* Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT PHỤC SINH NĂM A (Ga 20, 1-9)
Mời xem videoclip
Đức Kitô chết và đã sống lại thật, thân xác của Chúa không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian, không còn phụ thuộc vào vật chất. Đó là niềm tin căn bản của người Kitô hữu. Như Thánh Phaolô đã quả quyết “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1 Cr 15, 14). Và “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền” (1Cr 15,17). Hơn thế nữa, nếu Đức Kitô mà không sống lại thì quả thật “chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15, 19).
Mầu nhiệm Chúa Sống Lại là niềm tin căn bản của Người Kitô hữu. Chúng ta cần phải dựa vào các chứng nhân đáng tin cậy, cần nắm vững những chứng cứ để củng cố niềm tin căn bản của chúng ta.
Các chứng nhân là những người đã từng đi theo Chúa, giúp đỡ Chúa, nghe Chúa giảng dạy, chứng kiến những phép lạ Chúa làm, chứng kiến cuộc khổ hình Chúa đã chịu, chứng kiến cái chết ô nhục trên thập giá và sau ba ngày Chúa đã phục sinh. Những con người đầu tiên được thấy Đấng Phục Sinh chính là những con người được Chúa Giêsu yêu mến và cũng là người đã yêu mến Chúa Giêsu thực sự.
Bà Maria Mácđala là một trong những người đã can đảm đi theo Chúa trên con đường khổ giá từ Galilê đến đồi Golgotha (x. Lc 23, 55). Bà còn là một trong ba người đứng dưới chân Thập Giá Chúa Giêsu “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala” (Ga 19, 25). Bà còn có mặt trong lúc mai táng Chúa “các bà để ý nhìn vào mộ và xem xác Người được đặt như thế nào. Rồi các bà về nhà chuẩn bị dầu và thuốc thơm” (Lc 23, 55-56) để sau ngày Sabát sẽ đi viếng Chúa và xức thuốc thơm, để được gần Chúa, được chiêm ngắm Chúa. Nên vừa “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần lúc trời còn tối bà Maria Mácđala đi đến mộ thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ” (Ga 20,1). Bà hoảng hốt tưởng là có ai đó đã lấy trộm xác Chúa, bà liền chạy về báo tin cho ông Phêrô và Gioan "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu" (Ga 20, 2).
Hai ông được tin báo thì cũng hốt hoảng liền đi ra mộ, Thánh Gioan đã nói rõ “Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào” (Ga 20, 4). Có lẽ ông Phêrô lớn tuổi hơn, nên chạy chậm hơn. Gioan đến trước, nhưng không vào trong mồ, Phêrô đến sau “Ông vào thẳng trong mộ thấy những băng vải để ở đó và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi” (Ga 20, 6-7). Lúc đó Gioan mới vào. Các Ông nhìn thấy và hiểu ngay Chúa đã sống lại. Như vậy cả hai cùng đến và cùng thấy: Mồ trống, ngôi mộ nguyên vẹn, khăn liệm được xếp lại, tất cả những chi tiết này làm các ông chú ý nhiều, nếu kẻ cắp lấy trộm xác thì chúng phải làm mau lẹ để đi kẻo bị bắt, không ai lại đứng để mà cuốn lại và xếp riêng một nơi như vậy.
Ba nhân chứng đầu tiên không tận mắt nhìn thấy Chúa sống lại, nhưng đã thấy ngôi mộ trống, băng vải và khăn che đầu của Chúa còn để đó, được sắp xếp có trật tự. Nên các ông nhận ra Chúa đã sống lại thật. “Ông đã thấy và đã tin” (Ga 20,8). Các chứng nhân còn có sự biến chuyển về đức tin, tin vào biến cố Chúa Phục Sinh. Vừa đến mộ, bà Maria thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Đứng ở cửa mộ nhìn vào, ông Gioan thấy những băng vải còn ở đó. Vào thẳng bên trong mộ, ông Phêrô thấy những băng vải để ở đó và khăn che đầu Đức Giêsu. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy một biến chuyển của lòng tin, bắt đầu từ bên ngoài mộ tới cửa mộ, rồi từ cửa vào thẳng trong mộ. Chuyển biến đó diễn tả từ việc nhìn thấy bên ngoài đưa đến tin thật trong lòng, từ chưa hiểu lời Kinh Thánh đến hiểu lời Kinh Thánh nói về Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết.
Tuy nhiên, tin vào Chúa Giêsu phục sinh không chỉ dừng lại ở sự kiện ngôi mộ trống, mà còn đưa họ đi xa hơn nữa là loan tin mừng Chúa phục sinh. Ông Phêrô và Gioan cùng với các tông đồ lên đường rao giảng Chúa Giêsu đã chịu khổ hình, chịu chết và ngày thứ ba Người đã phục sinh. Niềm tin vào Đức Kitô Phục sinh đã thúc đẩy các tông đồ ra đi làm chứng cho Chúa, sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn gian khổ, bất chấp mọi đe dọa, bách hại tù đày và khủng bố… Sẵn sàng lấy tính mạng mình để làm chứng rằng Chúa Giêsu chịu khổ hình, chịu chết trên thập giá và sau ba ngày Người đã sống lại thật.
Chúng ta hãy can đảm đến mồ Chúa để khám phá bằng con mắt đức tin và lòng nhiệt thành như Gioan và Phêrô nhận ra Chúa đã sống lại. Đức tin sẽ giúp chúng ta nhận ra Chúa phục sinh, miễn là ta có thành tâm thiện chí, tìm gặp Ngài với tâm hồn đơn sơ khiêm tốn, với lòng yêu mến thiết tha. Với con mắt đức tin, chúng ta sẽ tìm gặp được Chúa và sẽ biết rằng Chúa đã sống lại thật.
Mầu nhiệm Chúa Kitô phục sinh, thân xác Chúa trở nên vinh hiển sáng láng tốt lành, giúp ta tin thật, chúng ta kiên tâm bước theo chân Chúa, đi trên con đường Chúa đã đi, sống như Chúa đã dạy, nói như Chúa nói, làm như Chúa đã làm, yêu như Chúa đã yêu. Hy vọng chúng ta cũng sẽ được sống lại với Người trong vinh quang và thân xác chúng ta cũng trở nên sáng láng tốt lành.
