Toà Tổng Giám mục Thành phố HCM
Ngày Quốc Tế Lao Động
Thành phố HCM 1. 5. 2011
Anh chị em thân mến,
1. Quà tặng Phục Sinh. Quà tặng của Chúa Kitô Phục Sinh cho nhân loại là sự sống mới, sự sống dồi dào trong Nước Chúa là cõi đất trời chan hoà ánh sáng chân lý và tình yêu, công lý và hoà bình. Điều kiện đón nhận và chia sẻ quà tặng đó là bước theo Chúa Kitô trên con đường hội nhập và dấn thân phục vụ, hiến thân và đổi mới, tiếp nối sứ vụ Phúc Âm hoá của Ngài, và cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới đời sống con người cùng gia đình và xã hội. Giáo phận thành lập Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình, nhằm tạo điều kiện cho mọi người chúng ta đón nhận và chia sẻ quà tặng đó cho đồng bào và đồng loại. Vậy, anh chị em hãy dành chút thời giờ, tìm hiểu nguồn gốc, mục đích, nhiệm vụ của Ban Mục Vụ này, và nhiệm vụ Phúc Âm hoá của người Công Giáo trong hoàn cảnh xã hội hôm nay.
2. Nguồn gốc của Tổ Chức Công Lý và Hoà Bình. Dựa vào giáo huấn của Công Đồng Vatican II dạy người môn đệ của Chúa Kitô hội nhập vào đời sống văn hoá xã hội, đồng cảm và chia sẻ "Vui mừng và hy vọng , ưu sầu và lo âu của con người ngày nay, nhất là người lâm cảnh túng thiếu và khổ đau..." (VMHV,số 1), và dựa giáo huấn của Giáo Hội đã xác định về sứ vụ Phúc Âm hoá của người kitô hữu đối với cộng đồng nhân loại: "Không có gì liên quan đến đời sống xã hội trần thế mà lại nằm ngoài công cuộc Phúc Âm hoá ", đồng thời theo đề xuất của Công Đồng Vatican II, năm 1976, Đức Giáo hoàng Phaolô VI hình thành Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình (CLHB). Đến năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cải tổ thành Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Hoà Bình (HĐGH.CLHB).
3. Mục đích của HĐGH.CLHB. Mục đích là phối hợp với các tổ chức liên hệ, tạo điều kiện cho mọi thành phần dân Chúa tham gia công cuộc Phúc Âm hoá những thực tại trần thế cùng đời sống con người, góp phần cùng cộng đồng nhân loại xác lập một nền nhân bản mới cùng một trật tự xã hội mới cho thế giới toàn cầu hoá hôm nay (x. Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý" của ĐGH Bênêđitô XVI, Vatican, 29.6.2009). Nói cách khác, tham gia công cuộc Phúc Âm hoá là chung sức với mọi người thiện tâm xây mới ngôi nhà gia đình nhân loại trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x. Mt 7, 24-27; Lc 6, 46-49), với bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, công lý và hoà bình (x.Tv 85, 11-12).
Đó cũng là mục đích của Uỷ Ban CLHB thuộc HĐGM.VN cùng Ban Mục Vụ CLHB của giáo phận, với chức năng mục vụ là soi đường dẫn lối cho cộng đồng dân Chúa làm chứng và loan truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, cùng tiếp nối sứ vụ Phúc Âm hoá của Ngài, vì sự sống cùng sự phát triển con người và đất nước hôm nay.
4. Nhiệm vụ của Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình giáo phận. Nhiệm vụ cụ thể là nghiên cứu, đào sâu, và phố biến Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, đặc biệt nội dung những văn bản sau đây :
- "Hợp tuyển giáo huấn của Giáo Hội về xã hội" trong hai thế kỷ 19 và 20, do HĐGH.CLHB xuất bản năm 2000, với Lời Tựa của ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận, đương kim Chủ tịch của HĐGH.CLHB;
- "Tổng lược Học Thuyết xã Hội của Giáo Hội Công Giáo", xuất bản năm 2004, với Lời giới thiệu của ĐHY Sodano, Quốc Vụ Khanh Vatican, và của ĐHY Martino, đương kim Chủ tịch HĐGH.CLHB.
Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội triển khai Lời Chúa là nguồn ánh sáng chân lý về sự sống con người cùng nhân phẩm và nhân quyền, về gia đình và cộng đồng xã hội, về các mối quan hệ xã hội cùng bang giao giữa các dân tộc. Ban Mục Vụ CLHB phổ biến giáo huấn đó nhằm soi đường dẫn lối cho mọi thành phần dân Chúa đưa những giá trị Tin Mừng, những giá trị nhân bản, vào trong đời sống văn hoá và xã hội, kinh tế tài chính và chính trị của cộng đồng nhân loại hôm nay (x. Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý").
Đó là con đường cộng đồng dân Chúa thi hành sứ vụ Phúc Âm hoá những thực tại trần thế, hướng đến xác lập một nền nhân bản mới cùng một trật tự xã hội mới cho trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay,
5. Công cuộc Phúc Âm hoá và nhiệm vụ của người công giáo hôm nay. Công cuộc Phúc Âm hoá với định hướng trên đề ra cho mọi thành phần dân Chúa, - giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, cộng đoàn giáo xứ cùng các tổ chức mục vụ và các tổ chức tông đồ giáo dân, - ba nhiệm vụ chính như sau:
Nhiệm vụ I. Chuyên cần cầu nguyện và mở rộng lòng trí tiếp nhận nguồn ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Giêsu Đấng cứu độ, tiếp nhận ơn hiểu biết và ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh và ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần. Nói cách khác là thường xuyên sống hiệp thông mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa để tìm và thi hành ý Cha trên trời.
Nhiệm vụ II. Mở rộng tình huynh đệ hiệp thông và ý thức trách nhiệm liên đới trong Giáo Hội cùng xã hội, nhằm đưa nguồn ánh sáng chân lý và tình yêu cùng những giá trị Tin Mừng vào trong đời sống con người và xã hội, từng bước xoá tan những bóng đen của lối sống văn hoá sự chết, đồng thời vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho gia đình cùng xã hội;
Nhiệm vụ III. Cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới con người cùng những thực tại trần thế hôm nay. Trong bối cảnh văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị hôm nay, việc cộng tác với Chúa Thánh Thần đòi hỏi các thành phần dân Chúa hội nhập vào đời sống văn hoá xã hội, dấn thân phục vụ cho sự sống con người, và chung sức với mọi người thiện tâm thực hiện ba công việc đổi mới này :
- Đổi mới từ "luật vị luật" hướng đến "luật vị nhân sinh". Đổi mới qua con đường sáng suốt và khôn ngoan khắc phục tính bất cập và bất công trong hệ thống cơ chế luật lệ trong xã hội, vượt qua hiện trạng "luật vị luật", luật mang tính cục bộ và bất bình đẳng, đi đến thực thi "luật vị nhân sinh", luật mang tính tôn trọng sự sống, nhân phẩm và nhân quyền, tôn trọng sự bình đẳng giữa mọi thành phần và giai cấp xã hội, tôn trọng sự tự do làm người hữu ích cho cộng đồng xã hội, hướng đến một trật tự xã hội nhân bản hơn.
- Đổi mới từ khuynh hướng đối đầu hướng đến đối thoại và hợp tác huynh đệ. Đổi mới qua con đường tình thương thuyết phục con người, rèn luyện thế hệ trẻ ý thức và quyết tâm vượt qua lối sống vô nhân và vô tâm, thiếu tự trọng và trung thực, thừa gian trá và bạo lực trong các mối quan hệ xã hội, hướng đến vun đắp lối sống văn hoá sự sống cùng văn minh tình thương cho gia đình cùng xã hội đất nước.
