Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023
Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 23 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023. Đức Mẹ Sầu Bi. Lễ nhớ.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 15.9.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon.
Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN 23 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023. SUY TÔN THÁNH GIÁ. Lễ kính.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 14.9.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon.
AĐAM VÀ EVÀ CÓ THẬT HAY KHÔNG?
AĐAM VÀ EVÀ CÓ THẬT HAY KHÔNG?
Nữ tu Agnès Cảnh Tuyết, O.P
WGPHP (13.09.2023) - Khi đọc trình thuật về tạo dựng Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không? Đừng ngây thơ nghĩ rằng Thiên Chúa ngồi đó, nhào đất rồi nặn ra Ađam; sau đó rút xương sườn của ông và làm ra bà Evà. Cũng đừng vội kết luận Sáng Thế chương 2 là phản khoa học, là đi ngược với thuyết tiến hóa của Darwin. Làm như thế là chúng ta đã lầm về thể văn của trình thuật tạo dựng.
Khái niệm “sự thật” - thể loại văn chương
Liên quan đến vấn nạn “Những điều được viết trong Kinh Thánh có thật hay không?” tài liệu Ủy ban Kinh Thánh Giáo Hoàng đã bàn đến khái niệm về “sự thật” trong các thể loại văn chương[1]. Chúng ta biết sự thật chứa đựng trong một cuốn tiểu thuyết thì khác xa với sự thật được trình bày trong cuốn sách giáo khoa về vật lý. Thi ca trữ tình không mô tả sự việc như một bài ký sự hay khoa học.
Hãy lấy câu chuyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” của Jean de La Fontaine, được chuyển thành thơ (bản dịch của Nguyễn Đình):
Hãy lấy câu chuyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” của Jean de La Fontaine, được chuyển thành thơ (bản dịch của Nguyễn Đình):
“Cáo kia dù trắng hay đen.
Vẫn phường khoác lác vẫn tên bịp đời.
Đói meo tưởng chết tới nơi.
Giàn cao trông thấy nho tươi ngon lành.
Nho chín mọng phơi mình đỏ chót.
Gã phong lưu nước bọt chảy dài.
Không với tới, gã chê bai:
- Nho xanh chỉ xứng miệng loài phàm phu!
Than phiền phỏng ích hơn ru?”.
Vẫn phường khoác lác vẫn tên bịp đời.
Đói meo tưởng chết tới nơi.
Giàn cao trông thấy nho tươi ngon lành.
Nho chín mọng phơi mình đỏ chót.
Gã phong lưu nước bọt chảy dài.
Không với tới, gã chê bai:
- Nho xanh chỉ xứng miệng loài phàm phu!
Than phiền phỏng ích hơn ru?”.
Đúng là chẳng có con cáo nào trong thực tế biết suy nghĩ như vậy cả, nhưng ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” đã truyền tải một thông điệp rất thật: một số người khi không thể có được thứ mình mong muốn liền nói thứ đó không ra gì. Thực chất là vì mình không đủ khả năng để có nó, đành viện cớ để che đậy sự thất vọng của mình, đó là lừa dối chính mình.
Chúng ta có thể dùng kiểu nói của Cha Charpentier với khái niệm “chính xác” (exact) và “thực” (vrai)[2] để diễn tả vấn đề. “Chính xác” thì không có con cáo nào biết suy nghĩ như con cáo của Lafontaine; nhưng “thực”, bởi vì câu chuyện ngụ ngôn phản ánh đúng tâm trạng của thói đời, khi không ăn được thì đạp đổ.
Chúng ta quen với câu thơ của Hàn Mạc Tử (trong bài thơ Trăng vàng trăng ngọc), được chuyển thành lời nhạc: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho, chẳng bán tình duyên, ước hẹn hò...”. Không ai thắc mắc: tại sao Hàn Mạc Tử lại rao bán trăng, như thể ông sở hữu riêng vầng trăng để rao bán? Bởi chúng ta biết đó là thơ, chúng ta đọc nó theo thể loại thơ và không đọc nó như thể văn nghiên cứu về thiên văn.
