Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TINH THẦN THÔNG ĐIỆP FRATELLI TUTTI TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN


TINH THẦN THÔNG ĐIỆP FRATELLI TUTTI 
TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN

TGPSG -- Tôi đã chụp lại được hình ảnh của thầy sư và các sơ, trong các buổi chiều tà, cùng đưa đón bệnh nhân đi và về...

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Thanh Vinh - Giám đốc Bệnh viện Dã chiến thu dung số 10 (BVDCTD) - đã phát biểu như thế trong buổi lễ “Đón và Tri ân các Tình nguyện viên (TNV) tôn giáo” vào lúc 8g30 ngày 29-10-2021 tại sân của BVDCTD (Chung cư lô D07, Khu dân cư 30,2 ha, Phường An Khánh, TP Thủ Đức).

19 TNV này gồm:
  • 1 đại đức và 9 tín đồ Phật giáo đã phục vụ 2 tháng tại BVDCTD;
  • 9 nữ tu đã phục vụ 3 tháng (từ đợt 1 ngày 22/7 đến 28/10/202) tại BVDCTD, gồm 7 nữ tu Dòng Đức Bà Truyền Giáo và 2 nữ tu Hiệp Hội Đức Maria Đầy Ơn Phúc.

Hình ảnh các bác sĩ, nhân viên y tế, các bạn dân quân và các TNV lưu luyến thắm thiết bên nhau - trong ngày gặp mặt và chia tay này - khiến người ta liên tưởng đến 'tình thân hữu xã hội' trong thông điệp Fratelli Tutti của ĐTC Phanxicô.


Tình cảm lưu luyến

Trước buổi lễ, tình cảm lưu luyến trong giờ phút sắp chia tay nhau đã được thể hiện rất tự nhiên và thật cảm động. Những hình ảnh dưới đây ghi lại những tương quan rất đậm đà và hồn nhiên ấy:
 
Các bác sĩ, nhân viên y tế, dân quân và các TNV chung tay nối kết,
khắng khít như là đang... kéo co rất 'dịu dàng' với nhau!

Một, hai, ba... bắn tim!  

Nhớ hoài những ngày tháng cùng nhau giúp bệnh nhân nhé!

Phục vụ đã 3 tháng rồi mà vẫn còn cười rất tươi,
nên... đề nghị tiếp tục ở lại thiện nguyện nhé!
 
Áp lực không thể quên

Bà Hoàng Anh ở khâu Hậu Cần đã kể về những ngày đầu tại BVDCTD. Bà khẳng định ngay khi vào câu chuyện:

Cảm ơn các TNV rất nhiều, nếu không có đội ngũ TNV, chúng tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ. Lượng bệnh nhân rất đông. Khi bệnh nhân nhập viện, họ xuống tinh thần rất nhanh. Các sơ đã đi thăm hỏi và an ủi họ, đó chính là nguồn động viên lớn nhất cho bệnh nhân.

Đặc biệt ở khoa ICU, các sơ không nề hà bất cứ việc gì, không những an ủi mà còn ép bệnh nhân ăn uống để bảo đảm sức khỏe, để "có sức mà vượt qua..." Có sơ kể với tôi: Ban đầu nói nhẹ nhàng, bệnh nhân không nghe, không chịu ăn; nên sau đó đã dùng đến biện pháp 'hù dọa': "Cô / bác có muốn về với gia đình, hay muốn ở đây luôn?” Những cách dẫn dụ khác nhau đó đã có hiệu quả, giúp cho bệnh nhân hồi phục rất tốt.

Bà Hoàng Anh đã cho biết về những áp lực thời gian rất 'khủng khiếp' của công việc tại đây:

Khi vừa tiếp nhận khu vực này thì, trong vòng 24 tiếng, các khâu phải chuẩn bị cho xong. Vừa mới tiếp nhận cơ sở vào sáng ngày 19-7, thì ngay buổi tối cùng ngày đã phải tiếp nhận bệnh nhân. Và chỉ 5 ngày sau, cơ sở đã kín chỗ với 2.500 bệnh nhân. Thời gian đầu, áp lực công việc rất khủng khiếp, đây chính là dấu ấn không thể quên trong đời mình.

