SJVN – Hôm nay, nhân dịp lễ thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng Tỉnh Dòng Tên Việt Nam, tại nhà thờ Hiển Linh, Thủ Đức, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn, đã chủ sự Thánh lễ phong chức phó tế cho 4 tu sĩ thuộc Dòng Tên (SJ), 2 tu sĩ thuộc Tu đoàn Giáo sĩ Nhà Chúa (ODD), 1 tu sĩ thuộc Dòng Biển Đức (OSB), 1 tu sĩ thuộc Dòng Cát Minh (O.carm) và phong chức linh mục cho 3 thầy phó tế Dòng Tên.
Các tiến chức phó tế
Các tiến chức linh mục
Các tân chức cùng với ĐGM phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm và quý cha đồng tế
Đơn Dương, Lâm Đồng - Ngày lễ thánh Phanxico Xavier, Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2012, vào lúc 9 giờ sáng, tại nhà nguyện của Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương đã diễn ra thánh lễ truyền chức Linh mục và phó tế cho các đan sĩ của dòng. Thánh lễ đại trào do Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám Mục Giáo phận Đà Lạt chủ lễ và chủ sự nghi lễ phong chức. Cùng đồng tế với Đức Cha Antôn, có Viện Phụ Ephrem và qúi linh mục thuộc Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương, Viện phụ Bosco - Đan viện Châu Thủy, khoảng 70 Cha khác đến từ các cộng đoàn thuộc Hội dòng Xitô Thánh Gia, Linh mục đoàn của Giáo phận Đà Lạt, và quí Linh mục khách là thân nhân, bạn hữu của các tiến chức.
Ngoài ra về tham dự thánh lễ truyền chức cho 3 linh mục và 8 phó tế của Đan Viện Xitô Châu Sơn còn có các Đan sĩ Sinh viên đến từ hai cơ sở 1 và 2 của Hội Dòng Xitô Thánh Gia, các tu sĩ nam nữ của các Hội dòng Biển Đức, Đa minh, Mến Thánh Giá Vinh, Thanh Hóa, Chợ Quán, Thủ Thiêm, Phan Sinh, Mân Côi, Nữ Vương Hoà Bình.... và rất đông các vị ân nhân, thân nhân, gia đình và bạn hữu của nhà dòng và của các tiến chức.
Mặc dù tinh thần của Xitô luôn đề cao tinh thần đơn sơ giản dị nhưng không vì thế mà thánh lễ phong chức thiếu đi bầu khí trang nghiêm, nhịp nhàng và thánh thiện. Những người tới tham dự thánh lễ phong chức tuy chỉ lưu lại Đan viện một khoảng thời gian ngắn nhưng họ cảm thấy rất vui và được khích lệ rất nhiều.
Ngỏ lời với cộng đoàn trong phần đầu lễ, Đức Cha Antôn mời gọi các đan sĩ tiếp tục sống đời sống chứng tá và sứ mệnh truyền giáo theo ơn gọi của mình để trở nên những tông đồ truyền giáo không giống như thánh Phanxicô Xavier nhưng như thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.
Dựa vào ý tưởng các các bài đọc trong thánh lễ, trong bài giảng, Đức Giám Mục chủ tế khai triển những yếu tố nòng cốt trong mầu nhiệm ơn gọi; qua đó mời gọi các tân chức ý thức ơn gọi của mình để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, đồng thời đáp lại ơn huệ trọng đại đó bằng cách nỗ lực thi hành sứ mạng của mình bằng sức sống của Thiên Chúa: sống đời tư tế một cách tích cực noi theo gương tư tế đời đời - Đức Giêsu Kitô. Ngoài ra, chắc hẳn mỗi tiến chức cũng ý thức mình sẽ là ai theo tinh thần của Tu Luật thánh Phụ Biển Đức: đòi hỏi nhiều hơn về tư cách và đời sống của những người được tuyển chọn lên chức thánh. Đức cha Antôn cũng khuyến khích cộng đoàn phụng vụ, đặc biệt các ông bà cố sốt sắng cầu nguyện cho tất cả các linh mục, nhất là các tân chức của Đan viện được sức mạnh và ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để các tân linh mục và phó tế tận tâm tận lực phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội và phục vụ mọi người.
Những tâm tình đơn sơ và những câu chuyện dí dỏm của Đức giám mục giáo phận Đà Lạt tiếp tục được quảng diễn và cô đọng qua tâm tình các lời ca trong các bài thánh ca xoay quanh chủ đề tạ ơn và thánh hiến do ca đoàn các thầy trong Đan Viện đảm nhiệm.