Cũng vậy, Kinh Thánh chứa đựng sự thật, nhưng sự thật đó được trình bày dưới những thể văn không phải là loại ký sự lịch sử hay thông tin khoa học. Vì thế đừng tìm trong Kinh Thánh những đối chiếu về lịch sử, hay khoa học; vì mục đích của tác giả Kinh Thánh là truyền tải thông điệp niềm tin.
Khi đọc trình thuật về tạo dựng Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không? Đừng ngây thơ nghĩ rằng Thiên Chúa ngồi đó, nhào đất rồi nặn ra Ađam; sau đó rút xương sườn của ông và làm ra bà Evà. Cũng đừng vội kết luận Sáng Thế chương 2 là phản khoa học, là đi ngược với thuyết tiến hóa của Darwin. Làm như thế là chúng ta đã lầm về thể văn của trình thuật tạo dựng.
Ađam và Evà có thật hay không?
Khi đọc trình thuật về tạo dựng Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không? Đừng ngây thơ nghĩ rằng Thiên Chúa ngồi đó, nhào đất rồi nặn ra Ađam; sau đó rút xương sườn của ông và làm ra bà Evà. Cũng đừng vội kết luận Sáng Thế chương 2 là phản khoa học, là đi ngược với thuyết tiến hóa của Darwin. Làm như thế là chúng ta đã lầm về thể văn của trình thuật tạo dựng.
Nói rằng Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con người rồi thổi sinh khí vào lỗ mũi là khẳng định Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo Duy Nhất, và con người là thụ tạo. Mặt khác, cách nói này còn mạc khải một sự thật về thân phận con người: vừa thấp hèn vừa cao cả. Mang thân phận cát bụi, là xác đất vật hèn, yếu đuối và mong manh, nhưng con người không chỉ là vật chất, con người còn có phần thượng, phần linh thiêng vì mang trong mình hơi thở của Thiên Chúa. Vượt trên những gì là hữu hình, có thể nắm bắt được qua thân xác, con người còn là một huyền nhiệm (không thể nắm bắt hết mà phải khám phá luôn mãi không thể biết hết bên trong tâm hồn họ).
Chúng ta có thể suy niệm thêm: mang trong mình hơi thở của Thiên Chúa (x. St 2,7), con người luôn khắc khoải hướng về Thiên Chúa. Khát vọng này được phú bẩm cho tất cả mọi người, không trừ một ai, dù là người tin hay không tin, cho dù người ta không biết để gọi đúng tên nó. Tuy nhiên, vì là bụi đất (x. St 2,7) với bao giới hạn và mê lầm, con người có nguy cơ tự lừa dối mình khi đi tìm những cứu cánh trong cõi phàm trần này. Nhưng trong sâu thẳm, nỗi khắc khoải tìm về cõi vĩnh hằng vẫn gõ cửa không ngơi trong lòng con người (ý tưởng lời của Thánh Augustinô chuyển thành nhạc: “Trái tim con còn mãi băn khoăn cho đến khi nào nghỉ yên trong Chúa, đến khi nào Chúa gọi con về...”).
Chúng ta có thể suy niệm thêm: mang trong mình hơi thở của Thiên Chúa (x. St 2,7), con người luôn khắc khoải hướng về Thiên Chúa. Khát vọng này được phú bẩm cho tất cả mọi người, không trừ một ai, dù là người tin hay không tin, cho dù người ta không biết để gọi đúng tên nó. Tuy nhiên, vì là bụi đất (x. St 2,7) với bao giới hạn và mê lầm, con người có nguy cơ tự lừa dối mình khi đi tìm những cứu cánh trong cõi phàm trần này. Nhưng trong sâu thẳm, nỗi khắc khoải tìm về cõi vĩnh hằng vẫn gõ cửa không ngơi trong lòng con người (ý tưởng lời của Thánh Augustinô chuyển thành nhạc: “Trái tim con còn mãi băn khoăn cho đến khi nào nghỉ yên trong Chúa, đến khi nào Chúa gọi con về...”).
