. Tôi vừa ăn vừa ngắm nhìn từng hạt cơm trắng muốt, từng chén canh tôi dùng. Tất cả những thực phẩm trên bàn ăn của tôi, không phải bỗng dưng có được mà là cả một quá trình thấm đượm mồ hôi nước mắt của người nông dân. Sự quan phòng của Thiên Chúa khi Ngài cho mặt trời mọc lên, cho mưa xuống tưới mát trên cánh đồng, cho ánh nắng xuyên qua từng khe lá, cho giọt sương phủ trên từng ngọn cây. Bao ngày tháng nắng mưa đắp đổi, bao sự hy sinh cần cù của người nông dân, sự kiên nhẫn của người làm bếp để dệt nên một bữa ăn ngon miệng tôi đang được hưởng dùng. Tôi cảm nghiệm mình được yêu thương chăm sóc khi được hưởng dùng những thực phẩm đó. Một tâm tình biết ơn tràn đầy tôi dâng lên Chúa những vất vả hy sinh của những ai đã cộng tác để diễn tả tình thương của Ngài cho tôi.

Trải nghiệm này giúp tôi liên tưởng tới mầu nhiệm Thập Giá và cảm nghiệm niềm vui Phục Sinh một cách sống động. Thập Giá và Phục Sinh luôn tái diễn mỗi ngày. Thập giá không thiếu trong cuộc sống này: những khó khăn vất vả của bổn phận, những yếu đuối giới hạn của bản thân, những khác biệt của tha nhân… Tất cả làm nên một thánh giá tuỳ theo sức của mỗi người.

Nếu chúng ta can đảm đón nhận với niềm tin tưởng, phó thác vào tình thương quan phòng, nâng đỡ của Chúa thì chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng vác Thánh Giá của chính mình tiến bước trên đường đời để hướng về sự Phục Sinh mai hậu. Có khi, ngay trong cuộc sống này chúng ta đã cảm nhận được sự Phục Sinh từ trong chính những thập giá hằng ngày.

Cuộc đời chúng ta là hành trình đi về quê trời, mỗi người vác lấy thập giá của riêng mình. Tin vào Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế đã đi trước mở đường để dẫn chúng ta tiến vào nơi đầy ánh sáng và bình an, chúng ta can đảm vác lấy thập giá của đời mình trong niềm vui.

Têrêsa Phạm Thuỷ (TGPSG)
(WGPSG)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ NĂM 13.4.2023


Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH 2023

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 11.4.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
 

MẦU NHIỆM PHỤC SINH & GIÁ TRỊ CỦA THÂN XÁC


MẦU NHIỆM PHỤC SINH & GIÁ TRỊ CỦA THÂN XÁC

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

WGPMT (10.04.2023) - Trong những tuần qua, nhiều Hội đồng giám mục đã lên tiếng về giá trị của thân xác con người, liên quan đến phong trào LGBTQ (Lesbian-Gay-Bisexual-Transgender-Queer). Cụ thể là Ủy ban Giáo Lý Đức Tin của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ công bố tài liệu Doctrinal Note on the Moral Limits to Technological Manipulation of the Human Body (20/03/2023); các Giám mục Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Phần Lan) công bố Pastoral Letter on Human Sexulaity.

Các Giám mục Hoa Kỳ cảnh báo các tín hữu về sự thao túng kỹ thuật đối với thân xác con người, và hướng dẫn họ để có những chọn lựa phù hợp: “Một tiêu chuẩn cần thiết để đưa ra những quyết định là trật tự nền tảng của thế giới thụ tạo. Việc sử dụng kỹ thuật của chúng ta phải tôn trọng trật tự đó. Chắc chắn là nhiều người chân thành tìm kiếm các phương thế để giải quyết những vấn đề và đau khổ có thật. Một vài cách tiếp cận xem ra cống hiến những giải pháp nhưng lại không tôn trọng trật tự nền tảng. Dựa vào những cách tiếp cận ấy để giải quyết vấn đề là một sai lầm. Cách tiếp cận nào không tôn trọng trật tự nền tảng sẽ chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề; cuối cùng, nó lại sinh ra nhiều vấn đề hơn. Bất cứ giải quyết kỹ thuật nào không phù hợp với trật tự nền tảng của nhân vị xét như sự duy nhất xác-hồn, kể cả những khác biệt về giới tính nơi thân xác, thì cuối cùng đều không trợ giúp nhưng đúng hơn là làm hại con người”.

Các Giám mục Bắc Âu nhắc đến cầu vồng, dấu chỉ giao ước giữa Thiên Chúa và Nôê sau lụt hồng thủy (x. St 9,13-16), và các ngài nói tiếp về phong trào LGBTQ: “Trong thời đại chúng ta, cầu vồng lại được coi là biểu tượng của một phong trào mang cả tính chính trị lẫn văn hóa. Chúng tôi nhìn nhận tất cả những gì là cao đẹp trong những khát vọng của phong trào. Chúng tôi chia sẻ khi những phong trào này nói về phẩm giá của mọi người và những mong muốn được nhìn nhận. Giáo Hội kết án sự phân biệt đối xử bất công dưới mọi hình thức, kể cả phân biệt giới tính. Tuy nhiên chúng tôi không đồng ý khi phong trào này thúc đẩy một tầm nhìn về bản tính con người nhưng không nhìn nhận tính toàn diện (xác hồn) của nhân vị, cứ như thể sự khác biệt thể lý về giới (gender) chỉ là phụ thuộc. Và chúng tôi phản đối khi tầm nhìn đó được áp đặt lên các trẻ em, như thể đây là một chân lý được chứng minh chứ không chỉ là một giả thuyết táo bạo, sự áp đặt đó trở thành gánh nặng trên các trẻ nhỏ khi chúng chưa sẵn sàng”.

