Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

HÌNH CHÚA GIÊSU HIỆN TRÊN GỐC CÂY

Hình Chúa Jesus hiện trên gốc cây

Hình ảnh gương mặt Chúa Jesus hiện lên trên một gốc cây bị chặt ở nghĩa trang tại thủ đô của Bắc Ireland.



Mới đây một cây trong nghĩa trang Belfast City ở phía tây thành phố Belfast đổ. Vì thế ban quản lý nghĩa trang quyết định cưa toàn bộ thân cây, chỉ để lại một đoạn ở gốc. Sau đó người ta thấy hình ảnh một người đàn ông có râu quai nón giống như Chúa Jesus trên gốc cây, Belfast Telegraph đưa tin.

Một đoạn video về khuôn mặt trên gốc cây đã được đưa lên trang YouTube.

"Khi nhìn ở cự ly gần, người xem không thể hiểu tại sao khuôn mặt lại xuất hiện ở đó", người đưa video lên mạng bình luận.

Minh Long
(vnexpress.net)

ĐẠI HỘI MỪNG 64 NĂM LEGIO HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM

ĐẠI HỘI LEGIO MARIAE
KỶ NIỆM 64 NĂM HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM

Ngày 13.8.2012, Ban quản trị Senatus tổ chức Đại hội mừng 64 năm Legio Mariae hiện diện tại Việt Nam tại Nhà Thờ Kim Ngọc Giáo Phận Phan Thiết. 2.800 hội viên từ 26 Giáo Phận và 12 Cha Linh Giám Comitium đã về tham dự ngày trọng đại của Legio Mariae.
 
Từ chiều Chúa nhật 12.8, Giáo xứ Kim ngọc đã đón tiếp khoảng 400 tham dự viên từ các Giáo phận xa ở miền Bắc, Cao nguyên và miền Tây. Theo chương trình như “tiếp sức mùa thi”, các gia đình trong Giáo xứ đã niềm nở mời anh chị em Legio về gia đình của mình. Một bầu khí vui mừng và huynh đệ lan tỏa khắp giáo xứ.

Từ mờ sáng ngày 13.8, các đoàn xe khách 50 chỗ ngồi đã đậu kín hết các bãi đất trống đã chuẩn bị. Ban tổ chức ân cần đón tiếp và sắp xếp chu đáo.


Đến 7giờ sáng hàng ngàn tham dự viên đã ổn định trong Nhà thờ và ngoài khuôn viên, tập hát sinh hoạt đầu ngày. Công ty âm thanh ánh sáng Nguyễn Thương đảm trách truyền hình trực tiếp ra bên ngoài qua những màn hình tivi lớn.


8giờ: bắt đầu chương trình với lời kinh khai mạc, chuỗi Mân Côi 50 kinh Mùa Mừng, giới thiệu các thành phần tham dự và vị đại diện Senatus đọc sơ lược quá trình hình thành phát triển Legio Việt Nam. Các Thầy Chủng viện Nicolas Phan thiết giúp vui trong các tiết mục sinh hoạt nhộn nhịp tạo bầu khí hân hoan.

(gpphantiet.com)

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #5

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG THÁNH MẪU LAVANG
Ngày 15.8.2012



(tonggiaophanhue.net)

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #4

Đêm Hoa Đăng 14.8.2012 
cầu nguyện tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang 



Vào lúc 20g00 ngày 14.8.2012, tại Linh Đài Đức Mẹ, diễn ra Đêm Hoa Đăng do Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, chủ sự.

Linh mục Tiến Lộc giới thiệu chương trình Đêm Diễn Nguyện, thứ tự đoàn dâng hoa và thành phần tham dự.

Sau phần giới thiệu, Đức Cha dâng hương kính Đức Mẹ La Vang và tuyên bố khai mạc Đêm Diễn Nguyện bên Mẹ La Vang. Mỗi mầu nhiệm gồm có: Phần Suy niệm, do 5 Linh mục đại diện đến từ khắp nơi trong 26 Giáo Phận và hải ngoại, chia sẻ; Phần dâng hoa; Phần đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh.