- Đổi mới từ lối sống tha hoá hướng đến lối sống nhân bản hơn. Đổi mới qua con đường bình tâm và quyết tâm xoá dần những tệ nạn xã hội đã tạo ra những thảm trạng cho đời sống con người, gia đình và xã hội, hướng đến một lối sống mang tính người và tình người hơn, một xã hội lành mạnh và nhân đạo hơn, một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ trẻ và cộng đồng xã hội hôm nay.
6. "Hãy báo cho anh em Ta..., để anh em sẽ gặp lại Thầy..." (x. Mt 28, 10). Trong hoàn cảnh văn hoá xã hội hôm nay, việc đáp lại tiếng Chúa Phục Sinh mời gọi loan báo Chúa Phục Sinh, làm men muối và ánh sáng Tin Mừng cho đời, Phúc Âm hoá thực tại trần thế, đòi hỏi mọi thành phần giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, thực hiện hai công việc này:
- trước tiên là, trong tình hiệp thông huynh đệ, hãy cùng nhau thống nhất chung một đường hướng Phúc Âm hoá các thực tại nhân loại trên quê hương đất nước hôm nay;
- thứ đến, chú tâm chu toàn nhiệm vụ Phúc Âm hoá, chung sức với mọi người vun đắp một nền nhân bản mới và một trật tự xã hội mới cho cộng đồng xã hội hôm nay.
7. Đón nhận và chia sẻ quà tặng của Chúa Phục Sinh
Chúng ta hãy chuyên cần cầu nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, thương ban ơn cho mọi người, mọi gia đình,mọi cộng đoàn, mọi tổ chức trong gia đình giáo phận, ý thức đón nhận quà tặng của Chúa Phục Sinh, và quan tâm chia sẻ quà tặng vô giá đó cho nhau, cho mọi người, vì sự sống dồi dào và sự phát triển toàn diện của con người cùng đất nước hôm nay.
Gioan B. Phạm Minh MẫnNgày Quốc Tế Lao Động
Thành phố HCM 1. 5. 2011
LỜI CHỦ CHĂN
Đón nhận và chia sẻ quà tặng
của Chúa Phục Sinh cho mọi người anh em
Kính gửi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong giáo phậnĐón nhận và chia sẻ quà tặng
của Chúa Phục Sinh cho mọi người anh em
Anh chị em thân mến,
1. Quà tặng Phục Sinh. Quà tặng của Chúa Kitô Phục Sinh cho nhân loại là sự sống mới, sự sống dồi dào trong Nước Chúa là cõi đất trời chan hoà ánh sáng chân lý và tình yêu, công lý và hoà bình. Điều kiện đón nhận và chia sẻ quà tặng đó là bước theo Chúa Kitô trên con đường hội nhập và dấn thân phục vụ, hiến thân và đổi mới, tiếp nối sứ vụ Phúc Âm hoá của Ngài, và cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới đời sống con người cùng gia đình và xã hội. Giáo phận thành lập Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình, nhằm tạo điều kiện cho mọi người chúng ta đón nhận và chia sẻ quà tặng đó cho đồng bào và đồng loại. Vậy, anh chị em hãy dành chút thời giờ, tìm hiểu nguồn gốc, mục đích, nhiệm vụ của Ban Mục Vụ này, và nhiệm vụ Phúc Âm hoá của người Công Giáo trong hoàn cảnh xã hội hôm nay.
2. Nguồn gốc của Tổ Chức Công Lý và Hoà Bình. Dựa vào giáo huấn của Công Đồng Vatican II dạy người môn đệ của Chúa Kitô hội nhập vào đời sống văn hoá xã hội, đồng cảm và chia sẻ "Vui mừng và hy vọng , ưu sầu và lo âu của con người ngày nay, nhất là người lâm cảnh túng thiếu và khổ đau..." (VMHV,số 1), và dựa giáo huấn của Giáo Hội đã xác định về sứ vụ Phúc Âm hoá của người kitô hữu đối với cộng đồng nhân loại: "Không có gì liên quan đến đời sống xã hội trần thế mà lại nằm ngoài công cuộc Phúc Âm hoá ", đồng thời theo đề xuất của Công Đồng Vatican II, năm 1976, Đức Giáo hoàng Phaolô VI hình thành Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình (CLHB). Đến năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cải tổ thành Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Hoà Bình (HĐGH.CLHB).