Bệnh nhân kỷ niệm 20 năm ngày cưới

Nữ tu Maria Têrêsa Đặng Thị Phương Dung kể lại câu chuyện cảm động:

Một nữ bệnh nhân được đưa vào cấp cứu trong tâm trạng mệt mỏi và buông xuôi. Khi em đến thăm hỏi, chị đã mở lòng chia sẻ nhiều chuyện riêng. Sau đó, chị cho biết ngày 7.10 là kỷ niệm 20 năm ngày cưới của chị, mà giờ phải nằm đây.Nhóm chúng em đã bàn với nhau và quyết định tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày cưới cho chị tại giường bệnh. Chị rất bất ngờ và rất vui, nhờ đó chị được thêm năng lượng, khỏe lại nhanh chóng và đã được xuất viện.

Nữ tu Maria cũng chia sẻ thêm về quá trình phục vụ 3 tháng tại đây:

Sau khi phục vụ được 2 tháng, thấy nhu cầu của bệnh nhân và nhu cầu nhân sự của bệnh viện cần chúng em ở lại, chúng em gọi điện thoại xin phép Bề trên cho lưu lạMột nữ bệnh nhân được đưa vào cấp cứu trong tâm trạng mệt mỏi và buông xuôi. Khi em đến thăm hỏi, chị đã mở lòng chia sẻ nhiều chuyện riêng. Sau đó, chị cho biết ngày 7.10 là kỷ niệm 20 năm ngày cưới của chị, mà giờ phải nằm đây.Nhóm chúng em đã bàn với nhau và quyết định tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày cưới cho chị tại giường bệnh. Chị rất bất ngờ và rất vui, nhờ đó chị được thêm năng lượng, khỏe lại nhanh chóng và đã được xuất viện.

Nữ tu Maria cũng chia sẻ thêm về quá trình phục vụ 3 tháng tại đây: i thêm 1 tháng nữa. Bề trên hỏi: “Các em còn sức không?” - “Thưa chị, chúng em còn sức ạ!” Thể là chúng em ở lại cho đến hôm nay là tròn 3 tháng. Ở đây, các bác sĩ và nhân viên y tế rất tận tâm, chỉ dạy cho chúng em rất cặn kẽ - từ khi không hề biết việc gì, mà bây giờ em đã có thể tự mình điều chỉnh oxy khi bệnh nhân tụt oxy và làm được rất nhiều việc khác nữa...

Bạn trẻ và các nữ tu

Nối tiếp câu chuyện, hai bạn trẻ Nguyễn Tuyết Vy và Phạm Thị Phương Quỳnh cũng chia sẻ kinh nghiệm làm việc với các nữ tu:

Chúng em vào phục vụ ngày 20-8. Ban đầu đăng ký 1 tháng, nhưng vì quyến luyến bệnh viện và học hỏi được nhiều thứ khi cùng làm việc với quý sơ, nên chúng em xin gia hạn thêm 1 tháng nữa.

Chúng em ngưỡng mộ và học hỏi nơi các sơ rất nhiều. Chúng em còn trẻ, còn thiếu nhiều kinh nghiệm, được các sơ chỉ dẫn rất tận tình từ việc đi phát cơm cho bệnh nhân, đến việc vệ sinh dọn dẹp… Đó là những trải nghiệm sẽ giúp ích cho chúng em trong quãng đường đời sắp tới của mình.

Nếu có cơ hội chúng em sẵn sàng cống hiến trong sự kết thân, không phân biệt màu da tôn giáo. Tất cả là một gia đình, cùng nhau hướng về đồng bào đang gặp khó khăn.

Gắn bó như “đồng đội”

Câu chuyện từ Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Thanh Vinh - Giám đốc BVDCTD số 10:

BVDCTD số 10 là một chung cư, trong thời gian đầu chưa được trang bị y tế, chưa ai có có kinh nghiệm sâu sắc với bệnh lý Covid. Vậy mà trong vòng 3 tháng đã điều trị thành công khoảng 13 ngàn người bị F0, không để 1 trường hợp nào xấu xảy ra tại bệnh viện này. Đó là điều rất tự hào và hãnh diện đối với chúng ta. Để có được thành quả này ngoài nhiệm vụ chuyên môn ngành Y Tế phải lo, chúng ta đã được sự hỗ trợ của tất cả các ban ngành, đặc biệt là TNV tôn giáo. 
 
TNV tôn giáo đã đem lại sự liên kết giữa người bệnh với nhân viên y tế rất tốt. Lực lượng TNV tôn giáo làm việc với tất cả tinh thần trách nhiệm, với cái tâm và tình yêu của họ dành cho bệnh nhân. Chính những yếu tố đó đã hỗ trợ sự thành công, để hôm nay tôi rất tự hào để nói lên thành quả này.

