Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN A (Mt 22, 34-40)



MỘT CẶP SONG SINH

Những người thuộc phái Hêrôđê đã thất bại về việc gài bẫy Chúa Giêsu là phải nộp hay không nộp thuế cho Xêda; những người thuộc phái Sađốc cũng đã thất bại khi chất vấn Ngài về sự sống lại; lần này, những người Pharisiêu lại họp nhau lại, và cử một người thông luật trong nhóm đến hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn lớn nhất"? Chúa Giêsu đã trả lời với người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể lề luật và các sách tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó".


Như thế giới răn thứ nhất, trọng nhất là yêu Chúa, giới răn thứ hai cũng trọng nhất giống như giới thư nhất là yêu người. Giới răn thứ hai trực tiếp và nhất thiết phải theo sau, đi liền với giới răn thứ nhất. Tách biệt ra là què quặt, thiếu sót, chưa trọn vẹn.


Yêu Chúa, yêu người giống như một cặp song sinh; có bé sinh trước , có bé sinh sau, nhưng cả hai đều sống chung trong cùng một bào thai. Cả hai giống nhau như đúc; nhìn anh, tưởng là em và nhìn em tưởng là anh.


Nhưng trong thực tế, chúng ta lại có khuynh hướng tách biệt ra làm hai.


Phần đông, chúng ta cho rằng yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn là quan trọng nhất, là thiết yếu cho phần rỗi của mình mà không cần biết đến việc yêu thương người khác.


Lại có những người tận tụy hết mình làm việc phục vụ đồng loại chỉ để có được một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng lại không nghĩ gì đến việc yêu, tôn kính Chúa và cầu nguyện với Ngài.


Cả hai, chỉ mới thực hiện được một nửa giới răn yêu thương của Thiên Chúa.


Chúa Giêsu đã hướng dẫn chúng ta sống trọn vẹn Tin Mừng: là vừa phải yêu mến Thiên Chúa và vừa phải yêu mến đồng loại như chính mình.


Trong tình yêu Thiên Chúa, có tình yêu đồng loại, có đối tượng tha nhân; và trong tình yêu đồng loại, có tình yêu Thiên Chúa, có hình ảnh Thiên Chúa.


Trong sách Cổ Học Tinh Hoa có kể lại câu chuyện: Ất, Giáp tranh luận của Âu Dưong Tử như sau:


Giáp hỏi Ất: Đúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi. Lấy dùi đánh chuông, chuông kêu boong boong, thế thì tiếng kêu ấy là do gỗ kêu hay đồng kêu?


Ất đáp: Lấy dùi gõ vào vách tường, không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thì tiếng kêu là ở nơi đồng.


Giáp hỏi: Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh, không kêu; thế thì có chắc tiếng kêu ở đồng mà ra không?


Ất đáp: Đồng tiền đặc, cái chuông rỗng, vậy tiếng kêu từ các đồ vật rỗng mà ra.


Giáp lại hỏi: Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông, đánh không ra tiếng, thế thì có phải tiếng kêu ở vật rỗng mà ra không?...


Tình yêu Thiên Chúa tác động vào tình yêu tha nhân nơi mỗi người chúng ta giống như dùi chuông tác động vào chuông để phát ra tiếng "binh boong yêu thương trọn vẹn của Tin Mừng". Tình yêu Thiên Chúa gặp phải một tình yêu tha nhân khô cứng, lạnh nhạt thì cũng giống như lấy dùi mà gõ vào vách tường, không có gì ngân vang. Gõ vào chuông thì kêu, thế thì tiếng kêu là ở đồng, nhưng nếu Tình yêu Thiên Chúa gõ vào tình yêu đồng loại khép kín, vị kỷ, thì khác nào gõ vào một cục đồng đặc, không vang được tiếng yêu thương. Hay do rỗng mà chuông kêu? Tình yêu đồng loại khoác lác, phô trương, giả nhân giả nghiã thì cũng giống như chuông rỗng làm bằng gỗ, bằng bùn, không vang lên được tiếng ngân nga yêu thương. Chỉ khi lấy dùi gõ vào chuông làm bằng đồng, rỗng, tiếng chuông mới ngân vang. Khi tình yêu tha nhân rộng mở, vị tha, bác ái như chuông bằng đồng, rỗng, kết hợp với Tình yêu Thiên Chúa, sẽ ngân nga tiếng chuông yêu thương trọn vẹn như Chúa đã muốn.


Chỉ nói đến hai đối tượng của yêu thương là Thiên Chúa và con người mà thôi, chưa đủ. Chúng ta còn bỏ sót một đối tượng thứ ba nữa, đó là đối tượng chính mình: hãy yêu thương tha nhân như chính mình ngươi.


Yêu Chúa, yêu mình, yêu người. Yêu nào dễ, yêu nào khó?


Có lẽ yêu chính mình dễ nhất chăng! Nhưng thế nào là yêu mình? Có phải yêu mình là muốn cho người khác khen tặng mình tài ba, là giàu sang, là đẹp người đẹp nết, là muốn mọi người chú ý đến mình!..Như thế đã phải là yêu mình chưa hay chỉ là những biểu hiện của ích kỷ, khoe khoang! Yêu mình đích thực là cố làm sao cho mình chưa tốt thì nên tốt hơn, chưa được người khác quí mến thì làm cho người khác quí mến hơn, chưa tài ba thì cố gắng thăng tiến để tài ba hơn…. Yêu mình như thế không phải là những biểu hiện ích kỷ mà là thăng tiến. Yêu mình như thế đâu phải dễ!


Yêu Chúa xem ra dễ thực hiện hơn; vì Chúa là Đấng toàn năng quyền phép đáng cho chúng ta phục tùng, tôn thờ và yêu mến. Nhưng trong tình yêu Thiên Chúa của chúng ta, chúng ta đã thực sự yêu vô vị lợi chưa hay yêu Chúa vì mình? Yêu Chúa để mong được rỗi linh hồn, được lên Thiên Đàng, được Chúa đoái thương ban cho nhiều ân phúc …! Yêu như thế mà sao bảo là không vụ lợi!


Còn yêu tha nhân thì sao? Đây mới là cái khó yêu. Yêu người buộc phải thiệt thòi, phải hy sinh , bác ái…. Yêu người như một kẻ trên ban ơn, bố thí cho người yếu thế hơn để tỏ ra mình quảng đại, giàu lòng từ tâm thì dễ; nhưng yêu người như yêu chính mình mới là cái khó. Chúng ta có yêu thương tha nhân như chúng ta muốn tha nhân yêu chúng ta không? chúng ta có tha nợ cho người khác như chúng ta muốn người khác tha nợ cho chúng ta không?...


Nói tóm lại, "Ai nói mình yêu Thiên Chúa mà không yêu tha nhân , đó là người nói dối"; và ai nói yêu thương tha nhân như chính mình mà không làm cho người khác những gì mình muốn người khác làm cho mình, thì cũng không nói thật vậy!


Lm. Trịnh Ngọc Danh
(thanhlinh.net)

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI ĐÃ CỨU RỖI BÀ CỤ 98 TUỔI

Tràng chuỗi Mân Côi cứu rỗi bà cụ 98 tuổi

Trong tháng mười, Tháng Mân Côi, các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới đã hằng ngày sốt sắng dâng lên Mẹ Maria Tràng Chuỗi Mân Côi, những lời Kinh mà chính Thiên Chúa Cha đã truyền cho Sứ Thần Gabriel công bố, để tỏ lòng tôn sùng và biết ơn Mẹ. Vâng, vì đức tin mạnh mẽ và lòng tin tưởng phó thác tuyệt đối của Mẹ vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, Mẹ đã thưa "xin vâng", Mẹ đã hoàn toàn tự nguyện hy sinh cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Nhờ thế, Ngôi Hai Thiên Chúa mới có thể nhập thể làm người và cũng nhờ thế, toàn thể nhân loại mới được hòa giải với Thiên Chúa và được cứu rỗi.

Dĩ nhiên, mục đích chính và trực tiếp của Kinh Mân Côi là nhằm tôn thờ Đức Kitô, chứ không phải Mẹ Maria. Vì khi đọc Kinh Mân Côi, các tín hữu suy ngắm 20 mầu nhiệm cuộc đời cứu thế của Đức Kitô – 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng – mà trong đó Mẹ Maria giữ một vai trò trọng yếu, mang tính cách quyết định, họ sẽ khám phá được tình yêu vô biên của Thiên Chúa ban cho nhân loại qua Đức Kitô, Con Một của Người. Và chính sự tôn thờ Thiên Chúa, lòng biết ơn và cảm tạ Đức Kitô qua Kinh Mân Côi của các tín hữu là chính sự tôn vinh làm đẹp lòng Mẹ Maria nhất, vì mục đích duy nhất đời Mẹ là tôn thờ và làm sáng danh Thiên Chúa. Đàng khác, Kinh Mân Côi là lời kinh được bắt nguồn trong Kinh Thánh.