3. Mục đích của HĐGH.CLHB. Mục đích là phối hợp với các tổ chức liên hệ, tạo điều kiện cho mọi thành phần dân Chúa tham gia công cuộc Phúc Âm hoá những thực tại trần thế cùng đời sống con người, góp phần cùng cộng đồng nhân loại xác lập một nền nhân bản mới cùng một trật tự xã hội mới cho thế giới toàn cầu hoá hôm nay (x. Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý" của ĐGH Bênêđitô XVI, Vatican, 29.6.2009). Nói cách khác, tham gia công cuộc Phúc Âm hoá là chung sức với mọi người thiện tâm xây mới ngôi nhà gia đình nhân loại trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x. Mt 7, 24-27; Lc 6, 46-49), với bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, công lý và hoà bình (x.Tv 85, 11-12).
Đó cũng là mục đích của Uỷ Ban CLHB thuộc HĐGM.VN cùng Ban Mục Vụ CLHB của giáo phận, với chức năng mục vụ là soi đường dẫn lối cho cộng đồng dân Chúa làm chứng và loan truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, cùng tiếp nối sứ vụ Phúc Âm hoá của Ngài, vì sự sống cùng sự phát triển con người và đất nước hôm nay.
4. Nhiệm vụ của Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình giáo phận. Nhiệm vụ cụ thể là nghiên cứu, đào sâu, và phố biến Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, đặc biệt nội dung những văn bản sau đây :
- "Hợp tuyển giáo huấn của Giáo Hội về xã hội" trong hai thế kỷ 19 và 20, do HĐGH.CLHB xuất bản năm 2000, với Lời Tựa của ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận, đương kim Chủ tịch của HĐGH.CLHB;
- "Tổng lược Học Thuyết xã Hội của Giáo Hội Công Giáo", xuất bản năm 2004, với Lời giới thiệu của ĐHY Sodano, Quốc Vụ Khanh Vatican, và của ĐHY Martino, đương kim Chủ tịch HĐGH.CLHB.
Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội triển khai Lời Chúa là nguồn ánh sáng chân lý về sự sống con người cùng nhân phẩm và nhân quyền, về gia đình và cộng đồng xã hội, về các mối quan hệ xã hội cùng bang giao giữa các dân tộc. Ban Mục Vụ CLHB phổ biến giáo huấn đó nhằm soi đường dẫn lối cho mọi thành phần dân Chúa đưa những giá trị Tin Mừng, những giá trị nhân bản, vào trong đời sống văn hoá và xã hội, kinh tế tài chính và chính trị của cộng đồng nhân loại hôm nay (x. Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý").
Đó là con đường cộng đồng dân Chúa thi hành sứ vụ Phúc Âm hoá những thực tại trần thế, hướng đến xác lập một nền nhân bản mới cùng một trật tự xã hội mới cho trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay,
5. Công cuộc Phúc Âm hoá và nhiệm vụ của người công giáo hôm nay. Công cuộc Phúc Âm hoá với định hướng trên đề ra cho mọi thành phần dân Chúa, - giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, cộng đoàn giáo xứ cùng các tổ chức mục vụ và các tổ chức tông đồ giáo dân, - ba nhiệm vụ chính như sau:
Nhiệm vụ I. Chuyên cần cầu nguyện và mở rộng lòng trí tiếp nhận nguồn ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Giêsu Đấng cứu độ, tiếp nhận ơn hiểu biết và ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh và ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần. Nói cách khác là thường xuyên sống hiệp thông mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa để tìm và thi hành ý Cha trên trời.
