Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN A (Mt 22, 15-21)


Mời xem videoclip>>

CỦA CESAR, TRẢ VỀ CESAR
CỦA THIÊN CHÚA, TRẢ VỀ THIÊN CHÚA

                                                  Lm. Phaolô Đoàn Thanh Phong  
Thưa Anh Chị Em,
 
Nếu có dịp đến viện bảo tàng Manchester bên nước Anh, và khi đến ghé thăm khu trưng bày các loại đồng tiền cổ từ thời đế quốc Rôma, ai cũng có thể nhìn thấy đồng tiền Denarius bằng bạc, trên có đúc niên biểu và hình của hoàng đế Roma. Đây là đồng tiền được lưu hành trong nước Do Thái thời Chúa Giêsu. Trên đồng tiền này, có  in hình Ce’sar Tiberius, đầu đội vòng hoa như một vị thần, cùng với dòng chữ: "Ce’sar Tiberio, con của thần Augusto" (cf. Tassin). Cầm đồng tiền ấy trên tay, người ta có thể liên tưởng đến câu chuyện người đàn bà với đồng tiền bị mất; đến dụ ngôn ông chủ vườn nho đã trả lương cho những người thợ làm vườn. Nhất là, người ta có thể liên tưởng đến đồng tiền Chúa Giêsu đã dùng để trả lời cho cả 2 nhóm Pharisêu và Herodes trong TM hôm nay.

Thực ra, đây là 2 nhóm người khác nhau về nguyên tắc, về quan điểm sống. Nếu như những người thuộc nhóm Herodes chấp nhận nộp thuế cho hoàng đế, như là phương cách bảo vệ chỗ đứng của mình trong bộ máy cai trị, thì trái lại, nhóm Pharisêu chỉ chấp nhận nộp thuế cách miễn cưỡng. Bởi, họ không đón nhận thái độ của các Ce’sar Rôma luôn tự coi mình là thần minh, cho nên đối với họ, việc nộp thuế cho đế quốc được xem như một sự xúc phạm đến Thiên Chúa. Vì thế, không chỉ phải nộp thuế, mà ngay cả việc mang trong mình đồng tiền của kẻ ngoại bang đã là một hành vi bội giáo. Nhưng vì cùng mâu thuẫn, xung đột tư tưởng với Chúa Giêsu,  nên họ sẵn sàng xóa bỏ nguyên tắc, quan điểm riêng, chấp nhận liên minh lại với nhau để gài bẫy Chúa Giêsu bằng câu hỏi: "Có được phép nộp thuế cho hoàng đế Ce’sar không?”. Đây là một vấn đề mới nghe qua thật bình thường, nhưng sự thực lại không hề đơn giản. Thật vậy, nếu Chúa Giêsu trả lời rằng nên nộp thuế, thì chính Ngài đã nhìn nhận Ce’sar là Chúa của mình,Ngài sẽ trở thành một kẻ bội giáo, mất tín nhiệm với số đông quần chúng. Còn nếu Ngài trả lời rằng không nộp thuế, thì Ngài sẽ bị tố cáo là kẻ chống lại hoàng đế, chống lại chính quyền Rôma. Thật “tiến thoái lưỡng nan”, trả lời thế nào cũng khó. Thế nhưng, thật bất ngờ Ngài lại dùng đồng tiền hai mặt của Rôma để trả lời: "Của Ce’sar, trả về Ce’sar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa" (Mc 12,17). Trả lời như thế, không những Chúa Giêsu thoát được cái bẫy thâm độc của những người đạo đức giả, mà còn khẳng định chỗ đứng của Thiên Chúa trong đời sống, trong vũ trụ: "Phải trả cho Ce’sar đồng tiền mang hình ảnh và tên của Ce’sar thế nào, thì cũng phải trả lại cho Thiên Chúa những gì mang dáng hình của Thiên Chúa”. Trả lời như vậy là Chúa Giêsu muốn dạy họ rằng mỗi người luôn có hai bổn phận phải thực hiện giữa đời và trong đạo. Vì có đạo nào lại không ở trong đời và có đời nào lại không là của đạo. Một người Kitô hữu trong đạo cũng là công dân của một đất nước, cho nên cần phải chu toàn cả hai bổn phận thì mới đúng là người Kitô hữu đích thực, là công dân trong đất nước và cũng là công dân trong Nước Trời mai sau.