Tôi đã chụp lại được nhiều hình ảnh về các TNV: hình ảnh thầy sư và các sơ rất “lãng mạn”, trong các buổi chiều tà, cùng nhau đưa đón bệnh nhân đi và về. Các sơ rất trách nhiệm. Khi thấy trễ một chuyến xe, sơ Hạnh đã vội vã báo với giám đốc để làm sao có xe cho bệnh nhân về cho đúng giờ. Có những chiều mưa gió tầm tã, các thầy, các sơ đã cùng với lực lượng dân phòng mang dù ra che mưa, che gió cho họ. Với tinh thần trách nhiệm và lương tâm như vậy thì kết quả tốt đẹp đạt được là chuyện đương nhiên.

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Thanh Vinh,
Giám đốc BVDCTD số 10

Thay mặt BGĐ BVDC số 10, tôi gửi lời tri ân đến lực lượng TNV tôn giáo nói riêng và các lực lượng TNV khác nữa. Trong một môi trường lúc đầu có nhiều khó khăn trắc trở, nhưng qua một thời gian làm việc, tôi có cảm giác chúng ta đã gắn bó với nhau, như những đồng đội chứ không chỉ là đồng nghiệp vì đã cùng chia sẻ ngọt bùi. Chúng ta rất là gắn kết với nhau trong vui buồn. Chúng ta vui vì TP đã bắt đầu khống chế được dịch bệnh, chúng ta sẽ bước vào cuộc sống bình thường mới. Nhưng chúng ta cũng buồn vì đến lúc phải chia tay. Xin gửi đến các anh chị và gia đình lời tri ân và lời chúc sức khỏe.

Bắt đầu từ con số không

Câu chuyện của bà Phan Kiều Thanh Hương - Phó Chủ tịch MTTQVN TPHCM:

Các TNV đến BV với tư thế là con số 0: không có chuyên môn, không hình dung công việc là gì, không biết phải làm gì đây? Đến đây các TNV không câu nệ mình là tu sĩ nữa, mà đã liên kết, không phân biệt tôn giáo, cùng với ngành y chung một mục đích: là hướng đến chăm sóc bệnh nhân. Trong quá trình điều trị bệnh nhân, quan trọng là dinh dưỡng cho người bệnh, các TNV đã thực hiện chế độ chăm sóc cho các bệnh nhân có được bữa cơm, muỗng sữa để giúp bệnh nhân có đủ dinh dưỡng chiến đấu với dịch bệnh.

Kế đó là vấn đề tâm lý cũng rất quan trọng: bệnh nhân không an tâm, không lường trước tiến triển của bệnh nên có một tâm lý sợ sệt hoang mang. Các TNV đã trò chuyện, an ủi, động viên để tâm lý họ được ổn định. Tuy làm những công việc trong môi trường cơ sở vật chất thiếu thốn, các TNV đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ để vượt qua những khó khăn đó, cả những khó khăn về thời tiết để hướng đến mục đích giúp bệnh nhân hồi phục và có được những chuyến xe tình nghĩa để trở về gia đình. Từ con số không, chúng ta có những kết quả tốt đẹp như vậy.

Các nữ tu là những người chị

Đại đức Thích Giác Minh đề cập đến tình chị em với các nữ tu:

Đại đức Thích Giác Minh

Ban đầu khi vào đây chúng con gặp rất nhiều khó khăn và trắc trở. Sau khoảng một tháng, chúng con bắt đầu 'thuận chảy theo dòng'. Trong thời gian phục vụ nơi đây, chúng con đã được đáp ứng đầy đủ về mặt tinh thần và vật chất. Xin được biết ơn ban Giám đốc và tất cả các vị đồng hành.

Riêng đối với các sơ, chúng em rất biết ơn và quý mến các sơ như những người chị. Các chị đến đây trước chúng em, hướng dẫn cho chúng em từng chút, từng chút...

Từ lý thuyết đến thực tế

Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã trải lòng:

Có những điều trước đây chỉ biết trên lý thuyết thôi, bây giờ chúng con được trải nghiệm trên thực tế. Chúng con tri ân Ban Lãnh đạo vì những chăm sóc rất tinh tế, những động viên thăm hỏi... Chúng con muốn cùng với mọi người phục vụ đến giây phút cuối cùng, nhưng vì công việc chung của nhà dòng, chúng con xin phép được dừng ở giai đoạn này. Chúng con cảm thấy rất luyến tiếc và lưu luyến mọi người nơi đây, từ Ban Giám đốc, các y bác sĩ, đến các bác bảo vệ, các em dân quân...

