Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN SAIGON 2011

Nhật ký Công nghị Giáo phận 21.11.2011 (1)


Trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa, các thành phần trong gia đình Giáo Hội tại Việt Nam được mời gọi canh tân lối sống của mình, luôn bước theo Chúa Giêsu trên con đường yêu thương và phục vụ, cùng chung sức xây đắp nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương, nhằm phục vụ cho sự sống và sự phát triển của mọi người.

Mời xem chi tiết>>
 
Nhật ký Công nghị Giáo phận 21.11.2011 (2)


Công nghị Giáo phận Ngày thứ nhất: 21-11-2011
Đúc kết thảo luận các tổ
 
Sau khi nghe các bài tham luận, các tổ đã đi họp riêng tại các địa điểm đã qui định để thảo luận các câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra. Sau đây là đúc kết phần trao đổi của các tổ.

Mời xem chi tiết>>

Mời xem hình ảnh>>

(WGPS)

THÁNH LỄ KHAI MẠC CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN SAIGON 2011

Thánh lễ khai mạc Công nghị Giáo phận TP.HCM 2011

Thánh lễ khai mạc Công nghị Giáo phận TP.HCM đã được cử hành vào lúc 18g30 tại Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn do ĐGM phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm làm chủ tế, cùng với 16 linh mục đồng tế và đông đảo các đại biểu cùng giáo dân tham dự.

Trước Thánh lễ có nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ Việt Nam đang trong tư thế diện đối diện với Chúa Giêsu, vừa âu yếm vừa lắng nghe Con yêu dấu của mình. 


(WGPSG)

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIV TN NĂM A - MỪNG BỔN MẠNG GIÁO HỌ CHÚA KYTÔ VUA






5g30 sáng 20.11.2011, Chúa Nhật cuối năm phụng vụ, Mừng Kính Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, Bổn Mạng Giáo họ Chúa Kitô Vua, Giáo Xứ Thuận Phát đã tổ chức Rước Kiệu Tôn Vinh Chúa Giêsu Kytô Vua Vũ Trụ chung quanh nhà thờ do cha Chánh xứ chủ sự với sự tham dự của đông đảo giáo dân.

Sau Rước Kiệu là Thánh Lễ long trọng Mừng Bổn Mạng Giáo họ Chúa Kitô Vua. 
Mời nghe Audio rước kiệu và thánh lễ
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Sau Thánh Lễ cộng đoàn giáo họ Chúa Kytô Vua chụp hình lưu niệm trước Tượng Chúa ngay trên Cung Thánh. Ông Trùm Minh (Phó BĐH giáo họ Chúa Kytô Vua) thay mặt cộng đoàn giáo họ nói lời cám ơn Cha Chánh Xứ đã Dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho cộng đoàn cũng như những người đã qua đời trong giáo họ nhân ngày mừng Bổn Mạng Giáo Họ.


Bài ca Chúa Là Vua do ca đoàn Cécilia thể hiện.


Mời xem hình ảnh


Mời xem hình đọc kinh tối tại nhà Ông Trùm Quang.
 Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN A - ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ (Mt 25, 34-46)



Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

ĐỨC CHA ALEXIS PHẠM VĂN LỘC TỪ TRẦN

“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)

CÁO PHÓ

Giáo phận Kontum – Việt Nam
và Gia Đình trân trọng báo tin:



ĐỨC CHA ALEXIS PHẠM VĂN LỘC

Sinh ngày 17.03.1919, tại Huế.

- 08.6.1951 : Thụ phong linh mục.

- 27.3.1975: Được tấn phong Giám mục.

- 02.10.1975: Làm Giám mục Kon Tum.

- 13.4.1995: Nghỉ hưu.


Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 14 giờ 15, Thứ Năm 17 tháng 11 năm 2011.
Hưởng thọ 92 tuổi, với 60 năm linh mục và 36 năm Giám Mục.


Xin Quí Vị hiệp ý cầu nguyện cho Linh hồn Đức Cha Alexis.

R.I.P.

@ Xin miễn phúng điếu, vòng hoa.

@ Xin Quý Cha mang lễ phục tím.

