Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. LA MESSE DU 17E DIMANCHE DU TEMPS ORDINAIRE – ANNÉE B

Bắt đầu lúc 10g30 Chúa Nhật, ngày 25.7.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon. 
le 25 juillet 2021 à 10h30,
sera en direct de la Cathédrale Notre Dame de Saïgon
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. Seventeenth Sunday of Ordinary Time - English Mass (Live-streamed)

Bắt đầu lúc 09g30 Chúa Nhật, ngày 25.7.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
at 9:30 AM on Sunday, July 25th, 2021,
at Notre Dame Cathedral of Saigon.
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lễ Thiếu Nhi.

Bắt đầu lúc 07g30 Chúa Nhật, ngày 25.7.2021
tại Nhà thờ Tân Phước
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 25.7.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ BAN ƠN TOÀN XÁ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ BAN ƠN TOÀN XÁ 
NHÂN NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI

Nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ nhất, Đức Thánh Cha Phanxicô ban Ơn Toàn xá cho các ông bà, người già và tất cả các tín hữu tham gia sự kiện với “tinh thần sám hối và bác ái thực sự”.



Trong thông cáo hôm thứ Ba 22/6/2021, Tòa Ân giải Tối cao giải thích rằng “để tăng cường lòng sùng kính của các tín hữu và để cứu rỗi các linh hồn,” các ông bà nội ngoại, người già và các tín hữu sẽ có thể được nhận Ơn Toàn xá vào Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất, sẽ được tổ chức vào ngày 25/7/2021.

Thông cáo của Tòa Ân giải Tối cao cho biết Đức Thánh Cha đã cho phép ban ơn Toàn xá sau khi lắng nghe yêu cầu của Đức Hồng y Kevin Farrell, Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, đánh dấu việc thành lập Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi.

Trong Thánh lễ trọng thể

Ơn Toàn xá sẽ được ban cho các ông bà nội ngoại, người cao niên, cũng như các tín hữu tham dự Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành vào Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi vào ngày 25/7, hoặc các Thánh lễ khác được cử hành trên toàn thế giới, với các điều kiên thông thường là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng.

Thăm viếng người già yếu gặp khó khăn

Ơn Toàn xá cũng được ban vào cùng ngày này cho các tín hữu dành thời gian thích đáng để thăm viếng, cách trực tiếp hay trực tuyến, những người già yếu đang gặp khó khăn hoặc hoạn nạn (ví dụ như bệnh tật, người bị bỏ rơi, người khuyết tật và những người ở trong những trường hợp tương tự).

Tham dự qua các phương tiện truyền thông

Thông cáo của Tòa Ân giải Tối cao cũng cho biết Ơn toàn xá cũng có thể được ban cho những người, vì những lý do nghiêm trọng, không thể ra khỏi nhà và “hiệp nhất cách thiêng liêng với các cử hành thánh của Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi, dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện, những nỗi đau hay những đau khổ trong cuộc sống của họ, đặc biệt là trong thời gian phát sóng Thánh lễ, qua các phương tiện truyền hình và đài phát thanh, cũng như các phương tiện truyền thông xã hội mới.”

Nguồn: Vatican News
(WGPSG)

CÙNG ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CẦU NGUYỆN NHÂN NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI

 
CÙNG ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ 
CẦU NGUYỆN NHÂN NGÀY THẾ GIỚI 
ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI

Để chuẩn bị cho Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất, hôm 23/7/2021, Bộ Giáo dân Gia đình và Sự sống đã thực hiện một video trong đó các ông bà và người cao tuổi khắp nơi trên thế giới cùng với Đức Thánh Cha đọc kinh nguyện chính thức của Ngày này.

Kinh nguyện được đọc bằng những ngôn ngữ khác nhau, với sự tham gia của Đức cha Laurent Noël, 101 tuổi, là giám mục cao tuổi nhất thế giới.


