Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

NHẬT KÝ CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN (6)


Nhật ký Công nghị 26.11.2011 


Ngày Bế Mạc Công Nghị Giáo Phận


Công Nghị Giáo Phận TP.HCM đã bế mạc với một Thánh lễ truyền chức linh mục, được long trọng cử hành vào lúc 8g30 sáng thứ bảy 26.11.2011 tại Vương Cung Thánh Đường Sàigòn. Ba tiến chức hôm nay gồm có: hai Thầy thuộc Đại Chủng viện thánh Giuse là Giuse Nguyễn văn Khiêm và Martinô Bùi Huy Hòa; cùng với một Thầy thuộc Tu Đoàn Nhà Chúa là Đaminh Trần Quang Khải.

Khởi sự Thánh lễ, tiến lên từ cuối Nhà thờ là đoàn đồng tế, với 6 đại diện tu sĩ nam nữ, 6 đại diện giáo dân cùng Thánh giá nến cao dẫn đầu. Ðức Hồng y Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ tế thánh lễ.


(WGPS)

THÁNH LỄ BẾ MẠC CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN

Thánh Lễ Bế Mạc Công Nghị Giáo Phận 2011 
và Phong chức Linh mục


Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã chủ tế Thánh lễ Bế Mạc Công Nghị Giáo Phận 2011 và Phong chức Linh mục tại Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn vào lúc 8 giờ 30 thứ Bảy 26/11/2011. Đồng tế với ngài có Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm và gần 200 linh mục, cùng với sự tham dự của các đại biểu Công nghị Giáo phận, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh, thân nhân thân hữu của 3 tiến chức, và đông đảo giáo dân.

Khởi sự Thánh lễ, một đoàn rước - cung nghinh Sách Thánh - tiến lên từ cuối Nhà thờ. Lên tới cung thánh, trong lời nói đầu Thánh lễ, ĐHY đã mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa và xin ơn đổi mới.

Sau phần Phụng Vụ Lời Chúa, nghi thức Phong Chức Linh Mục được cử hành.

Xem chi tiết >>

Xem hình ảnh thánh lễ >>

(WGPS)

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật I mùa Vọng năm B.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG B (Mc 13, 33-37)


Mời xem videoclip >>

KHAO KHÁT CHÚA


Mở đầu Mùa Vọng, Chúa Giêsu tha thiết kêu gọi chúng ta hãy “tỉnh thức và cầu nguyện”. "Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc nào chủ về” (x.Mc 13, 33-37)

Mỗi người đang có một ước mơ, một khát vọng trong lòng. Có thể, không ai hiểu ai. Nhưng không ai sống mà không khát vọng. Đời người là một Mùa Vọng. Chỉ tiếc là, có những khát vọng làm cho con người ra ra hư đốn.

Chẳng hạn:
  • Có ai ngờ được người đang có quyền có tiền lại đang khát chia nhau một phần lợi lộc béo bở nếu cùng nhau toa rập bán được một lô đất ăn cắp. Họ bất chấp công lý, đạo đức, luật pháp, miễn là thỏa cơn khát quyền lực, cơn khát tài sản!
  •  Có ai ngờ được người đang có nhà cao cửa rộng, xe hơi bóng loáng lại khát đổi nhà đổi xe cho sang trọng hơn giữa những người vô gia cư, bất hạnh, què quặt… đang lê la cuộc đời trước mắt mình, dưới chân mình.
Hôm nay, được mời đi chơi với các đại gia, nhìn thấy người ta quá giàu có, sang trọng, tiêu xài thoải mái, vui chơi thỏa thích, em tôi nhắn về cho tôi tin nầy: “Khi người ta quá đầy đủ, còn nhớ đến Thiên Chúa nữa không?” Lặng đi mấy phút, tôi tạ ơn Chúa vì em đang nhớ đến Chúa giữa cuộc du lịch, giữa khu du lịch ĐN ồn ào, sôi động. Tôi trả lời: “Em lầm rồi, họ chưa đầy đủ đâu. Còn khát lắm. Ai biết?”.

