21 Tháng Sáu
Nhân Danh Thiên Chúa Ba Ngôi
Christophoro Columbo, người đã khám phá ra Châu Mỹ vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 15, có lòng sùng kính Chúa Ba Ngôi cách đặc biệt. Trước mọi hoạt động, ông đều kêu cầu Chúa Ba Ngôi cũng như ông luôn khởi đầu những gì mình viết bằng dòng chữ: "Nhân danh Chúa Ba Ngôi cực thánh".
Lần kia, khi Columbo trình bày về thuyết "Trái đất tròn" trước một nhóm học giả được gọi là Hội Ðồng Salamanca, một tổ chức quy tụ những nhà khoa học và thần học danh tiếng nhất thời bấy giờ, ông đã khởi đầu như sau: "Hôm nay tôi được hân hạnh đứng trước mặt các ngài nhân danh Chúa Ba Ngôi cực thánh, vì hoàng đế đã truyền lệnh cho tôi đệ trình lên sự khôn ngoan của quý vị một dự án mà tôi xác tín là Chúa Thánh Thần Ba Ngôi Thiên Chúa đã gợi hứng cho tôi".
Trong cuộc hành trình thứ ba của ông khởi hành năm 1498, Columbo đã thề hứa sẽ hiến dâng cho Chúa Ba Ngôi phần đất nào ông khám phá ra đầu tiên, vì thế hòn đảo ông đặt chân xuống đầu tiên trong cuộc hành trình thám hiểm Tân thế giới ấy cho đến nay vẫn được gọi là "Trinidad", tức là Chúa Ba Ngôi.
Trong suốt cuộc đời, người Kitô hữu chúng ta luôn kinh nghiệm sự gần gũi của Ba Ngôi Thiên Chúa: lúc vừa mở mắt chào đời, chúng ta được nhận lãnh Phép Rửa nhân danh Chúa Ba Ngôi. Trong suốt ngày sống, chúng ta thường ghi dấu thánh giá trên mình với lời chúc tụng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, cũng như mỗi lần chúng ta dùng bữa hay khi khởi đầu mọi sinh hoạt.
Cộng vào đấy mỗi lần chúng ta vấp ngã và khiêm nhượng đi xưng thú những lỗi lầm trong tòa cáo giải, chúng ta được giao hòa lại với Thiên Chúa và cộng đoàn nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi và cũng nhân danh Người các đôi trai gái yêu nhau được nối kết để chung sống đời hôn nhân.
Rồi cả các bệnh nhân cũng được ban ơn sức mạnh nhờ danh Thiên Chúa Ba Ngôi để khi nhắm mắt xuôi tay, các Kitô hữu chúng ta cũng được tiễn đưa vào cuộc sống đời sau và được chôn cất nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Mặt khác, Chúa Ba Ngôi cũng là trung tâm và mục đích mọi hoạt động của những kẻ tin kính Người. Bởi thế chúng ta thường kết thúc nhiều Kinh và những sinh hoạt bằng câu: "Sáng danh Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con và Ðức Chúa Thánh Thần".
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Hai, 21 tháng 6, 2010
LẼ SỐNG 21.6
Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010
BÓNG ĐÁ
Thể thao bóng đá và đời sống đức tin tôn giáo
VietCatholic News (19 Jun 2010 08:55)
Bóng đá ngày nay trở thành môn thể thao phổ thông khắp nơi trên thế giới. Và qua môn thể thao này như trở nên niềm tự hào hãnh diện có tiếng tăm không chỉ cho cá nhân cầu thủ có cặp giò vàng đá banh nổi tiếng, nhưng còn cho đoàn thể xã hội địa phương tỉnh thành, và cho cả quốc gia đất nước châu lục nữa.
Như nói đến Âu châu, đến Nam Mỹ châu, người ta nghĩ ngay đến môn thể thao bóng đá. Vì đó là một trong những đặc điểm nổi bật của hai châu lục này.
Không dám đem Tôn giáo, một lãnh vực tinh thần cao cả, ra so sánh với môn chơi thể thao bóng đá. Nhưng quan sát nếp sinh hoạt hai lãnh vực này, ta cũng có thể thử tìm ra xem có được một ít điểm tương đồng cũng như không tương đồng. Vì cả hai đều có liên quan đến con người cả phần thân xác lẫn tinh thần.
Những trận cầu thi đấu bóng đá thế giới đang diễn ra ở đất nước Nam Phi lần thứ 19. từ ngày 11.06.2010 giúp chúng ta cơ hội suy tư về sự tương quan giữa bóng đá và đời sống đức tin Công giáo.
Trong sinh hoạt cả hai lãnh vực đều có những Nghi thức. Lẽ tất nhiên, không phải cả hai có nghi thức giống nhau và số lượng như nhau. Không, mỗi lãnh vực có nghi thức riêng và nhiều ít đều khác biệt nhau.
Nghi thức cầu nguyện là căn bản của đời sống tôn giáo trong mọi hoàn cảnh đời sống. Cầu nguyện cùng Thiên Chúa là hơi thở của người tín hữu. Cầu nguyện giúp người tín hữu lấy lại sức lực quân bình cho tâm hồn.
Trong lãnh vực thể thao đá banh, ta cũng thấy các cầu thủ cầu nguyện trước, đang khi và sau khi thi đấu đá banh. Hình thức cầu nguyện của họ thấy được lúc họ chắp tay trên ngực, ngước mắt lên trời, có những cầu thủ qùy gối xuống sân cỏ chắp tay ngửa mặt lên cầu miệng lẩm bẩm lời cầu xin. Họ nói lời gì ta không nghe thành tiếng. Nhưng có phần chắc họ kêu xin Trời cao giúp họ đá banh tốt, hay cám ơn đã giúp đá trái banh phá lưới mang lại chiến thắng cho đội. Vì họ tin là ơn trợ giúp của Trời cao rất cần trong thi đấu. Chả thế mà dân gian có câu ngạn ngữ nói lên sự tin tưởng vào ơn Trên: Mình tính không bằng Trời tính!
Như thế cầu nguyện là nhu cầu quan trọng cho con người trong cả hai lãnh vực tôn giáo lẫn thể thao bóng đá.
Nghi thức ca hát cũng có ở cả hai lãnh vực này. Khi bắt đầu Thánh Lễ, cả nhà thờ thờ hay Ca đoàn hát với tiếng đàn trống bài thánh ca vang lên trong thánh đường. Lời ca tiếng hát mang đến không khí thánh thiêng rộn ràng, gây lòng vui mừng phấn khởi mọi người. Như thế buổi lễ tăng phần long trọng cùng ý nghĩa thêm.