Kinh nguyện chính thức 
của Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi 
lần thứ nhất

Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa
cho con được an ủi qua sự hiện diện của Chúa:
Ngay cả trong khi cô đơn lẻ loi,
Chúa là hy vọng và sự tin tưởng của con;
Chúa là đá tảng và thành trì của con từ thời niên thiếu!

Con cảm ơn Chúa đã ban cho con một gia đình,
và đã ban phúc cho con được sống lâu dài.
Con cảm ơn Chúa về những phút giây vui mừng và khó khăn,
về những giấc mơ đã thành sự thật trong cuộc sống của con
và về những gì đang còn ở phía trước.
Con cảm ơn Chúa về thời gian này
khi Chúa mời gọi con tiếp tục mang lại hoa trái.

Lạy Chúa xin ban thêm đức tin cho con;
xin biến con thành khí cụ bình an của Chúa;
xin dạy con đón nhận những người đau khổ hơn con;
xin dạy con đừng bao giờ thôi ước mơ
và dạy con tường thuật những điều kỳ diệu của Chúa cho các thế hệ trẻ.

Xin bảo vệ và hướng dẫn Đức Giáo hoàng Phanxicô và Giáo hội,
để ánh sáng Tin Mừng có thể chiếu rọi đến tận cùng trái đất.

Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến canh tân thế giới,
để cơn bão đại dịch được dịu êm,
để người nghèo được an ủi và chiến tranh chấm dứt.

Xin nâng đỡ con khi yếu đuối
và giúp con sống tràn đầy mỗi giây phút Chúa ban cho con,
với xác tín rằng Chúa ở với con mọi ngày
cho đến tận thế. Amen
(CSR_5150_2021)

Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất tại Roma

Tại Roma, Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất sẽ được cử hành với Thánh lễ vào lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 25/7/2021 tại đền thờ thánh Phêrô, với sự tham dự của 2.000 người của giáo phận và các hiệp hội tham gia hoạt động mục vụ người cao tuổi. Phần lớn trong số những người này sẽ là các ông bà được các cháu đi cùng, nhưng cũng có vài trăm người cao niên, những người mà đây là lần thứ nhất họ có thể rời nhà từ sau hơn một năm đại dịch, sẽ đến tham dự Thánh lễ.

Vào cuối Thánh lễ, những người trẻ hiện diện tại đền thờ thánh Phêrô sẽ tặng cho các ông bà và những người cao tuổi hiện diện trong Thánh lễ một bông hoa cùng với lời của Đức Thánh Cha: “Tôi luôn ở với anh chị em”.

Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống mời gọi mọi người, đặc biệt những người trẻ, cử hành Ngày Thế giới Ông bà và người Cao tuổi bằng cách thăm viếng ông bà của họ hoặc những người cao tuổi sống trong cộng đoàn của họ. Việc thăm viếng – có thể được nhận ơn Toàn xá – là cơ hội để trao sứ điệp của Đức Thánh Cha và đọc lời kinh nguyện nhân Ngày này.

Nguồn: vaticannews.va
(WGPSG)

PHẢI LÀM GÌ NẾU CÁC MỐI TƯƠNG QUAN CỦA BẠN TRỞ NÊN CĂNG THẲNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID?


 PHẢI LÀM GÌ NẾU CÁC MỐI TƯƠNG QUAN CỦA BẠN 
TRỞ NÊN CĂNG THẲNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID?
 
Tác giả: Zoe Romanowsky
Chuyển ngữ: Ngọc Quí và Văn Quyết
Từ: aleteia.org (19.7.2021)

WHĐ (24.7.2021) - Hiện nay, những mối tương quan hòa hợp trước kia có thể bị rạn nứt, khiến chúng ta thất vọng và cô đơn hơn bao giờ hết.

