Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015
Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM B 22.3.2015
Audio Thánh lễ Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm B
05g30 Chúa Nhật ngày 22.3.2015 Cha khách dâng lễ
Ca đoàn Cécilia hát lễ.
Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015
GIÁO PHẬN QUY NHƠN PHONG CHỨC LINH MỤC 18.3.2015
ĐẠI LỄ THÁNH GIUSE
PHONG CHỨC PHÓ TẾ VÀ LINH MỤC TẠI QUẢNG NGÃI
PHONG CHỨC PHÓ TẾ VÀ LINH MỤC TẠI QUẢNG NGÃI
Ngày 18 tháng 3 là một ngày trọng đại và hân hoan cho Giáo phận vì do lòng yêu thương bao la của Thiên Chúa, Giáo phận đón nhận 1 tân phó tế và 10 tân linh mục nhờ bí tích truyền chức. Riêng đối với Giáo hạt Quảng Ngãi thì hôm nay ghi dấu một biến cố mục vụ trọng đại, một “dấu chỉ lớn lao cho niềm hy vọng về đời sống và ơn gọi tu trì”, một khích lệ lớn cho cánh đồng truyền giáo đã từng thấm đẫm máu bao nhiêu anh hùng tử đạo và đang trải qua muôn vàn gian nan thử thách. Đây là lần đầu tiên một thánh lễ phong chức linh mục được cử hành tại Giáo hạt Quảng Ngãi, thể hiện chiều hướng "đi ra" của Giáo phận theo như lời của cha Hạt trưởng Quảng Ngãi, bởi vì từ trước đến nay các thánh lễ phong chức thường được tổ chức tại trung tâm Giáo phận hoặc chỉ "đi vào" Giáo hạt Tuy Hòa ở miền trong.
Thánh lễ được cử hành vào lúc 9 giờ, do Đức cha Matthêô chủ tế. Đồng tế trong thánh lễ có Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, và khoảng 90 linh mục trong và ngoài Giáo phận, cùng với sự hiện diện của nữ tu các Hội Dòng và rất đông giáo dân đến từ khắp giáo phận, đặc biệt là giáo dân hạt Quảng Ngãi.
Nhân dịp này, chúng ta không quên một biến cố và một hồng ân đặc biệt Chúa đã ban cho toàn thể Giáo Hội Việt Nam và cách riêng cho quê hương Quảng Ngãi mến yêu: vào ngày 31 tháng 3 năm 1668, Đức cha Lambert de la Motte đã phong cho một người bản xứ Việt nam đầu tiên lên chức linh mục là cha Giuse Trang, quê An Chỉ, Quảng Ngãi, để rồi sau đó 3 năm, cũng chính tại cộng đoàn An Chỉ thân thương này, Đức cha đã chính thức thiết lập Dòng Mến Thánh Giá Đàng Trong với 10 nữ tu mà trong số đó có một nữ tu là em ruột của linh mục Giuse Trang.
Trong phút giây lọng trọng và linh thiêng, hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận, cộng đoàn phụng vụ hiện diện tại nhà thờ Quảng Ngãi rộng lớn đã dâng lên Thiên Chúa niềm tri ân cảm tạ, đặc biệt với các thầy sắp lãnh nhận thừa tác vụ thánh:
- Ứng viên lên chức phó tế: Phanxicô Xaviê Hà Văn Mân
- Ứng viên lên chức linh mục:
- Phêrô Phan Chí Anh
- Phêrô Trần Quốc Cường
- Luy Hồ Trọng Hưng
- Anphongsô Hoàng phú Khánh
- Phaolô Trần Thanh Nhân
- Phanxicô Xaviê Nguyễn Đình Quốc
- Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Toàn
- Phêrô Võ Tá Toàn
- Giuse Trần Thanh Vượng
- Gioakim Nguyễn Minh Yên
(gpquinhon.org)
MỤC VỤ MÙA CHAY TẠI TỈNH LAI CHÂU
Ngày 19.3.2015, lễ thánh Giuse, chúng tôi thăm bản Huổi Bắc, thuộc xã Pha Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, nơi có 300 anh chị em H’Mông Công Giáo.