Với lễ phong chức này, ba tân Linh mục và 8 tân Phó tế của Đan Viện Châu Sơn Đơn Dương ghi dấu một giai đoạn quan trọng trên hành trình theo thầy Giêsu và qua đó cũng được mời gọi sống và phục vụ cộng đoàn và nhân loại trong sứ mạng mới: phục vụ Dân Thiên Chúa bằng việc phụng vụ, giảng dạy và bác ái. Giáo hội và nhân loại chờ đợi "Họ là thừa tác viên của Đức Giêsu Kitô, Đấng ở giữa các môn đệ như người tôi tớ phục vụ; họ hãy hết lòng tìm thánh ý Chúa mà sống theo và hãy hân hoan phục vụ Chúa và quảng đại phục vụ tha nhân". Tất nhiên các tân chức sẽ thi hành các nghĩa vụ mới đó trong Đan viện của mình đúng theo ơn gọi và đặc sủng của người Đan sĩ Xitô giữa lòng Giáo hội và xã hội.
Sau phép lành cuối lễ, một trong ba tân linh mục thay mặt cho cộng đoàn Đan viện và các anh em tân chức ngỏ lời cảm ơn Đức Cha Giáo Phận, qúi bề trên của các Hội dòng nam nữ, quý cha đồng tế, quý tu sĩ, thân nhân ân nhân bằng lời cám ơn chân thành vì đã hy sinh giúp đỡ cách này hay cách khác cho các tân chức có được những điều kiện thuận lợi để tiến lên chức thánh phục vụ cộng đoàn, Giáo hội và dân Chúa trong ơn gọi Xitô.
Thánh lễ kết thúc vào khoảng 11 giờ 15. Sau thánh lễ, Đức Cha, quý Viện Phụ và quí cha đồng tế cùng gia đình và các thân nhân bạn hữu chụp hình lưu niệm với các tân chức tại gian cung thánh của nhà nguyện. Sau đó, mọi người cùng ra sân trước của Học viện để chia sẻ bữa tiệc huynh đệ trong tâm tình tạ ơn và chung niềm vui với Đan viện và các tân chức.
Thiên chức Linh mục là một hồng ân vô cùng cao quý mà Thiên Chúa đã trao ban cho con người. Hồng ân này biểu lộ tình yêu thâm sâu của Thiên Chúa, vì đây là Bí tích do chính Chúa Giêsu thiết lập đồng thời với Bí tích Thánh Thể, Bí tích Tình Yêu.
Hồng ân cao quý này được tuôn tràn trên Giáo phận Đàlạt khi Đức Cha Antôn, Giám mục Giáo phận, truyền chức Linh mục cho 20 thầy Phó tế, trong Thánh Lễ đồng tế trọng thể lúc 9 giờ 30 ngày 24.11.2012 tại Trung tâm mục vụ của Giáo phận. Càng thêm nhiều ý nghĩa khi trong Thánh Lễ này, Giáo Hội Việt Nam hân hoan ghi nhớ ngày thiết lập Hàng Giáo Phẩm (1960) với lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, những chứng nhân trung kiên đã dùng chính mạng sống mình để bảo vệ đức tin, để minh chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, để rao giảng về một Đức Kitô đã chết và sống lại…
Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Thuận Phát vừa được tin :
Cha STÊPHANÔ NGUYỄN TÍN (CHÂN TÍN), CSsR
sinh ngày 15.11.1920 tại Thừa Thiên-Huế
Ngày 02.08.1944: Khấn lần đầu trong DCCT Ngày 06.06.1949: Lãnh sứ vụ Linh mục
Cha Stêphanô đã nhiều lần đến giúp mục vụ tại Giáo Xứ Thuận Phát
đã được gọi về nhà Cha lúc 16g15 Thứ Bảy, ngày 01.12.2012 tại Nhà Hưu Dưỡng - Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, số 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Saigon.
Hưởng thọ 93 tuổi. 68 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 63 năm Linh mục.
Lễ Nhập Quan lúc 16g30,
Chúa Nhật, ngày 02.12.2012.
Nghi thức di quan đến nhà thờ
cử hành lúc 21 giờ 00, Thứ Hai ngày 03.12.2012.
Thánh lễ an táng cử hành lúc 6g00,
Thứ Ba, ngày 04.12.2012, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon, 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Saigon.
Sau đó di quan đi hoả táng tại Bình Hưng Hoà, Bình Tân, TP.HCM
Kính xin Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Linh Hồn Cha STÊPHANÔ sớm được hưởng Thánh Nhan Chúa.
Kính Báo
Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
Cha Stêphanô đi cấp cứu
Cha Stêphanô an nghỉ trong Chúa
ĐHY Gioan Bt Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục, TGP Saigon viếng Cha Stêphanô
Kg linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em thân mến, 1. Tháng 12 là thời gian chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, mừng biến cố Con Thiên Chúa giáng thế làm người trong thiên hạ. Một biến cố trọng đại trong lịch sử thế giới loài người. Trọng đại, không chỉ vì lễ Giáng Sinh trở thành lễ hội trong xã hội, thành cơ hội cho mọi người, mọi gia đình sum vầy, chúc mừng và tặng quà cho nhau. Song trọng đại nhất là vì Con Thiên Chúa làm người mời gọi con người đảm nhận sứ mạng làm người con Thiên Chúa và làm anh em với nhau trong trời đất, đồng thời tạo điều kiện cho con người được tự do sống phẩm vị làm người trong thiên hạ. Đức Giêsu Kitô mời gọi và tạo điều kiện như thế là nhằm đáp lại khát vọng của lòng người mong muốn được thoát ra khỏi bóng tối sự dữ, và được sống dồi dào trong ánh sáng chân lý, yêu thương và bình an.
