Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020
Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020
Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020
TÒA TỔNG GIÁM MỤC SAIGON: HƯỚNG DẪN MỤC VỤ MÙA DỊCH CORONA VŨ HÁN, NGÀY 19.3.2020
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( (84.8) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta đang trải qua một giai đoạn thật khó khăn. Đại dịch covid-19 vẫn tiếp tục lan tràn khắp nơi trên thế giới. Tôi và Đức Cha Luy kính thăm và cầu chúc quí cha cùng tất cả anh chị em luôn bình an giữa những ngày tháng thử thách về mọi phương diện.
Ngoài những hướng dẫn cụ thể của chính quyền cũng như của ngành y tế, chúng tôi luôn cập nhật tin tức trong cũng như ngoài nước, trong các giáo phận tại Việt Nam cũng như tại các cộng đoàn Giáo hội khắp nơi để gửi đến quí cha và cộng đoàn Dân Chúa những chỉ dẫn thích hợp trong sinh hoạt mục vụ. Giống như các thầy thuốc, cái khó của chúng ta là làm sao để đưa ra những giải pháp đúng mức và phù hợp với thực tế tại địa phương, không thiếu mà cũng không thừa. Một đàng chúng ta phải bảo vệ sức khỏe và mạng sống thể xác của bản thân cũng như của cộng đồng, nhưng đàng khác cũng cần cân nhắc để đừng làm phương hại đời sống đức tin.
Trong thời gian qua, có một số thắc mắc thực tế do quí cha và anh chị em giáo dân nêu ra, nên hôm nay tôi xin gửi đến anh chị em một ít hướng dẫn (nhiều điều đã nói trong các thông báo trước), nhất là trong bối cảnh những tuần cao điểm của Mùa Chay và Phục Sinh. Nguyên tắc của chúng ta là chỉ làm những gì cần thiết, còn việc nào không nhất thiết phải làm ngay thì dời lại vào một thời điểm khác.
Xin toàn thể cộng đồng Dân Chúa tuân thủ các hướng dẫn dưới đây một cách rất nghiêm túc. Chúng ta cần chứng tỏ tinh thần trách nhiệm cao để cùng với cộng đồng xã hội phòng chống sự lây lan của nạn dịch.
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( (84.8) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
Kính gửi toàn thể cộng đồng Dân Chúa Tổng giáo phận,
đặc biệt quí Cha chánh xứ
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta đang trải qua một giai đoạn thật khó khăn. Đại dịch covid-19 vẫn tiếp tục lan tràn khắp nơi trên thế giới. Tôi và Đức Cha Luy kính thăm và cầu chúc quí cha cùng tất cả anh chị em luôn bình an giữa những ngày tháng thử thách về mọi phương diện.
Ngoài những hướng dẫn cụ thể của chính quyền cũng như của ngành y tế, chúng tôi luôn cập nhật tin tức trong cũng như ngoài nước, trong các giáo phận tại Việt Nam cũng như tại các cộng đoàn Giáo hội khắp nơi để gửi đến quí cha và cộng đoàn Dân Chúa những chỉ dẫn thích hợp trong sinh hoạt mục vụ. Giống như các thầy thuốc, cái khó của chúng ta là làm sao để đưa ra những giải pháp đúng mức và phù hợp với thực tế tại địa phương, không thiếu mà cũng không thừa. Một đàng chúng ta phải bảo vệ sức khỏe và mạng sống thể xác của bản thân cũng như của cộng đồng, nhưng đàng khác cũng cần cân nhắc để đừng làm phương hại đời sống đức tin.
Trong thời gian qua, có một số thắc mắc thực tế do quí cha và anh chị em giáo dân nêu ra, nên hôm nay tôi xin gửi đến anh chị em một ít hướng dẫn (nhiều điều đã nói trong các thông báo trước), nhất là trong bối cảnh những tuần cao điểm của Mùa Chay và Phục Sinh. Nguyên tắc của chúng ta là chỉ làm những gì cần thiết, còn việc nào không nhất thiết phải làm ngay thì dời lại vào một thời điểm khác.
Xin toàn thể cộng đồng Dân Chúa tuân thủ các hướng dẫn dưới đây một cách rất nghiêm túc. Chúng ta cần chứng tỏ tinh thần trách nhiệm cao để cùng với cộng đồng xã hội phòng chống sự lây lan của nạn dịch.
1. Những điều tổng quát
- Tạm ngưng tất cả các sinh hoạt như các lớp giáo lý, các lễ mừng, hành hương, dâng hoa…
- Tất cả mọi người phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đặc biệt trong các buổi đọc kinh và cử hành phụng vụ. Ca đoàn và các thừa tác viên phục vụ các công việc trong thánh lễ cũng buộc đeo khẩu trang.
- Ca đoàn giảm bớt số ca viên và các buổi tập, chỉ cần đọc hay hát lại bài quen thuộc.
- Giữ khoảng cách an toàn giữa người này và người kia.
- Đặt các bình rửa tay cuối nhà thờ, thường xuyên phun thuốc sát trùng trong nhà thờ.
- Không dùng nước thánh tại cửa nhà thờ để làm dấu Thánh giá như thói quen.
- Năm nay các giáo xứ sẽ không tổ chức tĩnh tâm Mùa Chay, hoặc chỉ tổ chức tĩnh tâm cho nhóm nhỏ dưới 300 người.
- Để bù lại phần nào các cuộc tĩnh tâm theo thông lệ, quí cha có thể khai triển các bài đọc Lời Chúa ngày Chúa nhật để giúp cộng đoàn thống hối và canh tân đời sống.
a. Giải tội tập thể
Theo giáo luật điều 961 và theo Tự sắc Misericordia Dei của Thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II, ngày 7-4-2002, về “Một vài phương diện của việc cử hành bí tích Sám hối”, thì trong hoàn cảnh cụ thể của chúng ta vào thời điểm này, chưa đủ điều kiện để cử hành giải tội tập thể. Xin các cha vẫn giải tội cá nhân theo phương thức thông thường.