+ Sống giữa đời phải hiểu rằng: Quốc gia thì có luật pháp; Gia đình thì có gia pháp; Cộng đoàn thì có luật riêng của cộng đoàn. Vì thế, ai ai cũng phải có trách nhiệm chu toàn bổn phận với đời, với xã hội. Cụ thể, gia đình Nagiarét, dù Mẹ Maria sắp đến ngày sinh con, nhưng họ vẫn tùng phục luật xã hội, phải rời miền Bắc trở về miền Nam. khi được lệnh trở về quê để khai báo hộ khẩu.

+ Sống trong đạo thì phải chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu luôn ưu tiên cho công việc của Chúa Cha. Nên khi hành hương ở hội đường, Ngài đã ở lại để giảng dạy giáo lý, qua đó, Ngài muốn khẳng định rằng: lo việc của Thiên Chúa thì hơn lo việc trần thế (x.Lc 2,46). Không chỉ Ngài đề cao việc của Cha Ngài, mà những người theo Ngài, Ngài cũng đòi hỏi rất gắt gao: "Kẻ nào đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đệ của Ta" (Lc 14,26-27). Và cũng vì thế, mà Thánh Phaolô xác định: "Nếu tôi luôn luôn làm hài lòng mọi người, thì tôi không còn là môn đệ của Chúa Giêsu" (Gl 1,10). Nghĩa là, Ngài phải làm hài lòng Thiên Chúa trước, thì Ngài mới có khả năng làm hài lòng mọi người. Rõ ràng, với câu trả lời của Chúa Giêsu "Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa" (Mc 12,17), thì hai bổn phận đối với đời và đối với đạo, với Thiên Chúa, luôn cần phải đi song hành với nhau, không có sự loại trừ. Bởi vì, Đạo Công Giáo không phải là Đạo Duy Tâm mà là Đạo có : Có Chúa Kitô, có linh hồn và thể xác, có nhân tính và thần tính, có đời này và có đời sau.

Thưa Anh Chị Em,
 
Một trong những khuynh hướng tiêu cực nơi những người có tôn giáo đó là khuynh hướng phân chia đời sống thành nhiều phạm vi tách rời nhau: phạm vi ở phố chợ khác với ở gia đình, và lại càng khác với phạm vi trong khuôn viên nhà thờ, giáo xứ. Sự tách biệt ấy dễ làm nên những bộ mặt tương phản nơi người tín hữu: Ở nhà thờ là dung mạo rất đạo đức hiền lành và đơn sơ, nhưng bên ngoài pham vi nhà thờ, thì lại là một bộ mặt khác xấu xí hơn như người ta thường nói vui với nhau: Ơ nhà thờ thì hứa với Chúa thật nhiều và ra khỏi nhà thờ thì thất hứa với Chúa cũng thật nhiều. Vì vậy, cần phải hiểu rằng Thiên Chúa hiện diện - không chỉ ở trong một góc nào đó của nhà thờ khi cử hành phụng Vụ hay trong những buổi cầu nguyện sốt sắng. Chúng ta có thể gặp thấy Ngài ở mọi nơi, cả trong các sinh hoạt đời thường. Vì Thiên Chúa là Đấng Emmanuel – một Thiên Chúa ở với con người, nhưng quan trọng hơn, con người là nơi hình ảnh của Thiên Chúa được thể hiện tròn đầy nhất. Được tạo thành theo dáng hình Thiên Chúa, con người chỉ thực sự lớn lên trong ơn gọi làm người, ơn gọi làm con Chúa khi thể hiện đúng vai trò bổn phận của mình trong thế giới hôm nay và trong lòng Hội Thánh. Vì vậy, lắng nghe lời Chúa hôm nay, xin cho mỗi người chúng ta ý thức bổn phận của mình trong xã hội cũng như trong Giáo hội để có thể thống nhất trong phương cách thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chúa. Có như thế, chúng ta mới thực sự làm đúng như lời Chúa Giêsu mời gọi: “Của Cesar, trả về Cesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa". Amen.