(nguồn : gpkontum.wordpress.com)

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

R.I.P

XIN CẦU CHO LINH HỒN
SAVIÔ

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, 
Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Têrêsa
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :


Ông SAVIÔ
 LÊ THANH BÌNH
Sinh năm 1974 tại Saigon

 Cư ngụ tại : 39 đường 33
P.Tân Kiểng, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Thánh Têrêsa - Giáo xứ Thuận Phát

Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 14g25 ngày Thứ Hai 07.11.2011
(Nhằm ngày 12 tháng 10 năm Tân Mão)

Hưởng dương 38 tuổi

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Hai  07.11.2011

  • 20g00 : Nghi Thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan.
Thứ Tư  09.11.2011
  • 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
Thứ Năm  10.11.2011
  • 04g15 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ
  • 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát
Sau đó di quan đi hoả táng
tại Đa Phước, Bình Chánh, TpHCM.


Thuận Phát, ngày 08 tháng 11 năm 2011
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Thánh Têtêsa
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXII TN NĂM A

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXII thường niên năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng )
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.


Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN A (Mt 25, 1-13)


SẴN SÀNG 
  
Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

Bài Tin Mừng là một dụ ngôn của Chúa Giêsu. Chúa đã dùng một hình ảnh quen thuộc về cưới xin của quê hương Ngài để dạy chúng ta một bài học, là phải luôn sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa đến. Trong một đám cưới, nhân vật chính là cô dâu và chú rể. Nhưng trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu lại đặt trọng tâm về phía các cô phù dâu, bởi vì chàng rể ở đây là Chúa Giêsu, mười trinh nữ phù dâu là toàn thể nhân loại.

Dụ ngôn này trước hết nói đến tất cả mọi người phải sẵn sàng chờ đợi ngày tận thế, ngày Chúa tái giáng để phán xét toàn thể nhân loại, ngày nào Chúa trở lại thì không ai biết được, chỉ cần nhớ rằng ngày đó rất bất ngờ. Đàng khác, dụ ngôn này cũng muốn nhắc tới ngày chết của mỗi người, ngày ấy cũng rất bất ngờ, không ai biết trước được. Đời con người đã ngắn ngủi, lại có thể chết bất cứ lúc nào, cho nên đòi hỏi mỗi người phải cẩn thận và sẵn sàng.

Việc chờ đợi sẵn sàng có tính cách bản thân cá nhân mỗi người, không ai làm thay ai được. Sự sẵn sàng này phải có luôn, kéo dài mãi chứ không phải chỉ trong một thời gian nào thôi, vì Chúa đến bất ưng, Chúa có thể gọi chúng ta ra khỏi đời này bất cứ lúc nào. Cho nên, như 10 trinh nữ, sửa soạn có đèn mà thôi, đèn cháy mà thôi cũng chưa đủ, còn phải dự trữ dầu. Cũng vậy, có đạo, có đức tin mà thôi chưa đủ mà còn phải có sự nghiệp đức tin và công phúc nữa.

Dụ ngôn cho chúng ta thấy, trong mười cô phù dâu, có năm cô khôn ngoan và năm cô khờ dại. Đó là hình ảnh tượng trưng cho hai nhóm tín hữu khác nhau : một nhóm những người khôn ngoan và một nhóm những người khờ dại. Khôn ngoan hay khờ dại là căn cứ vào cách sống của họ có biết sẵn sàng hay không ? Có sự nghiệp đức tin và công phúc hay không ? Năm cô phù dâu khờ dại không chuẩn bị đủ dầu, đến giờ chót đi vay mượn và bị từ chối, có nghĩa là ơn cứu rỗi của mỗi người là tự mình sắm sửa lấy cho mình. Mỗi người phải có sự nghiệp đức tin riêng. Sự cứu rỗi là của riêng mỗi người, không vay mượn được. Chúng ta không thể nhường lại cho ai khác và cũng không ai có thể nhường lại cho chúng ta được. Đàng khác, chúng ta cũng đừng cho rằng : chỉ cần sắm sửa một ít dầu vào phút chót là được. Trái lại, phải sắm sửa cả đời và suốt đời. Sự nghiệp đức tin phải sắm sửa hằng ngày cho đến chết, vì không ai biết mình chết khi nào, đừng bao giờ nghĩ rằng mình còn lâu mới chết, vì sự chết không kiêng nể ai và cũng chẳng báo trước cho ai cả.