Theo giáo luật điều 961 và theo Tự sắc Misericordia Dei của Thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II, ngày 7-4-2002, về “Một vài phương diện của việc cử hành bí tích Sám hối”, thì trong hoàn cảnh cụ thể của chúng ta vào thời điểm này, chưa đủ điều kiện để cử hành giải tội tập thể. Xin các cha vẫn giải tội cá nhân theo phương thức thông thường.
b. Giải tội cá nhân
Trong tình hình hiện nay, chưa cần phải ngưng thánh lễ ngày Chúa nhật. Đối với Hội Thánh, cử hành mầu nhiệm Đức Kitô chịu chết và sống lại chính là nguồn mạch bình an, phúc lành và ơn cứu độ cho thế giới. Vấn đề thiết yếu là làm thế nào để tránh sự lây lan.
- Tòa giải tội phải có màn che. Linh mục và tất cả các hối nhân phải đeo khẩu trang. Các giáo xứ chuẩn bị sẵn khẩu trang cho những người không đem theo.
- Để giảm bớt số đông người xưng tội, các cha có thể nói cách tế nhị và khéo léo để những ai thật sự cần thì mới đi xưng tội. Không được nói: chỉ người có tội trọng thì mới xưng tội.
- Cụ thể: các thiếu nhi, người già, người đang rước lễ, vì bác ái, sẽ không xưng tội trong dịp này, để nhường cho những người cần hơn.
- Các cha mời thêm các linh mục từ nơi khác đến giúp, như vẫn quen làm.
Trong tình hình hiện nay, chưa cần phải ngưng thánh lễ ngày Chúa nhật. Đối với Hội Thánh, cử hành mầu nhiệm Đức Kitô chịu chết và sống lại chính là nguồn mạch bình an, phúc lành và ơn cứu độ cho thế giới. Vấn đề thiết yếu là làm thế nào để tránh sự lây lan.
a. Trong thời gian dịch bệnh đang lan rộng, để giảm bớt số lượng người tham dự trong một thánh lễ, tránh sự va chạm tiếp xúc, tôi cho phép mỗi cha ngày Chúa nhật có thể dâng tối đa bốn thánh lễ nếu thực sự có nhu cầu.
Các giáo xứ có thể cử hành thêm các thánh lễ chiều Thứ Bảy và ngày Chúa nhật.
b. Những người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi, và những ai đang có các loại bệnh nặng nhẹ khác nhau: được miễn chuẩn tham dự thánh lễ Chúa nhật và không được đến nơi tập trung đông người.
Dù không tham dự thánh lễ, nhưng các tín hữu vẫn có bổn phận cầu nguyện tại nhà, bằng cách suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa theo ngày, hoặc lần hạt Mân Côi, rước lễ thiêng liêng (tức là khao khát được kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong đức tin và lòng mến, dù không được rước lễ thực sự).
Mỗi ngày đều có thánh lễ trực tuyến được phát trên trang mạng của Tổng giáo phận. Người ở nhà có thể theo dõi vào lúc thuận tiện, chứ không nhất thiết phải là trực tiếp (livestream), để hiệp thông với phụng vụ của Hội Thánh. Hiệp thông với thánh lễ trực tuyến không thay thế việc thực sự tham dự thánh lễ, nhưng có thể giúp nuôi dưỡng đức tin nếu biết hiệp thông với tâm hồn cầu nguyện và thái độ nghiêm túc, chứ không giống như xem một bản tin.
b. Những người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi, và những ai đang có các loại bệnh nặng nhẹ khác nhau: được miễn chuẩn tham dự thánh lễ Chúa nhật và không được đến nơi tập trung đông người.
Dù không tham dự thánh lễ, nhưng các tín hữu vẫn có bổn phận cầu nguyện tại nhà, bằng cách suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa theo ngày, hoặc lần hạt Mân Côi, rước lễ thiêng liêng (tức là khao khát được kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong đức tin và lòng mến, dù không được rước lễ thực sự).
Mỗi ngày đều có thánh lễ trực tuyến được phát trên trang mạng của Tổng giáo phận. Người ở nhà có thể theo dõi vào lúc thuận tiện, chứ không nhất thiết phải là trực tiếp (livestream), để hiệp thông với phụng vụ của Hội Thánh. Hiệp thông với thánh lễ trực tuyến không thay thế việc thực sự tham dự thánh lễ, nhưng có thể giúp nuôi dưỡng đức tin nếu biết hiệp thông với tâm hồn cầu nguyện và thái độ nghiêm túc, chứ không giống như xem một bản tin.
c. Trong thánh lễ, xin lưu ý những điểm sau đây:
- Như đã nói, tất cả mọi người buộc phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
- Chủ tế vì đứng xa cộng đoàn, nên không nhất thiết phải đeo khẩu trang ; nhưng lúc trao Mình Thánh Chúa thì phải đeo vì có khoảng cách gần.
- Trước khi trao Mình Thánh Chúa, tất cả các thừa tác viên phải sát trùng bàn tay.
- Chỉ trao Mình Thánh Chúa trên tay mà thôi.
- Khi trao Mình Thánh, thừa tác viên không nói “Mình Thánh Chúa Kitô” ; và người nhận lãnh không thưa “Amen”, chỉ kính cẩn đón nhận.
- Trong lúc cho rước lễ, các linh mục không đặt tay chúc lành cho trẻ em như quen làm.
- Trong thánh lễ đồng tế, chủ tế và tất cả các linh mục đồng tế chỉ chấm Máu Thánh mà thôi, không uống. Vị cuối cùng sẽ uống hết Máu Thánh rồi tráng chén.
Tuần Thánh là thời gian cử hành các mầu nhiệm quan trọng nhất của Kitô giáo. Tham dự các nghi thức Tuần Thánh là điều rất đáng khuyến khích. Trong thực tế, hầu như tất cả mọi giáo dân Việt Nam đều tham dự các nghi thức này.
a. Giảm bớt tập trung
Trong bối cảnh của nạn dịch, các giáo xứ có thể tìm một phương thức phù hợp để không tập trung đông người.
- Phụng vụ trong ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh có thể được cử hành hai lần, như một số giáo xứ đã làm, hoặc cử hành ngoài trời để có không gian rộng hơn.
- Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là lễ buộc, nên những người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi, và những ai đang có các loại bệnh nặng nhẹ khác nhau, sẽ ở nhà và hiệp thông cầu nguyện.
- Lễ Truyền Dầu sẽ được cử hành tại Nhà thờ Chính tòa vào lúc 8g30.
