Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN CHUỖI MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT – CHÚA HIỂN LINH. Lễ trọng.

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 07.01.2023 
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon


LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA HIỂN LINH (Mt 2, 1-12)


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BẢY 07.01.2023


CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ


CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ

TGPSG -- “Lạy Chúa là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con” (Tv 18,3)

Vào khoảng năm 1994, tôi được điều ra Hà Nội để thiết lập ở đây một chi nhánh đại diện cho công ty ở phía Nam với mục tiêu là giới thiệu, quảng bá, phân phối sản phẩm đến các tỉnh phía Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra.

Ngành nghề của tôi đòi phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, không thân thiện với môi trường và con người. Kho chứa, xe vận chuyển, hay người quản lý đều cần phải có tay nghề đặc thù riêng biệt - nói nôm na là phải có nghề và được Nhà nước công nhận mới được phép hoạt động, hầu tránh được những nguy hại cho môi trường chung quanh.

Sau khi ở Hà Nội được vài ngày, gấp rút ổn định văn phòng làm việc và chỗ ở, tuyển nhân viên, thuê kho chứa hàng v.v… sếp trực tiếp của tôi đã bay về Sài Gòn, để lại mình tôi với một khung trời đầy xa lạ, bỡ ngỡ và thử thách. Tôi rất lo lắng vì không quen thuộc với ai ở đất Hà Nội này; họ hàng nếu có thì cũng ở tuốt mãi Nam Định xa xôi.

Nào là quản lý nội bộ, phân công việc làm, nào là giao dịch khách hàng, giới thiệu quảng bá sản phẩm, phát triển khu vực… Thú thật, có những lúc tôi không biết làm điều gì trước, điều gì sau, lúc nào cũng đầy những công việc và trách nhiệm bủa vây.


Có những đêm về suy nghĩ thấy bí lối, nhưng nhờ lòng tin vào Chúa, nhờ lời cầu nguyện mà mọi sự thuận lợi mới đến được với mình, qua sự soi sáng của Ngài. Có những đêm về thấy mình bơ vơ quá, lúc đó tôi chỉ thấy có Chúa bên cạnh mình. Và rồi, công việc dần dần trở nên tốt đẹp hơn, mọi thử thách dần dần trôi qua.

Nói ngắn gọn là thế, nhưng khi nhớ lại quá khứ, khi những sự kiện ngày ấy xuất hiện lại trong trí óc như vừa mới xảy ra, tôi bỗng vô cùng bàng hoàng vì bây giờ mới thấy rất rõ bao yếu đuối, bao sơ sẩy, bao nguy hiểm, để rồi ngạc nhiên không hiểu vì sao mình lại có thể vượt qua được những hiểm nguy chập chùng ấy.

Đã có lần xe chạy nhanh trên đồi, vượt qua một ổ gà thật lớn: bánh trước đã lướt qua và tôi hiểu là bánh sau sẽ lọt xuống ổ gà rồi vướng lại thôi. Nhưng khi tôi đã nhắm mắt chấp nhận một tai nạn, thì xe bỗng vượt qua cách ngọt ngào, như không hề có một ổ gà cạm bẫy đầy nguy hiểm!

Một lần khác, xe hơi U oát đang vượt đèo Pha Đin, trời mưa lâm râm, bỗng tay lái sạt vào đám cỏ bên đường. Đất sình làm trượt bánh xe xuống dốc, mất lái, xe nghiêng khoảng hơn 40 độ. Cả bọn trên xe tưởng thế là “xong đời rồi”! Đến khi xe dừng hoàn toàn, mọi người hoàn hồn, thì cũng không ai dám xuống xe cho đến khi được cứu hộ. Sau chuyến hành trình đó, trở về nhà, mọi người cứ suy nghĩ mãi, không biết điều gì đã làm xe đứng lại!

Và không phải khi công tác ở miền núi mới có những khó khăn về giao thông. Khi ở những vùng đồng bằng, vùng sâu, vùng xa như ở Tuyên Quang, Nghĩa Lộ, Yên Bái; tài xế có những lúc mỏi mệt ngủ quên khi lái xe; xe bị lọt xuống ruộng, tới khi mở mắt ra thì chỉ thấy toàn lúa chung quanh. Hú hồn!