Vì thế, bổn phận của chúng ta là phải luôn sẵn sàng, lúc nào cũng chuẩn bị trước cho mình một sự nghiệp nước trời theo gương nhân vật trong câu chuyện sau : Bá tước Hen-ri-đơ Ba-vi-e, người sau này trở thành hoàng đế nước Đức, và Giáo Hội đã phong thánh cho ngài. Ngài thường cầu nguyện bên mộ thánh Uôn-gang. Một hôm thánh Uôn-gang hiện ra với ngài và chỉ cho ngài một dòng chữ viết trên mộ : “Sau sáu…” chỉ có hai chữ đó thôi, rồi thánh nhân biến đi. Hen-ri suy nghĩ mãi, không hiểu “Sau sáu…”nghĩa là gì ? Ngài nghĩ rằng có lẽ Chúa muốn cho ngài biết sau sáu ngày nữa mình sẽ chết chăng ? Ngài liền dọn mình chết cách nghiêm túc. Nhưng sau sáu ngày vẫn không có sự gì xảy ra. Ngài cho rằng : sau sáu tuần chăng ? Ngài lại dọn mình chết trong sáu tuần. Sáu tuần lại qua đi vô sự. Ngài lại nghĩ sau sáu tháng chăng ? Sáu tháng lại qua đi. Ngài lại nghĩ sau sáu năm chăng ? Ngài kiên trì sống tốt lành, làm thật nhiều việc đạo đức. Sáu sáu năm ngài được chọn làm hoàng đế. Dầu vậy ngài vẫn không thay đổi cách sống, luôn chuẩn bị sẵn sàng chết. Vì thế, ngài đã trở thành một hoàng đế gương mẫu và hơn nữa là một vị thánh.

Chúa Giêsu ân cần nhắn nhủ chúng ta : hãy khôn ngoan như năm cô trinh nữ đem đèn và trữ cả dầu. Chúng ta phải có đèn, đèn muốn hữu dụng phải có dầu, dầu đốt mãi cũng phải hết, do đó, chúng ta phải trữ dầu, trữ càng nhiều càng tốt. Dầu đây là đời sống thiện hảo của mình, loại dầu này nếu có trữ lượng phong phú, việc phòng ngừa và cẩn thận của chúng ta mới thành hiện thực. Dụ ngôn 10 cô trinh nữ, chúng ta thấy cả khôn cả dại đều ngủ, đâu phải chỉ có những cô dại mới ngủ, nhưng cái làm cho 10 cô trở thành khôn dại khác nhau ở chỗ biết chuẩn bị sẵn sàng. Năm cô khôn đã ngủ nhưng ngủ trong sự sẵn sàng, còn năm cô dại đã ngủ trong một thái độ chểnh mảng, việc đâu hay đó, nhưng đến khi “hay” được thì đã quá muộn.

Chúng ta hãy nhớ : một ngày nào đó cuộc đời chúng ta sẽ chấm dứt, chúng ta không biết ngày đó là ngày nào, nên chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng, chúng ta phải lo tính cho linh hồn mình, phải luôn sẵn sàng tối đa bằng cách luôn sống tốt lành. Bởi vì chỉ có những ai biết sống như thế mới bảo đảm được hạnh phúc đời đời.
(tinmung.net)

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

THÁNG CÁC ĐẲNG

THÁNG CÁC ĐẲNG
 
Tháng các Đẳng, tháng cuối cùng trong năm Phụng Vụ
Giáo Hội nhắc chúng ta, hãy nhớ đến những người
Đã đi trước chúng ta, đã về cõi thiên thu
Là các Thánh, hay linh hồn trong lửa luyện ngục

Cũng là để nhắc nhở chúng ta, đến giờ phút
Khi mà chúng ta đến lúc, ra khỏi cõi đời này
Nhưng không biết lúc nào, là ; lúc tay chia tay
Vào cõi chết cách nào, và chốn nào ta chết