Bắt đầu trận thi đấu bóng đá, bài quốc ca hay còn gọi gọi là quốc thiều của hai đội thi đấu cũng được ban nhạc cử lên và mọi người trong vận động ai biết thì cùng hát to tiếng. Bài quốc ca được hát hay đàn chơi cử lên mang lại niềm tự hào hãnh diện, không khí rộn ràng trân trọng cho quốc gia cử đội tuyển đi thi đấu. Và mọi khán gỉa trong cầu trường, nhất là các cầu thử đứng ở sân cỏ và nhóm khán gỉa của đội tuyển nước đó không chỉ cảm động, mà còn tự hào hãnh diện cho thể diện quốc gia mình nữa.
Trong thánh đường khi có Thánh lễ hay giờ phụng vụ, không chỉ hát một bài hát, nhưng còn nhiều bài khác nhau ở mỗi phần đoạn phụng vụ. Và những bài thường có nhiều tiểu khúc diễn tả tâm tình tạ ơn, ca tụng hay cầu xin của con người muốn nói với Thiên Chúa dựa trên nền tảng Kinh Thánh, cùng nhuốm đậm không khí hòa bình.
Trái lại, bài hát mọi người hát hò reo trong sân động thường ngắn, phần nhiều có một tiểu khúc hay một câu dễ thuộc dễ hát thôi. Những bài ca hát hò reo đó không chỉ mang mầu sắc phấn khởi vui mừng, nhưng có khi còn nhuốm mầu sắc chỉ trích thách thức đội banh đối thủ hay trọng tài nữa.
Nghi thức làm dấu Thánh gía. Người Công giáo mỗi khi bước vào thánh đường hay cả lúc đi ra, đều lấy tay chấm nước Thánh để nơi cửa ra vào làm dấu Thánh gía trên mình. Nghi thức nhắc nhớ lại Bí tích rửa tội ngày xưa đã lãnh nhận bằng nứơc và trong Ba ngôi Thiên Chúa biểu hiệu qua dấu Thánh gía. Ngoài ra họ còn làm dấu Thánh gía mỗi khi đọc kinh cầu nguyện nữa.
Trong thể thao bóng đá không có nghi thức bắt buộc này. Nhưng trong thực tế, nhiều cầu thủ, nhất là cầu thủ vùng Nam Mỹ, hay Tây ban Nha mỗi khi ra sân cỏ thi đấu, họ đều lấy tay chấm sân cỏ và làm dấu Thánh gía trên mình. Huấn luyện viên nổi tiếng Maradona của đội tuyển Argentina, có thói quen làm dấu Thánh gía trên mình nhiều lần, khi đội tuyển của ông bắt đầu xuất trận thi đấu.
Người tín hữu Công giáo chấm tay vào nước Thánh làm dấu Thánh gía. Còn cầu thủ đá banh, nếu có làm dấu Thánh gía tùy theo mỗi cá nhân, lại lấy tay quệt xuống sân cỏ.
Nghi thức chúc bình an. Người tín hữu Công giáo trong Thánh lễ Misa đến phần trước khi rước lễ, có nghi thức chúc bình an cho nhau. Chúc bình an là cung cách chào hỏi thân thiện chúc mừng, cám ơn nhau ngay trong giờ phút thánh thiêng nhiệm mầu giữa thánh lễ. Qua đó họ muốn chiếu tỏa trao cho nhau niềm vui hạnh phúc qua cử chỉ bắt tay, hay cúi đầu chào bái nhau.
Trên sân cỏ thi đấu, khi một cầu thủ đá banh tung lưới mang lại chiến thắng cho đội, các cầu thủ đội thắng hân hoan mừng rỡ vội vã chạy lại ôm hôn nhau. Chúc mừng nhau, có khi cả huấn luyện viên và những cầu thủ dự bị chờ ngoài sân cũng chạy vào sân cỏ ôm chúc mừng cầu thủ vừa đá tung lưới đối phương. Cử chỉ này mang thêm tinh thần phấn khởi tự tin cho toàn thể cầu thủ và những khán gỉa ủng hộ nữa. Cung cách này đậm mầu sắc tình tự tinh thần đoàn kết của con người cùng chung vui sẻ buồn với nhau trong mọi cảnh ngộ đời sống.
Kèn Vezuzula
Trong sân vận động ở nước Nam Phi, các khán gỉa mang theo chiếc kèn mầu đỏ hay vàng làm bằng nhựa dài khoảng một mét. Ngoài tiếng reo hó hát xướng, họ còn thổi kèn lên. Âm thanh phát ra từ tiếng kèn đơn thuần một âm vang. Nó không giống âm điệu mà chúng ta thường nghe phát ra từ tiếng đàn. Có người nghĩ là giống tiếng của đàn ong phát ra. Có nhận xét cho rằng đó là âm thanh thiên nhiên của vùng miền Phi Châu. Âm thanh này kỳ lạ nghe chói tai làm căng thẳng thần kinh.
Kèn này có tên là Vuvuzela. Âm thanh phát ra từ Vevuzula là tiếng gào thét phản ảnh nhớ lại sự đau đớn thống khổ của người dân trong thời kỳ sống trong ách bị đô hộ thời thuộc địa, như Ông Maluleke, một vị trong hội đồng tôn giáo Nam Phi, cắt nghĩa như vậy.
Cũng theo Ông Malukele, kèn Vuvuzela ở nước làng giềng Botswana được coi là một loại nhạc cụ Kinh Thánh. Và theo Jaqueline Chireshe: Thiên Chúa muốn con ngưòi ca tụng Ngài bằng âm thanh của tiếng kèn.
***************
Môn thể thao bóng đá không là đời sống. Nhưng nó là một sinh hoạt trong nếp sống văn hóa của đời sống con người.
Môn thể thao này cũng không phải là một tôn giáo. Nhưng nó giúp nhắc nhớ con người đến thân xác và tinh thần của mình là món qùa tặng châu báu Trời cao ban cho.
Vì thế vui chơi thi đấu dành phần chiến thắng, danh dự, nhưng không quên đến ý nghĩa tập luyện cho thân xác cùng tinh thần trở nên khoẻ mạnh dẻo dai tinh nhanh, nhất là tinh thần cao thượng kính trọng nhau.
“Mens sana in corpore!”( Juvenal, 60-127 sau Công nguyên)
Mùa World Cup 2010
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
(nguồn : vietcatholic.net)
VietCatholic News (19 Jun 2010 08:55)
Bóng đá ngày nay trở thành môn thể thao phổ thông khắp nơi trên thế giới. Và qua môn thể thao này như trở nên niềm tự hào hãnh diện có tiếng tăm không chỉ cho cá nhân cầu thủ có cặp giò vàng đá banh nổi tiếng, nhưng còn cho đoàn thể xã hội địa phương tỉnh thành, và cho cả quốc gia đất nước châu lục nữa.