Nếu bạn thăm dò ý kiến ​​của những người theo dõi bạn trên mạng xã hội, tôi cá rằng bạn sẽ thấy “các mối tương quan căng thẳng” là một trong những hậu quả trầm trọng của đại dịch do vi-rút Corona. Thời đại Covid đã tạo ra căng thẳng và chia rẽ trong gia đình và giữa những người bạn thân thiết nhất. Cho dù đó là những bất đồng về việc đeo khẩu trang, về các cuộc tụ tập xã hội nào là phù hợp, về sự an toàn của vắc-xin mới hay về nhiều khía cạnh khác liên quan đến việc phòng tránh vi-rút, chúng ta có thể nhận thấy mình mâu thuẫn với những người mình yêu mến nhất.

Chúng ta có thể làm gì trong hoàn cảnh này?

Đầu tiên, cũng như mọi điều trong cuộc sống, chúng ta nên cầu nguyện. Chúa Thánh Thần có thể làm những điều chúng ta không thể. Hãy cầu nguyện để hàn gắn những mối tương quan đang căng thẳng. Cầu xin sự hướng dẫn, sự khôn ngoan, sự hiền lành, lòng trắc ẩn. Chúng ta được hứa rằng khi chúng ta dâng những khó khăn của mình lên Chúa, trong cầu nguyện và với lòng biết ơn, "bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu." (Pl 4, 7). Càng bén rễ trong cầu nguyện, ta càng có thể giữ được bình an. Bình an là điều giúp ta ít phản ứng gay gắt hơn khi cư xử với những người khác mình.

Thứ hai, khi bạn cảm thấy tức giận hoặc thất vọng với người thân về điều gì đó liên quan đến đại dịch (hoặc bất cứ điều gì, đúng vậy!), hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi sau: Mỗi người chúng ta sợ điều gì nhất? Rất có thể hai bên có những nỗi sợ hãi cơ bản khác nhau và chúng thúc đẩy quan điểm của mỗi bên. Những nỗi sợ hãi này có thể dựa trên hoặc không dựa trên thông tin thực tế, nhưng việc nhận thức được nỗi sợ hãi sâu kín đang diễn ra sẽ giúp bạn dễ dàng thấu hiểu và cảm thông hơn.

Nhiều người đang sống trong nỗi sợ hãi tột độ trong những ngày này. Chắc chắn, có rất nhiều điều để lo sợ - bao gồm cả một loại vi-rút mới đã cướp đi sinh mạng của quá nhiều người và đã thay đổi cuộc sống như chúng ta đã biết. Tuy nhiên, là Kitô hữu, chúng ta nhận được lệnh truyền “đừng sợ hãi”. Trên thực tế, chỉ thị này được lặp lại trong Kinh thánh nhiều hơn 360 lần, và chính Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta nhiều lần trong các sách Phúc âm rằng đừng sợ.

Dĩ nhiên, nói thì dễ hơn làm, nhưng Thánh Phaolô nhắc chúng ta trong thư gửi tín hữu Rôma (Rm 8,38-39) rằng “cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.”

Nói cách khác, bạn được an toàn trong Chúa, bất kể điều gì xảy ra. Không có gì có thể tách bạn khỏi tình yêu của Chúa, thậm chí đó có là một đại dịch toàn cầu và tất cả những căng thẳng mà nó mang lại.

Càng hiểu rõ sự thật này, chúng ta càng có thể tiếp cận những người thân yêu của mình một cách an bình và tử tế hơn cho dù chúng ta không hiểu lý do hoặc quyết định của họ.

Không có cách khắc phục nhanh chóng cho các mối tương quan bị căng thẳng hoặc rạn nứt. Và chúng ta vẫn đang phòng tránh đại dịch này; nó có thể mất một khoảng thời gian trước khi cuộc sống trở lại "bình thường." Một số mối tương quan có thể mất nhiều thời gian để chữa lành. Những mối tương quan khác có thể cần những mức độ mới. Tình bạn mới có thể triển nở; tình bạn cũ cũng có thể mất dần đi. Bạn có thể đang học những điều mới về bản thân và những người khác. Bạn có thể nhận ra rằng luôn có một vài khác biệt giữa bạn và những người thân yêu, nhưng vì đại dịch đã làm cho chúng trở nên nghiêm trọng. Cho dù vậy, nếu bạn tựa nương vào Đức Kitô, và đến với mọi người trong cuộc sống của bạn với sự bình an, lòng nhân từ và sự thông cảm, thì các mối tương quan đều có thể trở nên tốt đẹp.
 
