Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

PHẢN ỨNG VUI MỪNG TẠI QUÊ HƯƠNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

Không nơi đâu sôi động bằng chính quê hương cuả Đức Tân Giáo Hoàng, Argentina. các hãng Thông Tấn (Associated Press) mô tả quang cảnh ngoài đường phố cuả Thủ đô Buenos Aires là một biến cố bùng nổ với đầy "nước mắt và hoan lạc".
 

Người ta tuôn đến Nhà thờ Metropolitan ở Buenos Aires để tham dự Thánh Lễ cầu nguyên cho tân Giáo hoàng, các linh mục cho biết họ chưa từng thấy một đám đông lớn như thế này trong nhiều thập kỷ qua.
 

"Francisco Francisco!" là tiếng hô to vang lừng không ngừng cuả các tín hữu. Bên ngoài nhà thờ, hàng nghìn người hát và vẫy cờ Vatican và Argentina.
 

Bà Martha Ruiz đã 60 tuổi vừa nói vừa khóc: "Thật không thể tưởng tượng nổi!" Bà từng được biết và từng họp nhiều lần với 'Đức Hồng y', mô tả ngài là "một người lan toả ra một sự bình an."

Ngay cả Bà Tổng thống Argentina Cristina Fernandez, một người bất đồng với HY Bergoglio trên nhiều chương trình xã hội về quyền phá thai và đồng tính và từng so sánh ngài là một người cổ lỗ còn sống ở "thời trung cổ và Toà án dị giáo", cũng đưa ra lời chúc mừng trong một bức thư ngỏ:

"Chúng tôi mong muốn ngài sẽ có... một chương trình mục vụ có hiệu quả, phát triển trên nền tảng công lý, bình đẳng, huynh đệ và hòa bình cho nhân loại,".

Cách riêng tại khu phố Flores mà vị tân Giáo hoàng đã lớn lên, người ta hăm hở kể lại những kỷ niệm về ngài.

"Ngài có một sự liên kết rất đặc biệt với giáo xứ này bởi vì mỗi năm vào dịp Tuần Thánh ngài luôn tới đây để chào mừng đại chúng - và chúng tôi đã hy vọng ngài sẽ trở lại vào ngày 23 tháng 3," theo lời Cha Gabriel, chánh xứ nhà thờ San José de Flores.

Rõ ràng cha Gabriel sẽ không thể hoàn thành ước nguyện được bởi vì các Giáo hoàng sẽ phải cử hành Tuần Thánh tại Rome.

Cha Gabriel cho biết là chính trong Tòa Giải Tội cuả nhà thờ này mà "thanh niên 17 tuổi Bergoglio đã có một mặc khải từ Thiên Chúa cho biết 'anh ta' sẽ trở thành linh mục - và đó là lý do tại sao Ngài luôn có một mối quan hệ đặc biệt với giáo xứ này".

Cha Gabriel nói thêm: "Rất nhiều người nghèo, những người đến xin ăn tại hội trường giáo xứ mỗi ngày đã viết thư cho Ngài, và Ngài đã trả lời bằng thư viết tay lại cho họ."


Vị linh mục mô tả ĐGH là "một" người khiêm tốn và không bao giờ tự đề cao mình: "Ngài là một người rất bình thản và rất trực tiếp, rất sáng suả và trí tuệ tuyệt vời."

Cha Gabriel cũng hé mở cho biết một bí mật thời niên thiếu cuả ĐGH: Khi còn là một chủng sinh, tuy nhiên, Đức Thánh Cha "hút thuốc như ống khói".


Khu phố Flores cũng có một đội bóng đá San Lorenzo do giáo xứ thành lập mà 'thanh niên Bergoglio' đã tham gia.



Tuy nhiên, những người bạn thời thơ ấu mô tả 'chàng thanh niên Bergoglio' là nhút nhát và hiếu học, có ít thời gian để thưởng thức các trò tiêu khiển như hầu hết các cậu bé Argentina, thí dụ như đá banh lòng vòng quanh phố.

Một trong những người bạn thời thơ ấu là ông Osvaldo Dapueto 68 tuổi, có cha làm nha sĩ đã chữa răng cho tất cả gia đình của Đức Giáo Hoàng, nói: "Khi Jorge còn là một cậu bé, anh ta thường chơi bóng đá với chúng tôi trong khu Herminia Brumana ở Flores."


"Nhưng sau khi Ngài vào nhà tập, Ngài chỉ chăm chú vào chuyện học hành. Ngài có đến đây vào một ngày thứ Bảy, nhìn chúng tôi chơi, nói xin chào rồi đi."



Trần Mạnh Trác
(VietCatholic News)

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TỰ XÁCH HÀNH LÝ CỦA MÌNH

Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đền Thờ Đức Bà Cả
VATICAN (AP) — Đức Thánh Cha Phanxicô bầy tỏ lòng khiêm tốn ngày đầu tiên làm giáo hoàng, ngài đã ghé khách sạn lấy hành lý và tự ý trả tiền phòng với một phong thái mới của giáo hoàng thường khép kín trong các vách tường Vatican.

Sự tách biệt với các giáo triều cũ chú ý đến truyền thống cũng hiển nhiên trong sự lựa chọn trang phục: Ngài vẫn giữ thánh giá giản dị của ngày ngài được tấn phong giám mục và không mặc áo choàng đỏ Đức Benedict XVI đã mang khi trình diện thế giới lần đầu tiên năm 2005 – và đã chọn áo chùng trắng cho giáo triều.

Cựu tổng giám mục Buenos Aires, hồng y Jorge Bergoglio, khởi sự ngày đầu tiên là giáo hoàng bằng việc viếng thăm sáng sớm trong một chiếc xe hơi Vatican tầm thường tại một Vương Cung Thánh Đường Rôma được cung hiến cho Đức Trinh Nữ Maria và cầu nguyện trước một tượng Đức Mẹ.

Ngài nói với đám đông khoảng 100.000 người chen chúc trong mưa tại quảng trường Thánh Phêrô ngay sau khi ngài đắc cử là ngài muốn cầu nguyện vói Đức Mẹ xin “Mẹ canh giữ toàn thể thánh đô Rôma.”

Ngài cũng nói với các hồng y là ngài sẽ đến thăm Đức Benedict XVI, nhưng Vatican cho hay cuộc viếng thăm này sẽ chỉ xẩy ra trong vài ngày nữa.

Hoạt động chính của ĐTC Phanxicô trong ngày thứ năm là Thánh lễ Đăng Quang vào buổi chiều trong nhà nguyện Sistine, nơi các hồng y bầu ngài làm vị lãnh đạo của một triệu hai trăm ngàn người Công Giáo, ngày thứ tư trong một mật nghị nhanh chóng rất bất thường.

ĐTC Phanxicô có thể sẽ trình bầy sơ lược một số các ưu tiên của giáo triều của ngài trong bài giảng. Ngài sẽ giảng bằng tiếng Ý, đây lại là một sự khác biệt với Đức Benedict theo truyền thống là giảng bài giảng đầu tiên bằng tiếng La Tinh.

ĐTC Phanxicô, một giáo hoàng Dòng Tên và không từ Âu Châu đầu tiên kể từ thời Trung Cổ, quyết định chọn tên Phanxicô theo Thánh Phanxicô thành Assissi, một thầy tu khiêm nhường tận hiến đời mình cho việc giúp đỡ người nghèo khó.

Tân giáo hoàng, nổi tiếng về các công trình giúp người nghèo khó tại các khu xóm tồi tàn ở Buenos Aires, đã làm cho đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô say mê và hô to khi tên ngài được loan báo, và họ lại la to một lần nữa khi ngài xuất hiện trên ban công của Vương Cung Thánh Đường với lời chào giản dị: “Kính chào quý anh chị em thân mến.”

Vẫy tay chào e thẹn, ngài nói công tác của các hồng y là tìm một vị giám mục thành Rôma. “Dường như các hồng y bạn hữu của tôi đã muốn tìm người này ở tận đầu bên kia của thế giới, nhưng nơi đây chúng ta đã có mặt, Cám ơn các bạn về thịnh tình chào mừng”.

Đức Bergoglio, 76 tuổi nói đã có số phiếu đứng hạng hai khi Đức Benedict XVI được bầu lên năm 2005, và ngài được chọn sau năm lần bỏ phiếu để thay thế vị giáo hoàng đầu tiên thoái vị sau một thời gian dài 600 năm.

ĐTC Phanxicô khuyến khích đám đông cầu nguyện cho Đức Benedict và ngay sau khi đắc cử đã nói chuyện điện thoại với Đức Giáo Hoàng về hưu, đang nghỉ ngơi tại Castel Gandolfo ở phía nam Rôma. Một cuộc viếng thăm Đức Benedict sẽ có ý nghĩa vì việc thoái vị của ngài đã khiến cho có nhiều ưu tư về việc có thể có sự mâu thuẫn trong thời gian có một giáo hoàng kế vị và một giáo hoàng về hưu..

Sau khi viếng thăm VCTĐ Đức Bà Cả, ĐTC Phanxicô đã ghé khách sạn để lấy các hành lý ngài còn để lại sau khi di chuyển tới Vatican để tham gia mật nghị.