Các tu sĩ và giáo dân: xin ở nhà và hiệp thông qua truyền hình trực tuyến.
- Trong Thánh lễ Tiệc ly ban chiều, sẽ không cử hành nghi thức Rửa chân để tránh sự tiếp xúc gần gũi.
- Các giáo xứ vẫn chia phiên chầu tới nửa đêm, vì thường mỗi phiên chỉ có số lượng ít.
- Trong nghi thức Suy tôn Thánh giá, khi chủ sự xướng “Đây là cây Thánh giá…”, toàn thể cộng đoàn đứng tại chỗ và bái quì (ba lần), không tiến lên hôn kính Thánh giá như quen làm.
- Đàng Thánh giá trọng thể và Ngắm 15 sự Thương khó: có thể thực hiện, nếu là cộng đoàn ít người. Nếu là cộng đoàn đông thì nên hủy bỏ.
Xức dầu bệnh nhân luôn phải là việc ưu tiên trong thừa tác vụ linh mục. Quí cha có nghĩa vụ đi xức dầu thánh và mang Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, ngay cả trong những lúc dịch bệnh hay những thời khắc nguy hiểm, để đem đến cho họ sự sống thiêng liêng và niềm hy vọng vào giây phút quan trọng nhất của cuộc đời. Nếu từ chối, chúng ta phải tự hỏi mình làm linh mục để làm gì. Chúng ta hãy nhìn vào gương các bác sĩ y tá hy sinh quên mình để cứu chữa bệnh nhân, hay nhiều anh em linh mục trên khắp thế giới đã hiên ngang đi vào tâm dịch để nâng đỡ tinh thần của giáo dân cũng như lương dân. Dĩ nhiên quí cha cần có sự thận trọng, mang khẩu trang và găng tay, cẩn thận khi tiếp xúc, hoặc nếu đang bệnh thì nhờ một cha khác giúp. Nếu phải hy sinh mạng sống vì thừa tác vụ thánh, thì đó là một hiến tế thánh thiêng cao đẹp của đời linh mục.
7. Cách ly
Khi chính quyền cách ly một khu vực, tất cả mọi người phải tuyệt đối chấp hành. Quí cha và anh chị em giáo dân nơi đó không được tập trung để cử hành hay tham dự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ của mình hoặc tại bất cứ nơi nào khác. Các cha vẫn có thể dâng lễ một mình.
Khi chính quyền cách ly một khu vực, tất cả mọi người phải tuyệt đối chấp hành. Quí cha và anh chị em giáo dân nơi đó không được tập trung để cử hành hay tham dự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ của mình hoặc tại bất cứ nơi nào khác. Các cha vẫn có thể dâng lễ một mình.
8. Chiều kích thiêng liêng
Tôi muốn nhân dịp này gợi lên một ít tâm tình đạo đức thiêng liêng để quí cha suy gẫm và chia sẻ lại cho giáo dân.
Nạn dịch tự nó là một sự xấu không ai muốn có. Tuy nhiên, là môn đệ Đức Kitô, chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa và học được nhiều điều từ biến cố đau buồn này. Có thể kể ra một ít bài học dễ nhận ra:
Lễ Thánh Giuse ngày 19 tháng 3 năm 2020
(đã ký và đóng dấu)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng Giám mục
Tôi muốn nhân dịp này gợi lên một ít tâm tình đạo đức thiêng liêng để quí cha suy gẫm và chia sẻ lại cho giáo dân.
Nạn dịch tự nó là một sự xấu không ai muốn có. Tuy nhiên, là môn đệ Đức Kitô, chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa và học được nhiều điều từ biến cố đau buồn này. Có thể kể ra một ít bài học dễ nhận ra:
- Chúng ta nhận ra rằng rốt cuộc con người chỉ là thụ tạo yếu đuối mỏng manh, hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa là Chủ tể muôn loài. Virus corona dạy con người khiêm tốn hơn, biết sám hối và định hướng lại cuộc đời để hướng tới Thiên Chúa và vĩnh cửu.
- Thay vì cuộc sống xô bồ, vội vã hối hả và bị cuốn hút vào công việc và tiền bạc, con người biết sống chậm lại và cân nhắc đâu là điều thiết yếu và cái gì là phù du.
- Trước nguy cơ của đại dịch, có người tham lam ích kỷ, lợi dụng tình huống khó khăn của người khác để kinh doanh trục lợi, nhưng rất nhiều người đã biết liên đới, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
- Chúng ta khâm phục và cám ơn sự quảng đại và can đảm của các bác sĩ, nhân viên y tế, những thiện nguyện viên, những người hy sinh sự an toàn của bản thân và gia đình để dám liều mạng cứu giúp bệnh nhân.
- Hàng quán vắng người, các điểm vui chơi giải trí đóng cửa, ngoài đường bớt xe cộ, người ta ở trong nhà nhiều hơn, nhờ đó có thể học thinh lặng và thấy được giá trị của đời sống nội tâm, dành nhiều thời gian để sống cho những người thân yêu trong gia đình, hoặc đọc sách hay sống gần thiên nhiên nhiều hơn.
- Một virus nhỏ bé lại có khả năng đảo lộn cuộc sống của cả thế giới. Còn biết bao sức mạnh khác của muôn loài trong hoàn vũ. Đã có nhiều lúc thiên nhiên “nổi loạn” với con người. Chúng ta được dạy cần phải tôn trọng thiên nhiên theo ý định của Thiên Chúa sáng tạo, và sử dụng vạn vật với lương tâm đạo đức và tinh thần trách nhiệm.
- Người Kitô hữu tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện, và đây là điều chúng ta phải cống hiến cho thế giới. Vào thời điểm này, nhân loại vẫn hoàn toàn bất lực. Có cảm nhận về sự bất lực của mình, chúng ta mới nhận ra quyền năng của Thiên Chúa, và ý thức hơn rằng cầu nguyện chính là sứ mệnh cao cả của Hội Thánh. Chúng ta hãy phó thác vào quyền năng của Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Xin Chúa ban ơn cho các nhà khoa học sớm tìm ra phương thuốc chữa trị và phòng ngừa. Nguyện xin Đức Mẹ là Mẹ từ ái của toàn thể nhân loại thương chữa lành thế giới. Xin thánh Giuse là Đấng bảo vệ Hội Thánh gìn giữ Dân Chúa được bình an.