Những cảnh báo trên của các ngài được đặt nền trên giáo huấn vững vàng của Kinh Thánh và truyền thống Giáo Hội.

Các Giám mục Hoa Kỳ nhấn mạnh tính duy nhất xác-hồn nơi con người: “Là những nhân vị, để triển nở trọn vẹn và tìm được hạnh phúc, chúng ta phải tôn trọng trật tự tự nhiên. Chúng ta không tạo nên bản tính con người, đây là quà tặng từ Đấng Tạo Hóa nhân lành. Chúng ta không “sở hữu” nhân tính như thể ta tự do muốn sử dụng nó thế nào tùy ý. Do đó, sự tôn trọng thực sự đối với phẩm giá con người đòi hỏi những quyết định về việc sử dụng kỹ thuật phải được hướng dẫn bới sự tôn trọng trật tự tự nhiên”.

Trong trật tự tự nhiên ấy, có sự duy nhất xác-hồn nơi con người: “Một khía cạnh tối quan trọng trong trật tự tự nhiên do Thiên Chúa tạo dựng là sự duy nhất xác-hồn nơi mỗi con người. Trong suốt lịch sử, Giáo Hội luôn chống lại những quan niệm nhị nguyên về con người, vốn không nhìn nhận thân xác là thành phần nội tại của nhân vị, cứ như thể linh hồn tự nó là đầy đủ rồi và thân xác chỉ là công cụ được linh hồn sử dụng. Chống lại chủ trương nhị nguyên xưa kia cũng như ngày nay, Giáo Hội luôn giữ vững lập trường rằng có sự phân biệt giữa linh hồn và thân xác, nhưng cả hai đều là yếu tố cấu thành con người, bởi vì nơi con người, ‘tinh thần và vật chất không phải là hai bản tính được nối kết lại, nhưng sự kết hợp của chúng tạo thành một bản tính duy nhất’…

Từ đó chúng ta thấy được ý nghĩa của khác biệt về giới tính: “Thân xác con người kết nối cách nội tại với sự khác biệt về giới tính. Cũng như mọi người đều có thân xác thì thân xác cũng được phân biệt về giới tính là nam hay nữ: “Là nam và nữ, Chúa đã tạo dựng chúng” (St 1,27)… Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo khẳng định: ‘Người nam và người nữ đã được tạo dựng, nghĩa là họ hiện hữu do ý muốn của Thiên Chúa: một đàng, họ hoàn toàn bình đẳng với tư cách là những nhân vị; đàng khác, họ là nam và nữ theo cách hiện hữu riêng. “Là người nam hay “là người nữ” đều là thực tại tốt lành do ý muốn của Thiên Chúa” (số 369).

Các Giám mục Bắc Âu cũng nhắc lại giáo huấn căn bản của Kinh Thánh về con người duy nhất xác-hồn và là nam hay nữ, tuy nhiên các ngài còn nhấn mạnh đến mầu nhiệm phục sinh thân xác: “Khi chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh Ngài, thì hình ảnh ấy không chỉ nói đến linh hồn. Linh hồn cư ngụ cách mầu nhiệm trong thân xác. Đối với chúng ta là Kitô hữu, thân xác nội tại nơi nhân vị. Chúng ta tin vào sự phục sinh thân xác. Về mặt tự nhiên, “tất cả chúng ta sẽ được biến đổi” (1 Cr 15,10). Thân xác chúng ta sẽ ra sao trong vĩnh cửu, điều ấy chúng ta chưa hình dung nổi, nhưng dựa vào thẩm quyền Kinh Thánh và đặt nền vững vàng trong truyền thống, chúng ta tin rằng sự duy nhất của tâm trí, linh hồn và thân xác sẽ bền vững muôn đời. Trong vĩnh cửu, chúng ta sẽ được nhìn nhận như chúng ta đang là hiện nay, và những xung đột vốn vẫn ngăn cản sự hài hòa trọn vẹn nơi con người chúng ta sẽ được hóa giải”.

Các Hội đồng giám mục lên tiếng vì phong trào LGBTQ phát triển nhanh và lan rộng khắp nơi, nhiều khi còn bị áp đặt như điều kiện để viện trợ các nước nghèo, phải chăng củng là một thứ chủ nghĩa thực dân mới? Trong tình hình đó, sớm muộn gì phong trào này cũng sẽ lan sang Việt Nam và các mục tử cần hiểu biết để hướng dẫn tín hữu của mình.

(WHĐ)

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP BUỔI TIẾP KIẾN CHUNG KHÁCH HÀNH HƯƠNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ, THỨ TƯ, NGÀY 11/4/2023

Bắt đầu lúc 14g50 giờ Việt Nam, Thứ Tư ngày 11.4.2023