(Biên soạn ngày 12/10/2011)
(thanhlinh.net)

LẼ SỐNG 15.10

15 Tháng Mười
Người Ðàn Bà "Rất Ðàn Bà"

Hôm nay là ngày kính nhớ thánh nữ Têrêxa Avila.

Vị nữ Tiến Sĩ Hội Thánh này đã sống trong một giai đoạn có nhiều xáo trộn nhất đối với Giáo Hội. Thánh nữ chào đời khi cuộc cải cách của người Tin Lành bắt đầu và qua đời khi Công Ðông Trento vừa chấm dứt. Ngài đã được Thiên Chúa ban cho Giáo Hội như một đóa hoa đẹp đẽ nhất giữa những gai góc đang ụp phủ trên Giáo Hội. Nhưng Têrêxa Avila cũng chỉ là một người đàn bà giống như rất nhiều người đàn bà khác. Ðẹp, có nhiều năng khiếu, đảm đang, đa tình... Têrêxa lại là một người đàn bà "rất đàn bà". Thế nhưng nơi người đàn bà này, người ta thấy có nhiều tương phản: thông minh nhưng lại thực tế; biết nhiều nhưng không xa vời với kinh nghiệm sống; thần bí nhưng lại đầy nghị lực để trở thành một nhà cải cách.


Têrêxa là một người đàn bà hoàn toàn sống cho Chúa, nghĩa là một người đàn bà cầu nguyện, kỷ luật và biết cảm thông. Trái tim của Têrêxa hoàn toàn thuộc về Chúa. Ðã thách thức tất cả mọi chống đối của người cha để gia nhập dòng kín, Têrêxa cũng tiếp tục đương đầu với không biết bao nhiêu chống đối khác khi muốn cải tổ dòng kín. Người đàn bà yếu đuối này chỉ còn một nơi nương tựa duy nhất: đó là Thiên Chúa.


Là một người sống cho Chúa hoàn toàn, Têrêxa cũng hoàn toàn sống cho người khác. Canh tân cuộc sống của mình, Têrêxa cũng không ngừng đi khắp đó đây để giúp người khác canh tân cuộc sống.


Suốt cuộc đời trải qua trong gian lao và thử thách, về cuối đời, Thánh nữ đã thốt lên: "Ôi lạy Chúa, tất cả những ai làm việc cho Chúa đều được đáp trả bằng gian lao, khốn khó. Nhưng cao quý thay phần thưởng dành cho những ai yêu mến Chúa, nếu họ hiểu được giá trị của nó".


Hiện nay, người ta nói đến rất nhiều thứ giải phóng, trong đó có giải phóng người phụ nữ.


Có lẽ tất cả những ai đang tranh đấu cho nữ quyền nên nhìn vào mẫu gương của thánh nữ Têrêxa Avila. Một người đàn bà đã có thể thực hiện được nhiều việc vĩ đại, nhưng bản chất đàn bà vẫn không hề thay đổi trong con người ấy. Phải chăng người đàn bà có thể đóng trọn vai trò của họ trong Giáo Hội và trong xã hội khi họ biết trung thành với ơn gọi cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban qua nữ tính của họ!