Sẽ lại bắt đầu từ con số không

Lm Giuse Đào Nguyên Vũ - đại diện Tòa TGM TGPSG - nhận định:

Như một người lần đầu tiên làm mẹ - chưa biết gì, nhưng trái tim mẫu tử đã mách bảo người mẹ biết cách chăm sóc con mình - các thầy, các sơ, các đại đức và các phật tử đã cùng các bác sĩ sống bản năng đó khi lao vào cuộc chiến chống đại dịch từ con số không.

Trong giây phút này chúng ta cám ơn nhau và tạ ơn Chúa đã cho chúng ta có điều kiện đi thực tế. Giờ đây trở về, chúng ta sẽ đi cách ly và sống với những kỷ niệm của 2 hoặc 3 tháng qua.

Và chúng ta sẽ lại bắt đầu với con số không, nhưng không phải là con số không trống rỗng, mà là số không của quả địa cầu. Thời gian chung tay chống dịch vừa qua đã nối kết chúng ta lại thành một vòng tròn yêu thương.

Cuộc sống của chúng ta không còn biên giới. Trước đây chưa bao giờ có sự tiếp xúc dễ dàng nh thế giữa các bác sĩ, tu sĩ, bộ đội, dân quân... để có những tấm hình kỷ niệm thắm thiết đến thế… Giờ đây, sau những ngày tháng chung lý tưởng, cùng phục vụ bên nhau, chúng ta đã kết nối với nhau trong tình thương. Khi được nối kết bằng tình thương thì thế giới trở nên gần gũi, tròn đầy...

Năng lượng tích cực

Tiếp đến, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TPHCM - đã chia sẻ 3 ý chính:

  1. Đây là một bệnh viện có tình cảm đồng đội gắn bó mạnh nhất so với những nơi chúng tôi được tham gia. Hình ảnh các bác sĩ, dân quân tự vệ, điều dưỡng, y tá hân hoan chụp hình kỷ niệm cho thấy tình cảm quyến luyến, chính là tình người trong suốt quá trình phục vụ. Có lẽ sẽ không có cơ hội đến với nhau lần thứ hai trong đời như thế, một cơ hội đưa đến thành quả lớn là có gần 13 ngàn bệnh nhân mà không có người nào phải chia tay với cuộc đời.
  2. Đức Phật có dạy: để phát triển xã hội thì phải đến với nhau bằng tinh thần hòa hợp đoàn kết. Chúng ta đã đạt được tinh thần đó, nên tôi rất mong các TNV tôn giáo sẽ tiếp tục nối kết với nhau như thế.
  3. Đức Phật đã dạy các tu sĩ chúng tôi 2 điều: phải thường xuyên thăm khám các bệnh nhân và có cơ hội thì tận tay mình chăm sóc. Bên Công giáo thì có Bí tích Xức dầu bệnh nhân, là một cách chăm sóc đời sống tâm linh cho người bệnh. Sự tận tình của các TNV tôn giáo là nguồn năng lượng tích cực để dẫn đến thành quả 13 ngàn bệnh nhân mà không có người nào rủi ro chia tay. Đây là một thành tích khó có chỗ nào đạt được.

Kết luận

Như đã sống tinh thần Thông điệp Fratelli Tutti trong suốt thời gian 3 tháng phục vụ bệnh nhân, các tu sĩ đã để lại những hình ảnh đẹp và hướng về một tương lai cho nhân loại khi “chúng ta cần có một cộng đồng để được nâng đỡ và được hỗ trợ, đồng thời trong cộng đồng đó chúng ta giúp nhau nhìn về phía trước." (số 8)

Dưới đây là những hình ảnh chia tay đậm nét 'tình thân hữu xã hội' của Thông điệp Fratelli Tutti:

 

Em ở lại nhé, chị về trước đây!
Các bạn phật tử tạm biệt...

Những vẫy tay chào trong niềm vui khi đã hoàn thành sứ vụ

Ban Giám đốc và nhân viên y tế tiễn các TNV

Các sơ về bình an nhé!
Bài & Ảnh: Sơn Nữ SPC (TGPSG)
(WGPSG)

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH NAM NỮ. Lễ trọng.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 01.11.2021 
tại nhà thờ Tân Phước.
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN CHUỔI MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH NAM NỮ. Lễ trọng.