Ngài đích thân trả tiền phòng để “làm gương” theo linh mục Federic Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh.

Đây là một biểu hiệu của tính tình giảm dị và khiêm tốn của một người đã có thể sai khiến một người khác đi làm việc này giúp ngài.

Ngài cũng bầy tỏ cùng một phong cách khi từ chối dùng xe riêng ngay sau khi đắc cử để đến khách sạn, và quyết định dùng xe buýt chung với các hồng y khác, và còn từ chối không dùng một bục cao để đứng khi chào mừng các hồng y, theo hồng y Hoa Kỳ Timothy Dolan.

Hồng y Dolan nói: "Ngài tiếp chúng tôi một cách bình đẳng.”

Sau đó, trong bữa cơm tối, tân giáo hoàng nói vài lời với các hồng y: "Xin Thiên Chúa tha thứ cho các bạn về việc các bạn vừa làm.”

Như nhiều người Công Giáo Châu Mỹ La Tinh, ĐTC Phanxicô tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria một cách đặc biệt, và việc ngài viếng thăm đền thờ Đức Bà Cả đã chứng tỏ điều này.

Việc ĐTC Phanxicô đắc cử làm cho Châu Mỹ La Tinh vui mừng, nơi đây có 40 phần trăm toàn thể dân số Công Giáo trên toàn thế giới, nhưng đã lâu năm không có đại diện trong thành phần lãnh đạo giáo hội. Ngày thứ tư xe cộ chạy trên đường phố Buenos Aires bóp kèn inh ỏi và các xướng ngôn viên các đài truyền hình la to sung sướng khi loan tin vui.

ĐTC Phanxicô là con của một ga đình trung lưu người Ý di cư sang Argentina. Ngài từ chối những xa xỉ các cựu hồng y Buenos Aires đã vui hưởng. Ngài sống trong một căn phố tầm thường, đi làm bằng xe buýt và thường xuyên viếng thăm các khu xóm nghèo khó tại thủ đô Argentina.

Chắc chắn ĐTC Phanxicô sẽ đưa Giáo Hội tới gần hơn với các miền đất nghèo khổ, trong khi giới thiệu với thế gới một hình thức giáo hoàng rất khác biệt. Đảo ngược thứ tự của việc ban phép lành, ngài yêu cầu đám đông cúi đầu và nói: “Tôi muốn các bạn chúc lành cho tôi”.

Bùi Hữu Thư
(VietCatholic News) 

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

ĐỨC PHANXICÔ: VỊ GIÁO HOÀNG TỪ NHÂN, KHIÊM NHƯỜNG, GIẢN DỊ

Vị giáo hoàng thứ 266 vừa được bầu đã thổi làn gió mới vào Giáo hội. Ngài là vị giáo hoàng: 

- đầu tiên đến từ tân thế giới. Tổng thống Barack Obama đã chào mừng vị giáo hoàng đến từ châu Mỹ.
- đầu tiên xuất thân từ dòng Tên.
- đầu tiên trong số các vị hồng y do Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm. Ngài được tôn cử vào chức vị hồng y ngày 21/02/2001.
- đầu tiên lấy niên hiệu là Phanxicô.

Theo linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa thánh, niên hiệu chính thức của tân giáo hoàng là Phanxicô, thay vì Phanxicô đệ I. Sau này, ngài chỉ trở nên Phanxicô đệ I một khi có ĐGH Phanxicô đệ II.

Những lời đầu tiên của ngài vô cùng giản dị, thấm thía tâm can: Chào các anh chị em. Như chúng ta đều biết, các vị hồng y đến tận cùng trái đất để chọn vi giám mục Roma. Trước hết, ta cùng cầu nguyện cho Đức Bênêdictô XV (vỗ tay), xin Thiên Chúa chúc lành cho ngài và xin Đức Mẹ luôn gìn giữ ngài. (Đức Phanxicô đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính mừng). Và bây giờ, giám mục và giáo dân, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình huynh đệ, đầy yêu thương và tin cậy (Ta muốn xin các con một ân huệ, trước khi cha ban phép lành, cha xin các con đọc kinh thay cho lời chúc lành của cộng đoàn dân Chúa cho vị tân giám mục Roma. (Ngài cúi đầu để nhận sự chúc lành của các tín hữu). Ngài mai, ta sẽ cầu xin Đức Trinh Nữ che chở kinh thành Roma. Hẹn các con ngày mai. Cha chúc các con ngủ ngon.’’

Theo lời phát ngôn viên của HĐGM Pháp Bernard Podvin, vị tân giáo hoàng chọn niên hiệu Phanxicô là muốn nói lên ý nguyện đơn sơ, khó nghèo. Lời nói và cử chỉ của ngài trên bao lơn đền thánh Phêrô đã diễn tả trọn vẹn ý nghĩa này.

Ngoài tiếng Tây ban nha, Đức Phanxicô nói thông thạo tiếng Ý, ngôn ngữ của song thân ngài, tiếng Đức và tiếng La tinh. Năm 1986, ngài sang Đức hoàn tất luận án tiến sĩ về đề tài Philosophisch-Theologische Hochschule Sankt Georgen tại Đại học Francfurt. Ngài là tác giả nhiều cuốn sách thần học và tín lý.

Khi còn là tổng giám mục, ngài quan tâm đến vấn đề đối thoại với Do thái giáo. Ngài và giáo sĩ Do thái giáo Abraham Shorka là đồng tác giả Sobre el cielo y la tierra (Về trời và đất).

Ngày 30/09/2009, ĐHY Bergoglio tuyên bố tại Argentina City Postgraduate School: ‘‘nạn nghèo đói cùng cực và các cơ cấu kinh tế bất công gây ra tình trạng không đồng đều, vi phạm quyền làm người.’’ Sau khi nhận mũ áo hồng y, vào thứ năm Tuần thánh 2001, ĐHY Jorge Mario Bergoglio đã rửa chân cho 12 người bị nhiễm HIV/AIDS (tiếng Pháp: Sida).

Cũng như nhiều người Á căn đình khác, ngài hâm mộ bóng đá. Thuở niên thiếu, ngài là ủng hộ viên đội bóng đá Atlético San Lorenzo de Almagro do một linh mục thành lập.

Sau cuộc giải phẫu vì bị nhiễm trùng đường hô hấp, từ năm 20 tuổi, ngài chỉ còn một lá phổi. Mặc dù vậy, ngài có thói quen dậy lúc 4 giờ 30 sáng, suốt ngày cặm cụi làm việc.

9 giờ 50 sáng nay (14/03/2013), ngài đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả để cầu nguyện trước thánh tượng Đức Bà là đấng che chở người dân Roma. Linh mục Ludovico Melo cho biết Đức Phanxicô nói chuyện thân tình như người cha. Cha Melo chỉ được báo trước 10 phút.

Đức Phanxicô đã đặt bó hoa dâng kính Đức Mẹ. Thầy Giuseppe, một trong 15 chủng sinh, tu sĩ và giám chức (prélat) tháp tùng cho biết ngài mặc áo trắng, đi gầy đen (thay vì giầy đỏ giáo hoàng), đeo nhẫn hồng y và đeo thánh giá bằng bạc. Đức Ông Georg Gänswein, bí thư của Đức Bênêdictô XVI (hình trên) và Đức Ông Leonardo Sapienza có trong đoàn tùy tùng. Trước khi ra về, Đức Phanxicô bắt tay từng người chào đón ngài. Ngài xin mỗi người cầu nguyện cho ngài. Linh mục Ludovico Melo còn cho biết cuộc gặp gỡ thật là cảm động, ngài tỏ ra rất mực thương yêu và khiêm nhường. Sau khi cầu nguyện trước thánh tượng Đức Bà Cả, ngài lui vào nhà nguyện để suy niệm, nơi thánh Ignace de Loyola, sáng lập dòng Tên, đã dâng thánh lễ mở tay vào lễ Giáng sinh 1538.

17 giờ chiều nay, ngài trở lại nguyện đường Sistine (viết theo tiếng Pháp: Sixtine) dâng thánh lễ cùng với 114 vị hồng y cử tri từng tham dự mật nghị.

Ngài từ chối sử dụng xe hơi dành cho giáo hoàng mang bảng số CV1 (Cité du Vatican 1), di chuyển bằng xe buýt nhỏ (minibus) cùng các vị hồng y khác

Lần đầu tiên trong lịch sử Hội thánh có một vị giáo hoàng lấy niên hiệu là Phanxicô. Ngài muốn vinh danh thánh Phanxicô, đấng sáng lập dòng Phanxicô, còn được gọi là dòng anh em hèn mọn. Thánh nhân từng rao giảng sự nghèo khó chính là con đường nên thánh, bằng lời cầu nguyện, bằng lòng yêu thương trọn vẹn, bằng niềm vui trong sáng và việc rao giảng phúc âm.