Như nói đến Âu châu, đến Nam Mỹ châu, người ta nghĩ ngay đến môn thể thao bóng đá. Vì đó là một trong những đặc điểm nổi bật của hai châu lục này.
Không dám đem Tôn giáo, một lãnh vực tinh thần cao cả, ra so sánh với môn chơi thể thao bóng đá. Nhưng quan sát nếp sinh hoạt hai lãnh vực này, ta cũng có thể thử tìm ra xem có được một ít điểm tương đồng cũng như không tương đồng. Vì cả hai đều có liên quan đến con người cả phần thân xác lẫn tinh thần.
Những trận cầu thi đấu bóng đá thế giới đang diễn ra ở đất nước Nam Phi lần thứ 19. từ ngày 11.06.2010 giúp chúng ta cơ hội suy tư về sự tương quan giữa bóng đá và đời sống đức tin Công giáo.
Trong sinh hoạt cả hai lãnh vực đều có những Nghi thức. Lẽ tất nhiên, không phải cả hai có nghi thức giống nhau và số lượng như nhau. Không, mỗi lãnh vực có nghi thức riêng và nhiều ít đều khác biệt nhau.
Nghi thức cầu nguyện là căn bản của đời sống tôn giáo trong mọi hoàn cảnh đời sống. Cầu nguyện cùng Thiên Chúa là hơi thở của người tín hữu. Cầu nguyện giúp người tín hữu lấy lại sức lực quân bình cho tâm hồn.
Trong lãnh vực thể thao đá banh, ta cũng thấy các cầu thủ cầu nguyện trước, đang khi và sau khi thi đấu đá banh. Hình thức cầu nguyện của họ thấy được lúc họ chắp tay trên ngực, ngước mắt lên trời, có những cầu thủ qùy gối xuống sân cỏ chắp tay ngửa mặt lên cầu miệng lẩm bẩm lời cầu xin. Họ nói lời gì ta không nghe thành tiếng. Nhưng có phần chắc họ kêu xin Trời cao giúp họ đá banh tốt, hay cám ơn đã giúp đá trái banh phá lưới mang lại chiến thắng cho đội. Vì họ tin là ơn trợ giúp của Trời cao rất cần trong thi đấu. Chả thế mà dân gian có câu ngạn ngữ nói lên sự tin tưởng vào ơn Trên: Mình tính không bằng Trời tính!
Như thế cầu nguyện là nhu cầu quan trọng cho con người trong cả hai lãnh vực tôn giáo lẫn thể thao bóng đá.
Nghi thức ca hát cũng có ở cả hai lãnh vực này. Khi bắt đầu Thánh Lễ, cả nhà thờ thờ hay Ca đoàn hát với tiếng đàn trống bài thánh ca vang lên trong thánh đường. Lời ca tiếng hát mang đến không khí thánh thiêng rộn ràng, gây lòng vui mừng phấn khởi mọi người. Như thế buổi lễ tăng phần long trọng cùng ý nghĩa thêm.
Bắt đầu trận thi đấu bóng đá, bài quốc ca hay còn gọi gọi là quốc thiều của hai đội thi đấu cũng được ban nhạc cử lên và mọi người trong vận động ai biết thì cùng hát to tiếng. Bài quốc ca được hát hay đàn chơi cử lên mang lại niềm tự hào hãnh diện, không khí rộn ràng trân trọng cho quốc gia cử đội tuyển đi thi đấu. Và mọi khán gỉa trong cầu trường, nhất là các cầu thử đứng ở sân cỏ và nhóm khán gỉa của đội tuyển nước đó không chỉ cảm động, mà còn tự hào hãnh diện cho thể diện quốc gia mình nữa.
Trong thánh đường khi có Thánh lễ hay giờ phụng vụ, không chỉ hát một bài hát, nhưng còn nhiều bài khác nhau ở mỗi phần đoạn phụng vụ. Và những bài thường có nhiều tiểu khúc diễn tả tâm tình tạ ơn, ca tụng hay cầu xin của con người muốn nói với Thiên Chúa dựa trên nền tảng Kinh Thánh, cùng nhuốm đậm không khí hòa bình.
Trái lại, bài hát mọi người hát hò reo trong sân động thường ngắn, phần nhiều có một tiểu khúc hay một câu dễ thuộc dễ hát thôi. Những bài ca hát hò reo đó không chỉ mang mầu sắc phấn khởi vui mừng, nhưng có khi còn nhuốm mầu sắc chỉ trích thách thức đội banh đối thủ hay trọng tài nữa.
Nghi thức làm dấu Thánh gía. Người Công giáo mỗi khi bước vào thánh đường hay cả lúc đi ra, đều lấy tay chấm nước Thánh để nơi cửa ra vào làm dấu Thánh gía trên mình. Nghi thức nhắc nhớ lại Bí tích rửa tội ngày xưa đã lãnh nhận bằng nứơc và trong Ba ngôi Thiên Chúa biểu hiệu qua dấu Thánh gía. Ngoài ra họ còn làm dấu Thánh gía mỗi khi đọc kinh cầu nguyện nữa.
Trong thể thao bóng đá không có nghi thức bắt buộc này. Nhưng trong thực tế, nhiều cầu thủ, nhất là cầu thủ vùng Nam Mỹ, hay Tây ban Nha mỗi khi ra sân cỏ thi đấu, họ đều lấy tay chấm sân cỏ và làm dấu Thánh gía trên mình. Huấn luyện viên nổi tiếng Maradona của đội tuyển Argentina, có thói quen làm dấu Thánh gía trên mình nhiều lần, khi đội tuyển của ông bắt đầu xuất trận thi đấu.
Người tín hữu Công giáo chấm tay vào nước Thánh làm dấu Thánh gía. Còn cầu thủ đá banh, nếu có làm dấu Thánh gía tùy theo mỗi cá nhân, lại lấy tay quệt xuống sân cỏ.
Nghi thức chúc bình an. Người tín hữu Công giáo trong Thánh lễ Misa đến phần trước khi rước lễ, có nghi thức chúc bình an cho nhau. Chúc bình an là cung cách chào hỏi thân thiện chúc mừng, cám ơn nhau ngay trong giờ phút thánh thiêng nhiệm mầu giữa thánh lễ. Qua đó họ muốn chiếu tỏa trao cho nhau niềm vui hạnh phúc qua cử chỉ bắt tay, hay cúi đầu chào bái nhau.
Trên sân cỏ thi đấu, khi một cầu thủ đá banh tung lưới mang lại chiến thắng cho đội, các cầu thủ đội thắng hân hoan mừng rỡ vội vã chạy lại ôm hôn nhau. Chúc mừng nhau, có khi cả huấn luyện viên và những cầu thủ dự bị chờ ngoài sân cũng chạy vào sân cỏ ôm chúc mừng cầu thủ vừa đá tung lưới đối phương. Cử chỉ này mang thêm tinh thần phấn khởi tự tin cho toàn thể cầu thủ và những khán gỉa ủng hộ nữa. Cung cách này đậm mầu sắc tình tự tinh thần đoàn kết của con người cùng chung vui sẻ buồn với nhau trong mọi cảnh ngộ đời sống.