- Lời cầu nguyện của chúng ta chắc chắn sẽ được Chúa nhậm lời. Tuy nhiên, Chúa không muốn đáp ứng lời cầu nguyện ngay lập tức như khi chúng ta trả tiền để mua một món hàng. Khi đứa con không vâng lời cha mẹ, nghịch ngợm đến nỗi bị thương chảy máu, nhiều lúc cha mẹ để đứa bé khóc lóc kêu la thật lâu, không phải vì không thương con, nhưng vì muốn đứa con thấm thía sự đau đớn để từ nay ngoan hơn. Nhiều lúc ta phải chịu nhiều đau khổ để thấm thía một bài học trong đời. Cũng vậy Chúa muốn chúng ta kiên trì cầu nguyện, khao khát mong mỏi, vì cần có thời gian để chúng ta có thể thấm thía các bài học Chúa muốn dạy. Virus nhỏ bé dường như vô hình lại có sức thay đổi lối sống con người. Nếu chúng ta biết mở mắt và lắng nghe, mùa tai họa lại thành mùa ân phúc.
Lễ Thánh Giuse ngày 19 tháng 3 năm 2020
(đã ký và đóng dấu)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng Giám mục
(WGPSG)
Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020
GIÁO DÂN TRONG MÙA DỊCH: NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN
Một số gợi ý cho giáo dân khi tham dự Thánh lễ và Bí tích trong mùa dịch COVID-19
NÊN
KHÔNG NÊN
NÊN
- Mang khẩu trang khi tham dự Thánh lễ hoặc khi đến toà giải tội
- Rửa tay trước và sau khi tham dự Thánh lễ.
- Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác trong Thánh lễ.
KHÔNG NÊN
- Chấm nước thánh làm dấu Thánh giá ở cửa ra vào nhà thờ.
- Ôm, bắt tay chúc bình an.
- Rước lễ bằng miệng.
- Đưa tay lên mặt, sờ mũi, miệng.
- Tham dự Thánh lễ khi có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở.
- Đến những nơi sinh hoạt tập trung đông người.
- Nói lớn tiếng gây phát tán các giọt bắn cho người khác.
NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO NHIỄM BỆNH COVID-19
- Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên (đặc biệt các cụ trên 70, 80 tuổi)
- Người có nhiều bệnh mạn tính đồng mắc như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, suy tim gan thận, tai biến mạch máu não…
- Người tiếp xúc gần hoặc xa với người nhiễm virus SARS-CoV-2
- Người đi về hoặc có tiếp xúc với người thân về từ vùng dịch như Trung quốc, Hàn quốc, Châu Âu, Mỹ...
NHÓM ĐỐI TƯỢNG NÀY NÊN
Nhóm Soạn thảo Chuyên đề Y Tế
Giới Y Tế Công Giáo TGP Sài Gòn
- Hạn chế di chuyển và tiếp xúc mọi người.
- Tự cách ly trong phòng riêng tại nhà.
- Hạn chế tham dự các Thánh lễ và sinh hoạt tôn giáo cộng đồng.
Nhóm Soạn thảo Chuyên đề Y Tế
Giới Y Tế Công Giáo TGP Sài Gòn
( WGPSG)
Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020
Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020
Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020
TÒA TỔNG GIÁM MỤC SAIGON: THÔNG BÁO VỀ VIỆC THEO DÕI THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( (84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
Kính gửi: Quý Cha trong Tổng giáo phận
Kính thưa quý cha,
Trong thông báo ngày 06.3.2020, Đức Tổng Giám mục Giuse có đề cập đến việc theo dõi các cử hành phụng vụ được phát trực tuyến. Đây được xem là một việc đạo đức giúp mọi người hiệp thông vào đời sống phụng vụ của Giáo hội.
Tòa Tổng giám mục xin xác định việc theo dõi trực tuyến không thể thay thế cho việc tham dự phụng vụ trực tiếp. Xin quý cha giải thích rõ cho anh chị em giáo dân để tránh hiểu lầm và có tư tưởng đánh đồng thì thật tai hại.
Có thông tin là một số giáo xứ đang lên kế hoạch đầu tư thiết bị để chuẩn bị phát trực tuyến các cử hành riêng của giáo xứ mình trong thời gian sắp tới. Tòa Tổng giám mục cũng lưu ý quý cha là việc làm này không cần thiết và gây nhiều tốn kém. Trong tinh thần hiệp thông, cộng đoàn Dân Chúa trong Tổng giáo phận chúng ta chỉ cần theo dõi trực tuyến các thánh lễ được phát trên trang mạng của Tổng giáo phận là đủ.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, ngoài những biện pháp cần tuân giữ để phòng tránh lây lan bệnh, xin quý cha cũng nhắc lại để anh chị em nào có triệu chứng bệnh về đường hô hấp hoặc từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh cần có ý thức cách ly và tuyệt đối không đến nhà thờ tham dự các cử hành phụng vụ.
Kính chúc quý cha và các cộng đoàn một mùa Chay thánh thiện trong bình an và ân sủng của Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót.
TL. Đức Tổng Giám Mục
Lm. Chưởng ấn
(đã ký và đóng dấu)
Phêrô Kiều Công Tùng
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( (84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
Ngày 14 tháng 3 năm 2020
Kính gửi: Quý Cha trong Tổng giáo phận
Kính thưa quý cha,
Trong thông báo ngày 06.3.2020, Đức Tổng Giám mục Giuse có đề cập đến việc theo dõi các cử hành phụng vụ được phát trực tuyến. Đây được xem là một việc đạo đức giúp mọi người hiệp thông vào đời sống phụng vụ của Giáo hội.
Tòa Tổng giám mục xin xác định việc theo dõi trực tuyến không thể thay thế cho việc tham dự phụng vụ trực tiếp. Xin quý cha giải thích rõ cho anh chị em giáo dân để tránh hiểu lầm và có tư tưởng đánh đồng thì thật tai hại.