Chúa đã phục sinh hiển vinh, Chúa không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian, tảng đá lấp cửa mộ đã được lăn ra. Những người yêu mến Chúa, tìm Chúa nhận ra Chúa đã sống lại thật và làm chứng rằng Chúa Giêsu đã chịu khổ hình thập giá và sau ba ngày Người đã phục sinh.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không nhận ra Chúa phục sinh, không dám làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh. Bởi chúng ta không yêu mến Chúa, không đọc kinh cầu nguyện, không học hỏi và suy gẫm Lời Chúa, không biết khiêm tốn đi tìm Chúa, không ao ước được gặp Chúa. Con mắt đức tin của ta đang bị che lấp bởi tảng đá to là sự lời biếng, là sự hưởng thụ, là tiền tài danh vọng...
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu mến Chúa, ước ao tìm gặp Chúa phục sinh mỗi ngày, để chúng con cũng làm chứng cho mọi người nhận biết Chúa đã sống lại thật. Amen.
Jos. Hồng Ân
(nguồn : thanhlinh.net)
CHỨNG NHÂN CỦA SỰ PHỤC SINH
Đức Kitô chết và đã sống lại thật, thân xác của Chúa không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian, không còn phụ thuộc vào vật chất. Đó là niềm tin căn bản của người Kitô hữu. Như Thánh Phaolô đã quả quyết “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1 Cr 15, 14). Và “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền” (1Cr 15,17). Hơn thế nữa, nếu Đức Kitô mà không sống lại thì quả thật “chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15, 19).
Mầu nhiệm Chúa Sống Lại là niềm tin căn bản của Người Kitô hữu. Chúng ta cần phải dựa vào các chứng nhân đáng tin cậy, cần nắm vững những chứng cứ để củng cố niềm tin căn bản của chúng ta.
Các chứng nhân là những người đã từng đi theo Chúa, giúp đỡ Chúa, nghe Chúa giảng dạy, chứng kiến những phép lạ Chúa làm, chứng kiến cuộc khổ hình Chúa đã chịu, chứng kiến cái chết ô nhục trên thập giá và sau ba ngày Chúa đã phục sinh. Những con người đầu tiên được thấy Đấng Phục Sinh chính là những con người được Chúa Giêsu yêu mến và cũng là người đã yêu mến Chúa Giêsu thực sự.
Bà Maria Mácđala là một trong những người đã can đảm đi theo Chúa trên con đường khổ giá từ Galilê đến đồi Golgotha (x. Lc 23, 55). Bà còn là một trong ba người đứng dưới chân Thập Giá Chúa Giêsu “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala” (Ga 19, 25). Bà còn có mặt trong lúc mai táng Chúa “các bà để ý nhìn vào mộ và xem xác Người được đặt như thế nào. Rồi các bà về nhà chuẩn bị dầu và thuốc thơm” (Lc 23, 55-56) để sau ngày Sabát sẽ đi viếng Chúa và xức thuốc thơm, để được gần Chúa, được chiêm ngắm Chúa. Nên vừa “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần lúc trời còn tối bà Maria Mácđala đi đến mộ thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ” (Ga 20,1). Bà hoảng hốt tưởng là có ai đó đã lấy trộm xác Chúa, bà liền chạy về báo tin cho ông Phêrô và Gioan "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu" (Ga 20, 2).
Hai ông được tin báo thì cũng hốt hoảng liền đi ra mộ, Thánh Gioan đã nói rõ “Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào” (Ga 20, 4). Có lẽ ông Phêrô lớn tuổi hơn, nên chạy chậm hơn. Gioan đến trước, nhưng không vào trong mồ, Phêrô đến sau “Ông vào thẳng trong mộ thấy những băng vải để ở đó và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi” (Ga 20, 6-7). Lúc đó Gioan mới vào. Các Ông nhìn thấy và hiểu ngay Chúa đã sống lại. Như vậy cả hai cùng đến và cùng thấy: Mồ trống, ngôi mộ nguyên vẹn, khăn liệm được xếp lại, tất cả những chi tiết này làm các ông chú ý nhiều, nếu kẻ cắp lấy trộm xác thì chúng phải làm mau lẹ để đi kẻo bị bắt, không ai lại đứng để mà cuốn lại và xếp riêng một nơi như vậy.
Ba nhân chứng đầu tiên không tận mắt nhìn thấy Chúa sống lại, nhưng đã thấy ngôi mộ trống, băng vải và khăn che đầu của Chúa còn để đó, được sắp xếp có trật tự. Nên các ông nhận ra Chúa đã sống lại thật. “Ông đã thấy và đã tin” (Ga 20,8). Các chứng nhân còn có sự biến chuyển về đức tin, tin vào biến cố Chúa Phục Sinh. Vừa đến mộ, bà Maria thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Đứng ở cửa mộ nhìn vào, ông Gioan thấy những băng vải còn ở đó. Vào thẳng bên trong mộ, ông Phêrô thấy những băng vải để ở đó và khăn che đầu Đức Giêsu. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy một biến chuyển của lòng tin, bắt đầu từ bên ngoài mộ tới cửa mộ, rồi từ cửa vào thẳng trong mộ. Chuyển biến đó diễn tả từ việc nhìn thấy bên ngoài đưa đến tin thật trong lòng, từ chưa hiểu lời Kinh Thánh đến hiểu lời Kinh Thánh nói về Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết.
Tuy nhiên, tin vào Chúa Giêsu phục sinh không chỉ dừng lại ở sự kiện ngôi mộ trống, mà còn đưa họ đi xa hơn nữa là loan tin mừng Chúa phục sinh. Ông Phêrô và Gioan cùng với các tông đồ lên đường rao giảng Chúa Giêsu đã chịu khổ hình, chịu chết và ngày thứ ba Người đã phục sinh. Niềm tin vào Đức Kitô Phục sinh đã thúc đẩy các tông đồ ra đi làm chứng cho Chúa, sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn gian khổ, bất chấp mọi đe dọa, bách hại tù đày và khủng bố… Sẵn sàng lấy tính mạng mình để làm chứng rằng Chúa Giêsu chịu khổ hình, chịu chết trên thập giá và sau ba ngày Người đã sống lại thật.
Chúng ta hãy can đảm đến mồ Chúa để khám phá bằng con mắt đức tin và lòng nhiệt thành như Gioan và Phêrô nhận ra Chúa đã sống lại. Đức tin sẽ giúp chúng ta nhận ra Chúa phục sinh, miễn là ta có thành tâm thiện chí, tìm gặp Ngài với tâm hồn đơn sơ khiêm tốn, với lòng yêu mến thiết tha. Với con mắt đức tin, chúng ta sẽ tìm gặp được Chúa và sẽ biết rằng Chúa đã sống lại thật.