Nghĩ như vậy, không phải để bi quan cuộc sống
Nhưng vẫn vui, vì vững tin vào Chúa Phục Sinh
Ngài đã sống lại, và đã lên trời hiển vinh
Dọn đường cho chúng ta, vào Thiên Đường hạnh phúc

Trong lúc chờ đợi đến lúc, về trời vinh thắng
Ta nên biết sử dụng, thời giờ Thiên Chúa ban
Để sinh lời ơn Chúa, trong những việc trần gian
Những việc lành phúc đức, cho những người nghèo khó

Xưa Chúa Giêsu phán:
“Vì khi Ta khát các con đã cho Ta uống,
Vì khi Ta đói các con đã cho Ta ăn,
Khi Ta bịnh hoạn, các con đã đến viếng thăm
Và như thế các con đã làm cho Ta đó”

Tháng các Đẳng, là tháng của Lòng Thương Xót Chúa
Ân sủng Ngài ban, qua Giáo Hội Chúa lập ra
Ban phát kho tàng, tình thương Chúa rất bao la
Chúa muốn mọi linh hồn, được mau về với Chúa

Tháng các Đẳng, là tháng của tấm lòng bác ái
Nhờ lời cầu của ta, linh hồn sớm về trời
Nhờ chúng ta, linh hồn sẽ vợi bớt khổ đau
Bớt tháng ngày, giam cầm đớn đau trong lửa nấu

Tháng các Đẳng, là tháng của tấm lòng báo hiếu
Để cháu con nhớ đến, các đấng bậc Sinh Thành
Để anh em huynh đệ, luôn nhớ mãi đến nhau
Những người sống, liên đới tình thân với người chết

Lạy các Đẳng, Linh Hồn còn trong lửa luyện ngục
Chúng con hiệp dâng, nhiều Thánh Lễ trong tháng này
Cùng hy sinh với việc làm và bác ái hăng say
Cầu cho các Ngài, mau được về nơi Nước Chúa

Khi nào các Ngài, đã về sum hợp cùng Chúa
Xin nhớ chúng con, còn đang lưu lạc trần gian
Cầu cho chúng con, trong những ngày tháng gian nan
Biết mến Chúa yêu người, bình an theo năm tháng.
 
Tác giả Nguyễn Thanh Trúc
(dunglac.org)

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

LẼ SỐNG 31.10

31 Tháng Mười
Một Ngày Ðể Nhớ Ðến Thần Dữ 

Hôm nay ngày cuối tháng 10. Buổi chiều ngày cuối tháng 10 được người Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng của Mỹ gọi là Halloween, nghĩa là vọng lễ các thánh.


Có lẽ do những rơi rớt còn lại của một ngày lễ ngoại giáo bắt nguồn từ thời những người Celtic trước Công nguyên, ngày vọng lễ các thánh mang màu sắc ảm đạm ma quái.


Trong các cửa tiệm, hàng hóa được trưng bày một khung cảnh quái dị: những hình nộm được tô vẽ với một bộ mặt của thần chết, những màng nhện trắng xóa giăng mắc khắp nơi, những đồ chơi trẻ em cũng được khoác lên những nét kinh hãi quái dị. Trên màn ảnh truyền hình cũng như tại các rạp chiếu bóng, đa số các phim trình chiếu đều mang nội dung quái đản, kinh dị. Buổi tối ngày Halloween, thanh niên thiếu nữ thường cải trang thành ma quái để đi từng nhà ca hát và kể cho nhau nghe chuyện ma quái.


Phải chăng mỗi năm người ta dành một ngày để nhắc nhở về sự hiện hữu và tác quái của thần dữ? Nhưng liệu con người ngày nay còn ý thức được tội lỗi và sự tác động của thần dữ không?


Thi sĩ Baudelaire của Pháp đã có lần nói: "Sự thành công của ma quỷ là thuyết phục được con người rằng nó không hiện hữu".