Có thông tin là một số giáo xứ đang lên kế hoạch đầu tư thiết bị để chuẩn bị phát trực tuyến các cử hành riêng của giáo xứ mình trong thời gian sắp tới. Tòa Tổng giám mục cũng lưu ý quý cha là việc làm này không cần thiết và gây nhiều tốn kém. Trong tinh thần hiệp thông, cộng đoàn Dân Chúa trong Tổng giáo phận chúng ta chỉ cần theo dõi trực tuyến các thánh lễ được phát trên trang mạng của Tổng giáo phận là đủ.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, ngoài những biện pháp cần tuân giữ để phòng tránh lây lan bệnh, xin quý cha cũng nhắc lại để anh chị em nào có triệu chứng bệnh về đường hô hấp hoặc từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh cần có ý thức cách ly và tuyệt đối không đến nhà thờ tham dự các cử hành phụng vụ.
Kính chúc quý cha và các cộng đoàn một mùa Chay thánh thiện trong bình an và ân sủng của Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót.
TL. Đức Tổng Giám Mục
Lm. Chưởng ấn
(đã ký và đóng dấu)
Phêrô Kiều Công Tùng
(WGPSG)
TÒA TỔNG GIÁM MỤC SAIGON: THÔNG BÁO NGÀY 14.03.2020 - TẠM NGƯNG TẤT CẢ CÁC LỚP GIÁO LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỔNG GIÁO PHẬN
TOÀ TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( (84.28) 3930 3828
E.mail: tgmsaigon@gmail.com
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14.03.2020
Kính gởi: Quý Cha Chánh, Phó xứ trong Tổng giáo phận,
Kính quý cha,
Hiện giờ tất cả mọi người đều lo lắng vì dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Trong thực tế các em học sinh vẫn còn nghỉ học. Do đó, để bảo đảm an toàn cho con em của chúng ta, cho các gia đình và cho cộng đồng, Tòa Tổng giám mục quyết định:
Tạm ngưng tất cả các lớp giáo lý trên địa bàn Tổng Giáo phận, kể từ ngày mai, Chúa nhật thứ 3 Mùa Chay, 15.3.2020 cho đến khi có thông báo mới.
Tòa Tổng giám mục đề nghị tất cả các cha chánh, phó xứ triệt để thi hành quyết định nói trên vì ích lợi chung.
Xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót cho đại dịch này sớm bị ngăn chặn để mọi người được bình an, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria là Đức Bà phù hộ các giáo hữu.
Kính chào quý cha trong Chúa Kitô.
TL. Đức Tổng Giám Mục
Lm. Tổng Đại Diện
(đã ký và đóng dấu)
Inhaxiô Hồ Văn Xuân
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( (84.28) 3930 3828
E.mail: tgmsaigon@gmail.com
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14.03.2020
Kính gởi: Quý Cha Chánh, Phó xứ trong Tổng giáo phận,
Kính quý cha,
Hiện giờ tất cả mọi người đều lo lắng vì dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Trong thực tế các em học sinh vẫn còn nghỉ học. Do đó, để bảo đảm an toàn cho con em của chúng ta, cho các gia đình và cho cộng đồng, Tòa Tổng giám mục quyết định:
Tạm ngưng tất cả các lớp giáo lý trên địa bàn Tổng Giáo phận, kể từ ngày mai, Chúa nhật thứ 3 Mùa Chay, 15.3.2020 cho đến khi có thông báo mới.
Tòa Tổng giám mục đề nghị tất cả các cha chánh, phó xứ triệt để thi hành quyết định nói trên vì ích lợi chung.
Xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót cho đại dịch này sớm bị ngăn chặn để mọi người được bình an, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria là Đức Bà phù hộ các giáo hữu.
Kính chào quý cha trong Chúa Kitô.
TL. Đức Tổng Giám Mục
Lm. Tổng Đại Diện
(đã ký và đóng dấu)
Inhaxiô Hồ Văn Xuân
(WGPSG)
Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020
CÁCH LY 135 NGƯỜI TIẾP XÚC BỆNH NHÂN VIRUS VŨ HÁN Ở GIÁO XỨ SAO MAI, TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON
Ngoài việc cách ly 135 người tiếp xúc với nam thanh niên 25 tuổi, lực lượng chức năng cũng khử khuẩn con hẻm đường Bành Văn Trân và nhà thờ sát nhà anh này.
Nam thanh niên 25 tuổi là người thứ 9 dương tính nCoV, liên quan từ "bệnh nhân 34" - nữ doanh nhân ở Bình Thuận.
Nam thanh niên 25 tuổi là người thứ 9 dương tính nCoV, liên quan từ "bệnh nhân 34" - nữ doanh nhân ở Bình Thuận.
Khu vực nhà "bệnh nhân 45" ở quận Tân Bình tối 13/3. Ảnh: Nguyễn Thành. |
Tối 13/3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM cho biết, nam thanh niên làm cho công ty thiết bị vệ sinh cao cấp nước ngoài, trụ sở tại quận 1, đồng thời tham gia giảng dạy một lớp giáo lý ở nhà thờ. Sau khi biết thông tin về "bệnh nhân 34", anh này đến trung tâm y tế thông báo tối 3/3 đã ăn và làm việc với vợ chồng "bệnh nhân 34" gần 30 phút. Hôm sau, anh cùng 2 đồng nghiệp và tài xế về TP HCM. Khi hay tin nữ doanh nhân dương tính nCoV, anh tự cách ly ở nhà và đang bị ngạt mũi, rát họng.
Cơ quan y tế đánh giá nam thanh niên có nguy cơ nhiễm nCoV rất cao nên đưa vào cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm, khử khuẩn nơi sinh hoạt... Đêm 12/3, kết quả xét nghiệm của nam thanh niên là dương tính. Đến chiều nay, Viện Pasteur TP HCM tiếp tục xác định bệnh nhân dương tính.
Thành phố cũng cách ly 135 người tiếp xúc với nam thanh niên. Trong đó có 6 người thân sống cùng nhà, 9 người sống tại hai nhà bên cạnh, 6 người tiếp xúc gần (nhóm học giáo lý), một người khác tiếp xúc khi uống cà phê với bệnh nhân và 5 đồng nghiệp. Các trường hợp tiếp xúc gần được chuyển đến khu cách ly tập trung tại huyện Củ Chi.
Đối với 41 nhân viên công ty ở quận 1, thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức cách ly.