Trong Tông thư Marialis Cultus thời danh của Ngài, ĐTC Phaolô VI khẳng định rằng: "Tràng chuỗi Mân Côi là một lối cầu nguyện theo Phúc Âm" và ĐTC Gioan Phaolô II còn cụ thể hơn: "Thực ra việc lần hạt Mân Côi không gì khác hơn là cùng Mẹ Maria chiêm ngắm Thánh Nhan Đức Kitô". Bởi vậy, chính ĐTC Gioan Phaolô II đã đánh giá: "Kinh Mân Côi là một lời kinh đơn sơ, nhưng đẹp và sâu xa nhất". Còn nhà thần học Karl Rahner thì nhận định rằng: "Kinh Mân Côi là con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất, dẫn chúng ta tới cùng Thiên Chúa". Nói cách khác, Kinh Mân Côi là con đường chắc chắn dẫn tới sự cứu rỗi. Suốt dòng lịch sử trên 2000 năm của Giáo Hội đã minh nhiên chứng nhận điều đó. Ở đây chúng tôi xin trích câu chuyện kể có thật của cha Gereon Goldmann OFM, một nhà truyền giáo lâu năm tại Nhật Bản như sau:

Tại khu ngoại ô "Cầu Gỗ" của thủ đô Tokyo có khoảng 500.000 dân sinh sống và trong số đó có vài ba trăm tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ St. Elisabeth. Khu ngoại ô "Cầu Gỗ" vốn được coi là một trong những khu phố nghèo nhất của thủ đô Tokyo rộng lớn với dân số 13 triệu người. Khắp khu ngoại ô này hầu hết các nhà đều làm bằng gỗ và thấp nhỏ. Khu ngoại ô này là cả một viện dưỡng lão khổng lồ, được chăm sóc về mặt y tế một cách khá chu đáo. Trong số các vị cao niên sống ở đây, mà đa số đã phải nằm liệt giường từ nhiều năm hay từ hằng chục năm rồi, có một số nhỏ là người Công Giáo.

Hàng tháng tôi đến thăm các ông bà cụ người Công Giáo và mang Mình Thánh Chúa cho họ hai lần. Một hôm vào khoảng 2 giờ sáng máy điện thoại nhà tôi reo. Đó là cú điện thoại của cô y tá điều dưỡng trực, cô báo cho tôi hay là tôi phải đến gấp, vì ở ngôi lều số 8 có người đang hấp hối và rất mong muốn gặp tôi.

Thế là tôi lấy xe máy và mang theo dầu thánh chạy đến viện dưỡng lão ngay lập tức. Người canh cổng quen biết tôi nên liền mở cổng cho tôi vào. Cô y tá điều dưỡng cũng đã chờ tôi sẵn ở lối vào. Tôi liền hỏi cô người hấp hối nằm ở đâu và tôi cứ đinh ninh là một ông cụ người Công Giáo mà tôi thường đến thăm viếng. Nhưng cô y tá trả lời: "Không phải ông cụ người Công Giáo muốn gặp cha, nhưng là một bà cụ khác". Nghe cô y tá nói, tôi cứ tự thắc mắc mãi, vì theo tôi biết thì tại ngôi lều số 8 đâu có bà cụ già nào là người Công Giáo. Cô y ta dẫn tôi tới giường một bà cụ mà trước đây mỗi lần tôi tới viện dưỡng lão bà đều đăm đăm nhìn tôi như muốn trao đổi với tôi điều gì đó.

Nhìn bà cụ tôi đoán biết bà không thể qua được, tuy nhiên bà cụ vẫn còn đủ sức nói chuyện rất rõ ràng, dù rằng bà chỉ nói một cách chậm rãi mà thôi. Từ trên 80 năm qua, bà cụ luôn cầu xin Chúa cho bà trước khi chết được gặp một Linh mục Công Giáo và hôm nay tôi là một Linh mục Công Giáo đang đứng trước mặt bà.

Tôi liếc nhìn tấm bảng ghi tên tuổi của bà cụ treo ở đầu giường, tôi biết được bà cụ đã 98 tuổi. Tôi liền hỏi bà là tại sao bà lại muốn gặp vị Linh mục Công Giáo. Sau một lúc lâu với những câu nói cắt quảng, bà cụ kể tiểu sử đời bà. Bà từng là một nữ học sinh của một trường Công Giáo. Tại trường bà đã được một nữ tu dạy trong suốt ba năm trời. Và khi bà 17 tuổi bà đã được chịu phép Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà nói: "Con đã được nhận lãnh Nước Thánh và tiếp sau đó là Bánh Thánh của Chúa".  Nhưng sau đó, bà lập gia đình, và theo truyền thống xưa kia ở Nhật thì việc lập gia đình là do gia đình dàn xếp, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Và chồng bà là một thầy Sãi coi giữ một ngôi chùa ở trên miền núi cao hẻo lánh. Thế là bà phải sống trong ngôi chùa, hằng ngày lau dọn trong chùa, chăm sóc các ngôi mộ và trong ngày cầu siêu cho các vong linh bà phải chu tất công việc hương khói. Chồng bà biết bà là người Công Giáo nên ông vẫn để bà được tự do đi nhà thờ, nhưng ở khắp miền đó không hề có ngôi nhà thờ nào cả. Và sau đó bà sinh con, nhưng chẳng bao giờ bà có thể đi nhà thờ được. Và cuộc đời bà cứ trôi qua như thế trong suốt 70 năm trời. Sau đó, lần lượt chồng bà và tất cả các con bà đều qua đời, và một vị Sư khác đến trụ trì ngôi chùa nên bà bó buộc phải rời bỏ ngôi chùa và đến ngụ tại viện dưỡng lão này.

Tôi hỏi bà là trong bao nhiêu năm dài như thế có khi nào bà nghĩ đến Thiên Chúa của các Kitô hữu không thì bà đăm đăm nhìn tôi một cách lạ thường và cố sức đưa cánh tay phải khẳng khiu ra khỏi tấm mền đang đắp trên người bà, giơ lên cho tôi xem Tràng chuỗi Mân Côi bà đang cầm trong tay. Bà nói: "Trong bao nhiêu năm trời, chưa một ngày nào mà con không mang Chuỗi tràng hạt Đức Bà trên người, hoặc con cầm trong tay hay bỏ trong túi, hằng ngày và nhiều lần trong ngày con đã lần hạt Mân Côi. Con đã hằng ngày lần hạt Mân Côi cầu Chúa cho con trước khi chết được gặp một vị Linh mục Công Giáo để ngài mang cho con Bánh Thánh của Chúa.“

Nói xong, bà cụ bắt đầu cầu nguyện. Bà đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng Maria. Trong khi bà cụ cầu nguyện như thế thì tôi liền ban Bí tích Xức Dầu cho bà, vì xem chừng sự sống của bà không còn kéo dài bao lâu nữa, chỉ còn được tính bằng phút bằng giây mà thôi. Quả thật, khi tôi chưa hoàn tất các nghi thức Xức Dầu, thì bà cụ trong khi đang lâm râm cầu nguyện Tràng chuỗi Mân Côi đã nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong an bình. Chắc chắn linh hồn bà đã được Mẹ Maria sai các Thiên Thần đón về Trời để thưởng công cho lòng chung thủy gắn bó của bà với Mẹ qua Tràng chuỗi Mân Côi.

Câu chuyện bà cụ già người Nhật Bản trên đây đã hùng hồn khẳng định rằng "chưa hề có ai cầu khẩn Mẹ Maria mà Mẹ không nhận lời và để ra về tay không". Vâng, Mẹ Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên sót bất cứ ai luôn gắn bó với Mẹ bằng Tràng chuỗi Mân Côi. Mẹ sẽ cứu vớt họ khỏi bị hư mất đời đời. Lời hiệu triệu năm xưa của Mẹ tại Fatima "Các con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi" vẫn còn vang vọng mãi trong mọi tâm hồn.

"Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen"

( Trích trong: Die schönsten Mariengeschichten, Heft 16, Miram-Verlag Jestetten)


Lm Nguyễn Hữu Thy
(vietcatholic.net)

LẼ SỐNG 18.10

18 Tháng Mười
Lòng Ðầy Miệng Mới Nói Ra

Người ta thường bảo: "Lòng đầy miệng mới nói ra" hay "Văn tức là người". Hai câu nói này có thể áp dụng rất đúng vào vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay: thánh Luca, thánh sử.