Với những khám phá mới trong ngành tâm lý học cũng như bệnh lý học, người ta cho rằng tất cả những vụ quỷ ám mà Kinh Thánh nói đến chỉ là những hiện tượng tâm lý bệnh hoạn mà ngày nay khoa học có thể tìm ra nguyên nhân. Với luận điệu ấy, con người ngày nay tự hào đã loại trừ ma quỷ ra khỏi cuộc sống.


Có lẽ ngày nay, người ta ít có dịp chứng kiến những vụ quỷ ám nhãn tường như Thánh Kinh đã ghi lại. Tuy nhiên, dù muốn dù không, không ai có thể chối cãi được một sức mạnh luôn cày xéo tâm hồn con người, luôn lôi kéo con người đến chỗ tự hủy và hủy diệt lẫn nhau. Mãi mãi câu nói của thánh Phaolô vẫn đúng cho kinh nghiệm của mỗi người: "Ðiều thiện tôi muốn làm thì tôi không làm, điều ác tôi không muốn là, thì tôi lại làm". Có một sức mạnh vô hình nào đó luôn khuyến dụ, luôn lôi kéo con người vào tội ác... Thánh Phêrô hẳn không thể nào quên được lời cảnh cáo của Chúa Giêsu: "Hỡi Satan, hãy tránh khỏi mặt Ta". Trong lá thư đầu tiên gửi cho các tín hữu, vị Giáo Hoàng đầu tiên đã nhắn nhủ: "Hãy tỉnh thức luôn. Kẻ thù của anh em là ma quỷ như sư tử luôn gầm thét lượn quanh, tìm mồi để cắn xé. Anh em hãy chống cự và kiên vững trong Ðức Tin".


Là người tín hữu, chúng ta không ngừng cầu nguyện bằng chính lời Kinh của Chúa Giêsu: "Xin cứu chúng con khỏi ác thần". Ước gì lời Kinh ấy luôn nhắc nhở chúng ta về sự tác động liên lỉ của ma quỷ trong cuộc sống của từng người chúng ta. Nhưng chúng ta không phải hãi sợ bởi vì chúng ta không chiến đấu một mình mà cùng với và bằng chính sức mạnh của Ðấng đã nói: "Ðừng sợ hãi, vì Ta đã thắng thế gian".

    

    Trích sách Lẽ Sống

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXI TN NĂM A

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXI thường niên năm A.
Cha Chánh Xứ Dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN A (Mt 23, 1-12)



ĐÓNG KỊCH

Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.
Tất cả chúng ta đều tỏ vẻ khó chịu và dứt khoát không chấp nhận lối sống giả hình, giả dối của người nào đó, Chúa Giêsu cũng thế thôi. Ngài thường phàn nàn và khiển trách tính cách giả hình, giả dối của những người Pha-ri-sêu và kinh sư, đồng thời Ngài cũng khuyến cáo dân chúng : hãy đề phòng và cảnh giác đối với những người ấy, cụ thể như bài Tin Mừng hôm nay.

Chúng ta thấy Chúa Giêsu phân biệt quyền giáo huấn và những người thi hành quyền đó. Ngài nhìn nhận các người Pha-ri-sêu và kinh sư có quyền giáo huấn, vì họ là những người được chính thức trao phó nhiệm vụ dạy bảo dân chúng, do đó khi họ thi hành nhiệm vụ là họ nhân danh Chúa, nên phải nghe và giữ những gì họ dạy bảo. Nhưng tại sao Chúa lại nói đừng bắt chước hay noi theo những việc làm của họ ? Phải chăng họ đã làm những việc bất chính ? Không, Chúa nhìn nhận họ có làm nhiều việc thật, bình thường thì đó là những việc tốt đáng được ca tụng, nhưng đối với Chúa thì chẳng nghĩa lý gì, vì thái độ giả hình, giả dối của họ. Lòng đạo đức của họ chỉ có tính cách giả dối, một thứ đạo đức chỉ có cái vỏ bề ngoài.