Cơ quan y tế đánh giá nam thanh niên có nguy cơ nhiễm nCoV rất cao nên đưa vào cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm, khử khuẩn nơi sinh hoạt... Đêm 12/3, kết quả xét nghiệm của nam thanh niên là dương tính. Đến chiều nay, Viện Pasteur TP HCM tiếp tục xác định bệnh nhân dương tính.
Thành phố cũng cách ly 135 người tiếp xúc với nam thanh niên. Trong đó có 6 người thân sống cùng nhà, 9 người sống tại hai nhà bên cạnh, 6 người tiếp xúc gần (nhóm học giáo lý), một người khác tiếp xúc khi uống cà phê với bệnh nhân và 5 đồng nghiệp. Các trường hợp tiếp xúc gần được chuyển đến khu cách ly tập trung tại huyện Củ Chi.
Đối với 41 nhân viên công ty ở quận 1, thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức cách ly.
Đường lây nhiễm "bệnh nhân 34". Đồ họa: Tiến Thành. |
Ông Nguyễn Văn Bình (tổ trưởng khu phố nhà "bệnh nhân 45") cho biết, khu phố có 52 hộ với khoảng hơn 200 người. Từ sáng sớm hôm qua, xe cứu thương cùng hàng chục y bác sỹ, công an, dân phòng đến phong tỏa để khử khuẩn con hẻm dài khoảng 200 m và khu vực nhà thờ Sao Mai - cách nhà nam thanh niên chừng 20 m. Đến 17h hôm nay, họ tiếp tục phun khử toàn bộ con hẻm và nhà thờ rồi rút đi.
"Lúc đầu biết có người trong hẻm nhiễm bệnh, nhiều người hoang mang. Chính quyền địa phương và ngành y tế trấn an, giờ mọi người đã sinh hoạt bình thường", ông Bình nói.
Theo bà Lê Thị Thu Nga (61 tuổi, bác ruột của "bệnh nhân 45"), 6 người trong gia đình tiếp xúc gần với nam thanh niên được lực lượng y tế làm các thủ tục xét nghiệm, sau đó đưa đi cách ly ở Củ Chi. Trong đó, mẹ của nam thanh niên làm việc tại nhà thờ Sao Mai - mỗi lần tổ chức lễ có khoảng 200 người.
"Bệnh nhân 34" bay từ Việt Nam sang Mỹ có quá cảnh Hàn Quốc, sau đó trở về quá cảnh Qatar, nhập cảnh Tân Sơn Nhất sáng 2/3 và đi ôtô riêng về Bình Thuận. Ngoài nhánh liên quan đến "bệnh nhân 45", TP HCM cũng cách ly hàng chục người đi cùng chuyến bay QR974 với bà này.
Hiện, Việt Nam ghi nhận 45 ca Covid-19, trong đó 16 người đã khỏi.
"Lúc đầu biết có người trong hẻm nhiễm bệnh, nhiều người hoang mang. Chính quyền địa phương và ngành y tế trấn an, giờ mọi người đã sinh hoạt bình thường", ông Bình nói.
Theo bà Lê Thị Thu Nga (61 tuổi, bác ruột của "bệnh nhân 45"), 6 người trong gia đình tiếp xúc gần với nam thanh niên được lực lượng y tế làm các thủ tục xét nghiệm, sau đó đưa đi cách ly ở Củ Chi. Trong đó, mẹ của nam thanh niên làm việc tại nhà thờ Sao Mai - mỗi lần tổ chức lễ có khoảng 200 người.
"Bệnh nhân 34" bay từ Việt Nam sang Mỹ có quá cảnh Hàn Quốc, sau đó trở về quá cảnh Qatar, nhập cảnh Tân Sơn Nhất sáng 2/3 và đi ôtô riêng về Bình Thuận. Ngoài nhánh liên quan đến "bệnh nhân 45", TP HCM cũng cách ly hàng chục người đi cùng chuyến bay QR974 với bà này.
Hiện, Việt Nam ghi nhận 45 ca Covid-19, trong đó 16 người đã khỏi.
(Nguồn: VnExpress)
DỊCH VIRUS VŨ HÁN CÓ PHẢI LÀ DẤU CHỈ CỦA THỜI ĐẠI?
Nhiều người có thể ngạc nhiên: Vì sao trước đại dịch virus Corona, Giáo Hội Công Giáo thường mời gọi tín hữu tin vào Thiên Chúa ? Đó là thái độ cần thiết, bởi trải qua dòng lịch sử với nhiều biến cố, Giáo Hội nhận ra được dấu chỉ của thời đại (the signs of the times). Nơi đó, Giáo Hội đọc thấy những thông điệp Thiên Chúa đang nói với con người. Trước diễn biến phức tạp của virus Covid-19 đang bùng phát mạnh hơn trên toàn cầu, chúng ta thử xem đó có phải là dấu chỉ của thời đại.
1. Thuật ngữ
Với nhiều tín hữu, có thể cụm từ trên đây nghe rất lạ tai. Để tiếp cận từ này, chúng ta khởi đi từ câu đúc kết dân gian: “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Hoặc, “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.” Dân Việt Nam mình có biết bao câu như thế để nói về hiện tượng thời tiết, báo hiệu cho chúng ta nên ứng xử như thế nào.
Trong đời sống đức tin cũng thế, dấu chỉ là một thực tại có thể thấy được, để hướng đến một thực tại khác. Dấu chỉ thời đại là những sự kiện hay hiện tượng văn hóa, xã hội, biến cố nói lên tính chất đặc thù của thời đại. Qua đó, chúng ta có thể thấy những khát vọng và nhu cầu của con người. [1] Quan trọng hơn, nơi đó người Công Giáo có thể đọc ra sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa.
Nếu mở từng trang Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy biết bao dấu chỉ thời cuộc trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Đó có thể là những chiến thắng vẻ vang của dân Chúa trước quân xâm lăng. Cuộc xuất hành thành công dưới sự lãnh đạo của Môsê cũng là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa luôn đồng hành với dân Người. Khi cả dân quay về với Thiên Chúa, đó là dấu chỉ cho thấy họ thực sự ăn năn. Ngược lại, khi dân xa rời Thiên Chúa, thờ thần ngoại bang, đó là dấu chỉ cho thấy dân sắp rơi vào cảnh lầm than.