07g15: đoàn khởi hành từ thị trấn Than Uyên. Đoạn đường dài 50 cây số với nhiều khúc cua quặt tay áo rất nguy hiểm, nhưng phong cảnh thật là quyến rũ, với núi đồi trùng điệp bao quanh lòng hồ thủy điện Bản Chát. Chúng tôi mất 1 tiếng 30 phút cho đoạn đường này.
8g45: đến xã Pha Mu. Trước hết, chúng tôi chào thăm xã giao chính quyền. Thăm hỏi đời sống của bà con, chúng tôi được biết đây là một xã có các dân tộc Thái, Dao, H’Mông, Khơ Mú… chung sống. Khi xây dựng thủy điện Bản Chát, bà con được tái định cư tại xã Pha Mu này. Số hộ nghèo khoảng 30%. Nhà nước hỗ trợ mọi mặt để khuyến khích các em thiếu nhi đến trường, nhưng số học sinh bỏ học không ít.
9g20: chúng tôi tới nhà ông Vàng A Thào, nơi bà con H’Mông đang chờ đợi. Chúng tôi không khỏi chạnh lòng cảm động khi biết bà con đã tập trung từ sáng sớm, có những người đi bộ 10 cây số, vượt rừng thẳm để đến đây. Có 15 người lớn và 10 em nhỏ được rửa tội. Họ tỏ ra rất sốt sáng, đức tin chân thành. Ngoài ra có 17 cặp vợ chồng xin hợp thức hóa hôn phối, nhưng vì thấy chưa chuẩn bị đủ, nên cha Bình đã hẹn họ vào lễ Phục Sinh sắp tới.
Chúng tôi đã ban bí tích hòa giải cho một số người, nhưng chẳng thấm vào đâu, vì thời giờ có hạn, nên đến lúc cử hành thánh lễ, Đức Cha quyết định ban phép xá giải tập thể, để mọi người có thể rước Chúa vào lòng. Chúa hiểu lòng họ khao khát thế nào, khi mà hai năm qua, họ không được dự lễ, cũng không có điều kiện đến Sapa (160km) hay Lai Châu (140km) để nhận bí tích.
Hai năm trước, đức tổng giám mục Leopoldo Girelli đã đến đây thăm, cử hành thánh lễ cho họ, và phải đợi đến hôm nay mới có thánh lễ lần nữa !
Cuối lễ, Đức Cha tặng bà con vài món quà đơn sơ là tràng hạt Mân Côi, ảnh Lòng Chúa Thương Xót và bánh kẹo cho thiếu nhi. Họ thích thú ôm ảnh Chúa vào lòng, đeo tràng hạt lên cổ.
Một số anh chị em ở thành phố Lai Châu và thị trấn Than Uyên đã vượt đường xa đến tham dự thánh lễ, lại còn nhiệt tình đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ và có quà là bánh ngọt, mía ngon cho mọi người. Hoan hô các anh chị em !
Bà con giáo dân vui lắm khi được vị chủ chăn đến thăm. Ông đại diện bà con giáo dân phát biểu: “Đối với chúng con, những người theo đạo ở Huổi Bắc, hôm nay đã là lễ Phục Sinh rồi, vì Chúa đã đến với chúng con, ban sức sống cho chúng con”. Cảm động thay !
Sau thánh lễ, mọi người từ lớn đến bé, từ đức cha, các khách, cả cán bộ xã huyện tỉnh, ngồi bệt dưới đất quanh mâm cơm, chia sẻ bữa ăn huynh đệ. Bầu khí thân thiện đầy tình Chúa, tình người.
12g15: bịn rịn chia tay anh chị em H’Mông dễ mến. Chúng tôi không quên anh chị em trong lời cầu nguyện đâu, chúng tôi sẽ trở lại nhiều lần nữa, để thỏa mãn khát vọng tin yêu Chúa của anh chị em.