Kèn Vezuzula
Trong sân vận động ở nước Nam Phi, các khán gỉa mang theo chiếc kèn mầu đỏ hay vàng làm bằng nhựa dài khoảng một mét. Ngoài tiếng reo hó hát xướng, họ còn thổi kèn lên. Âm thanh phát ra từ tiếng kèn đơn thuần một âm vang. Nó không giống âm điệu mà chúng ta thường nghe phát ra từ tiếng đàn. Có người nghĩ là giống tiếng của đàn ong phát ra. Có nhận xét cho rằng đó là âm thanh thiên nhiên của vùng miền Phi Châu. Âm thanh này kỳ lạ nghe chói tai làm căng thẳng thần kinh.
Kèn này có tên là Vuvuzela. Âm thanh phát ra từ Vevuzula là tiếng gào thét phản ảnh nhớ lại sự đau đớn thống khổ của người dân trong thời kỳ sống trong ách bị đô hộ thời thuộc địa, như Ông Maluleke, một vị trong hội đồng tôn giáo Nam Phi, cắt nghĩa như vậy.
Cũng theo Ông Malukele, kèn Vuvuzela ở nước làng giềng Botswana được coi là một loại nhạc cụ Kinh Thánh. Và theo Jaqueline Chireshe: Thiên Chúa muốn con ngưòi ca tụng Ngài bằng âm thanh của tiếng kèn.
***************
Môn thể thao bóng đá không là đời sống. Nhưng nó là một sinh hoạt trong nếp sống văn hóa của đời sống con người.
Môn thể thao này cũng không phải là một tôn giáo. Nhưng nó giúp nhắc nhớ con người đến thân xác và tinh thần của mình là món qùa tặng châu báu Trời cao ban cho.
Vì thế vui chơi thi đấu dành phần chiến thắng, danh dự, nhưng không quên đến ý nghĩa tập luyện cho thân xác cùng tinh thần trở nên khoẻ mạnh dẻo dai tinh nhanh, nhất là tinh thần cao thượng kính trọng nhau.
“Mens sana in corpore!”( Juvenal, 60-127 sau Công nguyên)
Mùa World Cup 2010
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
(nguồn : vietcatholic.net)
AUDIO THANH LE CHUA NHAT XII TN NAM C
Audio Thanh Le Chua Nhat XII thuong nien nam C.
Cha giao GioanBaotixita Nguyen Van Dan dang le.
Ca doan Cecilia hat le.
Moi bam VAO DAY va chon bai nghe.
Huu Toan.
Cha giao GioanBaotixita Nguyen Van Dan dang le.
Ca doan Cecilia hat le.
Moi bam VAO DAY va chon bai nghe.
Huu Toan.
LẼ SỐNG 20.6
20 Tháng Sáu
Ai Hơn Ai?
Trong một khu vườn tuyệt đẹp kia có nhiều loại hoa đua nhau khoe màu tranh sắc: Hoa Hồng, hoa Hướng Dương, hoa Vạn Thọ, hoa Cúc, kể cả vài cụm bông Móng Tay và bông Mười Giờ.
Một ngày kia, có người đến nhìn ngắm những bông hoa đẹp, rồi lấy một cây thước ra đo chiều cao, chiều dài cũng như đếm số các nụ hoa. Xong ông ta bỏ đi.
Ý thức về chiều cao và độ lớn của mình, hoa Hướng Dương càng vươn cổ lên cao và nói: "Trong khắp khu vườn, không hoa nào lớn mạnh như chúng tôi". Nghe nói thế, hoa Hồng lên tiếng: "Nhưng không hoa nào đẹp và tỏa hương thơm ngát như chúng tôi". Không chịu thua ai, hoa Vạn Thọ góp lời: "Hai người nói thế nghe sao phải, to lớn và thơm tho nào có ý nghĩa gì. Hai người làm gì có được nhiều bông hoa như chúng tôi".
Nghe những loại hoa trên tranh luận, các loại hoa Cúc, hoa Móng Tay và hoa Mười Giờ cảm thấy tủi phận. Hoa Móng Tay tìm lời an ủi hoa Mười Giờ: "Bọn mình không đẹp, không thơm, nhưng được cái là dễ trồng nên được nhiều người ưa thích".
Sau đó, khu vườn trở lại yên lặng trong khoảnh khắc. Nhưng hoa Cúc phá tan sự im lặng nặng nề với những phát biểu sau đây: "Sao các anh, các chị lại có thể suy nghĩ thế? Bởi đâu các anh các chị lại tranh nhau về chiều cao, về độ lớn, về vẻ đẹp, về hương thơm. Anh chị quên rằng: Dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu, dù đỏ hay vàng, mọi bông hoa đều nhận lãnh hình hài, vẻ đẹp và hương thơm từ bàn tay của Ðấng Tạo Hóa và dưới mắt Người chúng ta đều như sau. Mỗi chúng ta đều được Người ban cho đồng đều ánh sáng và hơi ấm của mặt trời. Mỗi bông hoa đều được Người cho mưa rơi xuống gốc và sương sa trên mình như nhau. Ðó là Mầu Nhiệm của lòng quảng đại và khoan nhân của Thiên Chúa".
Sự phân bì, ghen tuông đã và đang làm khổ đau cho con người cũng bằng tính tự cao, tự đại hay ít ra tính phân bì, ghen ghét cũng làm cho chúng ta không được thư thái, bình an. Vì thế, có người đã đề ra những phương pháp sau đây như những điều kiện để được hưởng sự bình an trong tâm hồn:
- Nếu tôi không muốn so sánh mình với người khác, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc với những gì tốt đẹp nơi tôi.
- Nếu tôi không làm nô lệ cho sự thành công, tôi có thể sản xuất những thành quả tốt đẹp kẻ khác chờ đợi nơi tôi.
- Nếu tôi không để mình bị vướng vào mạng lưới của sự cạnh tranh, tôi sẽ thông phần và chia sẻ được những cái tốt đẹp hàm ẩn trong tất cả mọi người.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010
LẼ SỐNG 19.6
Trích sách Lẽ Sống19 Tháng Sáu
Thế Ư?
Hakuin là một thiền sư nổi tiếng tại Nhật Bản, ông sống ẩn dật trên núi. Ngày kia, có một thiếu nữ con nhà gia giáo bỗng thấy mình có thai. Cô nàng tuyên bố với mọi người rằng chính thiền sư Hakuin là tác giả của bào thai. Vừa nghe tin này, cả dân làng, do cha mẹ của cô thiếu nữ dẫn đầu, đã giận dữ kéo đến chòi của vị thiền sư. Họ la hét, chửi rủa vị thiền sư đủ điều...