Mầu nhiệm Chúa Kitô phục sinh, thân xác Chúa trở nên vinh hiển sáng láng tốt lành, giúp ta tin thật, chúng ta kiên tâm bước theo chân Chúa, đi trên con đường Chúa đã đi, sống như Chúa đã dạy, nói như Chúa nói, làm như Chúa đã làm, yêu như Chúa đã yêu. Hy vọng chúng ta cũng sẽ được sống lại với Người trong vinh quang và thân xác chúng ta cũng trở nên sáng láng tốt lành.
Chúa đã phục sinh hiển vinh, Chúa không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian, tảng đá lấp cửa mộ đã được lăn ra. Những người yêu mến Chúa, tìm Chúa nhận ra Chúa đã sống lại thật và làm chứng rằng Chúa Giêsu đã chịu khổ hình thập giá và sau ba ngày Người đã phục sinh.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không nhận ra Chúa phục sinh, không dám làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh. Bởi chúng ta không yêu mến Chúa, không đọc kinh cầu nguyện, không học hỏi và suy gẫm Lời Chúa, không biết khiêm tốn đi tìm Chúa, không ao ước được gặp Chúa. Con mắt đức tin của ta đang bị che lấp bởi tảng đá to là sự lời biếng, là sự hưởng thụ, là tiền tài danh vọng...
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu mến Chúa, ước ao tìm gặp Chúa phục sinh mỗi ngày, để chúng con cũng làm chứng cho mọi người nhận biết Chúa đã sống lại thật. Amen.
(nguồn : thanhlinh.net)
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
PHÂN ƯU
PHÂN ƯU
Giáo Xứ THUẬN PHÁT TGP.SAIGON nhận được tin :Cụ Bà MARIA
NGUYỄN THỊ ĐỨC
thân mẫu
Luật sư Nguyễn Văn Đạt
Trưởng Văn Phòng
VPLS Đạt Nguyễn - Vietlaw
NGUYỄN THỊ ĐỨC
thân mẫu
Luật sư Nguyễn Văn Đạt
Trưởng Văn Phòng
VPLS Đạt Nguyễn - Vietlaw
đã an nghỉ trong Chúa
lúc 13g30 ngày Thứ Hai 18.4.2011,
tại tư gia : 176B Phan Văn Trị P.12, Bình Thạnh, TP.HCM.
Hưởng thọ : 94 tuổi
Nghi thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan
lúc 20g00 ngày Thứ Hai 18.4.2011.
Thánh lễ An Táng tại gia
lúc 19g00 ngày Thứ Ba 19.4.2011.
Nghi thức Tiễn Biệt
lúc 05g00 ngày Thứ Năm 21.4.2011,
tại nhà thờ Bình Hoà, Giáo hạt Gia Định, GP.Saigon,
và an táng tại Đất Thánh giáo xứ Khiết Tâm, Thủ Đức.
Xin được chia sẻ nỗi niềm thương nhớ Cụ Cố Maria cùng Luật sư và tang quyến. Nguyện xin Chúa xót thương sớm đón nhận linh hồn Maria về hưởng Nhan Thánh Chúa.
Lm. Gioakim Lê Hậu Hán, Chánh Xứ
và Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
TGP.Saigon
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT LỄ LÁ 17-4-2011
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá 17-4-2011.
Đầu Lễ Cha Chánh Xứ làm Phép Lá, và Rước Lá chung quanh nhà thờ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe
Mời bấm VÀO ĐÂY XEM THÊM HÌNH THÁNH LỄ.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA - NHẬT LỄ LÁ NĂM A (Mt 26,14-27,66)
TÔI KHÔNG BÁN CHÚA
Cho đến hôm nay, vẫn còn nhiều người tự cho mình là vô can trong vụ án Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên thập tự giá. Trong số đó, có thể có tôi, có bạn, những người vẫn xưng mình là Kitô hữu, hoặc hơn thế nữa, những người vẫn đang nhiệt tình tổ chức hoành tráng, cờ hoa rực rỡ, đón rước linh đình, tung hô vang dội và kêu gọi mọi người hãy cất tiếng: “Hoan hô con Vua Đavit. Chúc tụng Vua Israel, Đấng nhân Danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời”.
Hai mặt thiện ác trong mỗi con người tưởng như là luôn lẩn tránh nhau, đối nghịch nhau, thì lại song hành cách đồng thuận trong tâm hồn khi con người bị thần dữ thống trị. Thần dữ Satan có phép biến những gì mà một người cho là chân lý, thành công cụ phục vụ cho mưu đồ gian ác của chúng, khi người ấy nhận tất cả về mình những gì mình có: học thức, hiểu biết, tài năng, và nhất là đức tin. Đó là trường hợp của những luật sĩ, biệt phái, kinh sư… Họ vẫn nghĩ rằng đức tin của họ là do sự hiểu biết siêu phàm hoặc do tài năng mà họ có được. Đối với họ, đức tin của họ không được soi dẫn bởi Thánh Thần, mà là bởi cái tôi chủ quan và mù quáng của họ. Bởi vậy, họ không thể chấp nhận một Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đến cứu chuộc trần gian, khi hiểu biết của họ vẫn chưa chịu nhường chỗ cho sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Họ dựa theo suy luận thấp bé mà cứ tưởng cao siêu của họ để định dạng, định hình một Đấng Cứu Thế có thể thỏa mãn những nhu cầu của họ. Vì thế, có thể hôm nay họ hoan hô Chúa Giêsu, nhưng ngày mai họ đả đảo dẫn tới cái chết của Con Thiên chúa.
Có thể chúng ta đã lên án họ, rằng chính họ chủ mưu trong vụ án Đức Giêsu vô tội bị lãnh án tử hình nhục nhã nhất lịch sử nhân loại. Còn chúng ta, nghĩ rằng mình vô can sao? Trong khi, mỗi chúng ta, có thể còn kinh khủng hơn họ nữa: nếu họ “hôm qua hoan hô ngày nay đả đảo”, thì hãy coi chừng mỗi chúng ta, vừa hoan hô vừa đả đảo, hoặc hoan hô theo cách đả đảo ngay chính trong cách thể hiện niềm tin của mình.