2. Lịch sử loài người xác minh rằng những gì con người tự nghĩ ra, phát minh, sáng chế, làm ra, có góp phần cho sự tiến bộ của nhân loại, nhưng đồng thời luôn để lại những vấn đề nghiêm trọng cho đời sống con người, để lại những bất ổn và xáo trộn cho gia đình, những tiêu cực và bất công, những chia rẽ, chống đối và loại trừ nhau trong xã hội. Nguyên nhân sâu xa làm cho đời sống con người bị che phủ bởi bóng tối của văn hóa sự chết, có thể :
do lòng trí và tầm nhìn con người bị hạn chế.
do tình trạng sa mạc hóa tinh thần làm cho đời sống con người thiếu vắng ánh sáng chân lý, thiếu lửa tình yêu vị tha, thiếu ý thức tôn trọng sự sống cùng phẩm giá con người.
do lối sống của nhiều người lệ thuộc vào lòng tham sân si cố hữu cùng bản năng tự vệ bẩm sinh mang tính khép kín và đối kháng chống lại những gì ngược lại lòng ham muốn của họ.
3. Chính vì thế mà trong Năm Đức Tin, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI kêu gọi mọi người hãy trở về với Đức Giêsu Kitô là nguồn ánh sáng chân lý, là cội nguồn sự sống và niềm tin. Trở về với quyết tâm đáp lại lời mời gọi của Ngài, bước đi trong đường lối của Ngài, đưa Lời Ngài là Lời ban nguồn nước hằng sống, Lời ban ánh sáng chân lý và tình yêu, đưa vào trong suy nghĩ và hành động thường ngày để Phúc Âm hóa canh tân đổi mới đời sống.
Trước hết, Phúc Âm hóa có nghĩa là ý thức sống luật Chúa truyền: thay vì chống đối và loại trừ nhau, hãy yêu thương và tôn trọng nhau, quảng đại bao dung, đồng cảm và tương thân tương trợ, mở đường cho nhau sống theo Lời Chúa dạy, theo gương Chúa đã sống.
Sống theo Lời Chúa dạy hãy cởi bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới theo hình mẫu Con Người Mới chính là Ngài. Con người cũ là con người sống lệ thuộc lòng ham muốn mang tính khép kín và đối kháng. Con người mới là con người sống theo lòng nhân, lòng đạo, lòng tin nơi Chúa Giêsu Kitô, sống theo ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa, trong suy nghĩ và hành động thường ngày của mình.
Sống theo gương Chúa đã sống. Công trình cứu độ của Chúa Giêsu là phục hồi phẩm giá con người, mở đường cho con người được tự do sống phẩm vị làm người. Hãy ý thức sống theo gương Chúa, đặc biệt trong gặp gỡ và đối xử với những con người bị xã hội kết án, loại trừ. Hãy học cách Ngài đối xử với ông Gia kêu là người bị xã hội kết án làm giàu cách bất công bóc lột kẻ khác. Cách Ngài đối xử với người phụ nữ làng Xamari bị dân làng khai trừ vì sống với nhiều người đàn ông không phải là chồng mình. Cách Ngài đối xử với người phụ nữ bị mang đi xử tử vị tội ngoại tình. Cách Ngài đối xử với những môn đệ phản thầy, chối thầy, bỏ cuộc... Tất cả những cách đối xử đó vừa tạo điều kiện cho con người được sống, sống trong sự tôn trọng phẩm vị làm người, vừa mở đường cho chúng ta vượt qua những vấn đề trong xã hội, để loan báo Tin Mừng Sự Sống và Tình Thương, cùng góp phần xây đắp nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương cho xã hội và thế giới hôm nay.
4. Lịch sử cũng xác minh loài người trong thế giới xưa nay cũng có cung nhiều loại nước khác nhau, nước ít nhiều trong lành, nước ô nhiễm và độc hại. Chỉ có Chúa Giêsu cùng Lời của Ngài cung cho con người nguồn nước chắc chắn là trong lành, đáp lại những khát vọng, những nhu cầu sâu xa của lòng người. Công cuộc Phúc Âm hóa và canh tân đổi mới đời sống, tạo cho chúng ta khả năng phân định và chọn nguồn nước thật sự trong lành, khả năng trở nên giếng nước đầu làng, trở nên người đã đón nhận nguồn nước trong lành, và trở về chia sẻ những cảm nghiệm của lòng mình cùng loan báo Tin Mừng Sự Sống cho dân làng.