Nhân sự khó nghèo Phan sinh được thăng hoa qua đức tân giáo hoàng Phanxicô, chúng tôi xin chuyển thể kinh Hòa bình sang thơ lục bát, để hiệp ý cầu nguyện cho ĐGH Phanxicô với tâm tình con thảo:

Xin Cha sử dụng phàm nhân,
Trở thành khí cụ bình an Nước Trời,
Nơi đâu oán ghét người đời,
Tình yêu rũ sạch rã rời dửng dưng.
Nơi đâu xúc phạm ngập ngừng,
Thứ tha lầm lỗi xin đừng bận tâm.
Nơi đâu chia rẽ ngại ngần,
Tấc lòng hòa hợp tình thân lặng thầm.
Nơi đâu reo rắc sai lầm,
Con đem chân lý Phúc âm nguyện cầu.
Nơi đâu ngờ vực lẫn nhau,
Con đem tin tưởng dãi dầu cậy trông.
Nơi đâu nước mắt lưng tròng,
Con đem hy vọng một lòng tóm thâu.
Nơi đâu tăm tối lệ sầu,
Con đem ánh sáng nhiệm mầu bốn phương.
Nơi đâu khóc lóc thê lương,
Con đem hạnh phúc yêu thương trọn đời.
Con tìm an ủi người đời,
Không mong nhận được mấy lời ủi an.
Con mong thấu hiểu tâm can,
Không mong người hiểu nắng tàn bụi sương.
Con mong thực hiện yêu thương,
Không mong nhận được tình thương thế trần.
Khi lòng tự nguyện trao ban,
Là ta nhận được vô vàn phúc ân.
Khi ta quên hết chân thân,
Là ta gặp gỡ khí thần bản thân.
Khi ta tha thứ ân cần,
Mới mong thoát khỏi trầm luân đọa đầy.
Đến khi nhắm mắt xuôi tay,
Mới mong sống lại ơn dầy thánh ân.

Lê Đình Thông
(VietCatholic News) 

NHỮNG BẤT NGỜ THÚ VỊ TỪ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG

Sau hai tuần lễ náo nức hồi hộp chờ đợi, thế giới đã có Giáo Hoàng mới (Habemus Papam), Đức Phanxicô. Ngày mà ngài được bầu làm Thủ Lãnh Giáo Hội hoàn vũ rất đẹp, gắn liền với ba con số 3: ngày 13 tháng 3 năm 2013. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đi vào lịch sử Giáo Hội với 3 cái “đầu tiên”, cũng là những cái làm nên những bất ngờ thú vị.
- Vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Châu Latinh.

Mỹ Châu là châu lục có số người Công Giáo đông nhất, chiếm 50% dân số Công Giáo Thế giới. Người ta vẫn chờ đợi từ lâu một vị Giáo Hoàng đến từ châu lục này. Tuy nhiên chưa từng xuất hiện trong lịch sử Giáo Hội một vị Giáo Hoàng nào người Châu Mỹ. Trong 4 thập niên trở lại đây người ta nói đến nhiều về Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh. Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn nghiêm trọng, trong đó có vấn nạn rất nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội để chạy theo các giáo phái khác. Có lẽ thời điểm hiện tại là thời điểm đã chín muồi để chọn một vị Giáo Hoàng đến từ Mỹ Châu. Và có lẽ đây cũng là lý do tại sao Mật Nghị Hồng Y đã bầu ra được vị Tân Giáo Hoàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn (chưa đầy 2 ngày) khoảng thời gian mà nhiều người dự đoán.

- Vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên.

Điểm lại lịch sử Giáo Hội, ta thấy rằng mặc dù là một dòng tu trí thức nổi tiếng thế giới, nơi sản sinh ra nhiều nhà thần học lỗi lạc như Henri de Lubac, Karl Rhaner,…; nhưng Dòng Tên chưa hề được vinh danh trong những lần đăng quang Giáo Hoàng trước đây. Trong khi đó, dòng Biển Đức, dòng Đaminh và đặc biệt là dòng Phanxicô, đã nhiều lần được vinh danh. Nhiều vị Giáo Hoàng đã từng xuất thân từ những dòng tu này. Trong đó có các vị nổi danh như Đức Sistô IV và V, Đức Piô X, và XII (dòng Phanxicô), thánh Giáo Hoàng Piô V, Đức Bênêđictô XIII (Dòng Đaminh), Đức Piô VII, Đức Grêgôriô VII (dòng Biển Đức)…

Nay sau 5 vòng bỏ phiếu của Cơ Mật Viện 2013, ĐHY Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo Mục giáo phận Buenos Aires đã chính thức trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên, còn gọi là Dòng Chúa Giêsu. Đây sẽ là một vinh dự lớn lao cho dòng Tên nói chung và Tỉnh dòng Tên Argentina nói riêng.

- Vị Giáo Hoàng đầu tiên chọn Tông hiệu là Phanxicô.

Có những cái tên như Gioan đã được 22 vị Giáo Hoàng (*) chọn làm Tông hiệu; Grêgôriô và Bênêđictô, mỗi cái tên đã được ít nhất là 16 vị Giáo Hoàng chọn; Piô đã có 12 vị; thậm chí cái tên kép “Gioan Phaolô” cũng đã được 2 vị Giáo Hoàng đương đại chọn làm tước hiệu cho triều đại Giáo Hoàng của mình. Còn Phanxicô là cái tên lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách Tông hiệu của các vị Giáo Hoàng.

Chúng ta biết rằng thông thường Tông hiệu do Tân Giáo Hoàng tự quyết định. Tông hiệu được chọn có thể là để vinh danh tên của vị Giáo Hoàng tiền nhiệm mà ngài cảm thấy yêu mến hoặc để đi theo đường hướng của các vị tiền nhiệm. Tân Giáo Hoàng cũng có thể chọn tên một vị thánh hay một nhân vật nào đó trong Kinh Thánh. Nếu Tông hiệu của Đức Giáo Hoàng thứ 266 là tên của thánh Phanxicô, vậy thì thánh Phanxicô nào: Xaviê hay là Assisi? Rất có thể là Phanxicô Xaviê, vì Ngài là một trong những vị thánh tổ phụ sáng lập Dòng Tên, nơi mà Đức Tân Giáo Hoàng xuất thân. Còn nếu ngài chọn Danh hiệu là Phanxicô Assisi thì có lẽ cũng hợp với lối sống của ngài: đơn sơ khiêm nhường. Được biết ngay khi đã là Hồng Y Tổng Giám Mục, ngài vẫn thích sống trong một căn hộ nhỏ thay vì Toà Giám Mục sang trọng, thích sử dụng phương tiện đi lại công cộng và có khi còn tự nấu ăn lấy.

Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo hội một vị Giáo Hoàng, đẹp từ tên gọi đến cung cách sống. Nguyện chúc cho ngài luôn xứng đáng là vị Mục Tử Tối Cao như lòng Chúa mong ước, để tiếp nối triều đại rạng ngời của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI.

(*) Theo tục lệ đếm số của thế kỷ 11, không có số XX, nên sau giáo hoàng XIX là giáo hoàng XXI. Vì thế Đức Gioan XXIII là vị giáo hoàng thứ 22 lấy tông hiệu là Gioan (x. Danh 266 vị Giáo Hoàng, Bách Khoa Toàn Thư).

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
(VietCatholic News) 

HABEMUS PAPAM, PHÓNG SỰ NHỮNG GIÂY PHÚT LINH THIÊNG

Xin gửi tới độc giả những nhận định và suy tư trong những giờ phút linh thiêng cuả Giáo Hội, được chứng kiến qua màn ảnh TV và trao đổi cùng với anh chị Trần Vinh ở Dallas.

Một sự bất ngờ

Cả thế giới ngỡ ngàng trước cái tin Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Argentina trở thành vị giáo hoàng đầu tiên từ châu Mỹ Latin và lấy tên là Giáo hoàng Francisco.

Xuất hiện trên ban công của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha với gương mặt còn ngỡ ngàng, chào đón đám đông dưới Quảng trường Thánh Phêrô bằng tiếng Ý và yêu cầu mọi người giữ một phút thinh lặng để cầu nguyện cho vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Benedict XVI.

"Như các con đã biết, nhiệm vụ của cuộc Mật Nghị là bổ nhiệm một vị giám mục thành Rôma, và có vẻ đối với Cha thì các vị hồng y anh em cuả Cha đã đi đến tận cùng cuả Trái Đất để bốc (fetch ) vị đó lên", Ngài nói. "Nhưng này Cha đây."

Ngài mời gọi các tín hữu tại quảng trường "cầu nguyện cho toàn thế giới". Và Ngài nói thêm: "Cha hy vọng rằng con đường mới này cho giáo hội sẽ có hiệu quả cho việc truyền giáo."

Trước khi ban phép lành cho thành Roma và cho toàn thế giới, Ngài xin giáo dân cầu nguyện và chúc lành cho Ngài trong mấy phút thinh lặng, ngài cúi đầu xuống. Sau đó Ngài mới ban phép lành cho dân chúng.

Trước đó, Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran cuả Pháp, vị 'hồng y phó tế' cao cấp nhất, đã công bố "Habemus Papam" (chúng ta có Đức Thánh Cha) và nói tên thật và tên hiệu của vị Tân Giáo Hoàng, cũng bằng tiếng Latin. Nhưng lời nói của ngài hầu như không được ai hiểu, vì danh tính của vị thủ lãnh mới cuả 1.2 tỷ người Công Giáo đã ít được nghe qua.