Nhưng vốn điềm tĩnh, nhà sư chỉ biết mỉm cười thốt lên: "Thế ư?". Ai cũng nghĩ đó là một cách chịu tội. Ai cũng nghĩ chính ông là tác giả của bào thai trong lòng người thiếu nữ. Khi đứa bé chào đời, thiền sư Hakuin lặng lẽ đến nhận nó và đưa về chiếc chòi nghèo nàn của mình. Ông bồng lấy nó, nâng niu nó và chăm sóc nó như chính đứa con ruột của mình.
Nhưng khoảng 18 năm sau, người thiếu nữ bỗng hối hận về hành vi của mình. Cô thú nhận rằng người cha của đứa bé chính là chàng ngư phủ trẻ trong làng.
Nghe tin này, ai ai trong làng cũng cảm thấy xấu hổ vì đã nghĩ xấu và nhục mạ một con người đáng kính. Một lần nữa, dưới sự dẫn đầu của cha mẹ thiếu nữ, cả làng kéo nhau đến chòi của vị thiền sư. Mọi người sụp lạy tỏ dấu sám hối vì đã xúc phạm đến thanh danh của vị đạo sĩ thánh thiện. Giữa lúc mọi người đồng thanh tuyên bố sự vô tội và cứu gỡ danh dự cho mình, vị thiền sư chỉ mỉm cười nói: "Thế ư?".
Hai tiếng "Thế ư?" của thiền sư Hakuin trên đây xem chừng như cũng cùng một âm điệu với hai tiếng "Xin vâng" của Mẹ Maria.
Thái độ điềm nhiên và chấp nhận không chỉ là kết quả của một sự rèn luyện ý chí, nhưng còn là một thể hiện của niềm tin. Thưa xin vâng trước tiên có nghĩa là tuyên xưng Tình Yêu không hề lay chuyển của Thiên Chúa. Thưa xin vâng là chấp nhận đi vào chương trình của Thiên Chúa, trong đó cho dù phải trải qua tăm tối và thử thách, con người vẫn tin ở sự thành toàn.
Thưa xin vâng cũng có nghĩa là nói lên niềm tin nơi chính bản thân: dù có yếu hèn, vấp ngã, con người vẫn luôn là đối tượng của một Tình Yêu chung thủy và là trọng tâm của một chương trình cao cả mà thiên Chúa đang thực hiện.
Thưa xin vâng cũng có nghĩa là nói lên niềm tin vào cuộc đời. Cuộc đời này, dù có đen bạc đến đâu, vẫn luôn có một ý nghĩa và tha nhân, dù có thấp hèn, xấu xa đến đâu, vẫn tiếp tục mang lấy hình ảnh cao vời của Thiên Chúa.
Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010
LẼ SỐNG 18.6
Trích sách Lẽ Sống18 Tháng Sáu
Tạ ơn Chúa
Thi sĩ Lamartine của Pháp có kể lại một giai thoại như sau: Một hôm, tình cờ đi qua một khu rừng, ông nghe một âm thanh kỳ lạ. Cứ sau mỗi tiếng búa gõ vào đá lại vang lên một tiếng "Cám ơn". Ðến gần nơi phát ra âm thanh, thi sĩ mới nhận thấy một người thợ đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ vào phiến đá, ông lại thốt lên "Cám ơn'.
Thi sĩ Lamartine mới nấn ná đến trò chuuyện, người thợ đập đá giải thích: "Tôi cảm ơn Chúa". Ngạc nhiên về lòng tin của một con người mà cuộc sống hẳn phải lầm than lam lũ, thi sĩ mới nói: "Giả như bác được giàu có, thì tôi hiểu tại sao bác không ngừng thốt lên hai tiếng cám ơn. Ðằng này, Thiên Chúa chỉ nghĩ tới bác có mỗi một lần duy nhất đó là lúc Ngài tạo nên bác. Sau đó, Ngài ban cho bác có mỗi cái búa này để rồi không còn ngó ngàng gì đến bác nữa. Thế thì tại sao bác lại mỏi miệng để cám ơn Ngài?".
Nghe thế, người đập đá mới hỏi vặn lại thi sĩ: "Ngài cho rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi sao". Thi sĩ Lamartine bèn thách thức: "Dĩ nhiên, Chúa chỉ nghĩ đến bác có mỗi một lần mà thôi".
Người thợ đá nghèo, nhưng đầy lòng tin, mới mếu máo thốt lên: "Tôi nghĩ rằng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả. Ngài nghĩ rằng Thiên Chúa đã đoái thương đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, dù chỉ một lần thôi. Vậy không đủ cho tôi cám ơn Ngài sao? Vâng, cám ơn Chúa, cám ơn Chúa". Nói xong, ông bỏ mặc cho thi sĩ đứng đó và tiếp tục điệp khúc quen thuộc của ông, vừa đục đá vừa tạ ơn Chúa.
Thiên Chúa yêu thương con người. Ðó là bài ca mà chúng ta không chỉ hát lên trong mùa Giáng Sinh, mà phải được lập lại trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Nhưng khi chúng ta nói: Thiên Chúa yêu thương con người, điều đó trước hết phải có nghĩa là Ngài yêu thương tôi. Thiên Chúa không yêu thương con người bằng một cách chung. Thiên Chúa yêu thương mỗi người bằng một tình yêu cá biệt, riêng rẽ. Ðiều đó cũng có nghĩa là mỗi người là một chương trình trong trái tim của Thiên Chúa.
Ðối với Thiên Chúa, không có đám đông vô danh, cũng không có những con số. Ngài gọi mỗi người bằng tên gọi riêng... Chúng ta không thể đo lường Tình Yêu của Thiên Chúa bằng thước đo hẹp hòi, thiển cận của chúng ta. Trong Tình Yêu Quan Phòng của Ngài, mỗi một con người là một chương trình và mỗi một chương trình đều cao cả. Thiên Chúa không tạo dựng chúng ta theo một khuôn mẫu, mà theo một chương trình riêng cho mỗi người. Mỗi một biến cố xảy đến đều được Ngài sử dụng để đem lại điều thiện hảo cho chúng ta. Nói như thánh Phaolô, Thiên Chúa quy mọi sự về điều thiện cho những kẻ Ngài yêu thương. Cũng chính vị thánh này nói: "Tất cả nọi sự đều là ân sủng của Chúa".
Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010
LẼ SỐNG 17.6
Trích sách Lẽ Sống17 Tháng Sáu
Ðời Vẫn Có Ý Nghĩa
Một tác giả người Thụy Ðiển đã tưởng tượng ra một cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra giữa các dân cư sinh sống tại một khu rừng nọ. Ðề tài của cuộc tranh luận là: Ðâu là ý nghĩa của cuộc sống?...
Kẻ kên tiếng phát biểu ý kiến đầu tiên không ai khác hơn là chú chim họa mi suốt ngày chỉ biết ca hát líu lo. Chú khẳng định rằng: "Ðời là một cuộc ca hát không ngừng". Một chú chuột chũi phản pháo tức khắc.
Theo chú: "Ðời là một cuộc tranh đấu không ngừng để chống lại bóng tối". Con bướm có đôi cánh sặc sỡ thốt lên: "Ðời là vui chơi và hạnh phúc". Con ong đang miệt mài tìm mật bên mấy cánh hoa không tán thành ý kiến ấy chút nào. Nó bảo rằng: "Ðời là một cuộc lao động vất vả". Con kiến cũng nhất trí với con ong để chỉ thấy rằng đời là lao động. Từ trên cao, một con phượng hoàng cũng góp ý kiến: "Ðời là tự do". Ðó là ý kiến của động vật.
Các thảo mộc cũng không thiếu ý kiến để đóng góp. Cây thông cao sừng sững giữa rừng hoàn toàn tán thành ý kiến của con phượng hoàng: "Ðời là tự do". Một cánh hoa dại giữa rừng thì lại hùa theo con ong và con kiến để khẳng định rằng đời chỉ là lao động vất vả. Cánh hoa hồng thì lại đồng quan điểm với con bướm để cho rằng đời là hạnh phúc và vui tươi.
Thế giới vô tri cũng lên tiếng phát biểu. Một đám mây đen ngao ngán thốt lên: "Ðời chỉ là đắng cay và nước mắt". Một dòng sông hiền hòa trôi chảy cũng nhận định: "Ðời là một dòng nước chảy không ngừng".
Lời phát biểu cuối cùng nhưng cũng là ý kiến tổng kết của cuộc tranh luận là tiếng chuông từ một giáo đường bên cạnh khu rừng. Thật thế, tiếng chuông ấy ngân lên những lời như sau: "Tất cả những lời phát biểu của quí vị đều đúng cả. Ðời là hòa bình, đời là ca hát, đời là vui tươi, đời là tranh đấu, đời là bể khổ, đời là đắng cay, nhưng tất cả đều tươi nở trong lòng người nhờ quyền lực của Chúa Thánh Thần".
Tôi bởi đâu mà đến? Tôi sẽ đi về đâu? Tại sao tôi đau khổ? Ðó là những câu hỏi lớn nhất mà một lúc nào đó trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh né được.
Cám ơn Chúa vì đã cho chúng ta giải đáp trong chính Chúa Giêsu Kitô. Chính Ngài là Ánh Sáng chiếu rọi trên bí ẩn của cuộc đời cũng như trên chính Mầu Nhiệm của con người. Công đồng Vatcican II trong hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng đã nói với chúng ta rằng huyền nhiệm của con người chỉ có thể được sáng tỏ trong chính Mầu Nhiệm của Ngôi Hai Nhập Thể. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi lớn của cuộc sống bằng cách nhìn vào Ðức Giêsu Kitô. Quả thật, Ngài đã sống kiếp con người như mọi người. Nhưng chính khi tiếp nhận mọi mùi vị của cuộc sống, Ngài đã mặc lấy cho cuộc sống một ý nghĩa, một hướng đi.
Cuộc sống có ngọt bùi, đắng cay, chua sót, cuộc sống có lao động, tranh đấu hay thảnh thơi... Tất cả đều mang lấy một ý nghĩa. Trong Chúa Giêsu, mất mát trở thành thắng lợi, thua thiệt trở thành cơ may, đau khổ trở thành dịu ngọt, cái chết trở thành khởi đầu của sự sống.
Nếu chúng ta đón nhận cuộc đời này bằng với cái nhìn ấy, thì quả thực không một thử thách, mất mát, đau khổ nào khiến chúng ta thất vọng. Với Quyền Lực của Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, những bể khổ, những đắng, cay chua xót của cuộc sống đều có thể nở hoa, những niềm vui nhỏ ấy sẽ mang lấy chiều kích vĩnh hằng, những việc làm vô danh thường ngày sẽ mang lấy giá trị vĩnh cửu.
Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010
LẼ SỐNG 16.6
16 Tháng Sáu
Hãy Ðến Với Ta
Hãy Ðến Với Ta
Tại Roma có một ngôi thánh đường cổ tên là Dominus sub aquis, nghĩa là Chúa ở dưới nước... Du khách đến Roma thường đến viếng thăm ngôi thánh đường này, vì phía trên bàn thờ, có một tượng thánh giá rất đặc biệt: bất cứ ai đến quỳ trước tượng thánh giá và cầu nguyện với tất cả thành tâm đều nhận được sức mạnh và niềm an ủi thâm sâu...
Người ta kể lại rằng tác giả của tượng thánh giá bằng cẩm thạch này đã mất rất nhiều năm mới hoàn thành được tác phẩm. Hơn hai lần, mỗi khi treo bức tượng lên để ngắm nhìn, ông lại cho kéo xuống và đập phá đi vì ông cho rằng tác phẩm vẫn chưa diễn đạt được điều ông mong muốn...
Sau nhiều năm bỏ dở, ông lại bắt tay vào công trình lần thứ ba. Nhưng chính lúc ông miệt mài chú tâm vào công việc thì cũng là lúc ông gặp nhiều thử thách nhất. Nhiều người ganh tỵ nên tìm cách hạ uy tín của ông. Vợ con ông qua đời trong những hoàn cảnh thật đau thương. Người nghệ sĩ chỉ còn biết kêu cầu xin Chúa giúp ông chịu đựng được mọi gian lao thử thách.
Ai cũng tưởng rằng cơn thử thách đã khiến ông bỏ cuộc. Trái lại, ông càng miệt mài chú tâm vào công trình. Người nghệ sĩ dồn tất cả niềm đau của mình lên khuôn mặt của Ðức Kitô. Bức tượng của Chúa Giêsu trên thập giá không là một phiến đá lạnh lùng, xa lạ, mà trở thành niềm đau đậm nét của một tâm hồn. Bức tượng đã trở nên sống động và có sức thu hút do chính tâm tình mà người nghệ sĩ đã muốn tháp thập vào đó.
"Hỡi tất cả những ai gồng gánh nặng nề, hãy đến với Ta và Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho".