Nhiệm vụ II. Mở rộng tình huynh đệ hiệp thông và ý thức trách nhiệm liên đới trong Giáo Hội cùng xã hội, nhằm đưa nguồn ánh sáng chân lý và tình yêu cùng những giá trị Tin Mừng vào trong đời sống con người và xã hội, từng bước xoá tan những bóng đen của lối sống văn hoá sự chết, đồng thời vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho gia đình cùng xã hội;
Nhiệm vụ III. Cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới con người cùng những thực tại trần thế hôm nay. Trong bối cảnh văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị hôm nay, việc cộng tác với Chúa Thánh Thần đòi hỏi các thành phần dân Chúa hội nhập vào đời sống văn hoá xã hội, dấn thân phục vụ cho sự sống con người, và chung sức với mọi người thiện tâm thực hiện ba công việc đổi mới này :
- Đổi mới từ "luật vị luật" hướng đến "luật vị nhân sinh". Đổi mới qua con đường sáng suốt và khôn ngoan khắc phục tính bất cập và bất công trong hệ thống cơ chế luật lệ trong xã hội, vượt qua hiện trạng "luật vị luật", luật mang tính cục bộ và bất bình đẳng, đi đến thực thi "luật vị nhân sinh", luật mang tính tôn trọng sự sống, nhân phẩm và nhân quyền, tôn trọng sự bình đẳng giữa mọi thành phần và giai cấp xã hội, tôn trọng sự tự do làm người hữu ích cho cộng đồng xã hội, hướng đến một trật tự xã hội nhân bản hơn.
- Đổi mới từ khuynh hướng đối đầu hướng đến đối thoại và hợp tác huynh đệ. Đổi mới qua con đường tình thương thuyết phục con người, rèn luyện thế hệ trẻ ý thức và quyết tâm vượt qua lối sống vô nhân và vô tâm, thiếu tự trọng và trung thực, thừa gian trá và bạo lực trong các mối quan hệ xã hội, hướng đến vun đắp lối sống văn hoá sự sống cùng văn minh tình thương cho gia đình cùng xã hội đất nước.
- Đổi mới từ lối sống tha hoá hướng đến lối sống nhân bản hơn. Đổi mới qua con đường bình tâm và quyết tâm xoá dần những tệ nạn xã hội đã tạo ra những thảm trạng cho đời sống con người, gia đình và xã hội, hướng đến một lối sống mang tính người và tình người hơn, một xã hội lành mạnh và nhân đạo hơn, một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ trẻ và cộng đồng xã hội hôm nay.
6. "Hãy báo cho anh em Ta..., để anh em sẽ gặp lại Thầy..." (x. Mt 28, 10). Trong hoàn cảnh văn hoá xã hội hôm nay, việc đáp lại tiếng Chúa Phục Sinh mời gọi loan báo Chúa Phục Sinh, làm men muối và ánh sáng Tin Mừng cho đời, Phúc Âm hoá thực tại trần thế, đòi hỏi mọi thành phần giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, thực hiện hai công việc này:
- trước tiên là, trong tình hiệp thông huynh đệ, hãy cùng nhau thống nhất chung một đường hướng Phúc Âm hoá các thực tại nhân loại trên quê hương đất nước hôm nay;
- thứ đến, chú tâm chu toàn nhiệm vụ Phúc Âm hoá, chung sức với mọi người vun đắp một nền nhân bản mới và một trật tự xã hội mới cho cộng đồng xã hội hôm nay.
7. Đón nhận và chia sẻ quà tặng của Chúa Phục Sinh
Chúng ta hãy chuyên cần cầu nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, thương ban ơn cho mọi người, mọi gia đình,mọi cộng đoàn, mọi tổ chức trong gia đình giáo phận, ý thức đón nhận quà tặng của Chúa Phục Sinh, và quan tâm chia sẻ quà tặng vô giá đó cho nhau, cho mọi người, vì sự sống dồi dào và sự phát triển toàn diện của con người cùng đất nước hôm nay.
Hồng Y Tổng Giám mục
(WGPSG)