Trong nhiều ngày qua, người ta đã đưa ra hàng 'tá' tên tuổi cuả các hồng y nổi tiếng có cơ hội trở thành giáo hoàng. Nhưng như câu châm ngôn ở Roma là "Vị nào đi vào Mật Nghị giống như một giáo hoàng thì khi ra vẫn là một hồng y" lại một lần nữa chứng tỏ là đúng.

Bởi vì mọi người liên hệ tới cuộc Mật Nghị đã thề sẽ không tiết lộ một điều gì xảy ra trong thời gian đó, cho nên sẽ không bao giờ có ai biết chắc sự gì đã thực sự diễn ra. Tất cả chỉ là đồn đoán theo phương pháp suy diễn mà thôi. Tuy thế một số báo chí cũng phỏng đoán là ngay lúc ban đầu các phiếu đã bị chia đều cho ba vị hồng y, Angelo Scola của Ý, Marc Ouellet của Canada, và Odilo Pedro Scherer của Brazil.

Bởi vì không có một khối hồng y đủ lớn để tạo ra số 77 phiếu cần thiết sau 3 vòng phiếu, một ứng viên 'thỏa hiệp' đã được đưa ra vào buổi trưa thứ Tư, là buổi nghỉ ngơi kéo dài gần tới 5 tiếng đồng hồ. Và như vậy, hai vòng phiếu tiếp theo đã kết thúc cuộc Mật Nghị.

Nhân cách

Đức Thánh Cha Francisco (HY Bergoglio,) sinh năm 1936 (76 tuổi), con của một công nhân đường sắt trong một gia đình di cư người gốc Ý di dân sang sống ở Argentina và sinh 5 người con. Ngài là sĩ tử dòng Tên đầu tiên làm Giáo Hoàng, và đã thực hiện toàn bộ sự nghiệp của mình tại quê nhà Argentina.

Ngài nổi tiếng là khiêm tốn, trí tuệ, sống thanh bần và ưu tiên mọi công việc cho người nghèo. Khi được bổ nhiệm hồng y, ngài thuyết phục hàng trăm người quen biết ở Argentina đừng bay qua Rome để ăn mừng với ngài, nhưng thay vào đó dùng số tiền mua vé máy bay đó cho người nghèo.

Lúc làm tổng giám mục Buenos Aires, ngài không ở trong toà giám mục hoành tráng mà sống trong một căn hộ nhỏ, tự nấu cơm lấy, không dùng xe có tài xế mà dùng xe buýt công cộng.

Ngài chưa tùng bị dính dáng vào một vụ bê bối nào (xin xem note *), và được biết từng tuyên bố là việc cải cách giáo triều phải là một ưu tiên.

Tư tưởng

Ngài phản đối quyết liệt quyết định của Argentina hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2010, tranh luận rằng trẻ em cần phải có quyền được nuôi dưỡng và giáo dục bởi một người cha và một người mẹ. Tuy nhiên, ngài có một cái nhìn thực dụng hơn về ngừa thai, cho rằng nó có thể được dùng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật.

Ngài ủng hộ các nỗ lực đại kết, tin tưởng vào việc đối thoại liên tôn.

Trong năm 2009 'HY Bergoglio' đã gây xôn xao khi ngài chỉ trích chính phủ Ernesto Kirchner, là người chồng của vị tổng thống hiện tại của Argentina, Cristina Fernández de Kirchner, nói rằng là "vô đạo đức, bất hợp pháp và bất công" để cho phép sự bất bình đẳng trong nước phát triển. " Thay vì ngăn chận, có vẻ như họ đã chọn để làm cho sự bất bình đẳng lớn hơn," ngài nói. "Nhân Quyền cuả người dân không chỉ bị vi phạm vì áp bức, khủng bố hay ám sát, nhưng còn bị vi phạm bởi cơ cấu không công bằng về kinh tế tạo ra sự bất bình đẳng rất lớn".

Hướng về tương lai

Hồi 2005, Ngài từng nhận được một số phiếu lớn thứ nhì sau Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, nhưng Ngài đã kêu xin các HY loại bỏ tên mình ra.

Kỳ Mật Nghị này, động thái nào đã đưa đẩy tới việc chấp nhận Sứ Vụ mới thì chưa ai rõ, nhưng một điều rất rõ ràng là, qua việc quan sát về đức độ và hoạt động cuả Ngài, người ta thấy rõ ràng đã có tác động cuả Chúa Thánh Thần trên Giáo Hội.

Người đời lo nghĩ làm thế nào mà Giáo Hội có thể vượt qua được cơn sóng gió hiện tại, nào là Nạn Giáo Sĩ lạm dụng tình dục, Cơ Chế Giáo Triều suy thoái, Tài Chính lủng củng, ảnh hưởng Luân Lý cuả hàng giáo phẩm bị xuống dốc?

Việc bầu chọn một giáo hoàng nổi tiếng 'thánh thiện' và 'thương người' cho thấy Chuá Thánh Linh đã nói lên câu trả lời của Người: "Chúng con chỉ cần Mến Chúa và Yêu Người".

"Đó là một động thái thiên tài," theo Marco Politi, một người viết tiểu sử các giáo hoàng và là một quan sát viên Vatican kỳ cựu. "Đây là một vị không phải người Ý, ở ngoài châu Âu, không dính líu tới chính quyền La Mã. Đây là một cửa mở cho thế giới thứ ba, một người ôn hòa. Việc ngài lấy tên Francisco, cũng có nghĩa là một sự khởi đầu hoàn toàn mới".

Thay mặt cho dân Mỹ, Tổng thống Obama là một trong những người đầu tiên gửi công điện chúc mửng, ghi nhận rằng đây là vị Giáo Hoàng tiên phong từ Tân Thế Giới.

"Là một nhà vô địch tranh đấu cho người nghèo và dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta, Ngài đã làm sáng tỏ các thông điệp của tình yêu và lòng từ bi là những cảm hứng cuả thế giới từ hơn 2000 năm - tức là qua tha nhân chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của Thiên Chúa", Obama nói. "Là giáo hoàng đầu tiên từ châu Mỹ, sự lựa chọn Ngài cũng nói lên sức mạnh và sức sống của một khu vực đang ngày càng có ảnh hưởng lên thế giới của chúng ta, và cùng với hàng triệu người Mỹ gốc Tây Ban Nha, chúng tôi ở Hoa Kỳ xin chia sẻ niềm vui của ngày lịch sử này".

Obama nói rằng ông rất mong muốn được làm việc với Đức Giáo Hoàng mới "để thúc đẩy hòa bình, an ninh và phẩm giá cho người đồng loại, bất kể đức tin của họ".

(Note *) Trừ một tai tiếng có vẻ đang bị moi móc lên. Trong một cuốn sách, El Silencio, một nhà báo nổi tiếng người Argentina, tố cáo rằng HY Jorge Bergoglio đã thông đồng với hải quân Argentina để giúp họ tránh né một cuộc thanh tra cuả Ủy ban nhân quyền đến thăm tù nhân chính trị hồi chính quyền quân sự đang cầm quyền.


 Trần Mạnh Trác
(VietCatholic News)

LỄ ĐĂNG QUANG CỦA ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG PHANXICÔ I VÀO NGÀY LỄ KÍNH THÁNH GIUSE 19.3.2013

Cha Lombardi phát ngôn viên Tòa Thánh đã cho biết rằng Thánh Lễ đăng quang Ngài Tòa Thánh Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô I sẽ được tổ chức vào ngày 19.3, ngày lễ kính Thánh Giuse, lúc 09:30 sáng, giờ Roma.
Cha Lombardi cũng cho biết thêm là Thánh Lễ kết thúc Cơ Mật Viện sẽ cử hành lúc 17:00 chiều thứ Năm trong Nhà nguyện Sistine.

Ngày hôm sau thứ Sáu, lúc 11 giờ sáng, Đức Tân Giáo Hoàng sẽ có cuộc yết kiến Hòng Y Đoàn tại Hội đường Clementine.

Rồi vào sáng thứ Bảy lúc 11 giờ sáng Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp gỡ với tất cả các nhà báo và các phương tiện truyền thông, những người đã tường trình và loan tin về Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo hoàng. Thông báo này đã làm toàn thể báo giới vui mừng và chào đón bằng một tràng pháo tay trong phòng họp báo.

Và cuối cùng vào ngày Chủ nhật Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đọc kinh Truyền Tin buổi trưa.

Thứ năm ngày mai ngày 14 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm viếng riêng tới một đền thánh kính Đức Mẹ, nhưng các chi tiết sẽ chỉ được loan tin sau khi chuyến thăm đã được thực hiện.

Một người đàn ông tự nấu cơm cho chính mình, dùng phương tiện giao thông công cộng thay vì sử dụng xe hơi và là một mục tử đơn giản đã được bầu làm Giáo Hoàng như chúng ta mới biết. Đấy là chân dung của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô I., Ngài là linh mục Dòng Tên, mà giáo dân của Ngài ở Buenos Aires quen gọi ngài là "Padre Jorge" (Cha Jorge).