5. Trong Mùa Giáng Sinh cũng như trong Năm Đức Tin, tôi cầu mong cho mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn, trở nên giếng chứa nước trong lành, đồng thời trở nên sứ giả loan báo Tin Mừng Sự Sống và Tình Thương của Chúa Giêsu Kitô, thông truyền cho nhau Lời hằng sống ban ánh sáng chân lý và tình yêu cho bà con láng giềng, cho đồng bào và đồng loại của mình. Nguồn nước đó, Lời ban sức sống mới đó, sẽ tạo khả năng cho mọi người chủ gia đình, mọi người đứng đầu các tổ chức đạo đời, xã hội, kinh tế, chính trị, mọi người tham gia việc quản lý đất nước và thế giới hôm nay, chu toàn bổn phận tu thân và giáo dục, tề gia và trị quốc, phát triển xã hội và kinh tế, vừa thuận ý trời (thiên thời), vừa hợp với truyền thống văn hóa và giáo huấn của đạo làm người (địa lợi), vừa hòa với lòng nhân, lòng đạo của con người (nhân hòa). Cầu mong nhờ sự đổi mới đời sống con người, lời chúc Một Mùa Giáng Sinh an bình cùng Một Năm Mới an khang thịnh vượng, trở thành hiện thực trong mỗi gia đình cùng xã hội và thế giới hôm nay.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn Hồng Y Tổng Giám Mục
CẦU CHO NHAU SỐNG PHẨM VỊ LÀM NGƯỜI
Lạy Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, Cha đã cho Con Cha làm người ở giữa chúng sinh. Để soi dẫn con người sống phẩm vị làm con Cha, Cùng sống tình huynh đệ bốn biển anh em một nhà.
Đức Giêsu Con Cha đã trao tặng cho con người Lời hằng sống ban ánh sáng chân lý và tình yêu, Mở đường cho mọi người vượt qua lòng tư kỷ và hận thù, Và ý thức tôn trọng phẩm vị làm người trong thiên hạ.
Xin cho mọi người sống trong sự tôn trọng lẫn nhau, Đồng cảm, yêu thương phục vụ và tương thân tương trợ, Một lòng xây đắp nền văn hóa sự sống và tình thương, Cùng nhau kiến tạo nền hòa bình chân chính và vững bền.
Chuyến Viếng Thăm Mục Vụ của Đức Tổng Giám Mục Léopoldo Girelli Tại Giáo Phận Kon Tum đã hoàn tất vào sáng Thứ Bảy, 24/11/2012.
Đây quả là một Chuyến Viếng Thăm rất đầy tràn và rất sinh động đối với Vị Đại Diện Đức Thánh Cha.
Với những con đường gồ ghề, quanh co, khúc khuỷu…, với những Giáo Xứ, Giáo Họ từ Trung tâm Thành Phố đến tận mút cùng địa giới của Giáo Phận…, từ vùng núi cao xuống các lòng chảo…, Đức Giám Mục Giáo Phận đã hướng dẫn Ngài đi thăm tất cả gồm 9 Huyện và hai Thành Phố chính cùng các Thị Xã thuộc hai Tỉnh Kon Tum và Gia Lai trong năm ngày.
Điều để chúng ta chú ý là, trong chuyến Viếng Thăm này, Vị Đại Diện của Đức Thánh Cha không chỉ đi qua như kiểu cưỡi ngựa xem hoa, mà là với những cuộc tiếp xúc, với những bài Huấn Từ không nơi nào giống nơi nào..!
Để thực hiện được chuyến viếng thăm đầy ắp này, Đức Tổng Giám Mục Léopoldo Girelli đã phải vượt qua biết bao cây số ngàn nếu tính tổng cộng lại… Thế nhưng từ đầu và cho đến phút cuối này, Ngài vẫn luôn tươi cười và không hề để lộ ra chút gì là mệt mỏi! Đúng là Người Chúa đã ủy thác và sai đi!
Sáng hôm nay, cùng với bình minh của ngày thứ bảy, 24/11/2012; Ngài đã thức dậy thật sớm để cùng với Giáo Hội Việt Nam cử hành Thánh Lễ Mừng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Trung Tâm Truyền Giáo PleiChuet.
Tất cả các Cha vùng Gia Lai, và có một số Cha từ Kon Tum đã về để cùng dâng Thánh Lễ với Đức Tổng Giám Mục; và đồng thời cũng để thay mặt toàn Giáo Phận Kon Tum cảm ơn về chuyến viếng thăm, và để tiễn Người lên đường về lại Singapore.
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật I Mùa Vọng năm C 02-12-2012.
Cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng )
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hôm nay Giáo Hội bước vào chu kỳ Năm Phụng vụ mới bắt đầu với Mùa vọng. “Mùa vọng” là danh từ “Nôm”, “vọng” (望) là chữ mượn Hán, có nghĩa là: hướng đến, trông chờ, mong đợi. “Mùa vọng” tiếng La tinh là “Adventus”, có nghĩa là: đến, hiện diện hay hiển trị. Trong cử hành phụng vụ, Mùa vọng gồm 4 Chúa nhật và chia làm hai giai đoạn: giai đoạn một từ Chúa nhật I Mùa vọng đến hết ngày 16/12 là thời gian hướng tâm hồn người tín hữu đến ngày Quang lâm, ngày Chúa Kitô trở lại lần thứ hai trong vinh quang; giai đoạn hai từ ngày 17 – 24/12, là tuần lễ chuẩn bị trực tiếp mừng lễ Giáng sinh, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người.