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Hai, ngày 01.11.2021 
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 01.11.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH NAM NỮ. Lễ trọng.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Hai, ngày 01.11.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

SỰ HIỆN DIỆN CỦA TÌNH YÊU

SỰ HIỆN DIỆN CỦA TÌNH YÊU

TGPSG -- “Cô là phật tử am hiểu đạo phật, cô có nghe nhiều về đạo Công giáo nhưng giờ cô đã hiểu rõ hơn, làm sao các sơ, các thầy có thể làm cho những người không quen biết cách không nề hà như vậy, phải là người có cái ‘TÂM’ lớn và đẹp lắm...”

Đây lời chia sẻ của một bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện dã chiến số 1 - nơi chúng tôi được có cơ hội phục vụ. Vâng, chính Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi lên đường và tiếp tục bừng cháy lên trong trái tim chúng tôi một niềm vui khó tả khi nói về Ngài.

Tôi đã chia sẻ với cô về đạo Công giáo; về một người tên có tên là Giêsu, Chúa của tôi. Người đến không phải để được phục vụ nhưng là đề phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mt 22,28). Người mời gọi chúng tôi yêu thương nhau và yêu cả kẻ thù (Mt 5,43). Người không chỉ nói nhưng Người đã luôn hành động. Chúng tôi chỉ tiếp tục công việc của Người đang làm dang dở nơi trần gian này. Và quan trọng hơn hết Người luôn hiện diện với chúng tôi và cho chúng tôi sức mạnh để có thể làm những việc nhỏ bé với tình yêu lớn lao của Người.

Cách riêng, là nữ tu dòng Chúa Giêsu Hài Đồng, tôi và các chị em vẫn luôn xác tín vào mầu nhiệm này với lời cam kết “Để Chúa Giêsu sống trong con sự hiện diện tình yêu của Ngài đối với Cha và đối với anh chị em”. Quả thật khi có tình yêu, có sức mạnh được kín múc từ Thiên Chúa, nhóm chúng tôi đã làm được những việc mà chính tôi cũng không ngờ được, nhất là trong thời gian phục vụ ở Bệnh viện dã chiến này.

Được tình yêu Đức Kitô thúc bách, chúng tôi đã dám ra khỏi chính mình, ra khỏi vùng an toàn của bản thân để cho đi, để sống cho người khác. Chúng tôi-nhóm C20 đã tham gia vào việc chăm sóc bệnh nhân nặng với tình yêu của người thánh hiến, Ngay ngày đầu tiên ra quân ai cũng hăm hở với việc được giao và quyết tâm giữ nhiệt huyết đến cùng. Tôi cũng mang nơi mình sự nhiệt tình ấy với hy vọng có thể giúp chút gì đó cho bệnh nhân.

Ngày đầu vào ca, một chút sợ len lỏi vào tôi, sợ nhiễm bệnh, sợ chết và thấy mình cũng yếu đuối như bao người. Khi được hỏi: “Sơ có biết tắm xác không, vào phụ một tay vì có người mới ‘đi’”. Tôi hơi sợ khi đáp lời: “Con chưa tắm xác bao giờ, nhưng thầy cứ làm đi, con phụ ạ!”. Chân tay tôi cứ run lên nhưng chẳng ai thấy vì đang mặc đồ bảo hộ. Tôi xin Chúa cho tôi sức mạnh và tôi bắt đầu lấy can đảm và bình tâm trở lại để phụ thầy giặt khăn, xịt cồn lau xác, thay đồ và bó xác. Chúng tôi làm và âm thầm đọc kinh dâng linh hồn cho lòng Chúa khoan nhân… và đợi đội an táng đến mang xác đi.

Tôi cũng nhìn thấy trong đôi mắt các bệnh nhân ánh lên nỗi lo sợ, hoang mang, nhất là khi có một thi thể cạnh họ chờ được đưa đi vào sáng hôm sau, thậm chí có bệnh nhân không vượt qua được nỗi sợ đã tụt oxy và chết sau khi thi thể được mang đi... Chúng tôi thường ngồi cạnh họ để nâng đỡ tinh thần, có nhiều bệnh nhân chưa được chuẩn bị tâm linh để ra đi bình an. Thầy Vũ chia sẻ “Suy nghĩ về cái chết, đối diện với nó và cần đón nhận nhưng trong phòng bệnh thật là khó nói lắm, nhất là đối với những con tim yếu đuối, thiếu đời sống tâm linh!” Lời Thánh vịnh “họ tắt hơi là trở về cát bụi, dự định bao điều ngày ấy tiêu tan” (Tv 146,4) tiếp tục vang vọng trong tôi…