Người nữ có phúc nhất trong những người nữ, người nữ cũng đã sống trọn vẹn ơn gọi làm người: đó là Ðức Maria. Bí quyết để người nữ ấy thể hiện trọn vẹn ơn gọi làm người nữ và làm người của mình chính là hai tiếng "Xin vâng". Thiên Chúa đã tạo dựng con người và đã quy định cho con người một định mệnh: định mệnh đó chính là sống cho Chúa. Ðức Maria, thánh nữ Têrêxa và bao nhiêu vị thánh nam nữ khác, đã thực hiện được định mệnh đó qua một cuộc sống hoàn toàn vâng phục ý Chúa. Chỉ có một sự bình đẳng duy nhất: đó là sự bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Ðức Maria đã minh chứng được sự bình đẳng đó qua sự cộng tác của Mẹ vào công cuộc cứu rỗi của Ðức Kitô.


Trước mặt Chúa, mỗi người chúng ta đều có một chỗ đứng. Không có chỗ đứng nào cao trọng hơn chỗ đứng khác. Hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc ở sự đáp trả của chúng ta đối với tiếng gọi của Chúa.


Trích sách Lẽ Sống

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

LẼ SỐNG 14.10

14 Tháng Mười
Lời Trăn Trối Của Người Mẹ

Thời cách mạng Pháp, người ta hay nhắc đến một khuôn mặt dữ tợn, chuyên săn lùng các linh mục: đó là đại úy Laly.

Ông đã gia nhập vào đảng Jacobins đi khắp nơi để reo rắc kinh hoàng cho dân chúng. Nhiều vị linh mục đã kín đáo đến khuyên nhủ để lôi kéo ông ra khỏi tội ác. Nhưng tất cả mọi cố gắng của người khác đều vô ích. Con người độc ác đó chỉ đáp lại bằng lãnh đạm và những lời lẽ thô tục.


Thế nhưng một hôm, khi mọi người tưởng như không còn một chút hy vọng, Laly đã lần mò đến một linh mục để xin xưng tội và hòa giải với Giáo Hội. Sau đó ông đã thú nhận: "Cả đời, ngày nào tôi cũng đọc một kinh Kính Mừng, theo lời trăn trối của mẹ tôi trước khi chết".


Có những câu ca dao, có những bài hát, có những bài học làm người, chúng ta tiếp thu ngay khi còn ngồi trên gối mẹ. Trí óc non dại của chúng ta chưa đủ khả năng để lĩnh hội ý nghĩa sâu xa của những bài học đó. Nhưng dần dà với thời gian, khi bắt đầu chúng ta biết suy nghĩ, những bài học đó trồi lên một cách trong sáng trong kiến thức của chúng ta. Có lẽ người mẹ nào cũng hiểu được giá trị của câu: "Dạy con từ thuở còn thơ...".


Mẹ Maria, Hiền Mẫu của chúng ta, vừa là một mẫu gương vừa là một nhà giáo dục tuyệt hảo trong Ðức Tin. Lời kinh dâng Mẹ mà chúng ta bập bẹ khi vừa biết nói là bài ca dao đẹp nhất không ngừng ngân vang trong cuộc sống Kitô chúng ta. Có thể, đôi lúc chúng ta cũng ngâm nga một cách máy móc, nhưng Mẹ vẫn có đó và Mẹ vẫn đeo đuổi, ấp ủ chúng ta trong Tình Yêu bao la của Mẹ.


Trích sách Lẽ Sống

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN DALAT (3)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
THĂM VÀ DÂNG THÁNH LỄ TẠI NHÀ THỜ CHÁNH TOÀ DALAT

   

Đúng 9 giờ sáng ngày 13.10.2011, Đức Tổng Giám mục Leopondo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđitô 16, đã đến Nhà thờ Chánh Tòa Đàlạt, chính thức xuất hiện trước mọi thành phần Dân Chúa của Giáo phận. Dù trời mưa, nhưng gần 3000 người hiện diện không chút xôn xao hay bối rối… tất cả đều hướng nhìn về Vị Đại diện Đức Thánh Cha mà họ luôn yêu mến, mong chờ...


ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
THĂM GIÁO HẠT ĐƠN DƯƠNG 
VÀ ĐAN VIỆN CHÂU SƠN - ĐƠN DƯƠNG

 

Tiếp tục hành trình trong chuyến thăm mục vụ tại Giáo phận Đàlạt, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli cùng phái đoàn đã đến Giáo hạt đơn Dương. Nhà thờ Giáo xứ Lạc Viên được chọn là nơi đón tiếp phái đoàn. 

Theo dự định, lúc 15 giờ 30 phái đoàn sẽ đến Nhà thờ Lạc Viên, nhưng do trời mưa to, đoạn quốc lộ chạy ngang qua Giáo xứ Lạc Lâm ngập nặng, nên xe của Đức Tổng và của Tòa Giám mục không thể vượt qua đoạn đường này được. Giáo hạt phải nhờ xe có sàn cao để chở phái đoàn đến nơi an toàn.

Xin mời xem chi tiết và hình ảnh...>>

(simonhoadalat.com)

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN DALAT (2)

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli 
Thăm Đại Chủng Viện - Trung Tâm Mục Vụ
Và Dâng Thánh Lễ Tại Giáo Xứ Langbian


Như chương trình đã định, sau khi thăm chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã đến Chủng Viện Minh Hòa. Tại nơi đây, Đức Tổng, Đức Cha Antôn, Cha Tổng Đại diện, Cha Giám Đốc Đại Chủng viện, quý Cha trong Ban Tư Vấn của Giáo phận, quý thầy và chủng sinh, đã dành những giây phút thinh lặng đặt mình trước Chúa Giêsu Thánh Thể...


(simonhoadalat.com)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN DALAT (1)

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, 
Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđitô 16
Và Thời Khắc Đầu Tiên Tại Giáo Phận Đàlạt
(12.10.2011)


Theo như chương trình đã được chuẩn bị và thông báo trước, đúng 9 giờ sáng ngày 12.10.2011, phái đoàn của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđitô 16, đã dừng chân tại Trại phong Di Linh, điểm đến đầu tiên trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Giáo phận Đàlạt. 

Đức Cha Antôn, Giám mục Giáo phận, các linh mục Giáo hạt Di Linh, tu sĩ nam nữ các cộng đoàn trong Giáo hạt, các nữ tu phục vụ tại Trại phong và nhiều bệnh nhân cùng hơn 1000 bà con đại diện người dân tộc trong Giáo hạt vui mừng đón chào và tặng hoa cho Đức TGM...

Mời xem chi tiết và hình ảnh>> 

Đức Tổng Giám Mục Đại Diện Tòa Thánh 
Thăm Trại Phong Di Linh Giáo Hạt Di Linh
Giáo Phận Đà Lạt


Sáng thứ tư ngày 12/10/2011, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam, đã chính thức đến viếng thăm Giáo phận Đà Lạt trong hai ngày 12 & 13.10.2011.
 
Vào lúc 8g30’mở đầu cuộc viếng thăm, Ngài đã đến Hạt Di Linh thăm trại Phong Di Linh...

(simonhoadalat.com) 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (6)

GIÁO PHẬN PHAN THIẾT TỪ GIà
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI 
ĐẠI DIỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI


Đúng 7g sáng ngày 12/10/2011, sau bữa điểm tâm tại TGM Phan Thiết, Đức Cha Giuse, Cha Tổng Đại Diện và Quí Cha trong Ban Tư Vấn đã thân mật tiễn Đức TGM.

Trong lời chào từ giã, Đức Cha Giuse đã thay mặt cho Giáo phận Phan Thiết cám ơn Đức TGM đã thay mặt cho ĐTC đến thăm GP Phan Thiết. Sự hiện diện của Đức TGM trong hai ngày qua với những Thánh lễ, bài huấn dụ, lời nói, và nhất là nụ cười của Đức TGM đã cho mọi người thấy sự gần gũi của Tòa Thánh đối với Giáo Hội địa phương. Cám ơn Đức TGM đã cùng với Giáo phận cầu nguyện cho Giáo phận. Sau đó Đức Cha Giuse đã trao tặng cho Đức TGM cuốn Album ghi lại tất cả những hình ảnh của chuyến viếng thăm Giáo phận Phan Thiết...
 