Cả ba bài đọc phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn hướng về “Ngày Chúa đến”.
Bài đọc 1, tiên tri Giêrêmia tuyên sấm về một Đấng Công chính mà Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại để giải thoát muôn dân: “Ta sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đa-vít; Người sẽ trị nước theo lẽ công bình chính trực.” (Gr 33,15). Đấng Công chính ấy là Đức Giêsu Kitô giáng trần để ban cho nhân loại Tin Mừng Tình yêu cứu độ.
Bài đọc 2, Thánh Phaolô mời gọi dân thành Thêxalônica hãy sống Tin Mừng tình yêu để xứng đáng đón Chúa đến lần thứ hai. "Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết… Có như thế thì… anh em mới được bền tâm vững chí không có gì đáng chê trách… trong ngày Đức Giêsu, Chúa chúng ta, quang lâm cùng với các thánh của Người.” (1Tx 3,12-13).
Bài Tin Mừng, thánh Luca mượn ngôn ngữ khải huyền của Cựu Ước để nói về lần thứ hai Chúa đến, đó là ngày quang lâm. “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.” (Lc 34-36).
Thời gian gần đây (cuối tháng 11/2012) trên mạng lại bắt đầu râm ran tin tức đã gây ồn ào một thuở trước đây là ngày 21/12/2012 sẽ là ngày tận thế theo lịch người Maya cổ đại. Người ta lại nhân danh cả cơ quan Hàng không và Vũ trụ NASA của Mỹ làm vỏ bọc cho sự chính xác, củng cố niềm tin của độc giả. Tin tức này đã được các tờ báo hay các trang mạng lật tẩy sự “nửa vời”, không chính xác và thiếu thành thật. Thế nhưng nó cũng tạo ra một hiệu ứng hoang mang lo lắng cho một số người thiếu sự suy nghĩ chín chắn.
Chính Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã kêu gọi mọi người công giáo không nên dừng lại ở “sự tò mò về thời điểm và các lời dự báo” hôm 18/11/2012 tại Vatican. Từ bài Tin Mừng trong ngày Chúa nhật 33 Thường niên (Mc 13, 24-32), Chúa Giêsu tiên báo về “bầu trời trở nên âm u” và “các vì sao rơi rụng xuống từ trời”, ngài giải thích: Chúa Giêsu không hành động như một “nhà tiên tri” mô tả “ngày tận thế”, mà ngược lại muốn giải thoát vĩnh viễn các môn đệ khỏi các lời tiên đoán về thời điểm thế giới sẽ bị tận diệt; Chúa Giêsu “muốn mang lại cho các tín đồ chiếc chìa khóa cho sự suy ngẫm sâu sắc hơn, đúng bản chất hơn, và nhất là chỉ ra con đường phải đi hôm nay và ngày mai để bước vào cuộc sống vĩnh hằng”. Cuối cùng Ngài khẳng định: “Tất cả rồi sẽ trôi qua, nhưng lời của Chúa không hề thay đổi”.
Giả như ngày tận thế có xảy ra thật vào ngày 21.12.2012 thì cũng chẳng có gì phải lo lắng nếu sống đúng lời dạy trong trang Tin Mừng hôm nay là “đứng thẳng và ngẩng đầu lên”, “tỉnh thức và cầu nguyện luôn”. “Đứng thẳng và ngẩng đầu lên” là sống bác ái, công bằng, thành thật theo Tin Mừng. “Tỉnh thức và cầu nguyện luôn” là luôn trong tư thế sẵn sàng, lòng qui hướng về Chúa, về đời sống mai sau mà vượt thắng mọi cám dỗ đam mê tội lỗi. Chúng ta chỉ hoang mang lo sợ ngày tận thế khi chúng ta đang ở trong tình trạng nặng nề, chìm đắm, buông thả, chạy theo những sự chóng qua của thế gian.
Ước mong Lời Chúa hôm nay soi dẫn để mỗi người chúng ta biết thức tỉnh, luôn ý thức mình là con cái Thiên Chúa có quê hương đích thực trên trời mà luôn quảng đại dấn thân sống yêu thương phục vụ theo khuôn mẫu của Chúa Giêsu và luôn kết hiệp với Người trong mọi phút giây của cuộc sống. Có như thế chúng ta là những tín hữu “đứng thẳng và ngẩng đầu lên”, “tỉnh thức và cầu nguyện luôn”; là những chiến sĩ trong tư thế sẵn sàng chờ đợi Chúa trong ngày quang lâm chung thẩm. Amen.
Đoàn Thăm Viếng của Đức Tổng Giám Mục khởi hành từ An Khê đi An Sơn vào lúc 7h30’ sáng hôm nay, Thứ Sáu, 23/11/2012.