Chúng ta không có được những sử liệu để biết về cuộc đời của thánh Luca ngoài danh hiệu thánh Phaolô nói về ngài: "Luca, vị y sĩ rất thân mến của chúng tôi...". Vì thế, chúng ta phải tìm hiểu về con người của thánh Luca qua hai tác phẩm ngài biên soạn, nhất là qua sách Phúc Âm, thường được trao tặng những biệt hiệu sau đây:


1. Phúc Âm thánh Luca là Phúc Âm của Lòng Thương Xót: Thánh Luca đặc biệt nêu bật lòng ưu ái và sự kiên nhẫn của Chúa Giêsu đối với những tội nhân và những kẻ đau khổ. Ngài luôn mở rộng đôi tay để đón nhận họ: những người xứ Samaria, những kẻ bị bệnh phong hủi, những người thu thuế, những kẻ phạm tội công khai, những người nghèo cũng như các mục đồng thất học.


Ngụ ngôn về người phụ nữ ngoại tình, về một con chiên lạc, một đồng tiền bị đánh mất, về đứa con hoang đàng và người trộm lành chỉ được ngòi bút của thánh Luca ghi lại rất linh động và xúc tích.


2. Phúc Âm thánh Luca là Phúc Âm của Ơn Cứu Rỗi phổ quát và đại đồng: Chúa Giêsu dang rộng đôi cánh tay, chết treo trên thập giá là cho tất cả mọi người. Trong luồng tư tưởng này, thánh Luca ghi lại gia phả của Chúa Giêsu ngược lại đến nguyên tổ Ađam chứ không phải chỉ ghi lại Chúa Giêsu là con vua Ðavit, con ông Abraham như thánh sử Matthêu. Và trong lúc Chúa Giêsu hoạt động rao giảng Tin Mừng, nhiều người dân không phải là Do Thái cũng được Ngài ân cần tiếp đón và thi ân.


3. Phúc Âm thánh Luca là Phúc Âm của những người nghèo, trong đó những người đơn sơ, nhỏ bé, đóng một vai trò quan trọng, như: ông Giacaria và bà Ysave, Ðức Maria và thánh Giuse, những người mục đồng, ông Simêon và bà góa Anna.


4. Phúc Âm thánh Luca là Phúc Âm của sự cầu nguyện và của Chúa Thánh Thần: Luca thường mở đầu đoạn Phúc Âm với lời ghi nhận: "Chúa Giêsu đang cầu nguyện" và Thánh Thần mang Giáo Hội đến chỗ hoàn hảo cuối cùng.


5. Phúc Âm thánh Luca là Phúc Âm của niềm vui: thánh Luca thành công trong việc phác họa hình ảnh Giáo Hội sơ khai tràn đầy niềm hân hoan vì cảm nghiệm được mầu nhiệm Phục Sinh, sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và Ơn Cứu Rỗi.


Mừng lễ kính thánh Luca, chúng ta hãy cùng nhau đọc đoạn cuối của Phúc Âm, gồm những dòng có thể so sánh như chiếc gạch nối liên kết sách Phúc Âm với sách Tông Ðồ Công Vụ để diễn tả một sinh hoạt rất quan trọng của Giáo Hội và của mọi tín hữu Kitô: "Ðoạn Chúa dẫn các môn đệ đi về phía làng Bêtania. Chúa giơ tay chúc phúc cho họ. Ðang khi Chúa phán, Chúa rời khỏi họ mà lên trời. Các môn đệ thờ lạy Chúa rồi trở về Giêrusalem, lòng đầy hân hoan. Họ có mặt luôn luôn trong đền thờ để ca tụng và cảm tạ Thiên Chúa".


Dõi theo gương của các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu, chúng ta hãy luôn dâng lời ca tụng và cảm tạ Thiên Chúa.


Trích sách Lẽ Sống

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

LẼ SỐNG 17.10

17 Tháng Mười
Lòng Nhân Từ Cảm Hóa

Dưới tựa đề "Lòng nhân từ cảm hóa", người ta thuật lại một câu chuyện như sau:

Một bà mẹ kia lo lắng nhiều vì đứa con trai không đi nhà thờ nữa, mà lại đi theo những bạn bè xấu và còn tỏ ra bất mãn mọi chuyện. Bà mẹ đau khổ này đã tìm mọi cách để đưa con về con đường tốt, nhưng tất cả đều vô ích. Một ngày Chúa Nhật nọ, bà nảy ra một ý tưởng. Gọi đứa con trai lại, bà nói: "Con làm ơn giúp mẹ một chuyện. Hãy đem gói đồ này đến cho gia đình ở căn nhà trong khu phố dối diện với chúng ta. Nếu con làm dùm mẹ việc này, mẹ hứa sẽ không bao giờ quấy rầy con nữa".

Có lẽ để khỏi nghe tiếng mẹ giảng dạy, la rầy, chàng thanh niên đã nhận làm điều mà mẹ anh ta yêu cầu. Anh đi đến địa chỉ như mẹ dặn, bước vào một căn nhà nghèo nàn và bỡ ngỡ đến tột điểm, anh đã khám phá thấy một người đàn bà đau ốm chỉ còn da bọc xương với ba đứa con nhỏ, rách rưới, lem luốc, đang than khóc, kêu la vì đói.

Chàng thanh niên trao vội gói đồ và muốn nhanh bước rút lui. Nhưng người đàn bà đã gọi giật anh trở lại, và qua giọng yếu ớt bà thều thào: "Cậu ơi! Cậu không thể đi ngay được khi tôi chưa kịp cám ơn cậu. Cậu là ơn quan phòng Chúa gửi đến cho chúng tôi. Xin Ngài trả ơn cho cậu".

Chàng thanh niên ra về với tấm lòng bị cảm xúc mạnh. Ngày hôm sau, anh trở lại nhà bà mẹ đang bị đau ốm với đàn con nheo nhóc hôm qua với một gói quà khác, mà anh đã mua với chính tiền của anh. Và sau khi trao quà, anh còn ở lại chơi với mấy đứa nhỏ.

Chàng thanh niên đã thay đổi cuộc đời, vì lòng nhân hậu đã làm anh mỗi ngày hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và nhờ đó anh cảm thấy hạnh phúc hơn.

Chúng ta đã đi nửa đoạn đường của tháng Mân Côi, đây là khoảng thời gian chúng ta âu yếm dâng lên Mẹ Maria những tràng chuỗi Mân Côi với hàng triệu lời chào: "Kính Mừng Maria, đầy ơn phước". Nhưng, ước gì xen lẫn với những lời kinh tiếng hát, chúng ta cũng biết lắng nghe những lời Mẹ khuyên qua những mầu nhiệm thuật lại các biến cố xảy ra trong cuộc đời Mẹ.

Chú tâm nghe lời Mẹ khuyên nhủ, chắc chắn qua mầu nhiệm thứ hai của Năm Sự Vui: "Ðức bà đi viếng thánh Ysave, ta hãy xin cho được lòng yêu người". Mẹ Maria, cũng như bà mẹ trong câu chuyện trên, cũng muốn nhờ chúng ta làm cho Mẹ một chuyện: đó là hãy thể hiện lòng yêu người qua những hành động cụ thể để tinh thần phục vụ Mẹ đã thể hiện qua sự giúp đỡ bà chị họ Ysave cũng được con cái Mẹ tiếp tục làm lại.

Trích sách Lẽ Sống

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

LẼ SỐNG 16.10

16 Tháng Mười
Xin Cho Chúng Con Lương Thức Hằng Ngày

Hôm nay là ngày quốc tế về lương thực do tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc đề xướng.

Nói đến lương thực, có lẽ tự nhiên, ai trong chúng ta cũng nghĩ đến cái đói trên thế giới.

Ðói không chỉ là một trạng thái cần ăn uống, nhưng được các chuyên viên về thực phẩm và sức khỏe định nghĩa như là một tình trạng thường xuyên của một người không đủ ăn để có thể có một cuộc sống lành mạnh. Danh từ chuyên môn thường được dùng để chỉ tình trạng này là dưới mức dinh dưỡng. Nạn nhân dễ thấy nhất của tình trạng này là các trẻ em của những nước nghèo.

Mỗi năm người ta tính có đến 15 triệu trẻ em chết vì nhiều nguyên do có liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Mỗi ngày, trên khắp thế giới, có khoảng 40 ngàn trẻ em chết vì đói. Số người chết vì đói ăn cũng tương đương với số thương vong nếu cứ ba ngày có một trái bom hạt nhân được ném xuống một vùng đông dân cư.

Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến nạn đói kém. Người ta cho rằng nguyên nhân chính nằm trong chính sách kinh tế, chế độ chính trị, xã hội. Nhưng tựu trung, căn rễ sâu xa nhất vẫn là sự ích kỷ của con người. Nếu một phần mười những người giàu có trên thế giới biết san sẻ cho những người nghèo, thì có lẽ thế giới này không còn có những trẻ em chết đói mỗi ngày nữa. Nếu ngay cả trong một quốc gia, người ta biết dùng tiền bạc để mua cơm bánh cho con người hơn là đầu tư vào khí giới, thì chắc chắn sẽ không còn cảnh người chết đói nữa.

Tại một vài quốc gia kỹ nghệ đang chuyển mình để bước vào cuộc cách mạng kỹ nghệ lần thứ ba, người ta thường nói đến kỷ nguyên điện toán, thụ thai trong ống nghiệm... Thế nhưng, tại rất nhiều nơi trên thế giới, mỗi ngày vẫn có đến 40 ngàn trẻ em chết vì đói ăn... Thế giới của chúng ta quả là một nhân thể bệnh hoạn. Một nơi nào đó trong cơ thể, một số bộ phận phát triển một cách dư dật, một nơi khác, nhiều cơ phận đang chết dần chết mòn vì thiếu tiếp tế.

Có lẽ nhân loại chúng ta không chết đói cho bằng vì thiếu tình thương. Những người đang chờ chết cũng là những người đang chờ từng nghĩa cử yêu thương của đồng loại. Những người dư dật nhưng không biết san sẻ cũng là những người đang chết dần trong ích kỷ. Con người cần có cơm bánh để sống đã đành, nhưng con người cũng cần có tình thương để tồn tại. Kẻ đón nhận tình thương cũng được sống mà người san sẻ tình thương cũng được sống.

Chúng ta phải làm gì để được sống? Dĩ nhiên, chúng ta phải có đủ cơm bánh hằng ngày. Nhưng câu trả lời mà mỗi người Kitô phải tự nói với mình là: để được sống, tôi cần phải làm cho người khác được sống. Ðó là sự sống đích thực của chúng ta. Bởi vì ai sống trong tình yêu, người đó sống trong Thiên Chúa.

Trích sách Lẽ Sống

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXIX TN NĂM A

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXIX Thường Niên Năm A.
Cha Chánh Xứ dâng lễ.
Ca đoàn Cécilia hát lễ.


Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

TAM NHẬT MỪNG KÍNH ĐỨC MẸ TẠI TÀPAO

Tam Nhật Mừng Kính Mẹ Maria tại TTHH Thánh Mẫu Tàpao
từ 11-13.10.2011


Hòa với niềm vui chung của Giáo Hội mừng biến cố kỉ niệm 94 năm ngày Mẹ hiện ra lần cuối với 3 em nhỏ Phanxicô, Giaxinta và Lucia tại Fatima (Bồ Đào Nha), đặc biệt là niềm vui Giáo Phận Phan Phan Thiết được Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô, viếng thăm, Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu (TTHH TM) Tàpao tổ chức Tam Nhật Mừng kính Đức Trinh Nữ Maria từ ngày 11-13.10.2011. Khoảng hơn 60 ngàn lượt khách hành hương đến với Tàpao để tham dự trong 3 ngày này...

(gpphanthiet.com)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN DALAT (4)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
THĂM GIÁO HẠT ĐƠN DƯƠNG TẠI GIÁO XỨ LẠC VIÊN
13.10.2011


Mọi thông tin về chuyến viếng thăm mục vụ lần này của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli cũng như lịch trình của Ngài đều được đăng trên nhiều mạng lưới thông tin. Xem qua nhiều hình ảnh và bài viết của những Giáo Phận khác về sự kiện này, tôi nhận thấy ở mọi nơi, tất cả đều mang một sắc thái chung, đó là sự mong đợi và chào đón rất nồng nhiệt...


ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
THĂM HỌC VIỆN DON BOSCO VÀ GIÁO HẠT ĐƠN DƯƠNG 
KẾT THÚC CHUYẾN THĂM MỤC VỤ TẠI GIÁO PHẬN DALAT

 
07 giờ 30 sáng Thứ Sáu ngày 14.10.2011, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đức Cha Antôn và phái đoàn, đã đến thăm và nói chuyện cùng quý Cha, quý thầy tại Học Viện Don Bosco Đàlạt. Đón chào Đức Tổng và phái đoàn, cha Giám Đốc Học viện trao tặng hoa trong tiếng kèn rộn rã của ban kèn Học Viện...

 
(simonhoadalat.com)

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN A (Mt 22, 15-21)


Mời xem videoclip>>

CỦA CESAR, TRẢ VỀ CESAR
CỦA THIÊN CHÚA, TRẢ VỀ THIÊN CHÚA

                                                  Lm. Phaolô Đoàn Thanh Phong  
Thưa Anh Chị Em,
 
Nếu có dịp đến viện bảo tàng Manchester bên nước Anh, và khi đến ghé thăm khu trưng bày các loại đồng tiền cổ từ thời đế quốc Rôma, ai cũng có thể nhìn thấy đồng tiền Denarius bằng bạc, trên có đúc niên biểu và hình của hoàng đế Roma. Đây là đồng tiền được lưu hành trong nước Do Thái thời Chúa Giêsu. Trên đồng tiền này, có  in hình Ce’sar Tiberius, đầu đội vòng hoa như một vị thần, cùng với dòng chữ: "Ce’sar Tiberio, con của thần Augusto" (cf. Tassin). Cầm đồng tiền ấy trên tay, người ta có thể liên tưởng đến câu chuyện người đàn bà với đồng tiền bị mất; đến dụ ngôn ông chủ vườn nho đã trả lương cho những người thợ làm vườn. Nhất là, người ta có thể liên tưởng đến đồng tiền Chúa Giêsu đã dùng để trả lời cho cả 2 nhóm Pharisêu và Herodes trong TM hôm nay.

Thực ra, đây là 2 nhóm người khác nhau về nguyên tắc, về quan điểm sống. Nếu như những người thuộc nhóm Herodes chấp nhận nộp thuế cho hoàng đế, như là phương cách bảo vệ chỗ đứng của mình trong bộ máy cai trị, thì trái lại, nhóm Pharisêu chỉ chấp nhận nộp thuế cách miễn cưỡng. Bởi, họ không đón nhận thái độ của các Ce’sar Rôma luôn tự coi mình là thần minh, cho nên đối với họ, việc nộp thuế cho đế quốc được xem như một sự xúc phạm đến Thiên Chúa. Vì thế, không chỉ phải nộp thuế, mà ngay cả việc mang trong mình đồng tiền của kẻ ngoại bang đã là một hành vi bội giáo. Nhưng vì cùng mâu thuẫn, xung đột tư tưởng với Chúa Giêsu,  nên họ sẵn sàng xóa bỏ nguyên tắc, quan điểm riêng, chấp nhận liên minh lại với nhau để gài bẫy Chúa Giêsu bằng câu hỏi: "Có được phép nộp thuế cho hoàng đế Ce’sar không?”. Đây là một vấn đề mới nghe qua thật bình thường, nhưng sự thực lại không hề đơn giản. Thật vậy, nếu Chúa Giêsu trả lời rằng nên nộp thuế, thì chính Ngài đã nhìn nhận Ce’sar là Chúa của mình,Ngài sẽ trở thành một kẻ bội giáo, mất tín nhiệm với số đông quần chúng. Còn nếu Ngài trả lời rằng không nộp thuế, thì Ngài sẽ bị tố cáo là kẻ chống lại hoàng đế, chống lại chính quyền Rôma. Thật “tiến thoái lưỡng nan”, trả lời thế nào cũng khó. Thế nhưng, thật bất ngờ Ngài lại dùng đồng tiền hai mặt của Rôma để trả lời: "Của Ce’sar, trả về Ce’sar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa" (Mc 12,17). Trả lời như thế, không những Chúa Giêsu thoát được cái bẫy thâm độc của những người đạo đức giả, mà còn khẳng định chỗ đứng của Thiên Chúa trong đời sống, trong vũ trụ: "Phải trả cho Ce’sar đồng tiền mang hình ảnh và tên của Ce’sar thế nào, thì cũng phải trả lại cho Thiên Chúa những gì mang dáng hình của Thiên Chúa”. Trả lời như vậy là Chúa Giêsu muốn dạy họ rằng mỗi người luôn có hai bổn phận phải thực hiện giữa đời và trong đạo. Vì có đạo nào lại không ở trong đời và có đời nào lại không là của đạo. Một người Kitô hữu trong đạo cũng là công dân của một đất nước, cho nên cần phải chu toàn cả hai bổn phận thì mới đúng là người Kitô hữu đích thực, là công dân trong đất nước và cũng là công dân trong Nước Trời mai sau.