Chúng tôi vượt đoạn đường dài 200km về Lào Cai, kịp dâng lễ kính thánh Giuse, bổn mạng giáo xứ, hội Gia trưởng và cũng là kỷ niệm 3 năm ngày cung hiến thánh đường Cốc Lếu, Lào Cai.
Chuyến Mục vụ Mùa Chay tại tỉnh Lai Châu đã kết thúc tốt đẹp với biết bao phúc lành của Chúa, nhờ sự cộng tác của nhiều người. Chuyến thăm mở ra cho chúng tôi và bà con giáo dân tại Lai Châu niềm hy vọng một ngày không xa sẽ thấy những cộng đoàn được thiết lập, những nhà thờ được xây dựng, và linh mục tu sĩ được sai đến phục vụ, như tại những nơi khác trong giáo phận Hưng Hóa. Chúa ơi, xin cho ngày ấy mau đến. Maranatha, Chúa ơi, xin đến !
12g15: bịn rịn chia tay anh chị em H’Mông dễ mến. Chúng tôi không quên anh chị em trong lời cầu nguyện đâu, chúng tôi sẽ trở lại nhiều lần nữa, để thỏa mãn khát vọng tin yêu Chúa của anh chị em.
Chúng tôi vượt đoạn đường dài 200km về Lào Cai, kịp dâng lễ kính thánh Giuse, bổn mạng giáo xứ, hội Gia trưởng và cũng là kỷ niệm 3 năm ngày cung hiến thánh đường Cốc Lếu, Lào Cai.
Chuyến Mục vụ Mùa Chay tại tỉnh Lai Châu đã kết thúc tốt đẹp với biết bao phúc lành của Chúa, nhờ sự cộng tác của nhiều người. Chuyến thăm mở ra cho chúng tôi và bà con giáo dân tại Lai Châu niềm hy vọng một ngày không xa sẽ thấy những cộng đoàn được thiết lập, những nhà thờ được xây dựng, và linh mục tu sĩ được sai đến phục vụ, như tại những nơi khác trong giáo phận Hưng Hóa. Chúa ơi, xin cho ngày ấy mau đến. Maranatha, Chúa ơi, xin đến !
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
(VietCatholic News)
AUDIO THÁNH LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA 19.3.2015
Audio Thánh lễ Mừng Kính Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria
05g00 Thứ Năm ngày 19.3.2015 Cha xứ dâng lễ
Ca đoàn Cécilia hát lễ.
Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015
THÁNH GIUSE : "NGƯỜI MẪU" QUẢN GIA
I. Quản gia cơ động
Suy niệm cuộc đời thánh Giuse, ta thấy có 3 cuộc dịch chuyển lớn do thánh ý Thiên Chúa.
1. Trở về nguyên quán
Khi hoàng đế Augúttô ra lệnh kiểm tra dân số, vị hôn phu thu xếp cùng người vợ trẻ khăn gói rời miền Galilê vào Giuđêa làm giấy tờ. Giuse để Maria - đang mang thai hài nhi -, ngồi trên lưng lừa, còn anh lội bộ đi trước dẫn chú lừa. Rõ là "vợ chúa, chồng tôi"! Giuse hành động như thế vì vâng lời sứ thần truyền báo, anh để cho “Chúa đặt đâu, anh ngồi đó” và đón Maria về nhà mình. Vì tôn trọng thiên ý, nên đồng thời anh cũng trân trọng vợ quý. Có điều chăm sóc vợ chu đáo trong tình trạng di động như thế chẳng đơn giản chút nào!