Cha Lombardi trong một cuộc họp báo ngẫu hứng, đã cho biết đây là vị Dòng Tên đầu tiên được bầu làm Giáo Hoàng. Ngài thực có tinh thần của tổ phụ Dòng Tên là thánh Ignatiô và là đầy tớ của Giáo hội.

Vị tân Giáo hoàng Dòng Tên "có một tầm nhìn quốc tế, sẵn sàng phục vụ bất cứ nơi nào có nhu cầu". Cha Lombardi cũng thuộc Dòng Tên và ngài cho biết chính mình cũng cảm nhận cú sốc cá nhân khi biết có một Đức Giáo Hoàng Dòng Tên, ngài nói thêm: "các tu sĩ Dòng Tên nghĩ họ là những người đầy tớ phục vụ, chứ không phải quyền bính trong Giáo Hội".

Một trong những hành động đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là điện thoại nói chuyện với Đức Thánh Cha Benedict XVI, Giáo hoàng danh dự.

LM Trần Công Nghị
(VietCatholic News) 

DIỄN TỪ CỦA ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG PHANXICÔ ĐỆ NHẤT

Chào anh chị em thân mến,

Tất cả anh chị em cũng biết nghĩa vụ của Mật Viện là bầu ra một Giám Mục Rôma. Có vẻ như là các hiền huynh Hồng Y của tôi đã phải đi đến cùng trời cuối đất để tìm một vị như thế... kết cuộc là... Tôi cảm ơn anh chị em về sự đón tiếp nồng nhiệt đã đến từ cộng đoàn giáo phận Rôma.

Trước hết tôi xin anh chị em hiệp ý trong lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 của chúng ta .. Tất cả chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện cho ngài, xin Chúa ban phép lành cho ngài và xin Đức Mẹ chở che ngài.

Lạy Cha chúng con ở trên trời ...

Kính mừng Maria ...

Sáng danh Đức Chúa Cha ...

Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình của Đức Giám Mục và dân chúng thuộc Giáo Hội Rôma, là Giáo Hội lãnh đạo trong đức ái tất cả các Giáo Hội trên thế giới, một cuộc hành trình của tình huynh đệ trong yêu thương, và tin cậy lẫn nhau. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho thế giới có được một cảm nhận to lớn về tình huynh đệ. Hy vọng của tôi là cuộc hành trình của Giáo Hội mà chúng ta bắt đầu ngày hôm nay, cùng với sự giúp đỡ của vị Hồng Y Giám Quản của tôi, đem lại hiệu quả cho việc truyền giáo tại thành phố xinh đẹp này.

Và giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em, nhưng trước hết tôi xin anh chị em điều này. Trước khi tôi ban phép lành cho anh chị em xin anh chị em cầu xin Chúa ban phép lành cho tôi – trong lời cầu nguyện của người dân cho vị Giám Mục của mình. Anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi trong im lặng.

Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế thông báo rằng tất cả những ai nhận được phép lành, dù trực tiếp hay qua truyền hình, đài phát thanh hoặc bằng các phương tiện truyền thông mới đều nhận được ơn toàn xá theo các điều kiện quy định bởi Giáo hội.

Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế cũng đã cầu nguyện xin Thiên Chúa toàn năng đoái thương bảo vệ Đức Giáo Hoàng để ngài có thể hướng dẫn Giáo Hội trong nhiều năm tới, và xin Chúa ban hòa bình cho Giáo Hội Ngài trên toàn thế giới.

Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất đã ban phép lành Urbi et Orbi – Cho Rôma và toàn thế giới. Ngài nói:

Giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em và cho toàn thế giới, và cho tất cả các người nam nữ thiện chí.

Thưa các anh chị em, tôi thân ái chào anh chị em. Cảm ơn anh chị em đã chào đón tôi. Hãy cầu nguyện cho tôi và tôi sẽ sớm gặp lại anh chị em.

Ngày mai, tôi sẽ đi cầu nguyện với Đức Mẹ, xin Mẹ bảo vệ Rôma.

Chúc anh chị em ngủ ngon!

Đặng Tự Do
(VietCatholic News) 

GIÁO HOÀNG MỚI LÀ MỘT NGƯỜI RẤT KHIÊM TỐN

VATICAN (AP) — Đức Thánh Cha Francis là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ Mỹ Châu, một nhà thông thái khổ hạnh, một tu sĩ Dòng Tên đã cận đại hóa giáo hội công Giáo bảo thủ Argentina.

Mệnh danh là Jorge Bergoglio trước ngày thứ tư vừa qua, hồng y 76 tuổi có tiếng là một người khiêm nhường, từ chối không hưởng thụ những gì xa xỉ các hồng y Buenos Aires trước đây đã có. Ngài đã gần đắc cử trong mật nghị lần trước, được biết đã chiếm số phiếu tổng cộng cao thứ hai sau nhiều lần bỏ phiếu, trước khi ngài rút tên để mật nghị bầu Đức Giáo Hoàng Benedict XVI.

Các nhóm người ủng hộ ngài đã phất cao quốc kỳ Argentina trong quảng trường Thánh Phêrô trong khi Đức Francis, chỉ mặc một chiếc áo trắng giản di, đã xuất hiện lần thứ nhất như một giáo hoàng.

Ngài nói: "Kính chào qúy ông bà và anh chị em,” trước khi đề cập đến nguồn gốc của ngài từ Châu Mỹ La Tinh, nơi có khoảng 40 phần trăm dân số Công Giáo trên toàn thế giới.

Hồng y Bergoglio thường đi xe buýt đến sở làm, tự nấu ăn lấy và thường xuyên thăm viếng các khu xóm nghèo nàn xung quanh thủ đô nước Argentina. Ngài coi vấn đề lo lắng cho xã hội là công việc thiết yếu của giáo hội, thay vì tranh luận về học thuyết.

Ngài đã lên án các đồng bạn lãnh đạo giáo hội là đạo đức giả vì đã quên rằng Chúa Giêsu Kitô đã tắm cho người phong cùi và ăn uống với phụ nữ làng chơi.

Hồng y Bergoglio nói với các linh mục Ý năm ngoái: "Chúa Giêsu dậy chúng ta một phương cách khác: Hãy đi. Hãy đi chia xẻ chứng tá của các bạn, hãy đi mà giao dịch với các anh chị em, hãy đi và chia xẻ, đi và thăm hỏi. Hãy trở thành Lời Chúa bằng cả thân xác lẫn tinh thần.”

Di sản của Hồng y Bergoglio gồm có những nỗ lực sửa sai tăm tiếng của một giáo hội đã đánh mất nhiều tín hữu vì đã không công khai thách đố chính quyền độc tài sát hại người dân từ năm 1976 đến 1983. Ngài cũng hoạt động để phục hồi ảnh hưởng chính trị truyền thống của giáo hội trong xã hội, nhưng những công khai chỉ trích của ngài đối với tổng thống Cristina Kirchner không ngăn được bà này ban hành những biện pháp xã hội cấp tiến trái nghịch với giáo hội, từ hôn nhân đồng tính, đến việc cho con nuôi và cấp thuốc ngừa thai miễn phí cho tất cả mọi người.

Hồng y Bergoglio nói với các linh mục của ngài: "Trong khu vực của giáo hội chúng ta, có những linh mục không rửa tội cho con cái của các bà mẹ không chồng, vì chúng không được thụ thai trong sự thánh thiện của hôn nhân. Đây là những người đạo đức giả ngày nay. Đây là những người giáo hội hóa Giáo Hội. Đây là những người ngăn không cho dân Chúa được hưởng ơn cứu chuộc. Và người phụ nữ này, thay vì trả lại đứa trẻ cho Đấng Tạo Hóa, đã có can đảm đem nó vào thế gian này, đã phải lang thang từ giáo xứ này đến giáo xứ khác để cho nó được rửa tội.”


ĐỨC PHANXICÔ I VÀ CHIẾC ÁO CHÙNG TRẮNG ĐƠN GIẢN

Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất
Linh tính cho tôi thấy rất có thể có khói trắng lần này, nên tôi thức dậy sớm, vào lúc 4 giờ 50 sáng giờ Sydney. Một mình ra ngồi ở phòng TV, không dám bật đèn sợ các cháu thức giấc, tôi rón rén mở TV, Đài CNN. Màn ảnh rực sáng với hàng chữ Vatican City 18.55. Lúc ấy, CNN đang chiếu một số chương trình quảng cáo. Kiên nhẫn nằm chờ. Khởi đầu là ống khói với bản tin sơ khởi. Khói chưa phun. Nhưng rồi sự chờ đợi của tôi được tưởng thưởng hả hê, sau bản tin về Syria: đúng lúc 5 giờ 07 giờ Sydney, khói tuôn ra từ ống khói, một mầu trắng không thể nào lầm lẫn được. Không như năm 2005, mầu khói lần này được tôi chắc mẩm là trắng ngay từ phút đầu tiên. Tôi vào phòng gọi bà xã ra coi: khói trắng rồi, em ơi! Trước khi chuông Nhà Thờ Thánh Phêrô xác nhận sự chắc mẩm của mình.