+ Sống giữa đời phải hiểu rằng: Quốc gia thì có luật pháp; Gia đình thì có gia pháp; Cộng đoàn thì có luật riêng của cộng đoàn. Vì thế, ai ai cũng phải có trách nhiệm chu toàn bổn phận với đời, với xã hội. Cụ thể, gia đình Nagiarét, dù Mẹ Maria sắp đến ngày sinh con, nhưng họ vẫn tùng phục luật xã hội, phải rời miền Bắc trở về miền Nam. khi được lệnh trở về quê để khai báo hộ khẩu.

+ Sống trong đạo thì phải chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu luôn ưu tiên cho công việc của Chúa Cha. Nên khi hành hương ở hội đường, Ngài đã ở lại để giảng dạy giáo lý, qua đó, Ngài muốn khẳng định rằng: lo việc của Thiên Chúa thì hơn lo việc trần thế (x.Lc 2,46). Không chỉ Ngài đề cao việc của Cha Ngài, mà những người theo Ngài, Ngài cũng đòi hỏi rất gắt gao: "Kẻ nào đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đệ của Ta" (Lc 14,26-27). Và cũng vì thế, mà Thánh Phaolô xác định: "Nếu tôi luôn luôn làm hài lòng mọi người, thì tôi không còn là môn đệ của Chúa Giêsu" (Gl 1,10). Nghĩa là, Ngài phải làm hài lòng Thiên Chúa trước, thì Ngài mới có khả năng làm hài lòng mọi người. Rõ ràng, với câu trả lời của Chúa Giêsu "Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa" (Mc 12,17), thì hai bổn phận đối với đời và đối với đạo, với Thiên Chúa, luôn cần phải đi song hành với nhau, không có sự loại trừ. Bởi vì, Đạo Công Giáo không phải là Đạo Duy Tâm mà là Đạo có : Có Chúa Kitô, có linh hồn và thể xác, có nhân tính và thần tính, có đời này và có đời sau.

Thưa Anh Chị Em,
 
Một trong những khuynh hướng tiêu cực nơi những người có tôn giáo đó là khuynh hướng phân chia đời sống thành nhiều phạm vi tách rời nhau: phạm vi ở phố chợ khác với ở gia đình, và lại càng khác với phạm vi trong khuôn viên nhà thờ, giáo xứ. Sự tách biệt ấy dễ làm nên những bộ mặt tương phản nơi người tín hữu: Ở nhà thờ là dung mạo rất đạo đức hiền lành và đơn sơ, nhưng bên ngoài pham vi nhà thờ, thì lại là một bộ mặt khác xấu xí hơn như người ta thường nói vui với nhau: Ơ nhà thờ thì hứa với Chúa thật nhiều và ra khỏi nhà thờ thì thất hứa với Chúa cũng thật nhiều. Vì vậy, cần phải hiểu rằng Thiên Chúa hiện diện - không chỉ ở trong một góc nào đó của nhà thờ khi cử hành phụng Vụ hay trong những buổi cầu nguyện sốt sắng. Chúng ta có thể gặp thấy Ngài ở mọi nơi, cả trong các sinh hoạt đời thường. Vì Thiên Chúa là Đấng Emmanuel – một Thiên Chúa ở với con người, nhưng quan trọng hơn, con người là nơi hình ảnh của Thiên Chúa được thể hiện tròn đầy nhất. Được tạo thành theo dáng hình Thiên Chúa, con người chỉ thực sự lớn lên trong ơn gọi làm người, ơn gọi làm con Chúa khi thể hiện đúng vai trò bổn phận của mình trong thế giới hôm nay và trong lòng Hội Thánh. Vì vậy, lắng nghe lời Chúa hôm nay, xin cho mỗi người chúng ta ý thức bổn phận của mình trong xã hội cũng như trong Giáo hội để có thể thống nhất trong phương cách thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chúa. Có như thế, chúng ta mới thực sự làm đúng như lời Chúa Giêsu mời gọi: “Của Cesar, trả về Cesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa". Amen.

(Biên soạn ngày 12/10/2011)
(thanhlinh.net)

LẼ SỐNG 15.10

15 Tháng Mười
Người Ðàn Bà "Rất Ðàn Bà"

Hôm nay là ngày kính nhớ thánh nữ Têrêxa Avila.

Vị nữ Tiến Sĩ Hội Thánh này đã sống trong một giai đoạn có nhiều xáo trộn nhất đối với Giáo Hội. Thánh nữ chào đời khi cuộc cải cách của người Tin Lành bắt đầu và qua đời khi Công Ðông Trento vừa chấm dứt. Ngài đã được Thiên Chúa ban cho Giáo Hội như một đóa hoa đẹp đẽ nhất giữa những gai góc đang ụp phủ trên Giáo Hội. Nhưng Têrêxa Avila cũng chỉ là một người đàn bà giống như rất nhiều người đàn bà khác. Ðẹp, có nhiều năng khiếu, đảm đang, đa tình... Têrêxa lại là một người đàn bà "rất đàn bà". Thế nhưng nơi người đàn bà này, người ta thấy có nhiều tương phản: thông minh nhưng lại thực tế; biết nhiều nhưng không xa vời với kinh nghiệm sống; thần bí nhưng lại đầy nghị lực để trở thành một nhà cải cách.


Têrêxa là một người đàn bà hoàn toàn sống cho Chúa, nghĩa là một người đàn bà cầu nguyện, kỷ luật và biết cảm thông. Trái tim của Têrêxa hoàn toàn thuộc về Chúa. Ðã thách thức tất cả mọi chống đối của người cha để gia nhập dòng kín, Têrêxa cũng tiếp tục đương đầu với không biết bao nhiêu chống đối khác khi muốn cải tổ dòng kín. Người đàn bà yếu đuối này chỉ còn một nơi nương tựa duy nhất: đó là Thiên Chúa.


Là một người sống cho Chúa hoàn toàn, Têrêxa cũng hoàn toàn sống cho người khác. Canh tân cuộc sống của mình, Têrêxa cũng không ngừng đi khắp đó đây để giúp người khác canh tân cuộc sống.


Suốt cuộc đời trải qua trong gian lao và thử thách, về cuối đời, Thánh nữ đã thốt lên: "Ôi lạy Chúa, tất cả những ai làm việc cho Chúa đều được đáp trả bằng gian lao, khốn khó. Nhưng cao quý thay phần thưởng dành cho những ai yêu mến Chúa, nếu họ hiểu được giá trị của nó".


Hiện nay, người ta nói đến rất nhiều thứ giải phóng, trong đó có giải phóng người phụ nữ.


Có lẽ tất cả những ai đang tranh đấu cho nữ quyền nên nhìn vào mẫu gương của thánh nữ Têrêxa Avila. Một người đàn bà đã có thể thực hiện được nhiều việc vĩ đại, nhưng bản chất đàn bà vẫn không hề thay đổi trong con người ấy. Phải chăng người đàn bà có thể đóng trọn vai trò của họ trong Giáo Hội và trong xã hội khi họ biết trung thành với ơn gọi cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban qua nữ tính của họ!


Người nữ có phúc nhất trong những người nữ, người nữ cũng đã sống trọn vẹn ơn gọi làm người: đó là Ðức Maria. Bí quyết để người nữ ấy thể hiện trọn vẹn ơn gọi làm người nữ và làm người của mình chính là hai tiếng "Xin vâng". Thiên Chúa đã tạo dựng con người và đã quy định cho con người một định mệnh: định mệnh đó chính là sống cho Chúa. Ðức Maria, thánh nữ Têrêxa và bao nhiêu vị thánh nam nữ khác, đã thực hiện được định mệnh đó qua một cuộc sống hoàn toàn vâng phục ý Chúa. Chỉ có một sự bình đẳng duy nhất: đó là sự bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Ðức Maria đã minh chứng được sự bình đẳng đó qua sự cộng tác của Mẹ vào công cuộc cứu rỗi của Ðức Kitô.


Trước mặt Chúa, mỗi người chúng ta đều có một chỗ đứng. Không có chỗ đứng nào cao trọng hơn chỗ đứng khác. Hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc ở sự đáp trả của chúng ta đối với tiếng gọi của Chúa.


Trích sách Lẽ Sống

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

LẼ SỐNG 14.10

14 Tháng Mười
Lời Trăn Trối Của Người Mẹ

Thời cách mạng Pháp, người ta hay nhắc đến một khuôn mặt dữ tợn, chuyên săn lùng các linh mục: đó là đại úy Laly.