Đức Cha nhắn nhủ cộng đoàn hành hương trong lời mở đầu: Khung cảnh đêm hôm nay làm ngài nhớ lại biến cố năm 1795 khi màn đêm buông xuống đã khiến con người lo sợ. Nhưng giờ đây, từ khắp nơi trong và ngoài nước, nhiều người đang quy tụ về La Vang, cùng nhau lần chuỗi Mân Côi. Chắc chắn Mẹ sẽ nhận lời, bởi lẽ Mẹ về trời, nhưng không xa chúng ta. Chúng ta hãy dâng lên Mẹ lời kinh, tiếng hát, dâng lên Mẹ công trình Vương cung Thánh Đường, qua mầu nhiệm 5 sự Mầng theo các bài suy niệm của chính Đức Thánh Cha Gioan XXIII, vị Giáo Hoàng hiền hậu và thánh thiện của Hội Thánh Hoàn Vũ và cách riêng, của Hội Thánh Việt Nam.

Sau lời mở đầu của Đức Cha chủ sự, Linh Mục Micae Hy Lê Ngọc Bửu dẫn cộng đoàn vào giờ suy niệm. Qua Mẹ La Vang, xin Chúa ban cho cộng đoàn hành hương được ơn canh tân trở về với Chúa Giêsu và khám phá lại Đức tin, biết góp phần xây dựng lòng người, dựng xây Nhà Chúa, phát triển Hội Thánh trở nên một cộng đồng nhân loại mới, sống trong tình thương hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Cả một rừng người, nhưng không ai chen lấn, xô đẩy. Tất cả đều cùng nhau hướng lòng về Đức Mẹ La Vang trên Linh Đài, hòa quyện trong những cung đàn, những lời ca tiếng hát nhẹ nhàng sâu lắng, khiến đêm diễn nguyện thêm sốt sắng.
(tongiaophanhue.net)

ĐẠI HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO GP.PHAN THIẾT 2012

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO THÁNG 8/2012 
ĐẠI HỘI GIỚI HIỀN MẪU GP PHAN THIẾT
 
Mười ba tháng Tám đẹp ngời
Mẹ Tàpao, Mẹ Lên Trời yêu thương
Cho đoàn con cái muôn phương
Về đây sum họp hành hương kính mừng.


Hân hoan niềm vui trong dịp Mừng Lễ Bổn Mạng Thánh Nữ Mônica, Các Bà Mẹ Công giáo GP Phan Thiết từ khắp các giáo xứ của 5 Giáo hạt đã nô nức tuôn về Trung tâm Thánh Mẫu Đức Mẹ Tàpao để dự ngày Đại hội của Giới nhân dịp ngày hành hương 13.8.2012. Tâm tình thảo kính dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ được các hiền mẫu diễn tả qua chương trình diễn nguyện “Đồng Hành Về Bên Mẹ” vào tối ngày 12.

Chương trình bắt đầu với nghi thức cung nghinh tượng Đức Mẹ Tàpao từ văn phòng trung tâm lên quảng trường. Giữa ánh nến lung linh của muôn ngàn con tim hướng Mẹ, gương mặt Đức Mẹ mỉm cười âu yếm nhìn xuống đàn con, đặc biệt là những hiền mẫu trong các gia đình, đang sốt sắng cất lời ngợi khen tôn vinh và thiết tha khẩn cầu với Mẹ.

Đêm diễn nguyện “Đồng Hành Về Bên Mẹ” do các bà mẹ Công Giáo GP Phan Thiết đăng cai được Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết, long trọng khai mạc.

(gpphanthiet.com)

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #3

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG THÁNH MẪU LAVANG
Ngày 14.8.2012

(tonggiaophanhue.net)

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #2

Lời giới thiệu Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang


Một Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang với một Vương cung thánh đường dâng kính Đức Mẹ, những công trình kiến trúc và trang trí mỹ thuật hòa quyện trong một khung cảnh thiên nhiên, tạo nên một không gian thích hợp cho việc cầu nguyện và gặp gỡ của khách hành hương đến từ muôn phương: đó là mơ ước của cộng đồng Dân Chúa Việt Nam từ nhiều năm nay.

Để biến ước mơ này thành hiện thực, trong Đại hội lần thứ XI, từ chiều 04 đến trưa 08 tháng 10 năm 2010, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ủy thác cho Ủy ban Nghệ Thuật Thánh nhiệm vụ nghiên cứu và thiết kế đồ án xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang.