Cha Xứ Giuse Nguyễn Duy Tài cùng với Giáo Dân cả 3 Giáo Xứ và 2 Giáo Điểm đã sẵn sàng chờ đón từ sáng sớm. Bầu khí thật trang trọng với những tấm cờ màu tươi sáng trên tay, với những giải vải hồng thắt nơ được ghép lại thành dãy hàng rào danh dự kéo dài từ ngoài cổng vào đến cửa Nhà Thờ trông vô cùng hoành tráng và đẹp mắt.
Thăm Trung Tâm Truyền Giáo H’ Ra – Phú Yên.
Nhà Thờ H’Ra-Phú Yên thuộc Xã H’Ra, Huyện Mang Yang, Tỉnh Gia Lai. Đây là một Trung Tâm Truyền Giáo do các Cha Dòng Chúa Cứu Thế đặc trách.
Cha Phaolô Nguyễn Văn Công đón Đức Sứ Thần vào Phòng Thánh của Nhà Nguyện để chào Chúa. Sau mấy phút cầu nguyện, Cha Phaolô mời Đức Sứ Thần và Đức Cha Micae ra cung thánh nhà nguyện để giáo dân chào mừng Quý Ngài.
Thăm Giáo Dân cùi tại Làng Đăk Pnan, xã Kon Thup, huyện Mang Yang
Rời Hra- Phú Yên, xe chuyển bánh từ 12h10’; thế mà mãi đến 13h mới đến đầu làng Đăk Pnan. Ở đây, hôm nay nhờ ơn Chúa thương nên thời tiết rất đẹp.
Vì nhà nguyện không còn, nên Giáo dân tụ họp tại nhà của Giáo Phu Bơi. Chú Bơi hôm nay không có nhà vì đang nằm bệnh viện. Chú bị mổ ruột thừa. Được biết Sứ Thần Tòa Thánh tới, Chú tiếc lắm; nhưng không về được. Chú Bơi đã dâng hiến nhà của Chú để bà con trong làng có chỗ gặp gỡ nhau, và để cầu nguyện.
Thăm Giáo Xứ Châu Khê
Rời Đăk Pnan - Kon Thup, Đức Giám Mục đưa Đức Tổng Giám Mục Léopoldo Girelli đến thăm Giáo Xứ Châu Khê.
Châu Khê là một Giáo Xứ nằm trong địa bàn Xã Đăk Yă, Huyện Mang Yang, Tỉnh Gia Lai. Từ lâu lắm, ở đây không có Nhà Thờ. Nhờ ơn Chúa thương, nên sau nhiều năm tháng khát khao và nguyện cầu; với sự tận lực tận tình của Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông và Cha Đinh Bạt Huỳnh là những vị đặc trách miền Gia Lai; Các Ngài đã chạy vạy khắp nơi… nên Ngôi Thánh Đường của Giáo Xứ đã được khởi công xây cất trên một khuôn đất rất đẹp, rộng và thoáng mát vào năm 2007, tức cách đây 5 năm. Theo Ông Đại Diện Giáo Xứ cho biết thì tuy là 5 năm, nhưng thực tế trần Nhà thờ mới hoàn thành cách đây 2 tuần.
Thăm Giáo Xứ Phú Túc, Huyện Krông Pa, Tỉnh Gia Lai
Sau một đêm nghỉ ngơi để lấy lại sức sau 3 ngày rong ruổi trên những vùng đồi núi Kon Tum; hôm nay, Đức Giám Mục Giáo Phận đưa Vị Đặc Sứ Tòa Thánh đến vùng Gia Lai.
Nơi đến đầu tiên của Miền Truyền Giáo Gia Lai này là Giáo Xứ Phú Túc, thuộc Thị trấn Phú Túc, Huyện Krông Pa, Tỉnh Gia Lai. Đoàn xe phải mất gần 150km, khởi từ Giáo Xứ Thăng Thiên, mới đến được Nhà Thờ Phú Túc.
Bây giờ là 10h sáng ngày 22/11/2012. Từ cổng vào, người ta đã nhìn thấy một sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Cha Xứ và toàn thể Giáo Dân tại Giáo Xứ này. Chắc Đức Sứ Thần cũng không nghĩ là tại vùng hẻo lánh này mà Chúa lại có được một nơi cư ngụ khang trang và xứng đáng như thế! Nhà Thờ xinh đẹp, khuôn viên rộng lớn, với những tượng đài, với hang đá Lộ Đức, với hồ nước rộng lớn… Tất cả đã tạo nên một khung cảnh tươi vui và cuốn hút mọi người đến với Nhà Chúa!
Đức Tổng Giám Mục được rước vào giữa tiếng vỗ tay vui mừng của đoàn con cái vùng xa. Cha Xứ Phêrô Ngô Đức Trinh đã mời Đức Sứ Thần cùng với Đức Giám Mục Giáo Phận và đoàn tùy tùng vào Nhà Thờ để thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ; đồng thời Giáo Xứ cũng chào đón Vị Đại Diện của Chúa tại đây.