Và rồi kiên nhẫn nằm chờ hơn một giờ nữa, mãi lúc 6 giờ 11 phút, Đức Hồng Y Louis Tauran mới xuất hiện ở bancông để công bố “Habemus Papam”. Lời ngài không được truyền thanh rõ như năm 2005, nên chính CNN cũng không biết là vị hồng y nào được bầu làm giáo hoàng, mãi một hai phút sau, họ mới xác nhận là Đức Hồng Y Bergoglio của Buones Aires, Argentina, vị hồng y từng đứng thứ nhì sau Đức HY Ratzinger về số phiếu được bầu. Nhớ lại lời một người bạn mấy ngày hôm trước, tôi biết vị hồng y này thuộc Dòng Tên. Nhưng sao lại chọn tên Phanxicô, một cái tên lạ hoắc, phải chăng ngài không phải là Dòng Tên mà là Dòng Phanxicô. Đến khi CNN nhắc đến việc ngài không ngụ tại tòa giám mục lộng lẫy mà ngụ tại một căn hộ đơn giản. Ngài cũng không dùng xe có tài xế lái mà dùng xe buýt để di chuyển. Bình luận gia của CNN còn nói Ngài nổi tiếng về lòng khiêm nhường, thì tôi hiểu tu sĩ Dòng Tên vẫn có quyền chọn Thánh Phanxicô làm người hướng dẫn, làm đuốc soi đường cho hành trình giáo hoàng đầy cam go của mình.

Rồi tân giáo hoàng xuất hiện trong bộ áo chùng trắng đơn giản, không có cả dây stola, cử chỉ đơn giản, dơ cao một tay như để ban phép lành. Nhưng không phải, ngài chỉ ban phép lành sau khi xin dân chúng cầu xin Chúa ban phép lành cho ngài. Cả Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô như nhôn nhao cả lên. Giáo hoàng xin tín hữu cầu sự chúc lành cho giáo hoàng trước khi giáo hoàng chúc lành cho họ. Một điều chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội. Và ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên đọc đủ kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh cùng với cộng đoàn nay trở thành đoàn chiên của mình trước khi cùng ban phép lành cho nhau. Phần cầu nguyện kéo dài hơn cả phần diễn văn, trong lần xuất hiện đầu tiên của Đức Phanxicô. Chúc lành xong rồi, Đức Phanxicô I lại cởi dây Stola ra, trở thành vị giáo hoàng với bộ áo chùng trắng đơn giản. Giáo Hội trong những ngày tới chắc chắn sẽ loại bỏ nhiều điều rườm rà không cần thiết, để nắm lấy điều căn bản, điều cần thiết duy nhất như Chúa Giêsu đã nói với Marta xưa: em con đã chọn phần tốt hơn!

Cám ơn Chúa đã cho chúng con một giáo hoàng đúng lúc để đem chúng con lại gần Chúa hơn, chứ không gần trần gian hơn, như nhiều người tưởng tượng.

Vài hàng ghi vội về vị tân giáo hoàng: Jorge Bergoglio sinh tại Buenos Aitres, một trong 5 người con của một công nhân hoả xa Ý. Sau khi học ở chủng viện Villa Devoto, ngài vào Dòng Tên năm 1958, đậu thạc sĩ triết học tại Colegio Máximo San José ở San Miguel, rồi dạy văn chương và tâm lý học tại Colegio de la Inmaculada ở Santa Fe, và Colegio del Salvador ở Buenos Aires. Được thụ phong linh mục năm 1969, ngài theo học tại Phân Khoa Triết và Thần Học San Miguel, rồi làm giám tập và giáo sư thần học.

Cảm phục trước tài lãnh đạo của ngài, Dòng Tên đã cử ngài làm giám tỉnh Argentina trong các năm 1973 tới 1979. Năm 1980, ngài trở thành giám đốc chủng viện San Miguel, cho tới năm 1986. Ngài hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đức, rồi về nước làm cha giải tội và linh hướng tại Córdoba.

Ngài kế nhiệm Đức HY Quarracino vào ngày 28 tháng Hai năm 1998. Đức Gioan Phaolô II phong ngài lên hồng y linh mục ngày 21 tháng Hai, năm 2001. Trong tư cách hồng y, ngài nổi tiếng về lòng khiêm nhường, bảo thủ về tín lý nhưng dấn thân cho công bằng xã hội. Lối sống đơn giản càng làm lòng khiêm nhường của ngài được biết đến nhiều hơn. Ngài sống trong một căn hộ nhỏ, chứ không sống tại toà giám mục lộng lẫy, không dùng xe riêng mà dùng phương tiện giao thông công cộng, và có người còn cho là ngài nấu ăn lấy.

Lúc Đức Gioan Phaolô II băng hà, ngài được coi là một trong những papabili. Và trong cơ mật viện năm 2005, có lời đồn là số phiếu bầu ngài sít sao với số phiếu bầu Đức HY Ratzinger cho tới lúc ngài khóc lóc xin các hồng y anh em đừng bỏ phiếu cho ngài.

Henry Chu, viết trên Los Angeles Times ngày 13 tháng 3, nhận định rằng: vận tốc cuộc bầu cử, chỉ vài giờ lâu hơn thời gian cơ mật viện lần trước nhằm bầu Đức Bênêđíctô năm 2005, cho thấy các vị hồng y đã nhanh chóng kết hợp sau một ứng viên bất chấp các phúc trình cho rằng có sự chia rẽ gia tăng giữa các hồng y trong việc lựa chọn. Báo chí thế tục quả có nhiều điều cần học hỏi qua việc chọn bầu Đức Phanxicô I.

Vũ Văn An
(VietCatholic News) 

QUO NOMINE VIS VOCARI? NGÀI NHẬN DANH H IỆU GÌ? PHANXICÔ

Quo nomine vis vocari? Ngài nhận danh hiệu gì?

Theo thông lệ xưa nay, mỗi vị
Giáo Hoàng thường nhận một tên cho triều đại Giáo hoàng của mình. Vì thế, vị vừa được các Hồng Y cử tri trong Mật viện bầu là Giáo Hoàng liền được vị Hồng Y niên trưởng hay vị đại diện hỏi: Quo nomine vis vocari? Ngài nhận danh hiệu gì?

Danh hiệu
Giáo hoàng theo lịch sử còn ghi chép lại có từ hơn 1000 năm nay.

Năm 533 Vị Giám mục Mercurius được bầu chọn là
Giáo hoàng. Ngài không muốn lấy tên của ngài trùng với tên của vị thần ngoại giáo, nân ngài nhận tên danh hiệu là Gioan II.. Rồi năm 955 một vị Giám mục tên là Octavian được bầu chọn là Giáo Hoàng. Và vì không muốn có tên trùng với thần ngoại giáo hay vua chúa hoàng đế Octavius, nên ngài đã chọn danh hiệu Gioan XII. cho triều đại giáo hoàng của mình.

Năm 983 Giám mục Petrus Canepanova được bầu chọn là Giáo Hoàng. Ngài muốn tránh tên của Đức giáo Hoàng Phêrô, vị
Giáo Hoàng thứ nhất của Gíao Hội, nên đã chọn danh hiệu là Gioan XIV.

Năm 996 vị Giám mục Bruno von Kaernten người Đức được bầu chọn là Giáo hoàng. Và năm 999 vị Giám mục Gerbert von Aurillac, người Pháp đầu tiên được bầu chọn là Giáo hoàng. Tên của hai vị này có nguồn gốc Nhật nhĩ man, thời đó còn xa lạ với truyền thống giáo hoàng. Nên hai vị đã đổi tên. Vị Giám mục Bruno von Kaernten lấy danh hiệu là Giáo hoàng Gregor V., Đức Giám mục Gerbert von Aurilla lấy danh hiệu giáo hoàng là Silvester II.

Rồi sau này Giám mục Petrus von Albano được bầu chọn là Giáo hoàng cũng đổi tên lấy danh hiệu là Sergius IV. (1009-1012)

Từ những tiền lệ có những lý do văn hóa lịch sử, nên từ cuối thế kỷ 10, phần đông các vị Giáo Hoàng thường đổi lấy tên mới cho triều đại của mình, khi được bầu chọn thành giáo hoàng. Và thông lệ này đã trờ thành nếp tập tục trong Giáo hội Công giáo. Các vị Gíao hoàng nhận danh hiệu mới cho triều đại giáo hoàng của mình, cho dù tên thánh rửa tội của các vị có khác đi nữa.

Với danh hiệu giáo hoàng, vị tân Giáo hoàng không còn là vị trước khi được bầu chọn nữa. Chính vì thế, tên của ngài cũng không được trùng với tên trước đó nữa. Việc này mang sắc thái đặc biệt quan trọng cho việc nhận lãnh chức vị là Gíao hoàng. Việc đổi tên lấy danh hiệu mới của vị Giáo hoàng không bao giờ được công nhận xem là Bí Tích như chức Linh Mục hay chức Giám Mục.