Ông đã gia nhập vào đảng Jacobins đi khắp nơi để reo rắc kinh hoàng cho dân chúng. Nhiều vị linh mục đã kín đáo đến khuyên nhủ để lôi kéo ông ra khỏi tội ác. Nhưng tất cả mọi cố gắng của người khác đều vô ích. Con người độc ác đó chỉ đáp lại bằng lãnh đạm và những lời lẽ thô tục.


Thế nhưng một hôm, khi mọi người tưởng như không còn một chút hy vọng, Laly đã lần mò đến một linh mục để xin xưng tội và hòa giải với Giáo Hội. Sau đó ông đã thú nhận: "Cả đời, ngày nào tôi cũng đọc một kinh Kính Mừng, theo lời trăn trối của mẹ tôi trước khi chết".


Có những câu ca dao, có những bài hát, có những bài học làm người, chúng ta tiếp thu ngay khi còn ngồi trên gối mẹ. Trí óc non dại của chúng ta chưa đủ khả năng để lĩnh hội ý nghĩa sâu xa của những bài học đó. Nhưng dần dà với thời gian, khi bắt đầu chúng ta biết suy nghĩ, những bài học đó trồi lên một cách trong sáng trong kiến thức của chúng ta. Có lẽ người mẹ nào cũng hiểu được giá trị của câu: "Dạy con từ thuở còn thơ...".


Mẹ Maria, Hiền Mẫu của chúng ta, vừa là một mẫu gương vừa là một nhà giáo dục tuyệt hảo trong Ðức Tin. Lời kinh dâng Mẹ mà chúng ta bập bẹ khi vừa biết nói là bài ca dao đẹp nhất không ngừng ngân vang trong cuộc sống Kitô chúng ta. Có thể, đôi lúc chúng ta cũng ngâm nga một cách máy móc, nhưng Mẹ vẫn có đó và Mẹ vẫn đeo đuổi, ấp ủ chúng ta trong Tình Yêu bao la của Mẹ.


Trích sách Lẽ Sống

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN DALAT (3)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
THĂM VÀ DÂNG THÁNH LỄ TẠI NHÀ THỜ CHÁNH TOÀ DALAT

   

Đúng 9 giờ sáng ngày 13.10.2011, Đức Tổng Giám mục Leopondo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđitô 16, đã đến Nhà thờ Chánh Tòa Đàlạt, chính thức xuất hiện trước mọi thành phần Dân Chúa của Giáo phận. Dù trời mưa, nhưng gần 3000 người hiện diện không chút xôn xao hay bối rối… tất cả đều hướng nhìn về Vị Đại diện Đức Thánh Cha mà họ luôn yêu mến, mong chờ...


ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
THĂM GIÁO HẠT ĐƠN DƯƠNG 
VÀ ĐAN VIỆN CHÂU SƠN - ĐƠN DƯƠNG

 

Tiếp tục hành trình trong chuyến thăm mục vụ tại Giáo phận Đàlạt, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli cùng phái đoàn đã đến Giáo hạt đơn Dương. Nhà thờ Giáo xứ Lạc Viên được chọn là nơi đón tiếp phái đoàn. 

Theo dự định, lúc 15 giờ 30 phái đoàn sẽ đến Nhà thờ Lạc Viên, nhưng do trời mưa to, đoạn quốc lộ chạy ngang qua Giáo xứ Lạc Lâm ngập nặng, nên xe của Đức Tổng và của Tòa Giám mục không thể vượt qua đoạn đường này được. Giáo hạt phải nhờ xe có sàn cao để chở phái đoàn đến nơi an toàn.

Xin mời xem chi tiết và hình ảnh...>>

(simonhoadalat.com)

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN DALAT (2)

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli 
Thăm Đại Chủng Viện - Trung Tâm Mục Vụ
Và Dâng Thánh Lễ Tại Giáo Xứ Langbian


Như chương trình đã định, sau khi thăm chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã đến Chủng Viện Minh Hòa. Tại nơi đây, Đức Tổng, Đức Cha Antôn, Cha Tổng Đại diện, Cha Giám Đốc Đại Chủng viện, quý Cha trong Ban Tư Vấn của Giáo phận, quý thầy và chủng sinh, đã dành những giây phút thinh lặng đặt mình trước Chúa Giêsu Thánh Thể...


(simonhoadalat.com)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN DALAT (1)

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, 
Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđitô 16
Và Thời Khắc Đầu Tiên Tại Giáo Phận Đàlạt
(12.10.2011)


Theo như chương trình đã được chuẩn bị và thông báo trước, đúng 9 giờ sáng ngày 12.10.2011, phái đoàn của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđitô 16, đã dừng chân tại Trại phong Di Linh, điểm đến đầu tiên trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Giáo phận Đàlạt. 

Đức Cha Antôn, Giám mục Giáo phận, các linh mục Giáo hạt Di Linh, tu sĩ nam nữ các cộng đoàn trong Giáo hạt, các nữ tu phục vụ tại Trại phong và nhiều bệnh nhân cùng hơn 1000 bà con đại diện người dân tộc trong Giáo hạt vui mừng đón chào và tặng hoa cho Đức TGM...

Mời xem chi tiết và hình ảnh>> 

Đức Tổng Giám Mục Đại Diện Tòa Thánh 
Thăm Trại Phong Di Linh Giáo Hạt Di Linh
Giáo Phận Đà Lạt


Sáng thứ tư ngày 12/10/2011, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam, đã chính thức đến viếng thăm Giáo phận Đà Lạt trong hai ngày 12 & 13.10.2011.
 
Vào lúc 8g30’mở đầu cuộc viếng thăm, Ngài đã đến Hạt Di Linh thăm trại Phong Di Linh...

(simonhoadalat.com) 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (6)

GIÁO PHẬN PHAN THIẾT TỪ GIà
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI 
ĐẠI DIỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI


Đúng 7g sáng ngày 12/10/2011, sau bữa điểm tâm tại TGM Phan Thiết, Đức Cha Giuse, Cha Tổng Đại Diện và Quí Cha trong Ban Tư Vấn đã thân mật tiễn Đức TGM.

Trong lời chào từ giã, Đức Cha Giuse đã thay mặt cho Giáo phận Phan Thiết cám ơn Đức TGM đã thay mặt cho ĐTC đến thăm GP Phan Thiết. Sự hiện diện của Đức TGM trong hai ngày qua với những Thánh lễ, bài huấn dụ, lời nói, và nhất là nụ cười của Đức TGM đã cho mọi người thấy sự gần gũi của Tòa Thánh đối với Giáo Hội địa phương. Cám ơn Đức TGM đã cùng với Giáo phận cầu nguyện cho Giáo phận. Sau đó Đức Cha Giuse đã trao tặng cho Đức TGM cuốn Album ghi lại tất cả những hình ảnh của chuyến viếng thăm Giáo phận Phan Thiết...
 


(gpphanthiet.com)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (5)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC THĂM CHỦNG VIỆN THÁNH NICOLA
GIÁO PHẬN PHAN THIẾT


Như cây thanh long được lớn lên như thế nào,
đời chủng sinh trong chủng viện cũng như thế.
 
Lúc 19g ngày 11/10/2011, sau khi được Đại diện Tỉnh hướng dẫn tham quan khu biệt thự nghỉ dưỡng Sea Links tại Hàm Tiến Phan Thiết, đoàn đã ghé thăm Chủng Viện Thánh Nicôla. Đây là điểm cuối trong lịch trình viếng thăm của Đức TGM.




HÌNH ẢNH CÁC GIÁO XỨ
ĐÓN CHÀO ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC TRÊN ĐƯỜNG ĐI  
 
Tại các giáo xứ trên tuyến đường đoàn đi qua như Thánh Linh, Tân Châu, Hiệp Đức, Vinh An .v.v. Đức Tổng Giám Mục xúc động khi thấy bà con giáo dân tụ họp trước cổng nhà thờ để chào đón ngài với cờ Hội Thánh tung bay trên cổng cùng biểu ngữ: CHÀO MỪNG VỊ ĐẠI DIỆN ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (Welcome the Representative of The Holy Father Benedict XVI to Phan Thiet Diocese). Qua mỗi nơi, đoàn xe chạy chậm lại để Đức TGM vẫy chào bà con giáo dân. Tất cả là tấm lòng của đoàn chiên trong sự hiệp thông trong một Giáo Hội Công Giáo duy nhất và thánh thiện.
 