Sau 6 tháng nghiên cứu và sáng tạo, trong Hội nghị Thường niên kỳ I của Hội đồng Giám mục Việt Nam từ ngày 25 đến 29 tháng 04 năm 2011, Ủy ban Nghệ Thuật Thánh đã tuyển lựa 3 trong số 5 bản phác thảo để trình Hội đồng Giám mục. Một Ủy ban gồm 7 giám mục được đề cử đã nhất trí biểu quyết chọn dự án thiết kế theo phong cách Á Đông, gần gũi với tâm hồn và cuộc sống người dân Việt.

Từ ngày ấy, Ủy ban Nghệ Thuật Thánh đã mời các kiến trúc sư, các nhà thiết kế mỹ thuật, các điêu khắc gia, các họa sĩ, v.v… cùng tham gia nghiên cứu và làm việc. Sau nhiều lần xem xét, tuyển lựa, điều chỉnh, bổ túc, cuối cùng Đồ án Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang đã thành hình như được trình bày bằng những nét chính trong tập sách nhỏ này*, bên cạnh đó còn có hàng trăm bản vẽ chi tiết khác.

Một đồ án kiến trúc theo phong cách Á Đông, dù không mang tính hoành tráng hay đột phá, vẫn không đơn giản chút nào. Công trình đòi hỏi một sự hiểu biết khá sâu rộng về văn hóa Việt Nam với một thế giới biểu tượng vô cùng sâu sắc về ý nghĩa và phong phú, đa dạng, về hình ảnh và màu sắc. Hơn nữa, điều khó khăn hơn là làm thế nào sử dụng các biểu tượng văn hóa Việt Nam để diễn tả các mầu nhiệm đức tin. Đó là vấn đề hội nhập văn hóa. Trong tiến trình xây dựng vẫn có thể chỉnh sửa những chi tiết trong đồ án nếu cần. Rất mong quí vị cao minh, thông thạo văn hóa, rộng tình chỉ bảo, để công trình kiến trúc được hoàn hảo.

Ngoài ra, bất cứ sự lựa chọn nào cũng bao hàm một định hướng, một giới hạn, không thể đáp ứng hết mọi đòi hỏi hay mọi quan điểm, nhất là trong lãnh vực nghệ thuật. Rất mong sự thông cảm của tất cả mọi người.
 
Nguyện xin Đức Mẹ La Vang chúc lành cho công trình xây dựng từ khởi sự cho đến lúc hoàn thành.
 
+ Matthêô Nguyễn Văn Khôi
Giám mục giáo phận Qui Nhơn
Chủ tịch Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
––––––––––––––––––––
* Tập sách “Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang”,
phát hành nhân dịp đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang,
ngày 15 tháng Tám 2012.

Gm Matthêô Nguyễn Văn Khôi
(WHĐ)

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #1

Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang

   

Vị trí địa lý

Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang tọa lạc tại tỉnh Quảng Trị, thuộc vùng bắc trung bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, nơi có những dòng sông trong lành xuất phát từ những con suối dọc dãy Trường Sơn, xuyên qua các hang động đá vôi kỳ vĩ, xuôi về đồng bằng nhỏ hẹp hòa mình vào biển đông. Phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, cố đô triều đình Nhà Nguyễn, nổi tiếng với các công trình kiến trúc lăng tẩm, thế đất sông núi hữu tình. Phía tây giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, ngăn cách bởi dãy núi hùng vĩ hiểm trở với rừng rậm mang tên Trường Sơn. Phía đông giáp biển Thái Bình.

Quảng Trị nằm trong chuỗi di sản văn hóa miền trung Việt Nam, Hội An - Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình. Là hành lang của lục địa nhìn ra biển Đông.

Bảo tồn di tích

– Linh đài: nơi đây hơn 200 năm trước, năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra để cứu giúp người dân cùng khổ, lòng từ ái của Mẹ tồn tại đến muôn đời, trải qua bao thế hệ, Mẹ vẫn dang rộng cánh tay đón chờ mọi người chạy đến cùng Mẹ trong những cơn gian nan khốn khó.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN NĂM B 12-8-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XIX thường niên năm B 12-8-2012.
Cha Chánh xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo hát Lễ.




Hữu Toàn.


LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 41-51)



SỐNG ĐỜI ĐỜI
Sưu tầm
Bài Tin Mừng tiếp tục kể lại bài giảng về bánh hằng sống của Chúa Giêsu. Qua bài giảng này Chúa Giêsu muốn mạc khải về phép Thánh Thể mà Ngài sẽ thiết lập. Chúng ta hãy ôn lại ít điều giáo lý về việc rước Chúa, tức là việc rước lễ, đem lại cho chúng ta rất nhiều ơn ích lớn lao, có thể tóm tắt trong bốn điều:

Thứ nhất, rước Chúa chúng ta được tăng thêm ơn thánh hóa. Khi chúng ta lãnh các bí tích Thêm sức, Giải tội, Xức dầu, Truyền chức thánh và Hôn phối, chúng ta cũng được tăng thêm ơn thánh hóa. Nhưng khi lãnh bí tích Thánh Thể chúng ta được tăng thêm ơn thánh hóa nhiều nhất, vì không phải chúng ta chỉ lãnh thêm ơn thánh mà là lãnh nhận chính Đấng ban ơn thánh, là chính nguồn mạch ơn phúc.

Thứ hai, rước Chúa làm chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và với các anh chị em tín hữu khác. Cũng như khi chúng ta ăn bất cứ thứ gì, thì của ăn đó được biến hóa và trở nên thịt máu vào chính con người chúng ta. Vậy khi ăn thịt Chúa, thì thịt Chúa sẽ trở nên thịt máu chúng ta. Chúng ta sẽ sống trong Chúa và Chúa sẽ sống trong chúng ta, như Chúa đã phán: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy”. Khi đó chúng ta có thể nói như thánh Phaolô: “Không phải tôi sống nữa mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Không những chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu mà chúng ta còn hiệp nhất với anh chị em tín hữu trong cả hoàn cầu nữa. Bởi vì chúng ta cùng chia sẻ một lương thực là cùng chia sẻ một sự sống, nên chúng ta hiệp thông và hiệp nhất với nhau, như thánh Phaolô đã nói: “Chúng ta ăn mình Chúa nên tất cả chúng ta đều là một”. Do đó, đã hiệp nhất với Chúa Giêsu thì cũng hiệp nhất với nhau.

Thứ ba, rước Chúa chúng ta được tha các tội nhẹ và bảo vệ chúng ta khỏi tội trọng. Hằng ngày chúng ta phạm nhiều tội nhẹ trong tư tưởng, ước muốn, lời nói, việc làm. Những tội này không những không ngăn trở chúng ta rước lễ, mà chính việc rước lễ sẽ tha các tội nhẹ cho chúng ta. Còn khi có tội trọng thì không được rước lễ. Nhưng chính việc rước lễ sẽ giúp chúng ta, sẽ gìn giữ chúng ta khỏi sa ngã phạm tội trọng, như Công Đồng Tridentinô đã nói: Việc rước Chúa là một liều thuốc gìn giữ chúng ta khỏi sa ngã phạm tội trọng”.

Thứ tư, rước Chúa ban cho chúng ta sự sống đời đời ngay khi chúng ta còn sống trên mặt đất này, Chúa Giêsu nói rõ: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”. Chúa không nói người ấy “sẽ được sống muôn đời”. Chúa nhấn mạnh người ấy “được sống muôn đời”. Còn việc bảo đảm sẽ được sống lại sau này thì chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”. Như vậy, phép Thánh Thể, sự phục sinh và cuộc sống vĩnh cửu có tương quan với nhau, nghĩa là bây giờ nhờ rước Chúa, chúng ta có đời sống ân sủng, sau khi chết, linh hồn chúng ta được hạnh phúc trường cửu, và ngày tận thế, thân xác chúng ta sẽ được đồng vinh hiển cùng với linh hồn.