Nhưng danh hiệu của Đức giáo hoàng chọn cũng nói lên trọng tâm chương trình làm việc của triều đại mình.

Lịch sử còn ghi chép lại trong quãng thời gian 1000 năm trở lại đây chỉ có ba lần truyền thống Đức giáo hoàng đổi tên nhận danh hiệu mới khi lên ngôi bị gián đoạn không được thực hiện. Vào thời kỳ Phục hưng Gíao hoàng Julius II. (1503-1513) giữ tên cũ của mình. Cũng như thế thời Đức giáo hoàng Hadrian VI. (1522-1523) và thời Đức gíao hoàng Marcellus II. ( 1555), Đức gíao hoàng này trị vì ngằn nhất chỉ vỏn vẹn có ba tuần lễ trong lịch sử Giáo hoàng của Gíao Hội Công giáo, ngài qua đời vì bị bệnh.

Cho tới Đức giáo Hoàng Benedicto XVI. có tất cả 82 danh hiệu được các Đức giáo hoàng chọn. Danh hiệu được yêu thích chọn nhiều nhất là Gioan tới 23 vị, kế đến là danh hiệu Gregor với 16 vị, danh hiệu Benedicto có 16 vị, danh hiệu Clemento có 14 vị, danh hiệu Innozenz có 13 vị, danh hiệu Leo có 13 vị, danh hiệu Pius có 12 vị.

Đức giáo hoàng Gioan Phaolo I. năm 1978 là vị Gíao hoàng đầu tiên có danh hiệ với hai tên Gioan và Phaolo. Ngài muốn chọn như thế để nố tiếp truyèn thống của hai vị Gíao hoàng tièn nhiệm là Gioan XXIII. và Phaolo VI. Cũng có suy luận cho rằng, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo I. là người Ý có sáng kiến sáng tạo về nghệ thuật nhiều hơn, nên ngài đã đưa ý kiến sáng tạo vào việc nhận danh hiệu triều đại Giáo hoàng với hai tên.

Đức Giáo Hoàng kế vị ngài sau đó cũng chọn lấy danh hiệu như ngài là Gioan Phaolo II. 1978/2005 vừa nhắc nhớ đến các vị Giáo hoàng thời Công đồng Vatican II. và vừa nhớ đến vị Giáo hoàng tiền nhiệm Gioan Phaolo I. vừa mới băng hà sau 33 ngày trị vì trên ngôi Giáo hoàng.

Đức Giáo hoàng Benedicto XVI. chọn danh hiệu Benedicto, như ngài giải thích cắt nghĩa, vì muốn nhớ đến hình ảnh của Đức giáo hoàng Benedicto XV. (1914-1922), một vị Gíao hoàng xây dựng hòa bình, cũng như đến Thánh Benedicto (480-547), vị sáng lập Dòng Benedicto và là Thánh bổn mạng của Âu Châu.

Mỗi vị Gíao Hoàng được tự do chọn tên danh hiệu cho triều đại giáo hoàng của mình. Các vị có thể căn cứ theo truyền thống đã có, hay có thể sáng tạo lập ra điều gì mới.

Nhưng cho tới bây giờ ngày hôm nay danh hiệu Phero vị Gíao hoàng tiên khởi của Giáo Hội được chính Chúa Giêsu tấn phong làm Giáo hoàng,

danh hiệu Giuse là cha nuôi Chúa Giêsu cùng là Thánh bổn mạng của Gíao Hội,

Tên của các Thánh Tông đồ Chúa Giêsu cũng như tên của bốn vị Thánh sử viết phúc âm đã không có vị Giáo hoàng nào chọn.

Riêng tên Gioan có nhiều vị Thánh trong Giáo Hội. Trong trường hợp Đức giáo hoàng nào chọn danh hiệu Gioan, đó là Thánh Gioan tẩy gỉa, chứ không phải Thánh Gioan Tông đồ thánh sử viết phúc âm.

Những vị Gíao hoàng thời Giáo Hội ban đầu tới thế kỷ thứ 6. hầu hết đều là những Vị Thánh được tôn kính trong Giáo hội. Nên tên của các Ngài trở thành tên Thánh rửa tội cho những thế hệ sau đó cho tới bây giờ vẫn còn được nhận dùng, như Eugeno, Julius, Pascal, Urban, Silvester, Felix..

Hôm nay ngày 13.03.2013, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, đến từ Argentinien đã được bầu chọn là Gíao Hoàng thứ 266. của Giáo hội Công giáo kế vị Thánh Phero. Ngài chọn danh hiệu c

Đức tân Gíao hoàng Phanxico I. năm nay 76 tuổi là tu sỹ Dòng Tên. Ngài nổi tiếng là Hồng Y của người nghèo. Đứng trước Bancon đền thờ Thánh Phero trong cung cách một người cha có lòng từ tâm nhân hậu, ra mắt chào dân chúng đang tụ họp chào đón ngài giữa trời mưa rét.

Ngài kêu mời mọi người đang hiện diện ở quảng trường Thánh Phero cùng với ngài cầu nguyện đọc kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng Maria và kinh sáng danh. Rồi trước khi ban phép lành Urbi et Orbi, ngài đã yên lặng chắp tay cúi mình sâu trước ban con âm thầm cầu nguyện. Trước khi ra về, ngài còn nói lời cám ơn từ gĩa mọi người đến chào đón ngài.

Danh hiệu Đức tân Giáo hoàng chọn là Phanxico nói lên chương trình sống làm việc theo gương khó nghèo của Thánh Phanxico, nó phản ảnh cung cách sống của ngài lúc còn là Tổng giám mục ở Buenos Aires bênh đỡ cho người nghèo, như tiếng tăm người ta nói về ngài: hồng Y của người nghèo.

Đức gíao hoàng vẫn mừng kính Thánh bổn mạng của ngài, mà cha mẹ ngài đã chọn đặt cho, như vị Thánh quan thầy bảo trợ từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội.

Chào mừng Đức tân giáo hoàng Phanxico I.

13.03.2013

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
(VietCatholic News)

TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG PHANXICÔ ĐỆ NHẤT

Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất
Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất, vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo, được bầu trong lần bỏ phiếu thứ 5 vào ngày 13 tháng Ba năm 2013, năm nay 76 tuổi và sẽ mừng sinh nhật thứ 77 vào tháng 12 tới đây. Ngài nguyên là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, sinh ngày 17 tháng 12 1936.

Ngài sẽ đi vào lịch sử như là vị Giáo Hoàng đầu tiên được sinh ra ở châu Mỹ.

Ngài là Tổng Giám Mục của Buenos Aires từ năm 1998 và đã được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y vào ngày 21 tháng Hai năm 2001 cùng trong một nghi lễ tấn phong Hồng Y với Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Việt Nam.

Đức Tân Giáo Hoàng Jorge Bergoglio được sinh ra tại Buenos Aires, trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt người Ý. Sau khi học tại chủng viện Villa Devoto, ngài gia nhập Dòng Tên vào ngày 11 tháng Ba năm 1958. Ngài hoàn thành cử nhân triết học tại Đại Học Maximo San José ở San Miguel, và sau đó giảng dạy văn học và tâm lý học tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe, và Salvador ở Buenos Aires. Ngài được Đức Tổng Giám Mục José Ramón Castellano phong chức linh mục vào ngày 13 tháng 12 năm 1969. Ngài tiếp tục khoa triết học và thần học tại San Miguel và trở thành giáo sư thần học.

Dòng Tên đã bầu ngài làm Giám Tỉnh Á Căn Đình từ năm 1973 đến 1979 vì danh tiếng về tài lãnh đạo của ngài. Năm 1980, ngài trở thành giám đốc chủng viện San Miguel, nơi ngài đã được đào tạo. Ngài phục vụ trong cương vị đó cho đến năm 1986 trước khi sang Đức hoàn thành luận án tiến sĩ và trở về quê hương của mình để phục vụ như là cha giải tội và linh hướng tại Córdoba.

Ngài thay Đức Hồng Y Quarracino vào ngày 28 tháng 2 năm 1998 trong chức vụ Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires. Ngài cũng đồng thời được bổ nhiệm là Đấng Bản Quyền cho người Công Giáo Đông Phương ở Á Căn Đình.

Ngày 21 tháng Hai năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y cho ngài với Hiệu Tòa là nhà thờ Thánh Robert Bellarmino.

Ngài đã được bổ nhiệm vào một số vị trí trong Giáo Triều Rôma như Thánh Bộ Giáo sĩ, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Thánh Bộ Đời Sống Tận Hiến và các Tu Hội Tông Đồ. Ngài cũng là một thành viên của Ủy ban châu Mỹ La tinh và Hội đồng gia đình.

Đức Hồng Y Bergoglio nổi tiếng với sự khiêm tốn cá nhân, mạnh mẽ bảo vệ các học thuyết Giáo Hội và dấn thân cho công bằng xã hội. Ngài sống trong một căn nhà nhỏ, chứ không phải tại nơi cư trú nguy nga của giám mục.

Dù là Hồng Y, ngài thường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, và tự mình nấu ăn cho mình.

Sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Bergoglio, đã được nhiều người coi là một ứng viên sáng giá vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2005.

Đặng Tự Do
(VietCatholic News) 

VIDEO : HABEMUS PAPAM - CHÚNG TA ĐÃ CÓ GIÁO HOÀNG

HABEMUS PAPAM - CHÚNG TA ĐÃ CÓ GIÁO HOÀNG

Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất
Hàng chục ngàn người đã chờ đợi dưới trời mưa để hy vọng là những người đầu tiên biết tin chúng ta có Tân Giáo Hoàng. Họ đã được trả công xứng đáng.
Đúng 19:09 (giờ Roma) ngày thứ Tư 13/3/2013, khói trắng đã bốc lên.
Chuông Đền thờ Thánh Phêrô dồn dập đổ.
Chúng ta đã có Giáo Hoàng rồi!

Đặng Tự Do
Nguyễn Long Thao
(VietCatholic News)

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

NGÀY TRỌNG ĐẠI ĐÃ ĐẾN

“Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” (Mt 14, 26-27).

Con thuyền Giáo Hội trong mấy tuần qua không có người lái. Tôi cũng có cảm giác trống vắng, thiếu thiếu trong phần cầu nguyện cho Giáo Hội nơi Kinh Nguyện Thánh Thể, bởi tên của Đức Giáo Hoàng không được xướng lên. Một cảm giác là lạ thật khó tả. Có thể có một sự bất an nào đó không?

Tôi cũng giống như các môn đệ của Chúa ngày xưa khi họ phải một mình vất vã chèo chống nặng nề trước sức mạnh của sóng to, gió lớn rồi bị sóng đánh vì ngược gió nơi biển năm xưa. Vị Thuyền Trưởng rời khỏi vị trí thì liền sau đó chúng ta thấy cứ hết đợt sóng này đến đợt sóng khác bủa vây con thuyền Giáo Hội.

Người ta đồn đại, người ta nhìn Giáo Hội theo cách của thế gian, của vụ lợi, của tranh giành. Một bài báo nọ, có lẽ không biết cách thức và tính thánh thiêng của Giáo Hội nên đã vội vã nhận định việc bầu Giáo Hoàng sắp tới là “Cuộc đấu tranh nội bộ?” Họ nói, họ bình luận vô tội vạ về những vấn đề liên quan đến Giáo Hội của Chúa. Có lẽ đây là những đợt sóng cuối cùng trong những ngày này chăng? Mong rằng như thế, bởi vì con thuyền Giáo Hội sắp có vị thuyền trưởng mới để lèo lái, chèo chống và để vượt thắng mọi sự dữ. Vì không bao lâu nữa, chúng ta sẽ có Vị Cha Chung là Đức Tân Giáo Hoàng thứ 266 trong Giáo Hội. Nhưng đó là cách nhìn của thế gian, của người trần mắt thịt mà thôi.

Tôi nhớ lời của Đức Benedict nói rằng: “Con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm. Chính Chúa điều khiển nó, chắc chắn cả qua các người mà Người đã chọn, bởi vì Người đã muốn như thế. Thiên Chúa hướng dẫn Giáo Hội, Người luôn đỡ nâng Giáo Hội nhất là trong những lúc khó khăn”.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói như trên với 170.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung cuối cùng của ngài tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 27-2-2013. Vâng, Con thuyền Giáo Hội là của Chúa. Chúa vẫn đang điều khiển nó đi đúng hướng mà Ngài muốn cho đến hôm và mãi mãi vẫn như thế. Chúa chẳng bao giờ bỏ rơi các Tông đồ một mình trong sóng gió. Chúa luôn có mặt chính lúc các Ngài đang gặp thử thách, Chúa đến củng cố niềm tin các Ngài: “Cứ yên tâm, Thầy đây, đừng sợ!” “Đừng sợ”, vì có Thầy đây, chứ không phải ai hoặc cái gì khác; và chỉ một mình Thầy là đủ rồi.

Giáo Hội lữ hành trên trần gian cũng gặp những sóng gió, khủng hoảng. Cả đến gia đình, xã hội hôm nay cũng đang chao đảo vì những cơn khủng hoảng. Nhưng xin hãy nhớ và xác tín cho rằng: giữa biển đời sóng gió, Chúa Giêsu vẫn luôn hiện diện bên ta. Sự hoài nghi có thể làm ta sợ hãi; còn lòng tin sẽ giúp ta nhận ra Chúa là chỗ dựa vững chắc và dù có phải bước “đi trên mặt nước là những cơn sóng dữ của thời đại này” chúng ta vẫn có thể bước đi trong bình an.

Các Hồng Y bước vào Cơ Mật Viện, Các Ngài đang ở trong bình an với Chúa qua cầu nguyện và Chúa vẫn đang hiện diện với Các Ngài trong những ngày đặc biệt này. Các Ngài còn được sự hỗ trợ đắc lực từ chính con cái của mình khắp nơi trên hoàn cầu. Họ đang hướng về, đang cầu nguyện, đang kêu xin Chúa Thánh Thần hằng ngày, hằng giờ trong những ngày trọng đại này. Chúng ta tin và xác tín một cách chắn chắn rằng: Chúa sẽ ban cho Giáo Hội, cho con cái của Ngài trong Giáo Hội một Vị Thuyền Trưởng đầy tài đức và sức lực để tiếp tục hướng dẫn con thuyền Giáo Hội như ý Chúa muốn.

“Cứ yên tâm, Thầy đây, đừng sợ !” Hãy tin tưởng, hãy phó thác vào Lời của Vị Mục tử, Vị Thuyền Trưởng Tối Cao là Chúa Giêsu. Mong rằng không bao lâu nữa, chúng ta sẽ chính thức nhận được tin mừng trọng đại của Vị Hồng Y niên trưởng loan báo từ bao lơn của Đền Thánh Phêrô: “Habemus papam” (Chúng ta có Giáo Hoàng). Sau đó Đức Tân Giáo Hoàng tiến ra và ban phép lành cho thành Rôma và toàn thế giới (urbi et orbi).

Lạy Chúa, chúng con vẫn tin tưởng Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng con. Xin Chúa nâng đỡ, an ủi và giúp chúng con vượt qua thử thách, củng cố niềm tin cho chúng con, vì niềm tin sẽ là sức mạnh và bình an cho chúng con. Xin cho chúng con mạnh dạn tin vào quyền năng của Ngài mà không một chút hoài nghi như Thánh Phê-rô đã bị Ngài trách: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?" vì chính ngay lúc này con tin rằng Ngài đang đồng hành cùng với Giáo Hội, với Hồng Y Đoàn và với chúng con, và có Thầy đây: "Cứ yên tâm, đừng sợ". Amen

LM Giacôbê Nguyễn Thanh Bình
(VietCatholic News) 

ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI THEO DÕI CUỘC BẦU CỬ GIÁO HOÀNG TỪ XA

Đức Thánh Cha Bênêđictô 16, đang hưu trí tại nhà nghỉ hè Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo theo dõi cuộc bầu cử Giáo Hoàng từ nơi đây. Ngài muốn tham gia gián tiếp vào cuộc Mật Nghị bầu Giáo Hoàng bằng lời cầu nguyện, như cha Federico Lombarditheo Vatican, phát ngôn viên của Tòa Thánh đã cho biết.

"Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 ở với với chúng tôi, lặng lẽ nhưng hiệp thông sâu sắc và chắc chắn Ngài kết hợp với tất cả chúng tôi trong lời cầu nguyện", cha Lombardi nói.

Đức TGM Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Thánh Cha Bênêđictô là chiếc cầu nối chuyển tải các tin tức tại Vatican cho Ngài. TGM Gänswein đã có mặt tại Đền Thánh Phêrô vào sáng thứ ba để cùng đồng tế với Hồng Y Đoàn cho ngày khai mạc Mật Nghị Hồng Y. Buổi chiều Đức Cha Gänswein cũng có mặt trong nhà nguyện Sixtine với tư cách giám đốc Điện Giáo Hoàng. Sau đó, lúc bắt đầu cuộc bầu cử Giáo Hoàng Đức cha Gänswein giống như tất cả những người khác phải rời khỏi nhà nguyện này.

Theo cha Lombardi, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã theo dõi tường tận các buổi họp của Hồng Y Đoàn trong tuần qua để chuẩn bị cho Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng. "Đức Thánh Cha luôn luôn được thông báo, Ngài theo dõi các tường thuật từ truyền hình", cha Lombardi cho biết thêm. Tuy nhiên các chi tiết về cuộc họp giữa các Hồng Y cử tri, Đức Thánh Cha Bênêđictô không biết đến.

Trưa thứ tư, 13.3.2013 Đức TGM Georg Gänswein vừa cho báo chí biết sức khỏe của Đức Thánh Cha Bênêđictô khả quan. Ngài đã theo dõi thánh lễ khai mạc Mật Nghị Hồng Y vào buổi sáng thứ ba và buổi chiều xem các Hồng Y tiến bước vào nhà nguyện Sixtine.
 
 VISLm. Paul Phạm Văn Tuấn
(VietCatholic News)