Chúng ta dùng lại từ “chính xác” và “thực” để nói về trình thuật tạo dựng Ađam và Evà:
Nếu “chính xác” được hiểu theo cách của khoa học, thì chuyện nhân loại đã xuất hiện trên trái đất, theo cách mà Kinh Thánh miêu tả về Ađam, Evà, thì không phù hợp. Trình thuật tạo dựng trong Sách Sáng Thế không phải là bản thông tin khoa học về sự xuất hiện của những con người đầu tiên trên trái đất, đó là công việc của khoa học. Đừng tìm trong Kinh Thánh những điều mà Kinh Thánh không có ý nói tới. Mục đích của Kinh Thánh là truyền tải thông điệp niềm tin[3].
Nhưng nếu nói về “thực”, thì trình thuật tạo dựng Ađam và Eva lại rất thực. Trình thuật sáng tạo trả lời một cách xác quyết cho những câu hỏi căn bản của niềm tin: có Thiên Chúa hay không? Thiên Chúa là ai? Và con người là ai? Thay vì tuyên xưng bằng lời, trình thuật sáng tạo Ađam và Evà đã dùng hình ảnh bình dân, sống động, diễn tả chính xác những điều căn bản của niềm tin, rằng: có một Thiên Chúa Duy Nhất, Ngài là Đấng Sáng Tạo, và con người là thụ tạo. Con người hay những người đầu tiên được Thiên Chúa dựng nên đó, Kinh Thánh gọi tên là Ađam, Evà.
Nhưng nếu nói về “thực”, thì trình thuật tạo dựng Ađam và Eva lại rất thực. Trình thuật sáng tạo trả lời một cách xác quyết cho những câu hỏi căn bản của niềm tin: có Thiên Chúa hay không? Thiên Chúa là ai? Và con người là ai? Thay vì tuyên xưng bằng lời, trình thuật sáng tạo Ađam và Evà đã dùng hình ảnh bình dân, sống động, diễn tả chính xác những điều căn bản của niềm tin, rằng: có một Thiên Chúa Duy Nhất, Ngài là Đấng Sáng Tạo, và con người là thụ tạo. Con người hay những người đầu tiên được Thiên Chúa dựng nên đó, Kinh Thánh gọi tên là Ađam, Evà.
Nguồn: gphaiphong.org (13.09.2023)
Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 23 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 13.9.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon.
Z
Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 23 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 12.9.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon.
NGHI THỨC TẨN LIỆM VÀ THÁNH LỄ ĐƯA CHÂN ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG
NGHI THỨC TẨN LIỆM VÀ THÁNH LỄ ĐƯA CHÂN
ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG
Ban Truyền Thông Gp. Kon Tum
WGPKT (11.09.2023) - Sáng thứ Hai ngày 11/09/2023, vào lúc 8 giờ, Đức Cha Aloisiô, Giám mục Giáo phận Kon Tum đã chủ sự nghi thức Tẩn liệm Đức cố Giám mục Phêrô Trần Thanh Chung, tại nhà thờ Hoàng Yên, Giáo hạt Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Gia đình Giáo phận quây quần bên cố Giám mục ngoài Đức Cha Giáo phận còn có Cha Tổng đại diện, Cha đại diện Giám mục, quý Cha Quản hạt, quý Cha Bề trên, quý Cha trong Linh mục đoàn Giáo phận Kon Tum; quý Tu sĩ nam nữ thuộc các Hội Dòng và đông đảo giáo dân giáo xứ Hoàng Yên và khắp nơi trong Giáo phận.
Tất cả mọi người, từ giáo sĩ đến giáo dân giờ phút này đều có chung một tâm trạng thương nhớ và tri ân Đức Cha Phêrô, vị cha chung của Giáo phận trong giai đoạn đầy gian khó, và ngài đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng Giáo phận, ngày nay đã phát sinh thành những hoa trái tốt lành.