2. Di dân sang Ai Cập
Theo dự tính, hai vợ chồng chỉ vào Nam bộ một thởi gian ngắn để khai sổ bộ rồi trở lại miền Bắc, nên hành lý mang theo chẳng có chi ngoài vài bộ quần áo và ít vật dụng cá nhân. Thánh ý Thiên Chúa nhiệm mầu, tâm trí loài người làm sao hiểu thấu! Khổ nỗi Maria lại trở dạ giữa đường mà vẫn chưa tìm được nơi tạm trú, Giuse đành vội đưa nàng vào hang gia súc và trợ giúp nàng vượt cạn. Thử tưởng tượng tình huống một người đàn ông con trai, thiếu thốn phương tiện, lại ở xa nhà và lần đầu tiên phải làm cái việc hộ sinh bất đắc dĩ này, mới thấy thương cho dưỡng phụ của Đức Giêsu, với sự lúng túng và lo toan cho vợ con. Rồi vừa được an ủi, nhẹ nhõm với các đoàn mục đồng và đạo sĩ viếng thăm. Được tiếp tế chút lương thực khi lương khô vừa cạn. Chúa thật quan phòng! Bỗng dưng thiên sứ lại truyền di tản sang Ai Cập để bảo toàn sinh mạng con trẻ. Thân sơ thất sở, anh bắt đầu lại cuộc sống mới, vất vả lao động nuôi 3 miệng ăn nơi đất khách quê người và tập thích nghi với môi trường mới. Là người Việt di cư, có lẽ chúng ta dễ đồng cảm với thánh Giuse trong hoàn cảnh này, vì đã trải nghiệm thế nào là người tản cư, di dân.
3. Hồi hương về Do Thái
“Từ Ai Cập Ta đã gọi con Ta về” (Hs 11, 1). Lời Kinh thánh ứng nghiệm 100% nơi cuộc đời trần thế của Chúa Cứu thế, nhưng ta đang đặt mình vào tâm trạng của bố Giuse. Cuộc sống mới vừa ổn định tại đất khách quê người, thì này sứ thần lại báo mộng yêu cầu Giuse đưa cả gia đình trở về cố hương. Chuyến hồi hương này xem ra an toàn và có định hướng rõ ràng hơn lúc di tản, tuy nhiên, đã thêm tuổi và chắc không khỏi dao động tâm lý, vì lại phải bắt đầu lại từ con số "0". Hẳn ai cũng có ít nhiều kinh nghiệm dọn nhà của gia đình mình hay thân hữu: càng thêm tuổi, người ta càng ngại đổi chỗ ở, thay nơi ăn ngủ.
II. Sống như quản gia
1. Xin Vâng bằng hành động
Đọc lại cuộc đời đầy sóng gió và hành trình tâm linh của thánh Giuse, theo Kinh Thánh, ta có thể tự hỏi: Vì sao ý Chúa được truyền đạt cho Giuse qua các giấc mơ, đang trinh nữ Maria và tư tế Giacaria đều được sứ thần Thiên Chúa hiển thị tại nhà hay trong đền thờ?
Thiên Chúa có cách thế bày tỏ ý muốn yêu thương của Ngài dành cho mỗi người khác nhau. Một tình yêu duy nhất, nhưng cách biểu hiện tình thương của chúng ta đối với vợ, chồng, con cái, cha mẹ, bằng hữu… có như nhau đâu! Chúa bày tỏ ý định cho Giuse khi ngài đang nghỉ ngơi trong Chúa.
Người ta dễ rơi vào tâm trạng bất ổn hay bất an khi được gợi ý / yêu cầu làm một điều gì đó mới mẻ hay khác với sở thích cá nhân. Phản ứng bột phát là phản kháng, dẫu biết đó là điều tốt, hữu ích cho bản thân. Lối phản xạ này có thể do - một cách vô thức -, ý muốn duy trì tình trạng ổn định hoặc nhằm bảo vệ tự do cá nhân (tôi muốn tự định đoạt cuộc đời của mình). Không ngờ khi hành xử như thế có nghĩa là "Tôi là Chúa" của mình, chứ không ai khác. Hậu quả là không những ta tự giam hãm đời mình trong "cái tôi", mà còn xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, khi từ chối đề nghị sống theo cách thế Ngài mong đợi.