Thăm Trung Tâm Truyền Giáo Bon Ma Djơng Đặt Viên Đá Đầu Tiên Cho Ngôi Nhà Thờ Mới Của Trung Tâm
Giáo Xứ Bon Ma Djơng, tức Trung Tâm Truyền Giáo Bon Ma Djơng, do các Cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách ở ngay trong Thị Xã Ayunpa, thuộc Tỉnh Gialai.
Xe về đến Ayunpa, và vào thẳng Trung Tâm. Tại đây, rất đông các anh chị em Dân Tộc Jrai đã sẵn sàng trong những bộ áo truyền thống đứng chờ. Cũng không ít các anh em Giáo dân người Kinh cùng nô nức xếp hàng. Tất cả cùng hân hoan chào mừng và tìm cách chạm tới Đấng Đại Diện Đức Thánh Cha.
Dâng Thánh Lễ
Thăm Giáo Xứ An Khê , Thị Xã An Khê, Tỉnh Gia Lai :
Đoàn đến Thị Xã , rồi rẽ vào Nhà thờ An Khê lúc 17h30’. Tại đây, Cha Hạt Trưởng Giuse Phạm Minh Công và các Giáo Dân đã sẵn sàng chào đón Vị Sứ Thần Tòa Thánh với rừng cờ, với biểu ngữ chăng kín khu vực phía trước và xung quanh Nhà Thờ; làm nổi bật lên nét mới mẻ, uy nghi của Ngôi Thánh Đường vừa được khánh thành cách đây vài tháng!
Thăm và Dâng Thánh Lễ tại Nhà Thờ Họ Đạo Hà Moong Kơtu huyện Sa Thầy :
Sau một ngày đầy vất vả vì phải vượt qua hằng mấy trăm cây số để đến với 5 Giáo Xứ vừa ở vùng sâu, vừa ở vùng cao… Đức Tổng Giám Mục tuy rất vui , nhưng cũng hầu như cũng đã thấm mệt! Tuy nhiên, dầu chỉ qua mấy tiếng đồng hồ nghỉ đêm (vì ở Đăk Mot về đến nhà đã gần 11 giờ đêm),sáng hôm nay Ngài đã thức dậy rất sớm để tiếp tục đem niềm vui đến cho các Giáo Xứ vùng xa khác. Niềm thao thức Tông Đồ và Trách nhiệm của Một Chủ Chăn đã thúc đẩy, nên lúc nào Ngài cũng tỏ ra rất hân hoan và vui tươi!
Khởi hành từ Tòa Giám Mục lúc 8h 15’ sáng, Đoàn đã đến Hà Moong Kơtu vào lúc 9h30’. Cha Xứ Giuse Hà Văn Hường đã tận tình đón tiếp và mời Đức Tổng Giám Mục cùng Đức Cha Micae và phái đoàn vào nghỉ trong Nhà Xứ.
Sau mấy phút nghỉ ngơi, Đức Tổng Giám Mục Léopoldo Girelli đã vui mừng đến gặp gỡ Giáo Dân của Ha Moong.
Giáo Dân đã quy tụ đầy cả sân, ai cũng tỏ nét vui mừng vì được thấy Người Đại Diện của Chúa! Ai cũng thích được Ngài cho bắt tay, và cách nào đó, ai cũng cố gắng chen vào cho được chạm vào Ngài.
Trang sử Giáo hội Việt Nam được ghi lại trong lòng các Kitô hữu không phải bằng những nét bút hoa mỹ, những thành tựu vẻ vang hay bằng những thành công rực rỡ, nhưng bằng việc tử đạo anh dũng của các bậc tiền nhân. Cách riêng, các vị tử đạo tại Ba Giồng đã ươm mầm đức tin trong Tình yêu Chúa Kitô qua cái chết đau thương. Dù đòn roi, đao phủ, tù đày, bị giết… nhưng các ngài vẫn vững một tấm lòng son sắc đối với Đức Kitô: “Đạo đã thấm nhập vào trong xương trong tủy, tôi làm sao bỏ được. Vả lại, một người giáo hữu thường, một Thầy giảng còn không có quyền bỏ đạo, huống nữa tôi đây là Đạo trưởng” (Cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu).
Hành trình cuộc thăm viếng của Vị Đại Diện Đức Thánh Cha
lên vùng cực bắc Giáo phận trong ngày 20.11.2012
Vì một kỷ niệm không thể quên…!
Sau ngày đón tiếp hết sức long trọng và đầy tràn ngày hôm qua, Đức Đặc Sứ Tòa Thánh đã lấy lại sức nghỉ đêm. Và hôm nay, cuộc hành trình thăm viếng các vùng sâu vùng xa được bắt đầu.
Khởi phát từ Tòa Giám Mục lúc 7h30’, đoàn xe con gồm 9 chiếc lại tận tụy lăn bánh theo thứ tự đã sắp xếp như những người phục vụ trung thành. Tất cả đều hân hoan đưa Đức Đặc Sứ về Huyện ĐăkTô.