(gpphanthiet.com)

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (4)

THÁNH LỄ ĐẠI TRÀO MỪNG KÍNH MẸ MARIA 
TẠI TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG THÁNH MẪU TÀPAO



Sáng 11.10.2011, ngày thứ hai của chuyến viếng thăm Giáo phận Phan Thiết, Đức TGM đã đến dâng Thánh Lễ trọng thể Mừng Kính Đức Mẹ Mân Côi tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao. Khoảng 20 ngàn khách hành hương đã cùng hiện diện dâng thánh lễ cùng Đức Tổng Giám Mục để cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và Giáo phận Phan Thiết.


Cùng với tất cả sự nao nức đến với Đức Mẹ Tàpao, nơi hành hương linh thiêng của hàng ngàn người khắp nơi vào các ngày 12-13 hàng tháng, Đức Tổng Giám Mục đã cùng Đức Cha Giuse, Linh mục đoàn và nhiều đoàn của các giáo xứ đã khởi hành về Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao...
 
GIÁO HẠT ĐỨC TÁNH 
ĐÓN TIẾP ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI 
 
 
Sau thánh lễ tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Tàpao, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, cùng với linh mục đoàn, các Tu sỹ, và rất đông anh chị em Giáo dân hành hương Mẹ Tàpao đã hướng dẫn phái đoàn Toà Thánh, tiếp tục cuộc hành trình đến Giáo xứ Võ Đắt, thuộc Hạt Đức Tánh, Giáo Phận Phan Thiết.

Trên lộ trình theo con đường 713, con đường vừa mới hoàn thành, qua các khu lò gạch, những chiếc cầu bắc qua những con sông nhỏ, qua các Giáo xứ: Đồng Kho, Huy Khiêm, Đức Tân, Nghị Đức, Đức Phú, Mêpu, Võ Xu. Dọc hai bên đường, qua những cánh đồng lúa xanh mượt mà, các băng rôn, cờ xí, giáo dân nhộn nhịp đón chào khi phái đoàn đi qua. Tất cả không khí của núi rừng, đồng bằng và sông nước như đưa tâm hồn bao con người lên với Đấng Tạo Thành đầy quyền năng.
..

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (3)

Thánh Lễ Mừng Kính Mẹ Thiên Chúa,
Bổn Mạng GP Phan Thiết tại nhà thờ Chính Tòa


Cuối chương trình ngày 10.10.2011, vào lúc 17g30, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô, cùng với Đức Giám Mục và Linh Mục đoàn GP Phan Thiết đã dâng Thánh Lễ trọng thể Mừng kính Mẹ Thiên Chúa, Bổn Mạng GP Phan Thiết tại Nhà thờ Chính Tòa.


Mời xem chi tiết>>

Mời xem hình ảnh>>


(gpphanthiet.com)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM DÒNG ĐỨC BÀ TRUYỀN GIÁO

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli
thăm Dòng Đức Bà Truyền Giáo


Sáng thứ tư ngày 05.10.2011, vào lúc 11 giờ 45, sau khi đã thăm viếng Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Dòng Tên, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, sứ thần tòa thánh, vị đại diện không thường trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam đã đến thăm và dùng cơm trưa tại Dòng Đức Bà Truyền Giáo Thủ Đức.


Mời xem chi tiết và hình ảnh>>

(betrenthuongcap.net)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM DÒNG TÊN

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli 
thăm Dòng Tên Việt Nam
 
 
Ngày 01-10-2011, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli – sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Khâm mạng Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei, và Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam đã đến Việt Nam lần thứ tư để viếng thăm mục vụ một số giáo phận thuộc giáo tỉnh Saigon. Trong chuyến thăm này, ngài đã viếng thăm một số dòng tu tại giáo phận Saigon, trong đó có Dòng Tên Việt Nam...
 
Mời xem chi tiết và hình ảnh >>

(dongten.net)
 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM DÒNG ĐAMINH

ĐỨC TGM LEOPOLDO GIRELLI
THĂM MỤC VỤ DÒNG ĐAMINH
 
 
 Theo lịch hẹn, mới 8g00, sân nhà thờ Ba Chuông đã rộn rã tiếng cười vui và sắc trắng áo Dòng của các tu sỹ Đa Minh lẫn áo dài của các bà mẹ Công giáo, Huynh đoàn,…

Sau gần 1 tiếng chờ đợi, Cha Bề Trên Tu viện đích thân ra mời mọi người thu … dọn hàng ngũ: “ĐTGM Leopoldo Girelli đang họp phiên đột xuất với Hội đồng Giám Mục, xin mọi người cùng vào tu viện uống miếng nước và thông cảm với Ngài, Ngài sẽ tới trễ”.
 

(daminhvn.net)

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (2)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
ĐẾN THĂM HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT


Vào lúc 12g45 phút ngày 10 tháng 10 năm 2011, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli – Đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam đã đến thăm chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết.



 ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
GẶP GỠ LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN PHAN THIẾT


“Linh Mục, con người suy tư”. Đó là sứ điệp của Đức Tổng Giám Mục gửi đến tất cả các Linh Mục.

Đúng 15g00 ngày 10/10/2011, Đức Tổng Giám Mục có cuộc gặp gỡ chính thức với Linh Mục Đoàn Giáo Phận Phan Thiết, tại Tòa Giám Mục.


Mời xem hình ảnh:

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH GẶP GỠ CHỨC SẮC CÁC TÔN GIÁO

Cuộc gặp gỡ giữa chức sắc các tôn giáo
và Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli


Nhân dịp Đức Tổng Giám Mục (TGM) Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh đến thăm giáo tỉnh Sài Gòn, Đức Hồng y (ĐHY) Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã tổ chức một buổi gặp gỡ ý nghĩa giữa vị Đại diện Tòa Thánh với các chức sắc tôn giáo trên địa bàn Tp.HCM vào lúc 16g, ngày 05-10-2011, tại Tòa Tổng Giám Mục, số 180 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3, Tp.HCM.
(WHĐ)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (1)

Giáo Phận Phan Thiết chào đón
Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli,
đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô, viếng thăm

 
Trong niềm vui chung của Giáo tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo phận Phan Thiết hân hoan đón tiếp Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam, chính thức đến viếng thăm Giáo phận trong hai ngày 10 & 11.10.2011
 


Điểm gặp gỡ đầu tiên: 
Giáo xứ Thanh Xuân -  Hạt Hàm Tân
 
 
10h15: phái đoàn về tới ngã tư Quân Cảnh. Hạt Hàm Tân đã bố trí 40 chiếc honda có cắm cờ tòa thánh đứng đón sẵn và dẫn đường đoàn tiến về nhà thờ Thanh Xuân. Đoàn xe vừa dừng lại tại đầu đường Bác Ái, tiếng kèn vang lừng, tiếng pháo tay reo mừng nồng nhiệt của cộng đoàn vang lên rộn rã. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết, Cha Chánh xứ Thanh Xuân tiến ra đón và trao vòng hoa chào mừng cho Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli.
 
 
 
(gpphanthiet.com)

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

LẼ SỐNG 09.10

09 Tháng Mười 
Cầu Nguyện Là Hơi Thở Của Linh Hồn

Thời Cách Mạng Pháp 1789, những người xây dựng chế độ mới muốn đánh đổ tất cả những gì mà họ gọi là tàng tích của mê tín dị đoan. Họ hỏi những người nông dân có muốn từ bỏ tôn giáo của họ không. Một người dân quê mùa chất phác đã trả lời như sau: "Bao giờ các ông làm cho sao trời rơi xuống thì chúng tôi sẽ thôi cầu nguyện".

Tự đáy tâm hồn mình, con người luôn luôn khát khao và đi tìm Thiên Chúa. Cầu nguyện, dưới hình thức này hay hình thức khác, là hơi thở của tâm hồn. Người ta có thể trói buộc tay chân con người, người ta có thể khóa chặt miệng lưỡi con người, nhưng không ai có thể ngăn cản con người cầu nguyện.


Cầu nguyện là nhựa sống của tâm hồn. Con người có thể chết dần trong thân xác vì bệnh tật, đau đớn hay bị hành hung, nhưng chính sự cầu nguyện nối kết tâm hồn con người với Thiên Chúa và đem lại cho con người sức sống vượt lên trên mọi thử thách và chết chóc.


Trích sách Lẽ Sống

THƯ GIÃN CHÚA NHẬT

TRÁI TIM XANH

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXVIII TN NĂM A

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm A.
Cha Chánh Xứ Dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát lễ.