2. Để Chúa đổi đời mình
Ai cũng muốn đổi mới đời sống cho tốt đẹp hơn, từ vật chất đến tinh thần. Đối với người tin, thì chính Chúa cũng muốn hoàn thiện đời sống của chúng ta và chỉ mình Ngài mới có khả năng đổi mới toàn diện cuộc đời. Ngài hứa:“Ta sẽ tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng. Lấy khỏi mình các ngươi quả tim chai đá, và sẽ ban tặng một quả tim biết yêu thương” (Ed 36, 26).
Khi để Chúa biến đổi qua cầu nguyện và đời sống bí tích, được thanh thản tâm hồn, nghỉ ngơi trong Chúa, ta sẽ dễ dàng nhận ra Thánh Ý và mau mắn thực thi, như thánh Giuse.
3. Trở lại nơi xuất phát
Hành trình địa lý Nadarét - Bêlem - Ai Cập - Nadarét có thể được chiêm ngắm như một cuộc trở về liên tục nơi xuát phát, tình yêu thuở ban đầu, nơi định cư "Gốc". Chúng ta xuất phát từ Thiên Chúa và sẽ trở về cùng Thiên Chúa, bất chấp các truân chuyên trong cuộc hành trình đức tin này.
Trở lại Quê Nhà cũng là mời gọi lên đường thường trực dành cho từng thành viên trong gia đình, cộng đoàn và giáo xứ. Mỗi người nỗ lực đi ra khỏi chính mình, thực hiện các đề nghị của Thiên Chúa - qua các sứ giả của Ngài - để có thể đổi mới cuộc sống cá nhân và tạo lập mái ấm gia đình-Thiên Chúa.
Ba lần di chuyển nơi cư trú của người quản gia thánh làm nổi bật các chiều kích của một thánh gia thất: (1) nâng niu người Bạn đời và bảo vệ sự sống Hài nhi, (2) can đảm thay đổi và thích nghi với môi trường mới (3) đưa gia đình về Cội Nguồn Tình yêu.
III. Ưu tư và nguyện ước
Đối chiếu 3 cột trụ thánh thiêng của gia đình Nadarét với thực trạng xã hội hiện nay, ta chợt cảm thấy đau lòng và nặng trĩu ưu tư. Hiện trạng vũ phu và hành hạ trẻ con vẫn tồn tại ở thế kỷ XXI này. Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 trường hợp nạo phá thai nơi trẻ vị thành niên (trên tổng số 1,5 triệu ca), cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Tình hình nạo phá thai có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Số liệu này được đưa ra dịp kỷ niệm ngày Dân số thế giới với chủ đề "Mang thai ở tuổi vị thành niên", diễn ra tại Tp. HCM hôm 11.7.2013 (*).
Bảo vệ sự sống và môi trường sống là hai thách đố lớn hiện nay mà từng gia đình, cả xã hội và Giáo hội đều phải đối diện và tìm cách giải đáp.
Làm sao các người quản trị gia đình và cộng đồng đạo đời biết tận tâm tận lực kiến tạo/tái tạo một môi sinh lành mạnh cho trẻ thơ/giới trẻ, từ lĩnh vực văn hóa, giải trí đến phong cách ứng xử, nơi trường học cũng như trên đường phố…?
Các bậc phụ huynh có dám chịu khó vì sự thành nhân của con (chứ không chỉ nhắm thành công) và thay đổi việc làm, nơi cư trú để bảo vệ gia đình mình khỏi mọi thứ "ô nhiễm" trong môi trường sống hiện tại không?
Và nếu bất khả đổi thay chỗ ở, thì làm thế nào thay đổi nhịp sinh hoạt gia đình, để các thành viên được dịp ăn uống, giải trí và cầu nguyện chung với nhau nhiều hơn?
Nhờ lời thánh Cả chuyển cầu, xin Thiên Chúa cho mỗi phần tử trong gia đình hay cộng đoàn, được trở nên quản gia tín trung như ý Chúa, đối với những người mình có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc hay giáo dưỡng. Nguyện cho tình yêu liên vị nơi Ba Ngôi được thể hiện trong các mối tương quan giữa anh chị em chúng ta.