Anh chị em có đọc được ở đâu hay tìm thấy nơi một tôn giáo nào khác có một đấng thần minh, dám nói như Chúa Giêsu đã nói hôm nay không: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời”?. Chúa Giêsu dám nói như thế, vì Ngài có nền tảng, vì Ngài là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài có quyền ban sự sống đời đời cho những ai tin Ngài. Ngài là lẽ sống của họ. Trong những thế kỷ đầu của Giáo Hội, dân ngoại bỡ ngỡ khi thấy người có đạo anh dũng chịu chết vì Chúa. Đâu là lý do của sự can đảm lạ lùng ấy? Thánh Si-pơ-ri-a-nô trả lời: “Chính nhờ Mình Thánh Chúa Giêsu gìn giữ mà người có đạo mới ra pháp trường một cách anh dũng như vậy”. Đời vua Tự Đức, tổ tiên chúng ta cũng không thua kém các vị tử đạo đầu tiên ở Rôma. Nhờ đâu? Nhờ rước Mình Thánh Chúa. Bằng chứng: trong một sắc lệnh cấm đạo của vua Tự Đức có một điều như sau: “Không được để cho người ta đem đến cho kẻ có đạo thứ bánh mầu nhiệm gì đó, vì thứ bánh ấy làm cho họ không sợ đau đớn và vui vẻ chịu chết”.

Quả thực, ăn thịt máu Chúa sẽ tìm được sức mạnh thánh hóa và can đảm. Thịt máu Chúa còn đem lại hiệu quả cuối cùng là sự sống lại và sự sống đời đời. Vì thế, nếu chúng ta đến dâng lễ mà chúng ta không rước Mình Thánh Chúa, thì cũng không khác gì đi ăn tiệc mà không ăn gì cả. Và như thế là chúng ta đã từ chối ân huệ lớn lao, như nhà vua kia mời dự tiệc cưới con mình mà bị từ chối, là năm trinh nữ khờ dại không vào phòng tiệc, là chôn giấu nén bạc chủ trao cho, là mất kho tàng và đá ngọc, là vứt hòn ngọc đi. Tóm lại. Mình Máu Chúa là của ăn không những nuôi dưỡng linh hồn mà còn tăng thêm niềm tin, lòng yêu mến và hy vọng, giúp chúng ta sống hào hùng, sống tốt đẹp ở đời này và bảo đảm cho chúng ta hạnh phúc đời sau. Vậy chúng ta hãy quí mến phép Thánh Thể và siêng năng rước lễ, để lãnh nhận những ơn ích và những hiệu quả cao quý ấy.
(tinmung.net)

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B 05-8-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVIII thường niên năm B.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng ).




Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 24-35)



ĂN ĐỂ SỐNG…ĐỜI ĐỜI


PM. Cao Huy Hoàng
Người không tin vào quyền năng Thiên Chúa, không hiểu biết về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa vẫn thường nhìn người theo đạo Công Giáo với cái nhìn rất con người: theo đạo gạo, theo đạo vợ, theo đạo thời cơ, theo đạo trợ cấp, thậm chí theo đạo để được chôn cất đàng hoàng.

Họ không hiểu rằng Đức Tin vào Thiên Chúa là một ơn huệ nhưng không, và tuyệt đối, Đức Tin càng không phải là sáng kiến, hay thành quả của lý trí, của trình độ, của trí thức, của học vị. Họ đang “suy bụng ta ra bụng người” chăng? Vì giả sử theo đạo mà được Chúa ban cho quyền bính, cho chức vụ, cho lương bỗng, cho gạo cho tiền, thì hết thảy họ cũng đã bỏ mọi thứ mà theo Đạo của Chúa cả rồi. Họ lầm tưởng người công giáo cũng giống như họ là bảo vệ, tôn vinh, sùng kính một đảng phái, một chế độ, một lãnh tụ thế gian vì sợ mất chén cơm, một chỗ đứng, một chỗ ở, một bống lộc để sinh tồn sao?

Hai ngàn năm sau Thiên Chúa Giáng Sinh rồi, mà con người ta vẫn còn chưa nhận ra chân giá trị vĩnh cửu của Con Thiên Chúa làm người. Và cũng chưa nhận ra giá trị tạm thời của của cải vật chất chóng vánh. Họ nghĩ mình chỉ có một sự sống và một lần sống là sự sống ở đời này mà thôi và không thể chấp nhận có một sự sống đời sau trong Thiên Chúa. Bởi thế, ai cũng quá chú trọng đến cái ăn phần xác, tranh thủ hưởng thụ ở đời này, tranh thủ quyền lợi thế gian, và nhất là sống cho thỏa mãn cái phần xác kẻo chết đi mà tiếc nuối.