Lời mời gọi trên đây của Chúa Giêsu hẳn phải đem lại cho chúng ta an ủi đỡ nâng, nhất là trong những lúc chúng ta gặp đau khổ, thử thách. Chúa Giêsu như muốn nói với chúng ta rằng Ngài đang có đó, Ngài có mặt trong từng phút giây của cuộc sống chúng ta, Ngài mang lấy tất cả những sầu đau, buồn tủi của chúng ta. Mãi mãi, Ngài vẫn là Ðấng Cứu Chuộc chúng ta. Mãi mãi, Ngài đến với chúng ta như đến với những người phong hủi, những kẻ bệnh tật, kẻ tội lỗi, phường thu thuế... Ngài đón nhận tất cả mọi khổ nhọc, khó khăn của chúng ta. Và bởi vì Ngài mang lấy mọi khổ đau của con người, cho nên Ngài cũng tự đồng hóa với con người, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh. Trên những khuôn mặt gần như không còn hình tượng của con người nữa, chúng ta phải nhận diện được chính Ngài. Ngài đã từng nói với chúng ta: "Ai cho những kẻ bé mọn nhất, dù chỉ một chén nước lã thôi, họ đã cho chính Ta vậy".
Trút lên Ngài tất cả gánh nặng của khổ đau, được ngài nâng đỡ bổ sức, chúng ta cũng hãy mang lại an ủi đỡ nâng cho mọi người xung quanh. Sự đau khổ nào cũng có sức liên kết con người. Kết hiệp với Ðức Kitô trên thập giá, chúng ta cũng dễ dàng liên đới, cảm thông với mọi người đang đau khổ...
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010
LẼ SỐNG 15.6
15 Tháng Sáu
Thiên Chúa Không Thất Vọng Về Con Người
Văn hào Nga Dostoievski, với những tác phẩm nổi tiếng như Tội ác và Hình phạt, anh em nhà Karamazov, là người đã trải qua một cuộc đời đầy sóng gió. Sau một thời gian dài bị giam cầm vì lý do chính trị, ông bị kết án tử hình. Nhưng, như một phép lạ, vào giữa lúc sắp sửa bị hành quyết, ông bỗng nhận được lệnh tha. Người viết tiểu sử của ông kể lại như sau:
Thời gian trong tù đã in đậm nét trên quãng đời còn lại của ông. Từ trên chiếc máy chém nhìn xuống đám người đang đứng dưới chân mình, ông chỉ còn thấy họ là những người bị áp bức, những người nô lệ đáng thương. Dù họ có phạm tội ác tày trời đi nữa, tâm hồn họ vẫn là tâm hồn của những con người vô tội, do đó đáng được sự tha thứ.
Khi bước xuống khỏi máy chém, Karamazov thấy mọi sự như vô nghĩa. Ðiều duy nhất còn có ý nghĩa đối với ông chính là tình yêu, và cho dù trong suốt 30 năm sau, cuộc đời của ông đắm chìm trong bùn nhơ của tội lỗi, của khốn khổ, của ô nhục, ông luôn nhìn mọi sự qua lăng kính của yêu thương. Một lần bị đưa lên máy chém ấy cho ông hiểu rằng con người đau khổ, tất cả mọi người đều đáng cảm thông, thương mến. Ðó là sứ điệp mà Karamazov công bố suốt cuộc đời của ông.
Cả cuộc đời của ông là một cố gắng không ngừng để diễn đạt câu nói: "Hỡi người anh em, không có gì có thể ngăn cản tôi yêu thương bạn".
Nếu có những lúc chúng ta cảm thấy thất vọng về con người đốn mạt của chúng ta, nếu có những lúc chúng ta không còn tin tưởng ở tình người nữa, chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu. Chúng ta thấy ngay ánh mắt nhân từ, cảm thông của Ngài.
Khi Zakêu, thủ lãnh của phường thu thuế, leo lên cây cao để thấy Ngài, Chúa Giêsu đã ôn tồn nói với ông: "Hôm nay, tôi đến thăm nhà ông".
Khi người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình được dẫn ra trước mặt Ngài, Chúa Giêsu nhỏ nhẹ nói với bà: "Chị hãy về đi, tôi không kết án chị".
Khi Maria Madalêna đến quỳ dưới chân Ngài, Chúa Giêsu đã không hắt hủi cô.
Khi Phêrô phản bội Ngài, Chúa Giêsu nhìn ông với tất cả trìu mến, thông cảm.
Khi tên trộm cừu bị treo trên thập giá hướng về Ngài, Chúa Giêsu đã hứa với anh: "Hôm nay, anh sẽ ở cùng Ta trên Thiên Ðàng".
Ngài đã ngồi cùng bàn với phường thu thuế, bọn đĩ điếm, kẻ tội lỗi. Ngài tha thứ những kẻ đóng đinh Ngài vào thập giá.
Qua cách cư xử của Chúa Giêsu, Thiên Chúa muốn nói với chúng ta rằng: Ngài yêu thương con người, bởi vì Ngài không thể chối bỏ hình ảnh của Ngài nơi con người. Chính ánh lửa ấy khiến cho Thiên Chúa vẫn luôn nhận ra được hình ảnh của mình nơi con người, để không bao giờ thất vọng về con người.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010
LẼ SỐNG 14.6
Trích sách Lẽ Sống14 Tháng Sáu
Tôi Biết Chạy Ðến Với Ai?
Sau khi phản bội Chúa bằng một cái hôn, Giuđa cảm thấy thất vọng đến độ không còn nghĩ rằng mình có thể được tha thứ nữa. Ông cầm 30 đồng bạc là giá của sự phản bội và đi vào Ðền thờ để trả lại cho các thượng tế và kỳ lão. Sau đó, ông ra ngoài lấy dây thắt cổ tự vận.
Câu chuyện ấy đã được xen vào vở tuồng thương khó nổi tiếng của dân làng Oberammergau bên Ðức. Cứ 10 năm một lần, theo một lời thề hứa mà ông cha đã để lại từ mấy trăm năm qua, người dân làng diễn ra cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Vở kịch thu hút khán giả từ khắp nơi trên thế giới.
Người ta kể lại rằng lần kia, một em bé gái 7 tuổi ngồi cạnh mẹ để xem vở tuồng. Người đóng vai Giuda, trong cơn thất vọng não nề đã thốt lên: "Tôi biết đi đến với ai bây giờ? Tôi đã phản bội Thầy tôi. Thế là hết! Tôi không biết phải chạy đến với ai nữa".
Em bé ngồi bên cạnh mẹ cảm thông cho số phận của kẻ chìm đắm trong thất vọng. Em muốn tìm cách để cứu vớt con người khốn khổ ấy. Em bèn quay sang mẹ và nói lớn đến độ tất cả mọi khán thính giả có mặt trong hội trường đều nghe được: "Má ơi, sao ông ta không chạy đến với Mẹ Maria?".