Hay như cảnh đi đòi nợ ở vùng biên giới tỉnh Thanh Hóa. Con nợ trốn, đến khi vào tận nơi cư trú của con nợ thì mới thấy cả một nhóm mười người đang ăn nhậu. Mà trời thì đã tối. Chúng “thịt” mình cách dễ dàng. Nhưng vì đã lỡ cất công tìm đến, cũng đành “liều mạng” nhập cuộc. Trước hết, phải cẩn thận báo tài xế không được xuống xe mà phải giữ máy nổ, để có cớ sự là vọt. Vào rồi, gặp rồi, càng thấy sợ hơn, không biết nói gì, chỉ biết “nhào vô”. Họ đang nhậu, mặt đằng đằng sát khí, mình đành dùng chiêu “vào năm, ra bảy” để hóa giải sự ngỡ ngàng của mọi người và gửi sự thân tình đến con nợ, vui vẻ nói “Hôm nay tôi không đến để đòi nợ, mà đến để thăm anh”, nhờ đó mọi người đều vui vẻ. Đến khi đã ngà ngà, ở lại không thuận tiện, khi ra về thì cũng không quên lấy giấy xác nhận công nợ và hẹn ngày thanh toán nợ. Đúng là một phen hú vía!

Hay có những lúc đi vào vùng sâu, vùng xa ở Yên Bái, chỉ có hai anh em, tôi và tài xế lái xe. Trời tối như mực, đường hoang vắng, nhà thưa thớt, ánh sáng le lói, có những bóng dáng vật vờ qua lại như ma trơi… Tài xế run lập cập đến mức hỏi “Anh thấy gì không?” khi chạy vụt qua rồi.

Đó là những chuyện bây giờ mới kể lại. Và còn nhiều chuyện khác, với những khó khăn tưởng như mình không thể vượt qua nổi, không giải quyết được, nhưng cho đến lúc này, khi mọi việc đã qua đi, mới thấy rất lạ rằng: không có điều gì tồn đọng để đáng phải ân hận cả.

Trong suốt mười hai năm công tác đó, gặp bao nhiêu trở ngại, mình đã thành công, nhưng có một câu hỏi luôn đau đáu trong lòng: “Ai đã giúp đỡ, bảo vệ mình thoát khỏi những cảnh ngặt nghèo, khó khăn, nguy hiểm như thế nhỉ?”.

Và chỉ có một câu trả lời duy nhất: Chúa đã thương yêu, giúp đỡ và cứu vớt con, “lạy Chúa là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con” (Tv 18,3).

Văn Hiến (TGPSG)
(WGPSG) 

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA NGÀY LỄ HIỂN LINH, 06.01.2023


Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 06.01.2023

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 06.01.2023 
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TRƯỚC LỄ HIỂN LINH 2023


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: LINH MỤC ĐOÀN TGP SAIGON MỪNG TUỔI ĐỨC HỒNG Y GIOAN BAOTIXITA, ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN NĂNG & ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIUSE BÙI CÔNG TRÁC.


TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI XẾP HÀNG KÍNH VIẾNG ĐỨC BÊNÊĐICTÔ XVI?

Mọi người xếp hàng chờ vào Vương cung thánh đường Thánh Phêrô
để viếng di hài Đức Bênêđictô ngày 04. 01. 2023. (Ảnh: Hải An)

TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI XẾP HÀNG 
KÍNH VIẾNG ĐỨC BÊNÊĐICTÔ XVI?
Jd Flynn

WHĐ (06.01.2023) Tại sao nhiều người đứng xếp hàng rất lâu, chỉ để được gần thi hài của Đức Bênêđictô XVI trong vài giây?

Trong những ngày này, gần 200.000 người đã đến kính viếng thi hài của Đức Bênêđictô trước khi Thánh lễ an táng của ngài sẽ được cử hành vào thứ Năm ngày 05. 01. 2023.

Di hài Đức Bênêđictô được đặt trong Vương cung thánh đường
Thánh Phêrô vào ngày 04. 01. 2023. (Ảnh: Hải An)

Đoàn người đến từ khắp nơi trên thế giới, với những tâm trạng mang tính cá nhân sâu sắc. Họ xếp hàng chờ đợi bên ngoài thành một hàng dài ngoằn ngoèo quanh Quảng trường Thánh Phêrô, trong hơn một tiếng đồng hồ; thủ tục bên trong Vương cung thánh đường diễn ra suôn sẻ nhờ sự điều tiết của những người hướng dẫn, Vệ binh Thụy Sĩ, và thành viên của một số cơ quan cảnh sát Ý.

