Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

VIDEO THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 31.5 - 05.6.2014

VẠ TUYỆT THÔNG LÀ GÌ?

Để trả lời cho câu hỏi "Vạ tuyệt thông là gì?", chúng ta cần tìm hiểu tín điều "Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế nầy, các thánh thông công" (kinh Tin Kính các Tông Đồ), thì mới hiểu "Vạ tuyệt thông" được rõ ràng hơn.

I. Các thánh thông công.

Trên nguyên tắc, tất cả những ai được rửa tội, đều là thánh, vì đã được sạch tội tổ tông và tội riêng (từ khi sinh ra cho tới lúc lãnh nhận bí tích rửa tội, nếu là người lớn), được gia nhập vào Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Trong Nhiệm Thể nầy, mỗi chi thể thông hiệp với nhau, vì cùng chung một Nhiệm thể của Chúa Kitô, Người là Đầu (x.GLCG. 92, 947). Nên:

Tất cả các tín hữu còn sống hay đã qua đời - đã được lên thiên đàng hay còn đang ở luyện tội - đều có thông hiệp mật thiết. Đó là tín điều Các Thánh thông công.

- Các tín hữu còn sống làm thành Giáo hội lữ hành.
- Các Thánh trên thiên đàng làm thành Giáo hội khải hoàn.
- Các linh hồn trong luyện tội làm thành Giáo hội thanh luyện.

Các tín hữu tôn kính, cầu xin Các Thánh. Còn Các Thánh cầu bầu cho các tín hữu trước mặt Thiên Chúa.

Các tín hữu làm việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn. Còn các linh hồn cầu bầu cùng Chúa cho các tín hữu còn đang sống.

Các tín hữu đều thông công với nhau: mỗi người đều có quyền hưởng nhờ lời cầu nguyện và công nghiệp của tất cả những người khác (x. SGL CG 92, 946-959). Hiểu như vậy, từ đây, chúng ta đi sang phần vạ tuyệt thông.

II. Vạ tuyệt thông.

Vạ tuyệt thông (hay dứt phép thông công, rút phép thông công) là một hình phạt của Giáo hội Công giáo hoàn vũ dành cho những giáo sĩ và giáo dân phạm trọng tội và ngoan cố không chịu sửa đổi hay sám hối. Khi một người bị tuyên án vạ tuyệt thông thì về bản chất, người đó bị tách rời ra khỏi sự "hiệp thông" với những tín hữu khác trong Giáo hội, về hình thức là bị khai trừ khỏi tổ chức Giáo hội.

Theo Giáo luật có hai hình thức vạ tuyệt thông: Vạ Tuyệt thông tiền kết và Vạ Tuyệt thông hậu kết.

1). Vạ tuyệt thông tiền kết: được ấn định cho một số tội. Ngay sau khi phạm, đương sự lập tức bị vạ (ipso facto), không cần Giáo hội phải ra công bố, nhưng nếu có công bố thì đó là một tội phạm công khai, để ngăn chặn những hệ luỵ xấu đi kèm. Theo Bộ Giáo luật hiện hành, hiện nay chỉ còn bảy loại vi phạm bị chế tài Vạ tiền kết. Các vạ đó là:

1. Người bỏ đạo, rối đạo hay ly khai khỏi Giáo hội, sẽ bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết (đ.1364§1).

2. Ai ném bỏ Mình Máu Thánh Chúa, lấy hoặc giữ với mục đích phạm thánh, bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa thánh (đ. 1367).

3. Người nào hành hung Đức Giáo hoàng sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa thánh (đ.1370§1).

4. Người phá thai trực tiếp (đ.1398), hay người đồng lõa: như chỉ chỗ, giúp phương tiện và việc phá thai có kết quả (đ.1329§2), sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết.

Những tội mà một giáo sĩ có thể vi phạm:

5. Giải tội cho người đồng phạm chiếu theo điều 977, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa thánh (đ.1378§1).

6. Cha giải tội nào vi phạm trực tiếp ấn bí tích, phải bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa thánh (đ.1388§1).