Chúa Giêsu cũng có một người Mẹ như mọi người, và nhất là Ngài cũng trải qua một thời thơ ấu như mọi người. Kỷ niệm của những giây phút ngồi trên gối Mẹ, những lần sà vào lòng Mẹ, những lần mếu máo khi lạc mất Mẹ, hay những lần vòi vĩnh Mẹ... hẳn phải luôn đậm nét trong ký ức của Chúa Giêsu. Có lẽ chính kinh nghiệm của bản thân ấy đã trở thành bài học về hồn nhiên trong trắng, tin tưởng, phó thác của tuổi thơ mà Chúa Giêsu luôn đề ra cho chúng ta khi Ngài nói: "Nếu các ngươi không nên giống như trẻ nhỏ, các ngươi không được vào nước Trời".
Tuổi thơ thường gắn liền với mẹ. Còn âm thanh nào bộc phát, tự nhiên, quen thuộc và êm dịu trên môi của trẻ thơ cho bằng tiếng "Mẹ". Khi vui, trẻ thơ kêu mẹ, lúc đói, trẻ thơ cũng kêu mẹ. Khi tỉnh thức, trẻ thơ cũng kêu mẹ, lúc ngái ngủ, trẻ thơ cũng kêu mẹ... Mẹ là tất cả của trẻ thơ.
Mời gọi chúng ta mặc lấy tâm tình của trẻ thơ để được vào nước Trời, hẳn Chúa Giêsu cũng muốn nhắn gửi chúng ta cho Mẹ của Ngài. Trở nên trẻ thơ trong nước Trời cũng có nghĩa là biết chạy đến với Mẹ Ngài. Trở nên trẻ thơ trong nước Trời cũng có nghĩa là mặc lấy tâm tình của chính Mẹ Ngài, bởi vì còn ai trong trắng, tin tưởng, phó thác cho bằng Mẹ.
Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2010
AUDIO THANH LE CN XI THUONG NIEN NAM C
Audio Thanh Le Chua Nhat XI thuong nien nam C
Moi bam VAO DAY va cho Thanh Le de nghe.
Ca doan Cecilia hat le.
Huu Toan.
Moi bam VAO DAY va cho Thanh Le de nghe.
Ca doan Cecilia hat le.
Huu Toan.
LẼ SỐNG 13.6
13 Tháng Sáu
Hãy Mai Táng Chính Mình
Một vị linh mục nọ đã có một sáng kiến rất ngộ nghĩnh để đánh động giáo dân trong giáo xứ. Một buổi sáng Chúa Nhật nọ, dân chúng bỗng nghe một lời rao báo như sau: "Một nhân vật trong giáo xứ vừa qua đời. Tang lễ sẽ được cử hành vào sáng thứ Tư tới". Nghe lời loan báo ấy, cả giáo xứ nhốn nháo lên. Người nào cũng muốn biết con người quan trọng ấy là ai.
Ðúng ngày tang lễ, mọi người trong giáo xứ nườm nượp kéo nhau đến nhà thờ. Từ cung thánh cho đến cuối nhà thờ, không còn một chỗ trống. Người ta đến không phải để cầu nguyện cho người quá cố cho bằng để nhìn mặt lần cuối cùng con người mà ai cũng muốn biết.
Sau thánh lễ, vị linh mục đến mở nắp quan tài để cho mọi người đến chào từ biệt lần cuối cùng người quá cố. Ai ai cũng sắp hàng để nhìn cho kỳ được người chết. Nhưng ai cũng đều ngạc nhiên, bởi vì thay cho thi hài của người chết, mỗi người chỉ nhìn thấy trong quan tài một tấm gương và dĩ nhiên, khi cúi nhìn vào quan tài, mỗi người chỉ nhìn thấy dung nhan của mình mà thôi.
Chờ cho mọi người làm xong nghi thức từ biệt ấy, vị linh mục mới giải thích: "Như anh chị em đã có thể nhận thấy, tôi đã cho đặt vào trong quan tài một tấm kính. Con người mà anh chị em nhìn thấy trong quan tài không ai khác hơn là chính mỗi người trong chúng ta. Vâng, đúng thế, thưa anh chị em, mỗi người chúng ta cần phải mai táng chính mình... Thánh lễ vừa rồi đã được cử hành cho tất cả chúng ta".
Bắt đầu sứ mệnh công khai của Ngài bằng cử chỉ dìm mình xuống dòng nước sông Giodan, Chúa Giêsu muốn loan báo cho mọi người thấy rằng Ngài đã vâng phục Ý Chúa Cha để đi vào Cái Chết và nhờ đó cứu rỗi nhân loại. Một cách nào đó, mầu nhiệm của Sự Chết và Sống lại đã được diễn tả qua việc Chúa Giêsu dìm mình trong dòng nước.
Thiết lập Phép Rửa như cửa ngõ để đưa chúng ta vào cuộc sống trường sinh, Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta tham dự vào mầu nhiệm chết và sống lại của Ngài. Dìm mình trong nước của Phép Rửa, chúng ta khởi đầu cuộc sống Kitô hữu bằng chính cái chết. Sống đối với chung ta có nghĩa là chết: chết cho những khuynh hướng xấu, chết cho những đam mê xấu, chết cho tội lỗi, chết cho ích kỷ, chết cho hận thù. Cuộc sống do đó đối với chúng ta cũng là một cuộc mai táng liên lỉ. Cũng như hạt lúa rơi xuống đất phải thối đi, cũng thế chúng ta phải chấp nhận chôn vùi con người cũ tội lỗi của chúng ta.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2010
THÁNH LỄ MỪNG KÍNH THÁNH ANTÔN BỔN MẠNG GIÁO XỨ
Chiều thứ bảy 12-6-2010 vào lúc 17 giờ 30 Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Antôn bổn mạng giáo xứ. Cầu cho mọi người trong giáo xứ được cử hành rất trang trọng, cộng đoàn tham dự khá đông. Đầu lễ Cha Chánh Xứ và đoàn lễ sinh tiến đến thắp hương tại Toà Thánh Antôn. Trong thánh lễ Cha Chánh Xứ dâng lời cầu nguyện cho Cha Cố Antôn, mọi người trong giáo xứ và linh hồn các vị trong giáo xứ đã qua đời. Đến phần dâng lễ có nghi thức dâng lễ vật thể hiện tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa đã luôn yêu thương, chăm sóc phần hồn cũng như phần xác cho Cha Chánh Xứ và tất cả mọi người trong giáo xứ. Cuối lễ Cha Chánh Xứ và cộng đoàn cùng nhau nguyện kinh Khấn Thánh Antôn xin Thánh Antôn cầu bàu cùng Chúa và luôn phù hộ cho giáo xứ được bình an.
Ca đoàn Monica hát lễ.
Mời xem thêm vài hình ảnh thánh lễ TẠI ĐÂY.
Hữu Toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)