Mọi người xếp hàng chờ vào Vương cung thánh đường Thánh Phêrô
để viếng di hài Đức Bênêđictô ngày 04. 01. 2023. (Ảnh: Hải An)

Các hồng y, các nhà lãnh đạo thế giới và các chức sắc khác được mời quỳ xuống và cầu nguyện trong một khu vực xung quanh thi hài của Đức Bênêđictô. Trong khi đó, đoàn người kính viếng thì chỉ có thể nhìn thoáng qua di hài của Cố giáo hoàng trong vài giây, vì vẫn phải tiếp tục di chuyển về phía lối ra của thánh đường.

Mọi người kính viếng di hài Đức Bênêđictô
ngày 04. 01. 2023. (Ảnh: Hải An)

Tại sao người ta lại xếp hàng lâu như vậy, để được gần thi hài và nhìn thấy Đức Bênêđictô chỉ trong vài giây?
 
Sau đây là một số lý do giữa muôn vàn lý do, từ một số người trong số hàng chục ngàn người, cũng đủ cho thấy tình yêu, sự ngưỡng mộ mà mọi người muốn dành cho Đức Bênêđictô.

Sơ Concilia Odea,
Dòng Sisters of Jesus the Good Shepherd,
Nigeria, Sinh viên thần học,
Đại học Giáo hoàng Urbaniana

Đức Bênêđíctô là một nhà thần học vĩ đại của thời đại chúng ta, và đối với tôi, ngài là một vị Thánh.

Lắng nghe những buổi tiếp kiến, và đọc một số tác phẩm của ngài, tôi có thể thấy rằng ngài có tình yêu dành cho Thiên Chúa, và ngài thực sự làm việc cho Thiên Chúa. Bạn có thể tưởng tượng câu nói cuối cùng của ngài là ‘Lạy Chúa, con yêu Chúa’.

Tóm tắt các điều răn là mến Chúa, yêu người lân cận và yêu chính mình.

Đối với Đức Bênêđictô, việc nói về Chúa Giêsu cũng giống như thực hiện sứ mạng của Chúa Kitô là chúng ta phải nói về Thiên Chúa cho đến tận cùng thế giới. Và Đức Bênêđictô là một nhà truyền giáo, ngài đã rao giảng cho cả thế giới, và ngài đã làm điều đó rất tốt. Vì vậy, đối với tôi, Đức Bênêđictô đang ở bên Thiên Chúa, với vương miện như là nhà truyền giáo vĩ đại của thời đại chúng ta.

Tại đất nước của tôi, bạo lực xảy ra ở phía bắc, đông, nam và tây Nigeria, chúng tôi cầu nguyện rằng nhờ sự cầu bầu của Đức Bênêđictô, Thiên Chúa sẽ mang lại sự chữa lành cho Nigeria. Chúng tôi có thể có hòa bình, bởi vì tất cả chúng ta đều được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa.

Linh mục Bose Philip Mannaparambil,
45 tuổi, dòng Carmelites of Mary Immaculate,
Ấn Độ. Sinh viên giáo luật,
Học Viện Giáo Hoàng Đông Phương

Tôi yêu mến Đức Bênêđictô. Tôi yêu thích những lời dạy của ngài. Tôi đánh giá cao phương pháp sư phạm, cách giảng dạy của ngài.

Tôi là một người Công giáo Syro-Malabar. Đức Bênêđictô rất thân thiết với Giáo hội Syro-Malabar. Gần đây, toàn thể Giáo hội đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực sứ vụ và truyền giáo, và chúng tôi được phép có nhiều giáo phận ở nước ngoài. Chúng tôi nghĩ rằng tất cả những tiến bộ này đều do Giáo hoàng Bênêđictô khởi xướng. Tại Hoa Kỳ, và tại Vương quốc Anh, chúng tôi đã được thành lập vào thời của Đức Bênêđictô.

Hôm nay, tôi không cầu nguyện cho ngài, trái lại, tôi thực sự đang tìm kiếm sự cầu bầu của ngài. Với tôi, ngài đã là một vị Thánh.