(WHĐ)

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Bảy, ngày 24.7.2021
tại Nhà thờ Tân Phước


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 24.7.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XVII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6,1-15)

 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BẢY 24.7.2021


Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BẢY TUẦN 16 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 24.7.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

CARITAS TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: ĐIỂM ĐẾN TRAO NHẬN

CARITAS TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: 
ĐIỂM ĐẾN TRAO NHẬN
TGPSG -- Những chuyến hàng hiệp thông với Sài Gòn xuất phát từ Giáo Phận Cần Thơ đem theo 40 tấn gạo “Đặc sản Hương Lài”, 04 tấn Sá bấu (củ cải muối), 1 tấn hành tím và 2 thùng Đu đủ đã đến với Sài Gòn. Cùng với giáo phận Cần Thơ, giáo phận Phú Cường cũng đã chuyển đến Sài Gòn 5 tấn gạo.

 



“Thương quá Sài Gòn ơi!”

Đó là tâm tình của Đức Giám mục (ĐGM) Giuse Nguyễn Chí Linh trong thư gởi ngày 9-7-2021. Ngài tha thiết kêu gọi đồng bào Công giáo Việt Nam, đồng bào trong nước cũng như đồng bào hải ngoại: "Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy khó khăn, vì Sài Gòn đã trở thành ổ dịch Covid bùng phát lớn nhất nước."

Sài Gòn đang sống trong tình trạng giãn cách toàn xã hội 15 ngày kể từ 0g ngày 9-7-2021, theo chỉ thị 16/TTCP. Nhiều nơi bị phong tỏa (nội bất xuất, ngoại bất nhập), "muôn vàn thảm kịch đang diễn ra mỗi lúc một nghiêm trọng: lây nhiễm cộng đồng gia tăng nhanh, bệnh viện quá tải, y sỹ, nhân viên y tế kiệt lực, đội phòng chống căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, lưu thông hạn chế, vật giá leo thang"… Hàng vạn người vốn đã khó khăn, giờ lại càng khó khăn, khốn khổ hơn khi không được ra đường để kiếm sống. Họ là những người bán vé số, hàng rong, taxi, xe ôm...Họ sẽ lấy gì ăn? Xí nghiệp nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp hoặc bị giảm biên chế, đào đâu ra tiền để trang trải hàng ngày?

Thương Sài Gòn vì Sài Gòn rất hào phóng, nhân ái, nghĩa tình “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, được thể hiện qua nhiều nghĩa cử chia sẻ yêu thương như: “Bữa ăn nhân ái, Cơm không đồng, Chợ không đồng...”

Thương Sài Gòn đang trở nên “hao gầy” vì phải hứng chịu đợt dịch bùng phát lần thứ tư kéo dài, quá dữ dội và nghiêm trọng. Vì vậy, ĐGM Chủ tịch HĐGMVN đã tha thiết kêu gọi: “Hơn bao giờ hết, tôi kêu gọi đồng bào trong nước hãy hướng nhìn về thành phố đáng yêu này, nơi đã từng là trung tâm tình thương trước khi trở thành ổ dịch.”

Ngày 14-7-2021, qua video trên YouTube, Lm Giuse Đào Nguyên Vũ - Chánh văn phòng HĐGMVN - đã trình bày dự án thực hiện thư kêu gọi của ĐGM Chủ tịch, để đồng bào cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ, đóng góp cho Sài Gòn đang khó khăn trong lúc đại dịch. Cách riêng, đối với đồng bào Công Giáo, “Chúng ta đã nhận lãnh nhưng không từ Thiên Chúa, thì hãy cho nhưng không”.