Lạy thánh Giuse - Bổn mạng Giáo hội tại Việt Nam -, xin bảo trợ và gìn giữ từng mái ấm gia đình chúng con. Xin giúp Kitô hữu biết quản lý cuộc đời mình theo Lời Chúa, để thuyền đời của mỗi người cũng như con thuyền Giáo hội có thể vượt qua mọi trở lực, cùng nhau hồi hương Thiên Quốc và cập bến Bình An.
Mai Phúc
-------------------
(*) Thiên Chương, Tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam cao nhất Đông Nam Á: doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/ty-le-nao-pha-thai-o-viet-nam-cao-nhat-dong-nam-a-2847862.html
Nguồn: Magnificat số 43 (3/2015)
Suy niệm cuộc đời thánh Giuse, ta thấy có 3 cuộc dịch chuyển lớn do thánh ý Thiên Chúa.
1. Trở về nguyên quán
Khi hoàng đế Augúttô ra lệnh kiểm tra dân số, vị hôn phu thu xếp cùng người vợ trẻ khăn gói rời miền Galilê vào Giuđêa làm giấy tờ. Giuse để Maria - đang mang thai hài nhi -, ngồi trên lưng lừa, còn anh lội bộ đi trước dẫn chú lừa. Rõ là "vợ chúa, chồng tôi"! Giuse hành động như thế vì vâng lời sứ thần truyền báo, anh để cho “Chúa đặt đâu, anh ngồi đó” và đón Maria về nhà mình. Vì tôn trọng thiên ý, nên đồng thời anh cũng trân trọng vợ quý. Có điều chăm sóc vợ chu đáo trong tình trạng di động như thế chẳng đơn giản chút nào!
2. Di dân sang Ai Cập
Theo dự tính, hai vợ chồng chỉ vào Nam bộ một thởi gian ngắn để khai sổ bộ rồi trở lại miền Bắc, nên hành lý mang theo chẳng có chi ngoài vài bộ quần áo và ít vật dụng cá nhân. Thánh ý Thiên Chúa nhiệm mầu, tâm trí loài người làm sao hiểu thấu! Khổ nỗi Maria lại trở dạ giữa đường mà vẫn chưa tìm được nơi tạm trú, Giuse đành vội đưa nàng vào hang gia súc và trợ giúp nàng vượt cạn. Thử tưởng tượng tình huống một người đàn ông con trai, thiếu thốn phương tiện, lại ở xa nhà và lần đầu tiên phải làm cái việc hộ sinh bất đắc dĩ này, mới thấy thương cho dưỡng phụ của Đức Giêsu, với sự lúng túng và lo toan cho vợ con. Rồi vừa được an ủi, nhẹ nhõm với các đoàn mục đồng và đạo sĩ viếng thăm. Được tiếp tế chút lương thực khi lương khô vừa cạn. Chúa thật quan phòng! Bỗng dưng thiên sứ lại truyền di tản sang Ai Cập để bảo toàn sinh mạng con trẻ. Thân sơ thất sở, anh bắt đầu lại cuộc sống mới, vất vả lao động nuôi 3 miệng ăn nơi đất khách quê người và tập thích nghi với môi trường mới. Là người Việt di cư, có lẽ chúng ta dễ đồng cảm với thánh Giuse trong hoàn cảnh này, vì đã trải nghiệm thế nào là người tản cư, di dân.