Cụ thể nhất là trường phái Lôkayata, trường phái triết học duy vật và vô thần triệt để nhất ở Ấn Độ cổ phủ nhận kiếp trước, kiếp sau và đề cao cuộc sống con người nơi trần thế. Họ tuyên bố: “Hãy để cho những kẻ ngu ngốc ngồi nhấm nháp hương vị của kiếp trước, kiếp sau, của thiên đường, địa ngục...còn chúng ta những người duy vật thì chỉ có một cuộc đời thực trên trần thế này, đời người chỉ sống có một lần, nên con người cần phải tận hưởng cuộc sống nơi trần thế, không có gì phải kiêng cữ, kẻo mai sau chết đi lại luyến tiếc không được tận hưởng hương vị cuộc đời”. (theo TS.Trần Hồng Lưu).

Chuyện ngày xưa là như vậy. Ấn Độ thưở xưa là như vậy. Thế mà ngày nay ở Việt Nam cũng như vậy. Ngày xưa “ăn no mặc ấm”, ngày nay “ăn ngon mặc đẹp”. Và hơn thế nữa, chăm sóc sức khỏe thể lý cho mình đang trở nên cao trào khi điều kiện kinh tế vật chất có phần nào khấm khá hơn trước. Bởi vậy mới có đủ loại quảng cáo rằng: “Cần ăn gì để sống khỏe?” “Cần ăn gì trong khi mang thai?” “Cần ăn gì để trường thọ?” Thậm chí còn có cả cao trào không chỉ sống khỏe mà còn phải đẹp đẽ, sung mãn, cường tráng, nên lại có các loại tiếp thị không cần trơn mắt cũng thấy: “Ăn gì đẹp da?”? “Cần ăn gì để có sức yêu”…. “Ăn gì sung độ, cường tráng, dẻo dai”.

Có cả trăm ngàn loại thuốc thực phẩm chức năng giúp con người ta hôm nay phòng chống chữa bệnh và kiện toàn sinh lực. Cùng với trăm ngàn loại thuốc, trăm ngàn cách thẩm mỹ khác làm cho con người ta đẹp ra, trẻ ra, sống lâu, trường thọ. Hẳn là, thỉnh thoảng lại thấy trong hộp mail của bạn, của tôi bản tin rằng người Trung Quốc ăn cả thai nhi con người, mà người ta gọi là “hàng nàm cao cấp”, để không chỉ khỏe mà còn cường tráng lâu bền trong các sinh hoạt tình dục.

Quả thật, cái ăn nó quan trọng dường nào cho sự sinh tồn của mỗi con người trên trần gian.

“Sống không để ăn, nhưng ăn để sống”. Con người đang khai thác triệt để ý nghĩa này cho cuộc sinh tồn của chính mình. Và cuối cùng là không phải “ăn để mà sống” nhưng là “Ăn, kẻo chết không ăn được”.

Tôi chợt nhớ câu chuyện: “Có một quán phở kia mới khai trương. Dưới bảng hiệu, có kèm theo câu quảng cáo ý nghĩa: “Nếu bạn không sống để ăn, thì hãy ăn cho tôi và người khác được sống”.

Chưa nói đến cái ăn của Kitô Hữu Công Giáo, thì cái “Ăn cho người khác sống”, thiêt tưởng cũng đã vượt lên cái bình thường và mang một ý nghĩa đẹp.

Cha mẹ phải cố gắng ăn và khỏe để lo cho con cái. Con cái phải cố gắng ăn để khỏe vì khỏe là niềm vui của cha mẹ, là đỡ cho cha mẹ một nỗi lo. Con cái phải giữ gìn sức khỏe, phải biết bảo trọng, để cha mẹ được yên lòng. Người bạn đời phải cố gắng tối đa để khỏe, thêm niềm vui, thêm hạnh phúc cho gia đình, bớt nỗi sầu bệnh hoạn, bớt tốn kém tiền bạc, bớt mất ngủ hầu quạt hầu ru.

Cách “ăn để người khác sống” - sống ở đời này, cũng là một nét văn hóa đẹp, mang đậm nét văn hóa Kitô Giáo: Ăn vì lòng Bác Ái.