Quả thật, chúng ta đã từng có suy nghĩ rằng: tôi không tố cáo kết án Chúa Giêsu, tôi không bán Chúa Giêsu, không nộp Ngài cho thế quyền, không đánh đập Ngài, không sỉ nhục ngài, không đội mão gai cho Ngài, không quất vào Ngài khi Ngài té ngã, không đóng đinh Ngài… Chính người Do Thái đã làm tất cả những điều tệ hại ấy, và ấy là chuyện đã rồi của hai ngàn năm trước. Chúng tôi vô can. Nếu nghĩ như thế, thì việc cùng đoàn người rước Chúa Giêsu vào thành thánh cách long trọng với lời tung hô vạn tuế hôm nay, và việc nghe lại trang thương khó đẫm máu của Chúa Giêsu, sẽ không mang lại ý nghĩa, lợi ích gì cho đời sống đức tin của chúng ta cả.
Phụng Vụ dẫn chúng ta vào tuần thương khó của Đức Giêsu, để chúng ta có cơ hội hiểu rằng: không phải Đức Giêsu đi đường thương khó hai ngàn năm trước mà Ngài còn đang đi đường thương khó ngay hôm nay, ngay lúc nầy….
Bao lâu tôi không chịu thương khó, thì bấy lâu, Chúa Giêsu còn phải chịu thương khó vì phần rỗi của tôi.
Bao lâu tôi còn sống trong vũng lầy tội lỗi, thì bấy lâu, Chúa Giêsu còn có lý do để tiếp tục vác Thánh Giá lên Calvê và chịu chết.
Bao lâu tôi còn vô tâm không màng đến hay bất cần đến cái chết của Đấng Vô Tội, thì bấy lâu, tiếng kêu tha thiết của Chúa Giêsu từ Thánh Giá vẫn còn vang lên và vọng xa cho tới tân cõi lòng mình: “Ta khát”. Tôi, bạn, cả chúng ta, không thể là những người đứng ngoài cuộc trong vụ án Thập Tự Giá nầy.
Vì thế, không thể nghĩ rằng: tôi không tố cáo Chúa Giêsu, tôi chỉ bất bình với những lời dạy nghe chói tai, những yêu cầu từ bỏ nghe có vẻ bất thường làm đảo lộn cuộc sống trần gian đang đầy thú vị của tôi. Hoặc, tôi là Kitô hữu mà, tôi không hề tố cáo Chúa Giêsu, chỉ là tôi chưa sống đúng như Lời Ngài dạy, vì đời còn dài, có vội chi mà phải nhốt mình trong cái khung chờ chết. Nhớ vào dịp tết, có người nhận được lộc xuân, anh ta mở ra đọc: “Của Cesar trả cho Cesar. Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”. Anh ta đưa cho ông hội đồng đọc và hỏi: “Nói gì thế?”. Ông hội đồng giải thích: “Chúa bảo đừng có tham lam của thế gian, lo trở về với Chúa”. Anh ta lẩm nhẩm: “Thời buổi nầy, không tham sao sống nổi. Chúng nó hối lộ tham nhũng nhan nhản đầy dẫy kia, ai làm gì được chúng nó”. Ra đến chỗ giữ xe, anh ta vò nát lộc xuân, vất xuống đất, thản nhiên về. Không phải là chúng ta đang tố cáo Chúa Giêsu nói và dạy những điều sai trái đấy sao?
Cũng không thể nghĩ rằng: tôi không bán Chúa Giêsu ba mươi đồng bạc, tôi chỉ đem thời gian, tài năng, tiền bạc và sức lực của tôi để đổi lấy cho tôi một cuộc sống thoải mái theo bản năng con người, hoặc thiết thực hơn, tôi chỉ ham theo cho hết cuốn phim tình cảm hay, hay đã lỡ hẹn với bạn bè, mà không thể đến nhà thờ dâng lễ, rồi thành thói quen, bỏ cả lễ, quên cả Chúa. Ngày nào, giáo xứ chưa có linh mục, chưa có nhà thờ, ai nấy khát khao mong mỏi… đến lúc có cha ngon lành, có nhà thờ to lớn xinh đẹp rồi, thì việc của cha là sáng chiều làm lễ, việc của giáo dân là sáng ngủ cho đã giấc, chiều xem phim, hát karaoke, nhậu nhoẹt… chẳng màng! Nếu ngày xưa Giuđa đã xem ba mươi đồng bạc có giá trị và cần thiết hơn là tánh mạng của Chúa Giêsu, thì rõ ràng hôm nay, không phải là chúng ta cũng đã từng xem các thực tại chóng qua kia lại có giá trị hơn một thánh lễ, hơn một Thánh Thể Chúa Giêsu đó sao?!
Càng không thể nói rằng tôi không hề bắt Chúa Giêsu phải vác Thánh Giá, không hề đội mão gai cho Ngài, cũng không sỉ nhục Ngài, đóng đinh Ngài… trong khi ngôi nhà tâm linh của chúng ta đã lún, nghiêng theo chiều bất chính hoặc đã đổ sập, nát vụn thành một đống hoang tàn.
Vâng, không thể nói:
Tôi không hề bắt Chúa Giêsu vác Thánh Giá, tôi chỉ nhường phần khó nhọc cho anh em và chọn cho mình phần nhẹ nhàng thong thả.
Tôi không hề đánh đập Chúa Giêsu, tôi chỉ làm ngơ trước những bạo lực của luật rừng đàn áp anh em tôi vô tội.
Tôi không hề sỉ nhục Chúa Giêsu, tôi chỉ ngại lên tiếng bênh vực cho công lý, lại còn đồng tình với những lời đàm tiếu rằng anh em tôi dại chi mà chiến đấu cho công lý để phải mất chức, thiệt thân, còn bị phát lưu, tù đày, hay bị cách ly khống chế.
Tôi không hề đóng đinh Chúa Giêsu, tôi chỉ làm thinh vô tình trước bao nhiêu cái chết oan uổng của ngàn ngàn thai nhi bé nhỏ, trước cái chết của những thanh thiếu niên sa đọa vì hút chích, trước những cái chết của những thiếu nữ bán hoa lỡ lầm, trước cái chết của những người nghèo khổ không tiền chạy chữa, và trước cả cái chết muôn đời của một tập đoàn không tin, còn chống lại Thiên Chúa, trong khi tôi có thể góp một phần của mình vào công cuộc cấp cứu.