Allen Torz, 22 tuổi, Romania

Tôi là một bồi bàn, và một người phục vụ quầy rượu tại một nhà hàng ngay bên cạnh Vatican. Vì vậy, tôi đã có cơ hội đến để chứng kiến sự kiện đặc biệt mà không phải ai cũng có cơ hội. Tôi đã cầu nguyện khi đứng trước thi hài Đức Bênêđictô, và là cầu nguyện cho tôi. Ngoài ra, đây cũng là một kinh nghiệm về văn hóa, một kinh nghiệm sống, và là một trải nghiệm đẹp và thú vị.

Vladimir và Marina Kalishnikov, Na Uy

Vladimir: Chúng tôi đến đây để gặp Đức Bênêđictô bởi vì đây là trung tâm của Kitô giáo. Chúng tôi đã xếp hàng chờ đợi trong một thời gian dài, nhưng không có vấn đề gì.

Marina: Nơi đây rất đẹp, và đang là dịp lễ Giáng sinh, vì vậy chúng tôi muốn đến đây để cầu nguyện.

Nisha Aryal (trái), 25, Texas, Hoa Kỳ

Chúng tôi đến Roma và một vài địa điểm khác ở châu Âu đây để nghỉ hè, và chúng tôi muốn đến thăm Vatican. Chúng tôi đã có vé cho ngày mai, nhưng nó đã bị hủy vì đám tang. Vì vậy, chúng tôi quyết định đến đây ngày hôm nay. Chúng tôi đợi khoảng 45 phút, không phải là điều gì tệ.

Tôi đang chiêm ngưỡng thánh đường, và thành thật mà nói, tôi không biết rằng chúng tôi sẽ có thể gặp Đức Bênêđictô, cho đến khi đi lên tới nơi. Tôi không theo đạo Công giáo, mà theo Thuyết bất khả tri. Nhưng ở đây chắc chắn khiến tôi cảm thấy được kết nối với nước Ý và nhìn thấy những người thực sự quan tâm đến điều này, và có cả những người đang khóc, chắc chắn đây là biến cố thật đặc biệt đối với họ.

Linh mục Jailos Augustine Mpina,
Montfort Missionaries, Malawi,
Giám đốc Truyền thông,
Montfort Missionaries

Tôi đến từ Malawi, nhưng tôi đang làm việc ở Roma tại trung tâm điều hành của dòng chúng tôi. Tôi xếp hàng chờ gặp Đức Bênêđictô, rất đông người nhưng cũng rất nhanh tới lượt.

Tôi chịu chức linh mục vào ngày 10. 5. 2014. Đức Bênêđictô đã có ảnh hưởng lớn đối với tôi, vì khi đang nghiên cứu triết học và thần học ở Nairobi, tôi đã tìm thấy những cuốn sách của Đức hồng y Joseph Ratzinger. Thật thú vị khi nhìn thấy ngài và những cuốn sách mà ngài đã viết, tôi thích đọc những cuốn sách ấy trước hết, bởi vì những gì tôi có thể nhìn thấy chúng nơi con người của ngài.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói, Đức Bênêđictô là bậc thầy dạy giáo lý. Dựa trên các bản văn thần học của ngài, chúng ta có thể thấy rằng ngài có lòng sùng kính Đức Mẹ - tuy không sôi nổi như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhưng ngài có mối liên hệ rất sâu sắc với Đức Mẹ trong các tác phẩm của mình.

Riêng tôi, được vào Vương cung Thánh đường và gặp Đức Bênêđictô, tôi rất xúc động. Khi tôi đứng trong hàng, tôi cố gắng kiên trì. Và tôi tự nói với mình rằng tôi sẽ vui vẻ tiến bước. Khi đứng ở đầu hàng, tôi muốn dừng lại một chút, nhưng vì có quá nhiều người muốn gặp ngài nên chúng tôi tiếp tục di chuyển.

Tuy nhiên, thật cảm động khi nhìn thấy thi hài của ngài nằm ở đó. Đó là một lời nhắc nhở tôi rằng, chúng ta cần phải làm điều gì đó cho Thiên Chúa khi chúng ta còn trẻ, bởi vì cuộc sống rất mong manh. Bạn thấy đấy, Đức Bênêđictô là một người rất mạnh mẽ, một bộ óc phi thường, nhưng ngài đang nằm đó, và ngày mai chúng ta sẽ chôn cất ngài. Phận người thật rất mong manh.