Sang thời Tân Ước, mỗi sách Tin Mừng đều cho thấy những dấu chỉ cần được nhận ra [2]. Chúng ta nhớ có lần Tin Mừng ghi lại đoạn Chúa Giêsu khuyên người ta cần nhận ra dấu chỉ của thời đại: “Bấy giờ, có những người thuộc phái Pharisêu và phái Xađốc lại gần Đức Giêsu, và để thử Người, thì xin Người cho thấy một dấu lạ từ trời. Người đáp: ‘Chiều đến, các ông nói: Ráng vàng thì nắng’, rồi sớm mai, các ông nói: ‘Ráng trắng thì mưa’. Cảnh sắc bầu trời thì các ông biết cắt nghĩa, còn thời điềm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi.” (Mt 16,1–3).
Thực ra cụm từ trên chỉ được nhắc đến vào thế kỷ XVII, nhà thần học kinh viện người Tây Ban Nha, Melchior Cano nói về lịch sử như một “nơi chốn thần học”. Sau này đức Hồng y Michael von Faulhaber (1869–1952) đã từng dùng kiểu nói: “Tiếng của thời đại, tiếng của Chúa”. Nhất là sau hai cuộc thế chiến, “dấu chỉ thời đại” trở thành cụm từ then chốt. Chẳng hạn, trong thông điệp đầu tiên của mình nơi Công Đồng Vaticano II (1962–1965), Đức Phaolô VI viết: “Phải kích thích trong Giáo Hội sự chờ đợi trong sự tỉnh thức kiên trì đối với những dấu chỉ thời đại… xác nhận tất cả những sự vật và gìn giữ điều gì là tốt trong mọi thời, cũng như trong mọi hoàn cảnh.” [3] Đòi hỏi đó không chỉ dành cho các nhà thần học, hoặc những chủ chăn của Giáo Hội; đó còn là lời mời dành cho mỗi giáo dân để biến dấu chỉ thời đại thành một khát vọng chân thành và thiết thực. (x. Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, số 14).
Ví dụ Công Đồng Vaticano II cho chúng ta một vài dấu chỉ tiêu biểu của thời đại như: khát vọng hiệp nhất (x. HN 4); vai trò của người giáo dân (x. LM 9); tình liên đới giữa các dân tộc (x. TĐ 14); quyền tự do tôn giáo (x. TD 15); lòng nhiệt thành với phụng vụ (x. PV 43).
2. Dịch virus Covid-19 có phải là dấu chỉ thời đại?
Nếu đọc qua những lá thư của Giáo Hội liên quan đến lần đại dịch này, chúng ta dễ dàng nghe được những lời mời gọi nguyện cầu và trở về với Thiên Chúa. Nhất là mùa dịch đang diễn ra trong Mùa Chay, lời gọi ấy lại càng thống thiết hơn. Hẳn nhiên, đó luôn là sứ mạng của Giáo Hội, để giúp con người trung tín vào Thiên Chúa. Trong cảnh dịch lan tràn như hiện nay, Giáo Hội càng nhìn thấy nơi đó một dấu chỉ lớn lao. Vì trong đau khổ và nghịch cảnh, một mặt người tín hữu dễ phớt lờ tiếng nói của Thiên Chúa trong biến cố này; mặt khác, Giáo Hội luôn giúp con người trở về với Thiên Chúa. Hoặc nói như Clive Staples Lewis [4]: “Thiên Chúa thì thầm trong những lúc ta vui, Người thì thầm trong lương tâm ta. Nhưng Người nói lớn mạnh trong những đau khổ của ta. Những đau khổ đó là cái loa tăng âm để làm thức tỉnh một thế giới ngủ mê.” (x. Youcat số 51).
Chắc chắn virus Corona đang ảnh hưởng không chỉ đến tính mạng nhiều người, nó còn tác động đến hầu hết khía cạnh của đời sống. Có người ví đó như cuộc chiến tranh mà toàn thế giới phải chống chọi. Mỗi tín hữu cũng không miễn nhiễm với con virus này. Cứ nhìn thành đô Rôma tráng lệ, đông đúc người hành hương, thì trước virus Corona, mọi chương trình, thánh lễ công cộng đều tạm ngưng. Điều ấy có nghĩa là người ta đang có biện pháp cực mạnh để hy vọng ngăn ngừa được sức công phá của virus.
Trong bầu không khí ấy, dĩ nhiên, Giáo Hội thấy được nỗi đau đớn, hoảng sợ của người dân. Giáo Hội thấy nơi đó một lời mời gọi để con người cần hoán cải, sám hối và ăn năn nhiều hơn. Giáo Hội đang tiếp tục lắng nghe tiếng Chúa trong những biến cố của thế giới, nhất là lần đại dịch này. Phải chăng Thiên Chúa muốn nhắc cho con người về thân phận mỏng dòn, mong manh và phải chết ? Phải chăng con người toàn năng có thể làm được mọi thứ, có thể tiêu diệt được địch thù đang tấn công nhân loại ? Phải chăng virus Covid-19 là hệ quả của những lầm lạc và kiêu ngạo của con người ? Hình như con người chia phe nhóm đấu đá, đến nỗi hậu quả là chết chóc tang thương ? Hoặc là, virus này khiến thế giới bừng tỉnh về một viễn tượng thiên đường do chính con người có thể tạo nên bằng quyền lực, tranh giành và cố chấp ? v.v.
Danh sách câu hỏi trên đây có thể dài vô tận mà mỗi người có thể đặt ra trước con virus này. Đừng quên, Giáo Hội luôn nhớ sứ mạng của mình là chăm chú tìm kiếm, lắng nghe, khám phá tiếng nói, cũng như hoạt động của Thiên Chúa trong dòng lịch sử qua những dấu chỉ thời đại. Sẽ không thừa khi Giáo Hội thống thiết nhắc con cái mình về một dấu chỉ đang diễn ra trước mắt chúng ta. Đó là thời cơ để con người khiêm tốn hơn, nhìn nhận thân phận và vị trí của mình trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Một cách cụ thể, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần chỉ cho chúng ta nhận ra dấu chỉ của thời đại. Chẳng hạn ngài nói: “Mỗi người chúng ta đều có tự do để phân định. Nhưng để có thể phân định được, chúng ta phải biết rõ điều gì đang diễn ra.” [5] Hẳn nhiên mỗi người đều thấy điều gì đang diễn ra quanh con virus kinh khủng này. Trên mạng Internet, môi trường xung quanh, đâu đâu cũng đầy những thông tin về con virus Covid-19. Tôi phòng dịch và nhìn nhận về dịch bệnh này như thế nào ?