Cuộc sống bất chính trong ‘con người tưởng như là công chính’ của mỗi chúng ta đang là lời chứng hùng hồn rằng chúng ta là những người vừa hoan hô vừa đả đảo Chúa Giêsu. Chính chúng ta tiếp diễn vụ án Đức Giêsu ngay hôm nay, trong lúc nầy. Chính chúng ta đang xử Chúa Giêsu theo luật rừng của những con người hoang dã, không phải vì ngu muội do thiếu ánh sáng văn minh của Thiên Chúa, nhưng ngu muội do kiêu căng, cố tình tôn vinh sự hiểu biết, khôn ngoan, tài năng, trí tuệ của mình lớn hơn sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Đức Giêsu vô tội “như con chiên hiền lành” bị đem đi giết để chết thay đoàn chiên có tội, là chúng ta, được cứu sống.
Tuần thương khó mời gọi mỗi chúng ta nhận ra mình là can phạm, nếu không nói là chủ mưu, trong vụ án Đức Giêsu bị đóng đinh và chết trên thập giá. Đồng thời, cũng mời gọi chúng ta thành tâm sám hối tội lỗi để được hưởng ơn khoan hồng vô lượng. Hơn thế nữa, Chúa Giêsu còn mời gọi chúng ta tham dự vào đường thương khó của Chúa, vào cuộc tử nạn của Chúa bằng cách sống đời sống công chính - đời sống đòi hỏi khước từ những quyến rủ của những thực tại phù vân, đòi hỏi đóng đinh tính xác thịt mình, đòi hỏi chấp nhận đau khổ, chấp nhận hiến thân, hy sinh vì phần rỗi của mình và của người khác.
Hãy cùng chết với Chúa Giêsu để được cùng Người phục sinh vinh hiển.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con không vô can trong vụ án đóng đinh Chúa. Đời sống bất chính của chúng con với biết bao là tội lỗi đã hình thành bản án tử hình Người Vô Tội. Xin cho chúng con biết trân quí ơn Cứu Chuộc nơi Thánh Giá Chúa, để biết thành tâm sám hối, biết cải thiện đời sống, và biết cùng Ngài vác Thánh Giá mình mỗi ngày mà theo Chúa, với niềm hy vọng, niềm tin tưởng Phục Sinh với Ngài. Amen
PM. Cao Huy Hoàng
14-4-2011
(nguồn : thanhlinh.net)
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
* Audio Thánh Lễ Chúa Nhật V mùa Chay năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
* Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
* Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
GIÁO XỨ THUẬN PHÁT TĨNH TÂM MÙA CHAY 2011
* Tin vào tình yêu Thiên Chúa và yêu thương con cái Giáo hội Chúa Kytô. Cha Chánh Xứ Gioakim đã hy sinh rất nhiều để hằng ngày phục vụ phần rỗi, của mọi người trong giáo xứ. Và để cộng đoàn giáo xứ chuẩn bị, dọn mình xứng đáng đón mừng Lễ Phục Sinh năm nay, Cha Chánh Xứ đã mời Cha Phêrô Kiều Công Tùng, giáo sư Đại Chủng Viện Sàigòn đến giảng tĩnh tâm 3 ngày ( 19g30 các ngày 07,08,và 09/4/2011).
* Phần cuối của ngày tĩnh tâm ba, Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn cùng nhau sống lại các Phép Bí Tích mà mỗi người đã được nhận lãnh khi mới chào đời (Bí Tích Thánh Tẩy), lãnh nhận Ánh Sáng Chúa Kytô và trong thinh lặng, mỗi người với nến sáng trên tay thành tâm sám hối, Tạ Ơn và dâng lời nguyện cầu lên cùng Thiên Chúa trước Thánh Thể ngay trên Cung Thánh.
* Kết thúc 3 ngày tĩnh tâm ông Chủ Tịch HĐMVGX đại diện giáo xứ ngỏ lời cám ơn Cha Phêrô vì lòng yêu mến Thiên Chúa, và ưu ái cộng đoàn giáo xứ Thuận Phát, đã hy sinh thời giờ vàng ngọc, thu xếp công việc giảng dạy tại Đại Chủng Viện, để nhận lời mời của Cha Chánh Xứ chúng con, đến đây chia sẻ và giúp chúng con dọn tâm hồn Mừng Chúa Phục Sinh được sốt sắng hơn... và chúc Cha tràn đầy sức khỏe để tiếp tục sứ vụ ban phát Ơn Chúa cho nhiều người.
* Hai đại diện giới trẻ dâng lên Cha Phêrô bó hoa tươi và quà tri ân Cha.
* Mời xem thêm hình Ở ĐÂY.
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY NĂM A (Ga 11, 1-45)
Mời xem videoclip
THIÊN CHÚA LÀ CHỦ SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT
“Sinh-lão-bệnh-tử” là quy luật tự nhiên của kiếp nhân sinh. Khi con người sinh ra và lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiến dần tới lão hoá và đi dần dần đến cái chết. Tất cả mọi người đều hiểu được, sinh tử là quy luật đó, nhưng không ai tránh được cái chết. Cái chết không loại trừ bất cứ ai: từ thường dân đến vua quan, người quyền quý kẻ thấp hèn, người khôn kẻ dại, người mạnh kẻ yếu. Như Thánh Vịnh đã viết: “Người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong” (Tv 49, 11). Tất cả đều có một mẫu số chung đó là “sinh-tử”.
Sau khi nguyên tổ phạm tội “bất tuân phục Thiên Chúa”. Đau khổ, bệnh tật và sự chết đã nhập vào thế gian, nó trở thành quy luật tự nhiên của kiếp nhân sinh, nó là nỗi bất hạnh vượt quá tầm kiểm soát của con người. Con người phải bó tay trước những nỗi khổ, trước những bệnh hoạn tật nguyền và nhất là trước cái chết. Vì thế Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô đến Cứu độ trần gian, đem tình yêu, niềm vui, ban bình an và sự sống, chữa lành phần hồn phần xác, cho kẻ mù được thấy, người điếc nghe được, kẻ què đi được, người hủi lành sạch và người chết sống lại.