Hữu Toàn

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN A (Mt 22, 1-14)

 

MẶC LẤY CHÚA KITÔ

Trong một trăm người đang sống trên lục địa Á châu, chỉ có hai người được diễm phúc gia nhập Hội Thánh Chúa. Trong số một trăm người đang sống trên giải đất Việt Nam, chỉ có bảy người có cơ may tham dự tiệc cưới vua trời, tức được gia nhập vào Gia Đình Thiên Chúa. Chúng ta cũng được may mắn thuộc về thiểu số nầy. Đây quả là một hồng phúc lớn lao.

Để xứng hợp với tư cách của vị khách được Thiên Chúa ưu ái mời vào dự tiệc Nước Trời, Thiên Chúa đòi buộc chúng ta phải vứt bỏ tấm áo dơ bẩn đang mặc để khoác vào mình y phục xứng đáng.

Khi mặc đồ tang chế mà đi dự tiệc cưới, người ta nghĩ là bạn bị khùng nặng và xua đuổi bạn tức khắc. Khi bước vào bệ kiến Đức Vua mà còn mặc nguyên bộ đồ ngủ thì không khỏi bị kết tội khi quân. Khi bước vào đời quân ngũ mà ăn mặc rách rưới như kẻ bần cùng, thiếu tác phong quân nhân, thì bạn sẽ bị tống cổ ra ngay vì làm ô danh quân đội.
 
Hội Thánh của Chúa luôn mở rộng cửa để tiếp nhận tất cả mọi người từ khắp muôn phương bất kể sang hèn tốt xấu. Nhưng một khi đã gia nhập đại gia đình nầy, các thành viên phải cởi bỏ tấm áo xấu xa để khoác lên người trang phục xứng đáng, nghĩa là phải có những phẩm chất phù hợp với Tin Mừng.

Một con sâu tuy nhỏ nhưng cũng đủ để làm rầu nồi canh. Vài ba giọt mực tuy không nhiều nhưng cũng đủ để làm hư tấm vải trắng. Chỉ một ít tín hữu sống trái nghịch với Tin Mừng và giáo huấn Hội Thánh, cũng đủ để làm cho khuôn mặt của Giáo Hội trở nên khó thương trước mặt người khác.

Vì thế, một khi đã gia nhập Hội Thánh mà cách ăn thói ở không phù hợp thì chúng ta sẽ bị Thiên Chúa lên án nặng nề. Đoạn Tin Mừng sau đây nhắc nhở chúng ta điều đó.
 
"Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?" Người ấy câm miệng không nói được gì. Nhà vua liền bảo những người phục dịch: "Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng."

Là người được Thiên Chúa mời gọi gia nhập Hội Thánh Chúa, chúng ta phải điều chỉnh cách ăn thói ở của chúng ta sao cho thích đáng.

Xưa kia, Augustinô ban đầu theo đuổi phù du ảo ảnh của thế gian, nhưng đến năm 33 tuổi, Anh được diễm phúc tiếp cận với Lời Chúa qua những dòng sau đây trong thư Rô-ma: "Như giữa ban ngày, anh em hãy sống đoan trang tiết độ, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đảng, không kình địch ghen tương; nhưng hãy mặc lấy Đức Giê-su Kitô và đừng lo tìm thoả mãn những đam mê xác thịt." (Rm 13, 13-14)
 
Nhờ ơn Thánh Linh tác động, Augustinô bừng tỉnh trước Lời Chúa. Anh cảm thấy như thể Chúa gửi trực tiếp những lời nầy cho Anh. Thế là từ đây, Augustinô từ bỏ quãng đời tội lỗi, từ bỏ những đam mê xác thịt, rũ bỏ bộ áo bẩn thỉu hôi hám để mặc áo mới, mặc lấy Đức Giêsu Kitô. Anh được lãnh bí tích rửa tội vào năm 33 tuổi, hiến mình cho Chúa để trở thành một linh mục thánh thiện, về sau được cất nhắc lên giám mục và trở thành vị thánh chói ngời đồng thời cũng là thầy dạy trong Giáo Hội với tước hiệu tiến sĩ Hội Thánh.

Trong ngày chúng ta lãnh Bí Tích Thánh Tẩy, ngày chính thức gia nhập Hội Thánh, linh mục chủ sự thay mặt Hội Thánh trao cho chúng ta tấm áo trắng với lời kêu gọi: "Con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô. Vậy con hãy nhận chiếc áo trắng nầy, hãy mang lấy và giữ nó tinh tuyền cho đến khi ra trước toà Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, để con được sống muôn đời".

Nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng ta đừng luyến tiếc áo cũ đã hoen ố vì vô vàn thói xấu tật hư. Hãy dứt khoát cởi bỏ nó để quyết tâm mặc lấy áo mới, mặc lấy Đức Kitô, mang những tâm tình cao đẹp như Chúa Giêsu, cư xử ôn hoà nhân ái như Chúa Giêsu, biết thứ tha, yêu thương và phục vụ như Chúa Giêsu… Nhờ đó, chúng ta sẽ được cùng với Chúa dự tiệc vui muôn đời.
 
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
(thanhlinh.net)

LẼ SỐNG 08.10


08 Tháng Mười
Bức Tượng Người Mù

Cũng như tại bất cứ một trung tâm hành hương nào, tại Lộ Ðức, du khách và khách hành hương có thể đọc được không biết bao nhiêu lời cảm tạ dâng lên Ðức Mẹ cũng như không biết bao nhiêu kỷ vật khác mà những người thọ ơn muốn cho thiết lập để ghi nhớ ơn Mẹ... Trong muôn nghìn kỷ vật tạ ơn ấy, người ta thấy có một bức tượng diễn tả một người mù vừa được chữa lành. Dĩ nhiên, được sáng mắt là một trong những phép lạ đầu tiên được ghi trong sách những phép lạ tại Lộ Ðức. Nhưng bức tượng người mù sáng mắt ở đây lại tượng trưng cho một biến cố khác, một phép lạ theo đúng nghĩa bởi vì đó là phép lạ của một người tìm lại được ánh sáng Ðức Tin.

Bức tượng này được một người đàn bà quý phái cho dựng lên để ghi nhớ ánh sáng Ðức Tin mà bà đã tìm lại được tại Lộ Ðức. Tuy là người Công Giáo, nhưng kể từ khi chồng qua đời, người đàn bà không còn một chút tin tưởng gì nơi Chúa Mẹ nữa. Và dĩ nhiên, cũng giống như những người khô đạo khác, người đàn bà chỉ tìm kiếm có mỗi một điều: đó là thú vui trong cuộc sống.


Một mùa hè nọ, trên đường đi đến một trung tâm nghỉ mát nổi tiếng ở phía Nam nước Pháp, người đàn bà phải đi qua Lộ Ðức. Thấy đám đông tấp nập tại trung tâm Thánh Mẫu, bà ta tò mò dừng lại xem. Bà không ngờ rằng chính Chúa đang tìm kiếm và đeo đuổi bà. Từ thái độ bàng quang của một người hiếu kỳ, người đàn bà đã tìm lại ánh sáng Ðức Tin. Ðể tạ ơn Chúa và Ðức Mẹ, bà đã cho dựng lên bức tượng của người mù với hàng chữ như sau: "Tìm lại Ðức Tin là một phép lạ vĩ đại hơn là được sáng mắt".


Trên vạn nẻo đường của chúng ta, lúc nào Thiên Chúa cũng có mặt. Thật ra, không phải con người đi tìm kiếm Thiên Chúa cho bằng chính Thiên Chúa đeo đuổi kiếm tìm con người.


Trong mọi biến cố của cuộc sống, lúc nào Thiên Chúa cũng có mặt. Trong an vui hạnh phúc, hay trong thất bại khổ đau, Ngài luôn ở bên cạnh ta để mời gọi ta tin tưởng ở Tình Yêu của Ngài. Ngay cả khi con người muốn khước từ và gạt bỏ Ngài ra khỏi cuộc sống, Thiên Chúa vẫn tiếp tục đeo đuổi con người.


Thánh Kinh đã ví Thiên Chúa như một người tình chung thủy, lúc nào cũng chờ đợi, lúc nào cũng nài nỉ, lúc nào cũng vỗ về, lúc nào cũng tha thứ.


Tin ở một sự hiện diện trung thành như thế của Thiên Chúa, thái độ của chúng ta phải là thức tỉnh, chờ đợi và tin tưởng không ngừng. Trong an vui thịnh đạt, chúng ta dâng lời cảm tạ Chúa. Trong thất bại khổ đau, chúng ta cũng hãy tin tưởng phó thác. Và ngay cả những lúc vấp ngã vì yếu đuối, chúng ta cũng hãy tin tưởng ở lòng tha thứ vô bờ của Ngài. Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ mặc con người.


Trích sách Lẽ Sống