Mỉa mai hơn nữa, đáng trách hơn nữa, họ là những người có thẩm quyền giải thích luật, họ nhấn mạnh luật lệ từng chữ, từng tiếng và họ khắt khe đòi hỏi mọi người phải tuân giữ, nhưng chính họ thì lại không áp dụng cho chính mình. Như thế, họ nói mà không làm, hoặc tệ hơn nữa, họ nói một đàng làm một nẻo, như thánh Phaolô nói : “Ngươi giáo dục kẻ khác mà không giáo dục mình. Ngươi hãnh diện về lề luật mà chính ngươi lại lỗi luật”, nghĩa là ngôn ngữ và hành vi của họ mâu thuẫn nhau, lý thuyết và thực hành của họ bất nhất. Họ rao truyền lời Chúa, nhưng thực ra họ lạm dụng uy tín làm thầy và địa vị làm thủ lãnh của họ. Cho nên, trong con người họ như có hai phương diện, hai nếp sống : một nếp sống giả hình trong bổn phận, còn với chính mình lại buông xuôi, buông thả. Cuộc sống đôi khi như vậy thật là phiền phức : cái đúng trở thành cái sai, và cái sai mới là đúng.


Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu có thái độ nghiêm khắc, đến nỗi Chúa khiển trách họ nặng lời. Ngài không bao giờ có thể chấp nhận được cái thói giả hình và thái độ kiêu căng tự phụ của họ. Chính lối sống đạo như vậy đã chuốc lấy cho họ những lời khiển trách, có thể nói là gay gắt nhất phát ra từ miệng Chúa Giêsu, Chúa đã vạch trần bộ mặt giả hình và cách sống như thế. Hãy sống thành thực, nói và làm đi đôi với nhau và trước sau như một.


Chúng ta hãy lặng tâm suy nghĩ : những người Pha-ri-sêu không còn, nhưng lối sống của Pha-ri-sêu chưa chết, vẫn còn nơi chúng ta. Nhìn vào xã hội, nhìn vào đời sống thực tế, chúng ta thấy : sự giả hình, giả dối đã thành ra như thông lệ, từ lãnh vực tình yêu đến lãnh vực văn hóa, kinh tế, tôn giáo, chính trị, người ta vẫn thường dùng cái bên ngoài mà lừa đảo nhau. Tính giả hình, giả dối ai mà không ghét, thế nhưng người ta thường đồng ý rằng : muốn được kẻ khác kính nể, cần phải giăng một bức màn dầy giữa tư tưởng và cái lưỡi, giữa tâm trạng bên trong và cách cư xử bên ngoài.


Thậm chí có người còn nói một cách trơ trẻn, trắng trợn rằng : ai muốn thành công thì đừng bao giờ duy trì một thái độ trước mặt cũng như sau lưng. Đừng bao giờ nên nói ra ngoài miệng như mình đang nghĩ trong bụng, dầu trong bụng có muốn tru di tam tộc người ta đi nữa, bên ngoài cũng phải làm ra vẻ ngọt ngào. Vì vậy mà trong xã hội không thiếu gì những người : “Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không gươm”. Thành ra, để phân biệt được ai là chính trực, ai là giả hình, ai là người trung nghĩa, ai là kẻ lừa thầy phản bạn thật là khó. Chúng ta thấy có những người đóng kịch rất tài tình : bên ngoài coi lương thiện, đạo hạnh, tử tế mà thực sự bên trong là tay độc ác ghê tởm vô cùng, có những người tỏ ra đàng hoàng dưới ánh nắng, nhưng trong bóng râm tỏ ra lưu manh đáng sợ


Chúng ta hãy suy nghĩ : đời sống của chúng ta có gì là giả hình hoặc đóng kịch không ? Chúng ta hãy nhớ : chúng ta có thể sống đóng kịch, che đậy, giấu diếm người này người khác, nhưng chúng ta có thể sống mãi như thế không ? Không đâu, chắc chắn sẽ có ngày “cháy nhà ra mặt chuột”. Giả như chúng ta có sống được mãi như thế suốt đời, không ai biết chăng nữa, nhưng chúng ta có thể qua mắt được Thiên Chúa không ? Chắc chắn là không. Được lòng người đời hay được người đời ca tụng, nhưng không được lòng Chúa, không được Chúa ghi công thì cũng như không, chẳng có giá trị gì. Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ và tự nhủ mình khi làm bất cứ điều gì, kể cả những việc đạo đức.
(tinmung.net)