Qua việc phục sinh La-da-rô Chúa Giêsu đã mạc khải cho loài người biết, Ngài là Đấng Thiên Sai đến để cứu độ trần gian. Ngài làm chủ vũ trụ, làm chủ không gian và thời gian, Ngài làm chủ sự sống và sự chết. Ngài nắm trong tay dũng lực quyền năng, sống và chết đều thuộc về Ngài, như lời Chúa đã nói: “Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý” (Ga 5, 21). Chúa Giêsu còn tỏ ra cho loài người biết điều hết sức quan trọng, đó là: “Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống. Và chính là lúc này đây, giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống” (Ga 5, 24-25). Chúa Giêsu chính là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa. Ngài đã đem sự sống đến thế gian, để tất cả những ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài, dù có chết cũng chỉ là giấc ngủ mà thôi, như trường hợp của La-da-rô mà Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng hôm nay: “La-da-rô, bạn của chúng ta, đang yên giấc; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây.” (Ga 11, 11).
Khi Chúa Giêsu cùng với các môn đệ về đến Bê-ta-ni-a, thì La-da-rô đã an táng được bốn ngày. Chúa thấy Mác-ta và Maria sầu thương, khóc lóc, than phiền vì cái chết của La-da-rô. Các cô nói với Chúa: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết” (Ga 11. 21, 32). Đã làm Đức Giêsu xúc động, xao xuyến trước cảnh đau buồn, chết chóc của số phận con người. Chúa cũng cảm thông và chia sẻ sự mất mát đó với chị em Mác-ta và Maria. Vì vậy, Chúa đã truyền mở cửa mồ cho La-da-rô, nhưng Mác-ta không hiểu được ý định của Chúa, cô hiểu theo lẽ thường, theo quy luật tự nhiên của loài thụ tạo, xác chết sau ba, bốn ngày thì sẽ bị phân huỷ, nên cô nói: “Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày” (Ga 11, 39). Chúa Giêsu đã phải nhắc lại cho Mác-ta nhớ lại lời Ngài đã nói với cô, để cô tin vào quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa. “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?” (Ga 11, 40). Nói với Mác-ta xong, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chúa Cha. Ngài là Đấng tác tạo vũ trụ, Ngài làm chủ muôn loài muôn vật, Ngài có quyền trên tất cả mọi sự trên trời dưới đất, sự sống sự chết cũng đều thuộc về Chúa. Để cứu độ trần gian Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài xuống thế làm người, giúp loài người được sống, được hạnh phúc: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con” (Ga 11, 41-42). Cầu nguyện xong Đức Giêsu đã truyền lệnh cho người chết: “Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ!” (Ga, 11, 43). Sự chết đã phải vâng lời Chúa, buông tha con người, La-da-rô liền đứng dậy mà đi ra: “Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn” (Ga 11, 44).
La-da-rô là người được Chúa Giêsu thương mến, đã được Chúa cho sống lại sau bốn ngày chết nằm trong mồ. Qua đó Chúa muốn dạy mỗi người chúng ta bài học, tất cả những ai yêu mến Chúa, luôn đặt niềm tin tưởng cậy trông, phó thác cuộc đời trong vòng tay yêu thương của Chúa, sống tuân giữ và thực thi lời Chúa dạy, được Chúa thương mến, thì Chúa cũng sẽ cho người ấy sống lại, cho dù thân xác có bị thối rữa, bị phân huỷ theo thời gian. Thiên Chúa vẫn dùng quyền năng của Ngài, để làm cho những kẻ Ngài thương mến được sống hạnh phúc trước nhan Thiên Chúa. Như lời Chúa đã phán: “đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con và sẽ ra khỏi đó: ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án” (Ga 5, 28-29).
Cái chết làm tiêu tan mọi ước mơ, mọi dự tính, mọi hy vọng của con người. Cái chết dẫn đến chia ly, đau buồn, sầu thương, khóc lóc... Nhưng đối với những ai đặt trọn niềm tin tưởng, phó thác nơi Chúa Kitô thì dù có chết cũng sẽ được sống, vì Chúa đến thế gian để tiêu diệt sự chết, làm cho con người được sống, như chính Chúa đã nói với Mác-ta: “Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26). Như Chúa đã làm cho La-da-rô chết bốn ngày được sống lại thì đối với người công chính, cái chết có thể là một cuộc trở về trong bàn tay Thiên Chúa, là sự yên nghỉ trong bình an (x. Kn 3, 1-4). Vì Thiên Chúa không bao giờ bở rơi những ai được Ngài thương mến.
(nguồn : thanhlinh.net)
Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM A
* Audio Thánh Lễ Chúa Nhật IV mùa Chay năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng ).
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng ).
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
LỄ GIỖ CUỐI CÙNG
Lễ giỗ cuối cùng
Đức Gioan Phaolô II
G. Trần Đức Anh OP
T7, 02/04/2011 - 08:02
VATICAN. Thứ Bảy 2-4-2011, là lễ giỗ lần thứ 6 ĐGH Gioan Phaolô II. Đây là lễ giỗ lần cuối cùng trong đó các tín hữu còn cầu nguyện cho ngài, vì từ ngày 1-5 tới đây, sau lễ phong chân phước, các tín hữu sẽ chính thức được phép cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Cố Giáo Hoàng.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô kiêm Tổng Đại diện của ĐTC tại thành Vatican, nói: “Chúng ta phải nhận rằng chính lúc Đức Gioan Phaolô II qua đời, dân Chúa đã xác tín rằng một Vị Thánh vừa về trời. Vả lại, trong thánh lễ an táng trọng thể gần 1 tuần sau đó, ngày 8-4-2005 ĐHY Joseph Ratzinger, niên trưởng Hồng Y đoàn, đã khẩn cầu phúc lành của Đức Gioan Phaolô II từ cửa sổ của trời cao, theo một nghĩa nào đó, Ngài đã coi Đức Cố Giáo Hoàng là vị thánh rồi. ĐHY Ratzinger nói: “Thưa Đức Thánh Cha, xin chúc lành cho chúng con từ cửa sổ trời cao!”. Với thánh lễ phong chân phước tới đây, trực giác của dân Chúa được củng cố bằng một nghi thức long trọng và chính thức của Đức Thánh Cha”.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Comastri cũng nhận định rằng “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Giáo Hoàng được vui mừng tôn phong vị tiền nhiệm của mình là Chân Phước. Chắc chắn đây sẽ là một cảm xúc ngoại thường đối với ĐGH Biển Đức XVI, nhưng cũng là một sự chắc chắn về tinh thần! Giờ đây, từ trời cao, Đức Gioan Phaolô II phù hộ những bước đường của người kế nhiệm và củng cố Người trong những thách đố mà Giáo Hội phải đương đầu. Trong những diễn văn đầu tiên, ĐTC đương kim đã nói: “Tôi dường như vẫn nghe tiếng nói của ngài nói với tôi: “Đừng sợ!”, lời mời gọi ấy, mệnh lệnh mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi đến toàn thế giới, tới các tín hữu Kitô rải rác trên hoàn cầu. “Anh chị em đừng sợ!”: giờ đây chắc chắn từ trời cao, ngài cũng nói với cả Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong thời điểm bi thảm này của lịch sự, trong lúc biển cả lịch sử dường như đang nổi ba đào. Bám chắc vào Chúa Giêsu, dưới cái nhìn của Mẹ Maria, chúng ta có thể tiến qua sóng gió bão táp này của lịch sử, chắc chắn đạt tới bến của Thiên Chúa” (RG 1-4-2011)
Mặt khác, Hiệp Hội Papaboys ở Roma lên tiếng mời gọi các bạn trẻ trên thế giới đến dự lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II vào ngày 1-5 tới đây vì không thiếu chỗ.