3. Hồi hương về Do Thái
“Từ Ai Cập Ta đã gọi con Ta về” (Hs 11, 1). Lời Kinh thánh ứng nghiệm 100% nơi cuộc đời trần thế của Chúa Cứu thế, nhưng ta đang đặt mình vào tâm trạng của bố Giuse. Cuộc sống mới vừa ổn định tại đất khách quê người, thì này sứ thần lại báo mộng yêu cầu Giuse đưa cả gia đình trở về cố hương. Chuyến hồi hương này xem ra an toàn và có định hướng rõ ràng hơn lúc di tản, tuy nhiên, đã thêm tuổi và chắc không khỏi dao động tâm lý, vì lại phải bắt đầu lại từ con số "0". Hẳn ai cũng có ít nhiều kinh nghiệm dọn nhà của gia đình mình hay thân hữu: càng thêm tuổi, người ta càng ngại đổi chỗ ở, thay nơi ăn ngủ.
II. Sống như quản gia
1. Xin Vâng bằng hành động
Đọc lại cuộc đời đầy sóng gió và hành trình tâm linh của thánh Giuse, theo Kinh Thánh, ta có thể tự hỏi: Vì sao ý Chúa được truyền đạt cho Giuse qua các giấc mơ, đang trinh nữ Maria và tư tế Giacaria đều được sứ thần Thiên Chúa hiển thị tại nhà hay trong đền thờ?
Thiên Chúa có cách thế bày tỏ ý muốn yêu thương của Ngài dành cho mỗi người khác nhau. Một tình yêu duy nhất, nhưng cách biểu hiện tình thương của chúng ta đối với vợ, chồng, con cái, cha mẹ, bằng hữu… có như nhau đâu! Chúa bày tỏ ý định cho Giuse khi ngài đang nghỉ ngơi trong Chúa.
Người ta dễ rơi vào tâm trạng bất ổn hay bất an khi được gợi ý / yêu cầu làm một điều gì đó mới mẻ hay khác với sở thích cá nhân. Phản ứng bột phát là phản kháng, dẫu biết đó là điều tốt, hữu ích cho bản thân. Lối phản xạ này có thể do - một cách vô thức -, ý muốn duy trì tình trạng ổn định hoặc nhằm bảo vệ tự do cá nhân (tôi muốn tự định đoạt cuộc đời của mình). Không ngờ khi hành xử như thế có nghĩa là "Tôi là Chúa" của mình, chứ không ai khác. Hậu quả là không những ta tự giam hãm đời mình trong "cái tôi", mà còn xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, khi từ chối đề nghị sống theo cách thế Ngài mong đợi.
2. Để Chúa đổi đời mình
Ai cũng muốn đổi mới đời sống cho tốt đẹp hơn, từ vật chất đến tinh thần. Đối với người tin, thì chính Chúa cũng muốn hoàn thiện đời sống của chúng ta và chỉ mình Ngài mới có khả năng đổi mới toàn diện cuộc đời. Ngài hứa:“Ta sẽ tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng. Lấy khỏi mình các ngươi quả tim chai đá, và sẽ ban tặng một quả tim biết yêu thương” (Ed 36, 26).
Khi để Chúa biến đổi qua cầu nguyện và đời sống bí tích, được thanh thản tâm hồn, nghỉ ngơi trong Chúa, ta sẽ dễ dàng nhận ra Thánh Ý và mau mắn thực thi, như thánh Giuse.
3. Trở lại nơi xuất phát
Hành trình địa lý Nadarét - Bêlem - Ai Cập - Nadarét có thể được chiêm ngắm như một cuộc trở về liên tục nơi xuát phát, tình yêu thuở ban đầu, nơi định cư "Gốc". Chúng ta xuất phát từ Thiên Chúa và sẽ trở về cùng Thiên Chúa, bất chấp các truân chuyên trong cuộc hành trình đức tin này.
Trở lại Quê Nhà cũng là mời gọi lên đường thường trực dành cho từng thành viên trong gia đình, cộng đoàn và giáo xứ. Mỗi người nỗ lực đi ra khỏi chính mình, thực hiện các đề nghị của Thiên Chúa - qua các sứ giả của Ngài - để có thể đổi mới cuộc sống cá nhân và tạo lập mái ấm gia đình-Thiên Chúa.