Khi các tu sĩ nam nữ hiện diện ở đây, người ta nhận ra chúng tôi qua những cử chỉ, lời nói, những công việc chúng tôi làm cho họ. Khi chúng tôi cho họ uống một ngụm nước; kiên nhẫn với những đòi hỏi của họ nhất là những bệnh nhân khó tính; nói những lời động viên, khích lệ, nâng đỡ sự mệt mỏi của họ; giúp họ tập thở sâu để họ phục hồi nhanh nhịp thở; thay tã, giặt đồ,… 
 
Lúc đầu khi nghĩ về việc mình cần ghi tên nhóm, tên khẩu hiệu của nhóm và giới thiệu: “Tôi là tu sĩ công giáo thiện nguyện!” mà nhóm C20 đề nghị tôi cảm thấy ngại và không muốn làm vì tôi nghĩ: “Mình cứ làm âm thầm như một thiện nguyện viên thôi, hà cớ gì mà phải khoa trương lên làm gì, lỡ người ta ghét mình thì sao?” Tôi đã không làm gì để thể hiện cho người ta thấy bản thân mình là một tu sĩ thiện nguyện nhưng sau khi tham gia vài ngày, tôi thấy mình cần làm gì đó để thể hiện và cho người ta nhận biết căn tính của người công giáo.

Tôi bắt đầu viết khẩu hiệu của nhóm C20 lên áo Khẩu hiệu ghi trên áo: “HÃY LUÔN HY VỌNG”- C20- TÊN… kèm với một trái tim có hình thánh giá ở trên, không chỉ giúp chúng tôi thể hiện mong ước của mình nhưng còn là phương cách loan Tin Mừng. Các bác sĩ hỏi tôi: “chữ gì sau lưng vậy? Nó có nghĩa là gì?” Họ bắt đầu thắc mắc đây là ai? Tu sĩ công giáo là như thế nào?... Một số người gọi tên tôi và muốn tôi nói cho họ biết về ý nghĩa của những gì tôi viết. Tôi có cơ hội giải thích và nơi họ ánh lên niềm vui.

Nơi đây, chúng tôi có dịp trở thành những tay thợ không chuyên: cắt tóc, cạo râu, gội đầu…; làm bạn đồng hành với họ qua những câu chuyện cuộc đời. Tuy còn nhiều vụng về, nhưng những ‘khách hàng’ của chúng tôi vui lắm. “Chú cảm ơn các con nhiều nhé, không có mấy con chắc Chú chết sớm rồi. Con chú có làm tổng thống cũng không vào đây chăm sóc chú được”; “kiếp trước chắc cô tu tốt, Mẹ cô làm phước giờ mới gặp được tụi con!”. Thật sự, tôi thấy mình được nhận nhiều hơn là cho đi. Những cái bắt tay, những lời cảm ơn trong nước mắt, niềm hy vọng của ngày mai được xuất viện, và cả niềm tự hào “Sơ chăm sóc mẹ đó, các con hãy cảm ơn các sơ đi, các sơ dễ thương lắm luôn!” khích lệ tôi rất nhiều.

Tạ ơn Cha vì tất cả những ân sủng chúng con được lãnh nhận từ nơi Cha. Chúng con biết rằng chúng con chỉ làm việc bổn phận của con cái cha và ý thức rằng chúng con chỉ đang tiếp tục công việc mà Cha đang làm dang dở…

Cảm ơn nhóm C20 nơi tôi có DUYÊN được gặp gỡ, được có cơ hội nối kết với nhau giữa các dòng, cùng nhau xông pha để làm việc hết mình và hết tình, cùng nhau sát cánh với bao vui buồn và có những tình bạn thật đẹp và thân thương, có thêm kinh nghiệm sống đức tin và chia sẻ công việc trong mùa hè này. Cảm ơn Cha Loan - trưởng nhóm, một người rất nhiệt tình dẫn dắt để cả nhóm làm việc hết mình. Ước gì mỗi chúng ta là nắm men luôn gieo hy vọng khắp nơi nơi.

Nguyễn Thị Lý
(Dòng Chúa Giêsu Hài Đồng)
(WGPSG)