Hôm 31-3-2011, Cô Loredana Corrao, phát ngôn viên Hiệp hội Papaboys tuyên bố: “Các bạn hãy đến Roma để dự thánh lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II, vì vẫn còn nhiều chỗ”.
Hiệp hội này, ngay từ sau khi có tin về ngày phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng, đã dấn thân giúp đỡ và cung cấp các dịch vụ cho các hội viên và bạn hữu để trú ngụ tại Roma và vùng phụ cận trong dịp lễ phong chân phước
Ngoài ra ngày 5-4 tới đây sẽ có một cuộc họp báo tại Phòng báo chí về tường trình về việc chuẩn bị thánh lễ Phong chân phước. Lên tiếng trong dịp này có ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Giáo phận Roma, Đức ông Liberio Andreatta, Phó chủ tịch cơ quan hành hương Roma, và Đức Ông Marco Frisina, Giám đốc văn phòng phụng vụ thuộc tòa giám quản Roma.
Báo chí Italia ra ngày 27-3 vừa qua cho biết nhiều người Nhật đã hủy bỏ việc giữ chỗ khách sạn ở Roma để dự thánh lễ phong chân phước vì có cuộc động đất và nạn sóng thần vừa qua; cũng có những người Mỹ hủy chương trình đi Roma dự lễ vì sợ hậu quả của cuộc chiến tranh ở Lybie.
Ông Giuseppe Roscioli, Chủ tịch Liên hiệp các khách sạn ở vùng Roma tuyên bố với hãng thông tấn Pháp AFP rằng các khách sạn bị một loạt các vụ hủy bỏ việc giữ chỗ vì những lý do trên đây. Theo ông, nếu chiến tranh tại Lybie kéo dài, có nhiều du khách Mỹ và Á châu sẽ không dám đến vùng ven Địa trung Hải.
Nguồn: vietvatican
Đức Gioan Phaolô II
G. Trần Đức Anh OP
T7, 02/04/2011 - 08:02
VATICAN. Thứ Bảy 2-4-2011, là lễ giỗ lần thứ 6 ĐGH Gioan Phaolô II. Đây là lễ giỗ lần cuối cùng trong đó các tín hữu còn cầu nguyện cho ngài, vì từ ngày 1-5 tới đây, sau lễ phong chân phước, các tín hữu sẽ chính thức được phép cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Cố Giáo Hoàng.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô kiêm Tổng Đại diện của ĐTC tại thành Vatican, nói: “Chúng ta phải nhận rằng chính lúc Đức Gioan Phaolô II qua đời, dân Chúa đã xác tín rằng một Vị Thánh vừa về trời. Vả lại, trong thánh lễ an táng trọng thể gần 1 tuần sau đó, ngày 8-4-2005 ĐHY Joseph Ratzinger, niên trưởng Hồng Y đoàn, đã khẩn cầu phúc lành của Đức Gioan Phaolô II từ cửa sổ của trời cao, theo một nghĩa nào đó, Ngài đã coi Đức Cố Giáo Hoàng là vị thánh rồi. ĐHY Ratzinger nói: “Thưa Đức Thánh Cha, xin chúc lành cho chúng con từ cửa sổ trời cao!”. Với thánh lễ phong chân phước tới đây, trực giác của dân Chúa được củng cố bằng một nghi thức long trọng và chính thức của Đức Thánh Cha”.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Comastri cũng nhận định rằng “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Giáo Hoàng được vui mừng tôn phong vị tiền nhiệm của mình là Chân Phước. Chắc chắn đây sẽ là một cảm xúc ngoại thường đối với ĐGH Biển Đức XVI, nhưng cũng là một sự chắc chắn về tinh thần! Giờ đây, từ trời cao, Đức Gioan Phaolô II phù hộ những bước đường của người kế nhiệm và củng cố Người trong những thách đố mà Giáo Hội phải đương đầu. Trong những diễn văn đầu tiên, ĐTC đương kim đã nói: “Tôi dường như vẫn nghe tiếng nói của ngài nói với tôi: “Đừng sợ!”, lời mời gọi ấy, mệnh lệnh mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi đến toàn thế giới, tới các tín hữu Kitô rải rác trên hoàn cầu. “Anh chị em đừng sợ!”: giờ đây chắc chắn từ trời cao, ngài cũng nói với cả Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong thời điểm bi thảm này của lịch sự, trong lúc biển cả lịch sử dường như đang nổi ba đào. Bám chắc vào Chúa Giêsu, dưới cái nhìn của Mẹ Maria, chúng ta có thể tiến qua sóng gió bão táp này của lịch sử, chắc chắn đạt tới bến của Thiên Chúa” (RG 1-4-2011)
Mặt khác, Hiệp Hội Papaboys ở Roma lên tiếng mời gọi các bạn trẻ trên thế giới đến dự lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II vào ngày 1-5 tới đây vì không thiếu chỗ.
Hôm 31-3-2011, Cô Loredana Corrao, phát ngôn viên Hiệp hội Papaboys tuyên bố: “Các bạn hãy đến Roma để dự thánh lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II, vì vẫn còn nhiều chỗ”.
Hiệp hội này, ngay từ sau khi có tin về ngày phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng, đã dấn thân giúp đỡ và cung cấp các dịch vụ cho các hội viên và bạn hữu để trú ngụ tại Roma và vùng phụ cận trong dịp lễ phong chân phước
Ngoài ra ngày 5-4 tới đây sẽ có một cuộc họp báo tại Phòng báo chí về tường trình về việc chuẩn bị thánh lễ Phong chân phước. Lên tiếng trong dịp này có ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Giáo phận Roma, Đức ông Liberio Andreatta, Phó chủ tịch cơ quan hành hương Roma, và Đức Ông Marco Frisina, Giám đốc văn phòng phụng vụ thuộc tòa giám quản Roma.