Tiếp sau nghi thức Tẩn liệm, cộng đoàn bước vào Thánh lễ tiễn đưa Đức Cha cố.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn sốt sắng cầu nguyện cho Đức Cha Phêrô. Chúa đã thương cho ngài sống lâu năm ở trần gian này, tuổi già là một ơn lành của Chúa. Tuy nhiên, vì là thân phận con người, nên khi còn ở trần gian chắc chắn không ai vẹn toàn trước mặt Chúa. Xin Chúa là Đấng giàu lòng thương xót ban cho ngài phần thưởng Nước Trời, vì sự phục vụ Giáo Hội của ngài trong chức Linh mục cũng như chức Giám mục.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn sốt sắng cầu nguyện cho Đức Cha Phêrô. Chúa đã thương cho ngài sống lâu năm ở trần gian này, tuổi già là một ơn lành của Chúa. Tuy nhiên, vì là thân phận con người, nên khi còn ở trần gian chắc chắn không ai vẹn toàn trước mặt Chúa. Xin Chúa là Đấng giàu lòng thương xót ban cho ngài phần thưởng Nước Trời, vì sự phục vụ Giáo Hội của ngài trong chức Linh mục cũng như chức Giám mục.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha Aloisiô đã gợi lại những mốc quan trọng trong hành trình ơn gọi của Đức Cha Phêrô. Đức Cha Phêrô đã làm Linh mục trong một thời điểm tế nhị của đất nước, lúc bấy giờ đang chiến tranh. Rồi ngài được tấn phong Giám mục cũng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: lễ tấn phong của ngài hầu như âm thầm và phải cử hành dưới bóng đèn dầu, vào thời điểm những ngày đầu của sự thay đổi chế độ trong đất nước của chúng ta. Khi Đức Cha được tiến cử làm Giám mục phó với quyền kế vị, chắc chắn ngài cũng đã suy nghĩ về thân phận của mình, nên ngài đã chọn khẩu hiệu là: “Dilexit me” – Ngài yêu tôi (Gl 2,20). Đức Cha Phêrô đã cảm nghiệm được tình thương của Thiên Chúa đối với ngài.
Theo lẽ thường tình, khi mình biết một người nào đó yêu thương mình thì chắc chắn mình sẽ tìm cách đáp trả lại. Đức Cha Phêrô đã cảm nghiệm Thiên Chúa yêu thương ngài, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Chúng ta có thể thấy, có thể nghĩ rằng Đức Cha Phêrô đã tin vào tình yêu của Thiên Chúa đối với ngài. Mà lời Chúa trong Tin Mừng đã khẳng định: “Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy Con và tin vào Người, thì có sự sống đời đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6,40).
Trong những năm cuối đời, Đức Cha Phêrô cũng đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa dành cho ngài qua cha xứ và anh chị em giáo xứ Hoàng Yên này. Đức Cha Aloisiô kêu mời cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Cha Phêrô, xin Chúa tiếp tục tuôn đổ ơn xuống và ban phần thưởng Nước Trời cho ngài, cũng như trả công bội hậu cho những người đã yêu thương giúp đỡ ngài.
Theo lẽ thường tình, khi mình biết một người nào đó yêu thương mình thì chắc chắn mình sẽ tìm cách đáp trả lại. Đức Cha Phêrô đã cảm nghiệm Thiên Chúa yêu thương ngài, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Chúng ta có thể thấy, có thể nghĩ rằng Đức Cha Phêrô đã tin vào tình yêu của Thiên Chúa đối với ngài. Mà lời Chúa trong Tin Mừng đã khẳng định: “Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy Con và tin vào Người, thì có sự sống đời đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6,40).
Trong những năm cuối đời, Đức Cha Phêrô cũng đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa dành cho ngài qua cha xứ và anh chị em giáo xứ Hoàng Yên này. Đức Cha Aloisiô kêu mời cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Cha Phêrô, xin Chúa tiếp tục tuôn đổ ơn xuống và ban phần thưởng Nước Trời cho ngài, cũng như trả công bội hậu cho những người đã yêu thương giúp đỡ ngài.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí tôn nghiêm, thành kính. |
Với Thánh lễ đưa chân này, Giáo phận tiễn biệt Đức Cha Phêrô tại giáo xứ Hoàng Yên, để đến sáng mai ngày 12/09/2023, linh cửu của ngài sẽ được di chuyển về Nhà thờ Chính tòa để Giáo phận tiếp tục cầu nguyện cho ngài.
(WHĐ)
Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN 23 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 11.9.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)