Ba lần di chuyển nơi cư trú của người quản gia thánh làm nổi bật các chiều kích của một thánh gia thất: (1) nâng niu người Bạn đời và bảo vệ sự sống Hài nhi, (2) can đảm thay đổi và thích nghi với môi trường mới (3) đưa gia đình về Cội Nguồn Tình yêu.
III. Ưu tư và nguyện ước
Đối chiếu 3 cột trụ thánh thiêng của gia đình Nadarét với thực trạng xã hội hiện nay, ta chợt cảm thấy đau lòng và nặng trĩu ưu tư. Hiện trạng vũ phu và hành hạ trẻ con vẫn tồn tại ở thế kỷ XXI này. Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 trường hợp nạo phá thai nơi trẻ vị thành niên (trên tổng số 1,5 triệu ca), cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Tình hình nạo phá thai có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Số liệu này được đưa ra dịp kỷ niệm ngày Dân số thế giới với chủ đề "Mang thai ở tuổi vị thành niên", diễn ra tại Tp. HCM hôm 11.7.2013 (*).
Bảo vệ sự sống và môi trường sống là hai thách đố lớn hiện nay mà từng gia đình, cả xã hội và Giáo hội đều phải đối diện và tìm cách giải đáp.
Làm sao các người quản trị gia đình và cộng đồng đạo đời biết tận tâm tận lực kiến tạo/tái tạo một môi sinh lành mạnh cho trẻ thơ/giới trẻ, từ lĩnh vực văn hóa, giải trí đến phong cách ứng xử, nơi trường học cũng như trên đường phố…?
Các bậc phụ huynh có dám chịu khó vì sự thành nhân của con (chứ không chỉ nhắm thành công) và thay đổi việc làm, nơi cư trú để bảo vệ gia đình mình khỏi mọi thứ "ô nhiễm" trong môi trường sống hiện tại không?
Và nếu bất khả đổi thay chỗ ở, thì làm thế nào thay đổi nhịp sinh hoạt gia đình, để các thành viên được dịp ăn uống, giải trí và cầu nguyện chung với nhau nhiều hơn?
Nhờ lời thánh Cả chuyển cầu, xin Thiên Chúa cho mỗi phần tử trong gia đình hay cộng đoàn, được trở nên quản gia tín trung như ý Chúa, đối với những người mình có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc hay giáo dưỡng. Nguyện cho tình yêu liên vị nơi Ba Ngôi được thể hiện trong các mối tương quan giữa anh chị em chúng ta.
Lạy thánh Giuse - Bổn mạng Giáo hội tại Việt Nam -, xin bảo trợ và gìn giữ từng mái ấm gia đình chúng con. Xin giúp Kitô hữu biết quản lý cuộc đời mình theo Lời Chúa, để thuyền đời của mỗi người cũng như con thuyền Giáo hội có thể vượt qua mọi trở lực, cùng nhau hồi hương Thiên Quốc và cập bến Bình An.
Mai Phúc
-------------------
(*) Thiên Chương, Tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam cao nhất Đông Nam Á: doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/ty-le-nao-pha-thai-o-viet-nam-cao-nhat-dong-nam-a-2847862.html
Nguồn: Magnificat số 43 (3/2015)
(WGPSG)
Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015
VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN CHUNG KHÁCH HÀNH HƯƠNG 18.3.2015
Bắt đầu lúc 09g50 giờ Vatican (15g50 giờ Việt Nam)
Thứ Tư ngày 18.3.2015
Thứ Tư ngày 18.3.2015
Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM B 15.3.2015
Audio Thánh lễ Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm B
05g30 Chúa Nhật 15.3.2015
Cha khách dâng lễ
Ca đoàn Cécilia hát lễ.
05g30 Chúa Nhật 15.3.2015
Cha khách dâng lễ
Ca đoàn Cécilia hát lễ.
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015
VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 15.3.2015
Bắt đầu lúc 12g00 giờ Vatican (18g00 giờ Việt Nam)
Chúa Nhật ngày 15.3.2015
Chúa Nhật ngày 15.3.2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)