Giáo Hoàng Phanxicô chỉ cho ta một chìa khóa để nghe được dấu chỉ: “Trước hết là phải biết thinh lặng: hãy thinh lặng và quan sát. Sau đó, hãy suy tư và phản tỉnh.” [6] Đó là không gian nguyện cầu, là nhìn những gì đang diễn ra để lắng nghe tiếng Chúa. Chúa vẫn ở đó, và muốn nói nhiều điều với con người trong biến cố này. Với sự đơn sơ, chân thành cộng với việc thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện, hy vọng mỗi người đọc được thông điệp của Chúa nơi hoàn cảnh không mấy yên bình này.
Điều tuyệt vời cho những ai nhận ra chút dấu chỉ của thời đại là: họ không hoang mang, hoảng sợ. Ngược lại họ xác tín: “Chính Tin Mừng là Lời của Chúa Giêsu đã làm thay đổi thế giới và tâm hồn chúng ta. Do đó, chúng ta được mời gọi tín thác vào Lời của Chúa Kitô, để mở tâm hồn đón nhận Lòng thương xót của Chúa Cha và để cho bản thân mình được biến đổi nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần.” [7] Gần hơn, sau khi đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho giáo dân trước dịch Covid-19, đức cha Giuse Nguyễn Năng mời gọi giáo dân “xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chữa lành và ban bình an cho nhân loại.” [8]
Với quan điểm cá nhân, tôi thấy đại dịch lần này thực sự là dấu chỉ của thời đại. Nơi đó, mỗi người có thể hiểu hơn về cách Thiên Chúa nói với con người. Thiên Chúa có thể tỏ lộ nhiều điều qua biến cố lay động toàn cầu lần này. Hay nói như Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 11 tháng 3, khi ngài cầu nguyện trong biến cố này: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn tỏa sáng trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng… xin giúp đỡ chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha.” [9]
3. Vài điều cần tránh khi đọc dấu chỉ thời đại
Khi nói về dấu chỉ thời đại, các nghị phụ Công Đồng Vaticano II nhấn mạnh đến “sự hiện diện của Thiên Chúa và về hoạt động của Ngài.” Thật không chính xác khi thấy những dấu chỉ để quy gán cho Thiên Chúa đang trừng phạt dân. Chúa không làm ra con virus Covid-19. Ngài không tạo ra sự dữ. Xin đừng nhìn dấu chỉ thời đại này để nói rằng Chúa không thương xót con người.
Covid-19 không phải là dấu chỉ cánh chung. Con người không thể biết lúc nào đến ngày cánh chung. Dấu chỉ thời đại giúp con người có thêm lý do để tin tưởng vào Thiên Chúa nhiều hơn. Thiên Chúa luôn quan phòng mọi sự. Mỗi người đều sống trong tình yêu của Ngài. Nếu hiện tại con người tin yêu Chúa, thì tương lai sẽ tốt đẹp hơn.
Chiêm ngắm những gì đang diễn ra để thấy được bàn tay của Thiên Chúa. Trước dấu chỉ thời đại, người ta lại có nguy cơ đi vào lối dẫn dắt của sự dữ. Họ bi quan và thấy tuyệt vọng. Trong khi đó, Thiên Chúa mời gọi họ nhìn vào cuộc sống với niềm hy vọng lớn lao. Có Chúa là có tương lai, có bình an. Do đó, đừng để dấu chỉ thời đại dẫn bạn vào ngõ cụt.
Khi đọc dấu chỉ, chúng ta không thể đọc một mình. Chúng ta có Giáo Hội, có Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Xin đừng liều lĩnh suy đoán một mình. Ngược lại trong Giáo Hội, chúng ta được hướng dẫn để thấy dấu chỉ thời đại rõ hơn, khách quan hơn. Đối với Kitô hữu, để nhận ra các dấu chỉ thời đại, họ cần được Giáo Hội hướng dẫn để biết lắng nghe tiếng nói của Thần Khí và quy chiếu về Chúa Kitô [10].
Đừng để tâm lý hoảng sợ, hoang mang chi phối việc đọc dấu chỉ của chúng ta. Nhất là trước biết bao thông tin tiêu cực về Covid-19, một tâm hồn bình an trong Chúa mới có thể nhận ra Chúa đang muốn nói với tôi điều gì.
Khi viết về chủ đề này, Lm. Nguyễn Trọng Viễn, dòng Đa Minh, nhắc chúng ta nhớ đến sự thật này: “Nếu Thiên Chúa trong quá khứ, đã yêu thương những người thuộc về Ngài; thì Ngài không thể không yêu thương họ ngày hôm nay.”[11] Do đó, đọc dấu chỉ thời đại đòi người ta đặt cuộc đời vào vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Sẽ là sai lầm nếu thấy đau khổ hoặc sự dữ mà lãng quên tình yêu của Chúa.
Tạm kết
Có lẽ đề tài này quá rộng so với một bài viết ngắn trên đây. Hy vọng chút gợi ý trên để mỗi người nhìn đại dịch Covid-19 với lòng tin tưởng và hy vọng. Thiên Chúa thực sự đang “vặn loa” thật to để mời gọi con người trở về với Ngài. “Liệu tôi có biết rằng lịch sử của Chúa vẫn đang tiếp diễn hôm nay, và mãi cho đến ngày Ngài ngự đến trong vinh quang không ? Tôi có đọc được các dấu chỉ thời đại và sống kiên trung với tiếng gọi của Chúa không ?”[12]
Dù trong hoàn cảnh thuận lợi hoặc khó khăn, khỏe mạnh hay dịch bệnh, Giáo Hội, Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi mỗi người nhạy bén nhận ra dấu chỉ thời đại. Nó đang diễn ra trước mắt chúng ta. Ước gì mỗi người lắng nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần đang lớn tiếng trong cơn dịch này.
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Nguồn: dongten.net
(WGPSG)
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)