(gpphanthiet.com)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (5)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC THĂM CHỦNG VIỆN THÁNH NICOLA
GIÁO PHẬN PHAN THIẾT


Như cây thanh long được lớn lên như thế nào,
đời chủng sinh trong chủng viện cũng như thế.
 
Lúc 19g ngày 11/10/2011, sau khi được Đại diện Tỉnh hướng dẫn tham quan khu biệt thự nghỉ dưỡng Sea Links tại Hàm Tiến Phan Thiết, đoàn đã ghé thăm Chủng Viện Thánh Nicôla. Đây là điểm cuối trong lịch trình viếng thăm của Đức TGM.




HÌNH ẢNH CÁC GIÁO XỨ
ĐÓN CHÀO ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC TRÊN ĐƯỜNG ĐI  
 
Tại các giáo xứ trên tuyến đường đoàn đi qua như Thánh Linh, Tân Châu, Hiệp Đức, Vinh An .v.v. Đức Tổng Giám Mục xúc động khi thấy bà con giáo dân tụ họp trước cổng nhà thờ để chào đón ngài với cờ Hội Thánh tung bay trên cổng cùng biểu ngữ: CHÀO MỪNG VỊ ĐẠI DIỆN ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (Welcome the Representative of The Holy Father Benedict XVI to Phan Thiet Diocese). Qua mỗi nơi, đoàn xe chạy chậm lại để Đức TGM vẫy chào bà con giáo dân. Tất cả là tấm lòng của đoàn chiên trong sự hiệp thông trong một Giáo Hội Công Giáo duy nhất và thánh thiện.
 
(gpphanthiet.com)

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (4)

THÁNH LỄ ĐẠI TRÀO MỪNG KÍNH MẸ MARIA 
TẠI TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG THÁNH MẪU TÀPAO



Sáng 11.10.2011, ngày thứ hai của chuyến viếng thăm Giáo phận Phan Thiết, Đức TGM đã đến dâng Thánh Lễ trọng thể Mừng Kính Đức Mẹ Mân Côi tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao. Khoảng 20 ngàn khách hành hương đã cùng hiện diện dâng thánh lễ cùng Đức Tổng Giám Mục để cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và Giáo phận Phan Thiết.


Cùng với tất cả sự nao nức đến với Đức Mẹ Tàpao, nơi hành hương linh thiêng của hàng ngàn người khắp nơi vào các ngày 12-13 hàng tháng, Đức Tổng Giám Mục đã cùng Đức Cha Giuse, Linh mục đoàn và nhiều đoàn của các giáo xứ đã khởi hành về Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao...
 
GIÁO HẠT ĐỨC TÁNH 
ĐÓN TIẾP ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI 
 
 
Sau thánh lễ tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Tàpao, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, cùng với linh mục đoàn, các Tu sỹ, và rất đông anh chị em Giáo dân hành hương Mẹ Tàpao đã hướng dẫn phái đoàn Toà Thánh, tiếp tục cuộc hành trình đến Giáo xứ Võ Đắt, thuộc Hạt Đức Tánh, Giáo Phận Phan Thiết.

Trên lộ trình theo con đường 713, con đường vừa mới hoàn thành, qua các khu lò gạch, những chiếc cầu bắc qua những con sông nhỏ, qua các Giáo xứ: Đồng Kho, Huy Khiêm, Đức Tân, Nghị Đức, Đức Phú, Mêpu, Võ Xu. Dọc hai bên đường, qua những cánh đồng lúa xanh mượt mà, các băng rôn, cờ xí, giáo dân nhộn nhịp đón chào khi phái đoàn đi qua. Tất cả không khí của núi rừng, đồng bằng và sông nước như đưa tâm hồn bao con người lên với Đấng Tạo Thành đầy quyền năng.
..