Những "chuyến xe hiệp thông" với Sài Gòn

Lời kêu gọi của ĐGM Chủ tịch sau hơn 24g đã được các giáo phận hưởng ứng rất nhiệt tình. Các nông sản, thực phẩm, hiện kim, được gởi về theo các địa chỉ quy định. Lm Nguyên Vũ cho biết, được sự đóng góp của Ban Caritas TGPSG, của các giáo xứ và những người có kinh nghiệm; đề án đã được xây dựng cách khoa học, hợp tình, hợp lý, đáng tin cậy.

Trong suốt ba ngày (16,17,18-7-2021), tại văn phòng (VP) Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn (TGPSG), Ban Điều hành đã tiếp nhận những chuyến hàng từ Giáo phận Cần Thơ. ĐGM Stêphanô Tri Bửu Thiên - Giám mục Cần Thơ - đã hỗ trợ 40 tấn gạo “Đặc sản Hương Lài”, Ban Caritas GP Cần Thơ cũng đã vận động và gởi đến số hàng nông phẩm gồm: 04 tấn Sá bấu (Củ cải muối), 1 tấn hành tím và 2 thùng đu đủ.


Giáo phận Cần Thơ hiệp thông với Saigon

 

ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục GP Phú Cường đã chuyển 5 tấn gạo trong tâm tình hiệp thông với Sài Gòn.

Ngoài ra, Linh mục Đaminh Lâm Quang Khánh - Chánh xứ Bùi Phát đã chuyển đến VP Caritas TGPSG hơn 3 tấn bí đao loại cực lớn. Đây là nông sản của các đồng bào dân tộc Gia Rai ở Kon Tum gởi về Sài Gòn.

Văn Phòng HĐGMVN cũng chuyển qua VP Caritas TGPSG khoảng 5 tấn Bắp cải.


Gần 20 chuyến xe tải chở hàng đã đến địa chỉ VP Caritas TGPSG trong những ngày qua.

Mỗi khi xe chở hàng đến, lập tức các anh em tình nguyện viên hăng hái dỡ hàng, khiêng vác từ trên xe xuống, cũng như đưa hàng lên xe để chuyển đi các nơi. Công việc nặng nhọc này do hai nhóm tình nguyện viên chính giúp: Một nhóm là Giới trẻ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng (GT), nhóm kia gồm các thầy Học viện Dòng Thánh Thể. Trưởng nhóm GT nói: “Ở đâu cần cứ alô, chúng em sẽ có mặt!” Bạn này cho biết: trong mùa dịch, phụ giúp cho Giáo phận trong việc “bốc xếp” chính là việc làm sáng danh Chúa. Còn các Thầy thì chia sẻ: “Công việc này dù mệt nhưng vui vì nó rất ý nghĩa và thiết thực.”

Ngay khi tiếp nhận hàng, trong vòng 48 tiếng, thông qua Ban Caritas Hạt cũng như giáo xứ, những món quà ân tình này sẽ được trao đến cho những người nghèo khó, những khu trọ lao động, những người bán hàng rong, mái ấm và khu cách ly tập trung.


 Lời tri ân

Linh mục (Lm) Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng - Giám Đốc (GĐ) Ban Caritas TGPSG - đã đại diện Ban Caritas TGPSG, gởi lời tri ân đến ĐGM GP. Cần Thơ, ĐGM GP. Phú Cường, Ban Caritas GP Cần Thơ và toàn thể các ân nhân đã hiệp thông với Sài Gòn trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt do đại dịch gây ra. Ngài cũng cảm ơn tất cả những ai đã đóng góp cho đề án theo thư kêu gọi của ĐGM Chủ tịch HĐGMVN kêu gọi.


Tiến Hương 
(WGPSG)