7. Giám mục nào không có ủy nhiệm thư Giáo hoàng mà phong chức Giám mục cho người khác, cũng như người nào được thụ phong do Giám mục ấy sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa thánh (đ.1382).

Trong bảy qui định vạ trên đây, có năm loại vạ tuyệt thông chỉ được giải do chính Tòa thánh (2, 3, 5, 6 và 7), còn hai loại vạ kia (1 và 4) có thể được giải do Giám mục giáo phận hay những linh mục được ủy thác.

2). Vạ tuyệt thông hậu kết: được ấn định cho một số tội sau khi vi phạm, đương sự chưa lập tức bị vạ. Đương sự chỉ bị vạ sau khi Giáo hội ra công bố hay phán quyết.

3). Quyền phạt và tha vạ tuyệt thông

1. Vạ tuyệt thông hậu kết chỉ ràng buộc phạm nhân sau khi vạ được tuyên án. Một Giám mục có thể ra vạ tuyệt thông hậu kết cho người ngoan cố không chịu sửa lỗi nặng đã được cảnh cáo. Nếu chịu hối lỗi thì Giám mục có thể tha vạ này.

2. Vạ tuyệt thông tiền kết nghĩa là đương nhiên bị vạ này khi phạm một trong những tội hay lỗi nghiêm trọng ghi trên đây, chỉ có Giáo hoàng hay những người được luật quy định mới giải vạ này.

Tuy nhiên, trong trường hợp nguy tử thì bất cứ linh mục nào cũng được phép tha mọi tội và giải vạ tuyệt thông tiền hay hậu kết.

Giáo luật nói rõ những hậu quả của vạ tuyệt thông như sau:

- Không được cử hành hay lãnh nhận mọi bí tích kể cả á bí tích của Giáo hội.

- Đối với giáo sĩ và tu sĩ: không được hành xử mọi chức vụ, tác vụ hay bất cứ nhiệm vụ nào cũng như bị cấm hưởng dùng các đặc ân đã được ban cấp trước đó.

Người mang vạ tuyệt thông là người tự tách mình ra khỏi mọi hiệp thông với Giáo hội. Cho nên, chính họ không được lãnh nhận hay cử hành mọi bí tích là nguồn cội của sự thông hiệp vào Nhiệm Thể Chúa Kitô trong yêu thương và hiệp nhất. Vì thế, họ tạm thời ở bên ngoài Giáo hội cho đến khi vạ được tha bởi người có thẩm quyền trong Giáo hội.

Hình phạt chỉ là biện pháp sau cùng, sau khi đã sửa sai trong tình huynh đệ, đã cảnh cáo.... nhưng vẫn không có kết quả nên phải áp dụng hình phạt. Khoản Giáo Luật 1341 cũng nói rằng: Đấng bản quyền Giáo phận là Đấng có thẩm quyền để áp dụng hình phạt nhằm: tái tạo công bình - hàn gắn hậu quả những tai hại và hoán cải phạm nhân.

Vạ tuyệt thông, dù là hình phạt nặng nhất của Giáo hội, nhưng không có nghĩa là lời kết án vĩnh viễn cho ai phải ra khỏi sự hiệp thông với cộng đồng Dân Chúa. Mà chỉ là hình phạt dược hình (phương thuốc chữa bệnh). Nghĩa là Giáo hội vẫn mở rộng cửa để đón nhận trở lại những ai phạm tội có thiện chí ăn năn, và xin được tha tội. Vì thế, theo Giáo hội hình phạt này chỉ tạm thời cho những người ngoan cố không chịu ăn năn, sửa lỗi.

(trích Nguyệt San Mục Vụ Giáo Phận Vĩnh Long tháng 6 năm 2014)
 (giaophanvinhlong.net)

THÔNG BÁO CỦA TOÀ GIÁM MỤC VĨNH LONG

Thông báo của TGM Vĩnh Long 
về vạ tuyệt thông tiền kết cho LM Nguyễn Văn Tường

 

(giaophanvinhlong.net)

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT : KHẤN DÒNG

Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, 55 Nữ Tu Khấn Dòng.