Xe qua cầu Đăk Cấm, qua ngã ba Trung Tín, tới rừng cây đặc dụng và ra khỏi Thành Phố và đi qua Huyện Đăk Hà. Vừa đến giáp giới Xã Diên Bình, một cảnh tượng hết sức cảm động đang dần dầnlộ ra trước mắt. Các Giáo Dân thuộc Giáo Xứ Kon Hring, có lẽ một phần vì kỷ niệm không thể quên của cuộc đón rước Đức Sứ Thần cách trọng thể và tình nghĩa , trên chiếc xe công nông , kỳ tháng 9 năm ngoái; một phần vì lòng đạo đức, mến yêu Giáo Hội… nên các Giáo Dân, gồm đủ mọi giới và mọi lứa tuổi , đã tràn ra, đứng dọc theo bên đường, làm thành hàng rào danh dự dài cả cây số, tay cầm tấm hình của Đức Tổng Giám Mục Girelli; hân hoan chào đón. Người ta nhìn thấy, không chỉ phụ nữ bồng con; mà cả các người cha trẻ cùng thành tâm, một tay giữ đứa con nhỏ đang kiệu trên cổ, một tay giơ cao bức hình và vẫy vẫy.
Ngày Thăm Viếng Thứ Hai Của Đức Tổng Giám Mục Léopoldo Girelli
Tại Kon Tum: Thứ Ba, 20/11/2012 (Tiếp theo)
Thăm Điểm Sinh Hoạt Tôn Giáo Đăk Jâk:
Đăk Jâk là tên của một ngôi làng, và Điểm Sinh Hoạt Tôn Giáo Đăk Jâk là khu đất của nhà ông A Bing, thuộc thôn Đăk Jâk, xã Đăk Môn, Huyện Đăk Glei. Nếu chúng ta đi từ Kon Tum lên núi Ngọc Linh, sẽ gặp điểm Sinh Hoạt này phía bên tay phải, chỉ cần qua một con dốc ngắn, sẽ vào tới một khu vực rất rộng lớn, trong này có Nhà Rông, có Cây Nêu cao vút.
Tại Điểm Sinh Hoạt Tôn Giáo Đăk Jâk
Thăm Giáo Xứ ĐĂK TUK :
Buổi tiếp đón ở Đăk-Jâk kéo dài đến gần 15 giờ.
Sau đó Đức Tổng Giám Mục và Phái đoàn tạm biệt Giáo xứ Đăk Jâk để đi thăm Giáo xứ Đăk Tuk.
Từ ngoài đường vào, cũng tràn đầy những người, tuy nhiên ở đây con số giáo dân ít hơn hai Giáo xứ Tea Rơ Xa và Giáo xứ Đăk Jâk.
Cha Phê rô Vũ Đức Huyên, đặc trách Giáo Xứ đã mời Đức Tổng Giám Mục và Phái đoàn đi vào phía nhà nguyện cũ để chào Chúa Giêsu Thánh Thể. Sau đó mọi người lại trở ra khu đất mới, nơi có một Thánh đường mới được dựng xây sắp xong.
Tại đây, Giáo dân đã quy tụ sẵn sàng, đứng kín cả bên trong lẫn bên ngoài nhà thờ; có một số bạn trẻ leo cả lên thành cửa sổ và những cành cây trong sân để nhìn và nghe cho rõ.
Tại Giáo Xứ Đăc Tuk
Thăm và Dâng Thánh Lễ tại Giáo Xứ ĐĂK MOT
Rời Đăk Tuk đoàn về Đăk Mot lúc 16h50’.
Đức Giám Mục Giáo Phận và Cha Hạt Trưởng, cũng là Cha sở Đăk Mot đã mời Đức Tổng Giám Mục vào nhà thờ để thờ lạy Chúa Giê-su Thánh Thể. Sau đó các Ngài trở ra nhà xứ để chuẩn bị dâng thánh lễ.
Lúc 17h20’ đoàn rước bắt đầu. Mọi người hướng về đoàn rước với tiếng cồng chiêng xen lẫn tiếng kèn tây vang rền.
Sau khi mời Đức Tổng Giám Mục xông hương bàn thờ, một đại diện giáo dân đọc tiểu sử của Giáo xứ Đăk Mot. Qua bảng tiểu sử này mọi người được biết Giáo xứ Đăk Mot quy tụ được rất nhiều dân tộc gồm nào là người kinh, người Bahnar, người Xê đăng, người Rơ ngao, người Hơ lăng…
Trước khi dâng thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nói lời chào tất cả mọi người bằng tiếng Việt. Ngài bày tỏ niềm vui sướng được hiện diện trong ngôi thánh đường xinh đẹp và rộng lớn này. Ngài cũng cho biết Đức Thánh Cha rất yêu mến giáo dân Việt Nam và đặc biệt lúc này Ngài cũng đang hướng về Đăk Mot. Ngài kêu mời tất cả hãy hợp ý với Đức Thánh Cha để cầu nguyện cho Giáo Hội và cho mọi người. Ngài không quên cảm ơn các giáo dân đã đến rất đông để đón tiếp Ngài.