Nhưng điều thiết yếu hơn cả vẫn là sứ điệp Tin Mừng hôm nay “hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Đấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu”

“Của ăn tồn tại muôn đời” là chính Thịt Máu Chúa Giêsu ban cho những kẻ TIN. TIN là công việc tiên khởi và quyết định cho việc ăn chính Thịt Máu Chúa Giêsu để có sự sống đời đời.

Trong khi thiên hạ tìm kiếm cái ăn hay hư nát cho thỏa mãn cuộc sống hay hư nát ở phàm trần, thì người Công Giáo lại đi tìm cái ăn cho được sự sống đời đời. Tưởng như là dở hơi hay ngu ngốc, nhưng thật ra, các Kitô Hữu Công Giáo đang tìm cho mình một cuộc sống chắc chắn nhất, lâu bền mất, mà chỉ có Đức Tin Công Giáo mới có thể thấu hiểu.

Mỗi người chúng ta nhìn lại, ngày ấy, trong Bí Tích Rửa tội mà chúng ta đã lãnh nhận, và cũng như mới đây, những Tạ Phong Tần, Mary Huỳnh Thục Vy, Maria Nguyễn Hoàng Vi và Mônica Trịnh Kim Tiến lãnh nhận, người được rửa tội được hỏi: “Con đến xin gì cùng Hội Thánh”. Người lãnh nhận Bí Tích Rửa tội thưa: “Thưa con xin Đức Tin”. “Đức tin mang lại điều gì cho con?” “Thưa Đức Tin mang lại cho con sự sống đời đời”.

Chính vì “Sự Sống Đời Đời”, mà người ta theo Đạo Chúa. Nghĩa là, người ta TIN Chúa có thể ban cho họ sự sống đời đời sau sự sống này.

Đức tin ấy được củng cố kiên cố nhờ yêu mến và ước ao rước lấy Mình Máu Chúa Giêsu, mà chính Ngài xác nhận: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”.

Đức tin ấy trở thành “sự sống đời đời” cho mỗi tín hữu, khi xác tín rằng trong con người hay hư nát, có con người không hề hư nát, có cuộc sống phục sinh.

Và nhờ Đức Tin ấy, các Kitô Hữu Công Giáo sẽ không ngại hy sinh gian khó, không ngại áp bức hay tù đày, không ngại cùm gông hay xiềng xích để làm chứng cho thiên hạ rằng: Có Một Cuộc Sống Đời Sau, và muốn chiếm hữu cuộc sống ấy thì hãy sám hối ngay, hãy cải tà qui chánh, hãy tôn trọng sự sống con người, hãy sống theo sự thật, công lý, nhân ái, bình an….

Họ đã và đang sống nhờ sức sống của Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô. Họ sống sự sống đời đời trong thân xác hay hư nát.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con yêu mến Thánh Thể Chúa hơn muôn ngàn thực tại trần gian. Và nhờ Thánh Thể Chúa, xin cho chúng con đủ sức chiến đấu cho cuộc chiến chính nghĩa của Thiên Chúa trên trái đất nầy, nơi quê hương trần gian này. A men
(tinmung.net)

DÒNG ĐAMINH TRUYỀN CHỨC LINH MỤC

Đẹp thay bước chân người loan báo Tin Mừng

Hòa chung niềm vui của Giáo Hội trong ngày mừng lễ thánh Gioan Maria Vianey, bổn mạng các linh mục, sáng nay 04.08.2012, Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam hân hoan đón mừng mười ba tu sĩ trong Dòng bước lên Bàn Thánh lãnh nhận thánh chức Linh Mục.


Thánh lễ trao ban tác vụ linh mục hôm nay được cử hành tại thánh đường giáo xứ Đaminh – Ba Chuông, lúc 8giờ 30 do Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP., Giám mục Giáo Phận Vinh chủ phong, với sự hiện diện của cha Giuse Ngô Sĩ Đình, OP., Giám tỉnh Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam, hơn 150 linh mục Dòng và Triều, đông đảo anh em trong tỉnh Dòng, các tu sĩ nam nữ các hội dòng, ông bà cố của các Tân Chức, thân nhân, ân nhân xa gần và đông đảo cộng đoàn dân Chúa đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện, chia sẻ niềm vui với Tỉnh Dòng và các Tân Chức.
Chân dung 13 Tân Linh Mục Dòng Đaminh


(daminhvn.net)

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 28.7 - 02.8.2012