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (3)

Thánh Lễ Mừng Kính Mẹ Thiên Chúa,
Bổn Mạng GP Phan Thiết tại nhà thờ Chính Tòa


Cuối chương trình ngày 10.10.2011, vào lúc 17g30, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô, cùng với Đức Giám Mục và Linh Mục đoàn GP Phan Thiết đã dâng Thánh Lễ trọng thể Mừng kính Mẹ Thiên Chúa, Bổn Mạng GP Phan Thiết tại Nhà thờ Chính Tòa.


Mời xem chi tiết>>

Mời xem hình ảnh>>


(gpphanthiet.com)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM DÒNG ĐỨC BÀ TRUYỀN GIÁO

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli
thăm Dòng Đức Bà Truyền Giáo


Sáng thứ tư ngày 05.10.2011, vào lúc 11 giờ 45, sau khi đã thăm viếng Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Dòng Tên, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, sứ thần tòa thánh, vị đại diện không thường trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam đã đến thăm và dùng cơm trưa tại Dòng Đức Bà Truyền Giáo Thủ Đức.


Mời xem chi tiết và hình ảnh>>

(betrenthuongcap.net)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM DÒNG TÊN

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli 
thăm Dòng Tên Việt Nam
 
 
Ngày 01-10-2011, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli – sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Khâm mạng Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei, và Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam đã đến Việt Nam lần thứ tư để viếng thăm mục vụ một số giáo phận thuộc giáo tỉnh Saigon. Trong chuyến thăm này, ngài đã viếng thăm một số dòng tu tại giáo phận Saigon, trong đó có Dòng Tên Việt Nam...
 
Mời xem chi tiết và hình ảnh >>

(dongten.net)
 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM DÒNG ĐAMINH

ĐỨC TGM LEOPOLDO GIRELLI
THĂM MỤC VỤ DÒNG ĐAMINH
 
 
 Theo lịch hẹn, mới 8g00, sân nhà thờ Ba Chuông đã rộn rã tiếng cười vui và sắc trắng áo Dòng của các tu sỹ Đa Minh lẫn áo dài của các bà mẹ Công giáo, Huynh đoàn,…

Sau gần 1 tiếng chờ đợi, Cha Bề Trên Tu viện đích thân ra mời mọi người thu … dọn hàng ngũ: “ĐTGM Leopoldo Girelli đang họp phiên đột xuất với Hội đồng Giám Mục, xin mọi người cùng vào tu viện uống miếng nước và thông cảm với Ngài, Ngài sẽ tới trễ”.
 

(daminhvn.net)

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (2)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
ĐẾN THĂM HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT


Vào lúc 12g45 phút ngày 10 tháng 10 năm 2011, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli – Đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam đã đến thăm chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết.



 ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
GẶP GỠ LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN PHAN THIẾT


“Linh Mục, con người suy tư”. Đó là sứ điệp của Đức Tổng Giám Mục gửi đến tất cả các Linh Mục.

Đúng 15g00 ngày 10/10/2011, Đức Tổng Giám Mục có cuộc gặp gỡ chính thức với Linh Mục Đoàn Giáo Phận Phan Thiết, tại Tòa Giám Mục.


Mời xem hình ảnh:

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH GẶP GỠ CHỨC SẮC CÁC TÔN GIÁO

Cuộc gặp gỡ giữa chức sắc các tôn giáo
và Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli


Nhân dịp Đức Tổng Giám Mục (TGM) Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh đến thăm giáo tỉnh Sài Gòn, Đức Hồng y (ĐHY) Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã tổ chức một buổi gặp gỡ ý nghĩa giữa vị Đại diện Tòa Thánh với các chức sắc tôn giáo trên địa bàn Tp.HCM vào lúc 16g, ngày 05-10-2011, tại Tòa Tổng Giám Mục, số 180 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3, Tp.HCM.
(WHĐ)