Báo chí Italia ra ngày 27-3 vừa qua cho biết nhiều người Nhật đã hủy bỏ việc giữ chỗ khách sạn ở Roma để dự thánh lễ phong chân phước vì có cuộc động đất và nạn sóng thần vừa qua; cũng có những người Mỹ hủy chương trình đi Roma dự lễ vì sợ hậu quả của cuộc chiến tranh ở Lybie.
Ông Giuseppe Roscioli, Chủ tịch Liên hiệp các khách sạn ở vùng Roma tuyên bố với hãng thông tấn Pháp AFP rằng các khách sạn bị một loạt các vụ hủy bỏ việc giữ chỗ vì những lý do trên đây. Theo ông, nếu chiến tranh tại Lybie kéo dài, có nhiều du khách Mỹ và Á châu sẽ không dám đến vùng ven Địa trung Hải.
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY NĂM A (Ga 9, 1-41)
Mời xem videoclip
HÃY BIẾT MÌNH
Có hai vợ chồng đi tham quan một cửa hàng trưng bày tranh thêu lụa. Vừa bước tới cửa bà vợ đã chăm chú nhìn vào bên trong một hồi lâu rồi nhận xét: “Tranh gì đâu mà xấu vậy? Thêu người đàn bà chẳng giống ai!”. Ông chồng vội bịt miệng bà và nói: “Không phải tranh đâu, đó là gương đấy. Đó là hình ảnh của bà được phản chiếu qua gương đấy! Chớ nhận xét hồ đồ!”. Người đàn bà quá xấu hổ đành bỏ ra về.Đó cũng là cảnh mù loà đáng thương của nhiều người trong chúng ta. Khi chúng ta phê bình chỉ trích người khác đang khi chính chúng ta vẫn còn đó đầy những lỗi lầm. Khi chúng ta chê bai anh em đang khi chúng ta vẫn còn đó những khuyết điểm và thói hư tật xấu. Chúng ta thường cắt nghĩa tốt về mình nhưng lại quá hà khắc về lối sống của tha nhân. Chúng ta thường mù loà về bản thân mình nhưng lại thích soi mói anh em. Đúng như cha ông ta vẫn nói:
“Chân mình còn lấm bê bê
Lại cầm bó đuốc mà rê chân người”.
Bài Tin Mừng hôm nay nói đến rất nhiều nhân vật nhưng chỉ có một người là sáng mắt thực sự. Người có mắt sáng là người biết nhìn nhận sự việc đúng sự thật. Người sáng mắt không lệch lạc về quan điểm, về sự việc. Người sáng mắt biết nhận định đúng về những gì đang diễn ra chung quanh. Đó là anh mù từ thuở mới sinh. Anh bị mù về thể xác nhưng sáng về tinh thần. Anh đã dám nhìn nhận sự thật cho dù vì đó mà anh bị trục xuất khỏi cộng đoàn. Anh đã công khai nói lên niềm tin của mình vào Đấng đã chữa lành cho anh. Cho dù anh gặp nhiều sự chống đối, nhiều hiểm nguy nhưng anh vẫn phải nói đúng sự thật về những gì đã diễn ra trong cuộc đời anh.
Nhưng tiếc thay nhiều người mắt sáng nhưng lại tối tâm hồn. Đó là các biệt phái đầy kiêu căng đã không thể nhìn thấy quyền năng của Chúa đang hiển thị trước mặt các ông. Đó là cha mẹ của anh mù vì sợ hãi đã lẩn trốn sự thật, không dám nói đúng sự thật cũng đồng nghĩa chấp nhận mình mù loà giữa đời. Người biệt phái vì lòng ghen ghét mà họ đã có cái nhìn lệch lạc về việc làm của Chúa Giêsu. Cha mẹ anh mù vì cầu an nên thiếu trách nhiệm với con và với người đã cứu con mình. Xem ra bệnh mù về tâm hồn có muôn vàn nguyên nhân dẫn đến mù loà. Và xem ra bệnh mù thể xác thì ít hơn bệnh mù về tinh thần. Bởi lẽ, mỗi một cách sống sai với lương tri con người đều được coi là căn bệnh mù loà của tâm hồn. Chúng ta có thể nhìn thấy những triệu chứng cũng như nguyên do của bệnh mù loà tâm hồn như sau:
Khi chúng ta quá ích kỷ dẫn đến không thấy nhu cầu của tha nhân để cảm thông và giúp đỡ.
Khi chúng ta quá vô tâm nên không thấy nỗi đau của anh em mà chính chúng ta đã gây nên cho họ.
Khi chúng ta quá lười biếng đến nỗi không còn thấy trách nhiệm và bổn phận của mình với gia đình và xã hội. Khi chúng ta quá bảo thủ và thành kiến nên không thấy điều hay, điều tốt của tha nhân.
Khi vì phán đoán nông cạn, hời hợt làm chúng ta mù loà không thấy những giá trị của người anh em và khiến ta hay lên án một cách hồ đồ, thiếu công bình và bác ái.
Nhưng điều quan yếu hơn cả đối với các tín hữu trong Mùa Chay không phải chỉ là nhìn nhận sự khuyết tật mù loà của mình đế sám hối canh tân, đề cầu xin Chúa chữa lành mà còn phải có một đời sống đức tin như anh mù sau khi được sáng mắt sáng lòng.
Đó là một đức tin đầy lạc quan, biết reo vui cảm tạ Thiên Chúa vì những ơn đã lãnh nhận. Đó là một đức tin đầy can đảm, sẵn sàng trực diện với những cạm bãy thù nghịch của những kẻ đồng đạo tội lỗi hay đã bị thoái hoá. Và đó cũng còn là một đức tin vững vàng chấp nhận thiệt thòi cô đơn, vì dám làm chứng cho ánh sáng giữa bóng tối tội lỗi, sa đoạ của trần đời hôm nay.
Nguyện xin Chúa là ánh sáng trần gian soi lối cho chúng ta đi trong ánh sáng và chân lý. Xin cho chúng ta can đảm đoạn tuyệt với bóng tối tội lỗi và chân thành sống theo ánh sáng của lề luật và tình thương. Amen
(nguồn : thanhlinh.net)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)