Tháng Thánh Tâm, tháng của mùa dâng hiến. Bên nguyện đường Nhà Dòng cây phượng nở đỏ rực, thật ấn tượng! Hè về cho hoa phượng nở. Nhưng phượng nở đối với Nhà Dòng nhắc nhớ về mùa dâng hiến, về lễ khấn. Nhìn hoa đỏ thắm ai cũng nghĩ về các tân khấn sinh với trái tim luôn rực hồng, và cầu chúc cho mỗi Nữ tu được sắt son với lời tuyên khấn. 


Sáng ngày 4-6-2014, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết đã chủ sự lễ Khấn Dòng cho 33 Nữ Tu Tiên Khấn, và 22 Nữ tu Vĩnh Khấn. Cùng đồng tế có Đức Viện Phụ Đan Viện Châu Thuỷ, quý Cha Hạt Trưởng, quý Cha Giáo Sư và gần 100 Linh mục trong và ngoài Giáo phận, lời cầu nguyện sốt mến của các Tu sĩ nam nữ và đông đảo thân nhân ân nhân các tân khấn sinh.


Sự hiện diện của cộng đoàn cùng quý Linh mục bên cạnh Giám mục làm rạng ngời mầu nhiệm hiệp thông của Dân Thánh Chúa đã mang lại vô vàn ơn thánh cho Hội Dòng.




(gphanthiet.com)

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

TAI NẠN THẢM KHỐC TẠI THÁI LAN

Cha Giacôbê Vũ Thế Hanh và 13 bạn trẻ Việt Nam 
chết thảm tại Chaiyaphum, Thái Lan

Cha Giacôbê Vũ Thế Hanh
Tờ Bangkok Daily News của Thái Lan cho biết lúc 5:45 sáng thứ Hai 2 tháng 6, hai nhân viên cảnh sát tại thị trấn Kaeng Khro, tỉnh Chaiyaphum ở Đông Bắc Thái Lan đã thông báo về tai nạn giao thông kinh hoàng trên tỉnh lộ 201 Chaiyaphum – Phae. Cảnh sát, lính cứu hỏa và các nhân viên y tế đã đến nơi cố gắng dập tắt đám cháy. 13 người được ghi nhận là đã chết và 3 người khác bị thương trầm trọng đã được chuyển đến bệnh viện Kaeng Khro.

Các bạn trẻ Việt Nam đến hiện trường
Điều tra sơ khởi của cảnh sát là người tài xế xe khách, một chiếc Toyota màu trắng, đã ngủ gục và tông vào một chiếc xe tải Isuzu đậu bên đường. Chiếc Toyota có lẽ chạy bằng gas nên đã phát nổ.

Những nạn nhân của tai nạn đau buồn này phần lớn là người Việt đang sinh sống tại Bangkok, trong đó có linh mục Giacôbê Vũ Thế Hanh dòng Đa Minh Việt Nam, và 13 bạn trẻ Công Giáo Việt Nam đang trên đường đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Minburi.

Cha Giacôbê Vũ Thế Hanh sinh ngày 14 tháng 02 năm 1974 tại Ninh Bình, được thụ phong linh mục ngày 30/06/2007 tại nhà thờ Ba Chuông, Sàigòn, hưởng dương 40 tuổi, 17 năm khấn dòng và 7 năm linh mục.

Hầu hết các bạn trẻ bị thiệt mạng là các thanh niên thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh.
 


Nguyễn Việt Nam 
(VietCatholic News)

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

VIDEO THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 24 - 29.5.2014

Phần I : Đức Thánh Cha thăm Amman và Bethlehem



Phần II: Đức Thánh Cha thăm Jerusalem





GIÁO PHẬN LONG XUYÊN : PHONG CHỨC GIÁM MỤC

Thánh Lễ phong chức tân giám mục phụ tá Long Xuyên
Đức Cha Giuse Trần Văn Toản

Long xuyên 29/05/2014. Hôm nay 29/05 nhà thờ Đài Đức Mẹ Tân Hiệp trở thành trái tim của giáo phận Long Xuyên, nơi tổ chức Thánh Lễ Truyền Chức Giám Mục Phụ tá, Đức Cha Giuse Trần Văn Toản.
 