Paolo Macche (thứ hai từ trái sang),
23 tuổi, Milan, chủng sinh

Chúng tôi đến để từ biệt một nhân vật vĩ đại của Giáo hội chúng ta. Đức Bênêđictô là một thần học gia vĩ đại, và là một mục tử đích thực - một người cha. Tôi đến để nhìn thấy ngài và ngài đã làm phong phú đức tin của chúng tôi.

Ngài đã cho thấy sự kiên trì trong việc loan báo Tin Mừng, không dễ dàng bỏ cuộc, nhưng luôn nhắm hướng sự thật để tiến tới, ngay cả trong một thế giới đang đi theo một hướng khác.

Schola, 20 tuổi, Hàn Quốc, Sinh viên
Tôi là người Công giáo và tôi đang đi du lịch. Khi biết Đức Bênêđictô vừa qua đời, tôi muốn gặp ngài ngay lập tức. Trong Vương cung Thánh đường, tôi đã thầm thĩ: “Tạm biệt. Tạm biệt Cha”.

Linh mục Martin Benzone,
Đan viện St. Michael’s Norbertine,
Silverado, California, Hoa Kỳ

Tôi là giám đốc trụ sở của chúng tôi ở Roma, trụ sở dành cho các linh mục đang học ở Roma.

Hôm nay tôi cần phải ở đây. Tôi đang lần chuỗi Mân Côi khi bước vào và cầu xin Chúa ban cho Đức Bênêđictô được yên nghỉ và hưởng ánh sáng ngàn thu, như tôi vẫn cầu nguyện bình thường cho một người đã qua đời.

Tôi chịu chức linh mục dưới thời Đức Gioan Phaolô II, và tôi đã có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày Đức Bênêđictô được bầu chọn. Với Đức Bênêđictô, lần đầu tiên tôi cảm nghiệm được ngài là tại Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Cologne, năm 2005. Tôi đã ấn tượng bởi khả năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và theo cách rất thu hút của ngài.

Đức Bênêđictô là giáo hoàng vào thời điểm mà Giáo hội đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của Công đồng Vatican II, và ngài đã có một cái nhìn sâu sắc tuyệt vời, bởi vì ngài là một phần của Công đồng. Do đó, ngài đã giúp chúng ta đánh giá cao ý nghĩa của việc trở thành một Giáo hội trong thế giới hiện đại. Ngài tiếp tục giúp chúng ta làm điều đó.

Gia đình anh Luca Marcacculi, Perugia

Hôm nay tôi đến cùng gia đình: với vợ tôi, Stefania, với 4 đứa con ở đây: 2 trai và 2 gái; cháu gái lớn 9 tuổi, cháu gái bé nhất được 5 tháng, và với 1 đứa con nữa ở trên thiên đàng.

Bởi vì là một gia đình đông người, chúng tôi không phải xếp hàng, nên thời gian chờ đợi chưa đầy một tiếng đồng hồ.

Thật ra, chúng tôi đến đây để nghỉ lễ, nhưng hôm nay chúng tôi muốn mang theo bọn trẻ. Đây là lần đầu tiên bọn trẻ đến thăm Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, và tôi muốn giải thích cho chúng biết nơi này là trung tâm của Công giáo, và vị giáo hoàng rất quan trọng đối với tôi.

Tôi đã cố gắng giải thích cho bọn trẻ một chút về cuộc đời và tư tưởng của giáo hoàng, nhưng cũng để cho chúng nhìn thấy chính Vương cung thánh đường, và nhìn thấy sức sống và lịch sử của nơi này.

Đức Bênêđictô rất quan trọng đối với tôi vì ngài là một nhà tư tưởng rất sâu sắc, và tôi thực sự thích Đức Bênêđictô vì ngài thể hiện sự thật, trình bày về những giá trị bất khả thương lượng, theo cách tạo nên bức tường chống lại rất nhiều suy nghĩ đương đại… thật cần thiết khi Giáo hội có vị giáo hoàng khôn ngoan, thánh thiện như ngài.

Chúng tôi nuôi dạy con cái trong một cộng đoàn Công giáo, đối với chúng tôi, việc giáo dục con cái là rất quan trọng. Tôi muốn cho bọn trẻ có dịp xem thánh đường này, và tôi hy vọng việc được gặp Đức Bênêđictô cũng sẽ có ý nghĩa gì đó đối với chúng.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ SÁU 06.01.2023