 
Ngay từ rất sớm, từng giòng xe cộ từ các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ nườm nượp tuốn về trung tâm của sự kiện trọng đại này, kín cả quốc lộ 80, con đường hướng về Rạch Giá - Hà Tiên ngang qua Đài Đức Mẹ nơi diễn ra lễ truyền chức.
 
 
Tiếng vỗ tay vang rền cùng nụ cười trên các khuôn mặt tươi như hoa làm nức lòng các vị khách quý từ phương xa. Vị đại diện Tòa Thánh, Đức Tổng Leopoldo Girelli, và các Đức Giám Mục từ các giáo phận trên khắp miền đất nước, được nhận một vòng hoa tươi thắm ngay khi xuống xe tiến vào Đài Đức Mẹ.

 
 
Đúng 9.00 giờ Thánh Lễ bắt đầu. Sau bài ca nhập lễ, khi đoàn đồng tế đã an vị tại lễ đài, các đức giám mục ở vị trí phía sau bàn thờ, mặt quay về hướng giáo dân, riêng đức giám mục tân cử Giuse Trần Văn Toản thì đứng bên phải bàn thờ, Giám Mục giáo phận, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, trân trọng giới thiệu và đọc diễn văn chúc mừng tới các giám mục và quan khách. Các vị khách được giới thiệu cách đặc biệt gồm có: Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh, Đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc, Đức Tổng Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đức Cha Mathêu Nguyễn Văn Khôi, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Đức Cha Gioan Vũ Tất, Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến và cuối cùng là linh mục giám quản giáo phận Vĩnh Long, cha Phêrô Dương Văn Thạnh.
 
 
 
Sau diễn văn chào mừng, Thánh Lễ tiếp tục như thường lệ với Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu chủ tế.

Kết thúc phần Lời Chúa, nghi thức truyền chức Giám Mục bắt đầu và diễn ra hết sức long trọng, sốt sắng. Hơn 10.000 tín hữu tham dự, (thậm chí có người ước tính khoảng 15.000 người) 21 giám mục và khoảng 300 linh mục cùng hiệp ý khẩn nài các thánh ban ơn lành cho Đức Tân Giám Mục. Hai vị giám mục phụ phong bên cạnh Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, đó là Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên và Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống. Nghi thức truyền chức nhấn mạnh tới chức vụ giám mục là để phục vụ và yêu thương cộng đoàn.

Trước khi ban phép lành cuối lễ là nghi thức chúc mừng Đức Cha Giuse Trần Văn Toản. Đầu tiên là Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tịch HĐGMVN, thay mặt các Giám Mục Việt Nam, kế đến là Đức Tổng Leopoldo Girelli vị đại diện Tòa Thánh, rồi tới cha Luy G. Huỳnh Phước Lâm, tổng đại diện giáo phận. Sau hết là bài cám ơn của đức tân giám mục Giuse.

Tâm tình vui mừng hôm nay làm nhiều người nhớ lại niềm hạnh phúc năm xưa. Thật vậy, gần 15 năm trước, 29/06/1999, giáo phận Long Xuyên dường như vỡ òa trong cảm xúc trào dâng khôn tả khi cùng một lúc có được hai tân giám mục: Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên là tổng giám mục giáo phận Hà Nội hiện đang nghĩ dưỡng tại tu viện Châu Sơn, Ninh Bình, và đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu hiện là giám mục chính tòa Long Xuyên cũng là đấng chủ phong trong thánh lễ truyền chức giám mục hôm nay.
 
Nguyễn Đức Thắng
(gplongxuyen.org) 

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

AUDIO THANH LE CHUA NHAT VI PHUC SINH NAM A 25-5-2014

Audio Thanh Le Chua Nhat VI Phuc Sinh nam A
05g30 Chúa Nhật ngày 25-5-2014
Cha khach dang Le.
Ca doan Cecilia hat Le.



Huu Toan.