  •  Có ai ngờ được người đang có một cuộc sống thiêng thánh lại khát những điều mê muội thấp hèn. Trong đó, có tôi, có bạn, có tất cả những Kitô hữu, không kể thành phần nào, vẫn không tránh khỏi nghiêng chiều về những thực tại thấp hèn, phù du, chóng vánh.
Tin mừng khai mạc Mùa Vọng nhắc nhớ cho chúng ta về khát vọng chính đáng nhất trong cuộc đời: Khát Chúa ngự trị trong căn nhà tâm hồn bé nhỏ, vì chỉ có Chúa mới làm cho chúng ta thỏa cơn khát vô biên.

“Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi. Hồn tôi mới được nghỉ ngơi an bình” (Tv 61)

Thánh Augustin : “Chúa là khát vọng của lòng tôi, tôi sẽ khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong Chúa”.

Có thể nói đoạn sách của Isaia và Thánh Vịnh 79, đáp ca hôm nay đã để cho chúng ta mẫu gương Khát Chúa rất quí giá:

Dân Chúa tha thiết kêu xin: “Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống” (Is. 63) để phục hồi những gì đã tàn hoang, “xin Chúa thương trở lại, tự trời cao xin nhìn coi và thăm viếng vườn nho này. Xin bảo vệ vườn nho mà tay hữu Ngài đã cấy, bảo vệ ngành nho mà Ngài đã củng cố cho mình” (x. TV 79).

Khát vọng của Dân Chúa là một khát vọng chính đáng, một khát vọng thánh thiện: khát vọng Chúa nhìn xem, bảo vệ, củng cố công trình Ngài đã thiết lập: “vườn nho” Giáo Hội mà Chúa đã ươm trồng, “nhà cửa” linh hồn, thân xác, đức tin mà Chúa đã để lại cho chúng ta quản lý trông nom.

Như vậy,
  • Khát vọng chính đáng của chúng ta là khát vọng Chúa phục hồi con người chúng ta để sống đúng với danh nghĩa, với tư cách là con cái của Ngài mà chúng ta đã vì những khát vọng bất chính mà đánh mất.
  • Khát vọng chính đáng ấy là khát vọng Chúa đến ngự giữa tâm hồn, giữa gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta, để Ngài can thiệp vào đời sống chúng ta: nhìn xem, bảo vệ, củng cố Giáo Hội cơ bản của Ngài.
  •   Khát vọng chính đáng ấy, thiết tưởng,  không phải là khát vọng đối đầu thành công với thế lực gian tà của ma quỷ, nhưng là khát vọng làm chứng cho công lý cho sự thật, thức tỉnh những con người mê muội, cải tạo những con người bị ma quỷ giáo dục sớm nhận ra uy quyền của Thiên Chúa.
  • Khát vọng chính đáng ấy không phải là khát vọng Chúa sẽ ra tay đàn áp những người đàn áp, Chúa sẽ phỉ nhổ nhục mạ những người phỉ nhổ nhục mạ, Chúa sẽ xử luật rừng với người chơi luật rừng… nhưng là để Chúa phục hồi lại nhân phẩm tồi tệ của những con người kia cũng là con cái của Chúa, kẻo uổng công trình Chúa cứu chuộc.  
  • Khát vọng chính đáng ấy là khát vọng nên công chính cho mình và cho mọi người, cho xã hội, cho đất nước, cho cả những người đang chìm ngập trong bất công, gian tà, bạo lực.
  • Khát vọng chính đáng ấy là khát vọng tỉnh thức trước những nguy cơ làm cho chúng ta xa cách Chúa, tỉnh thức trước nguy cơ Satan hóa bản thân, gia đình, đất nước chúng ta.
Để thực hiện được khát vọng chính đáng, “Khát Vọng Chúa”, khát vọng nên công chính, Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta: dừng chân ngay những hành vi ám muội, bất chính; xóa bất công xây bình an trong lòng; mặc lấy khí giới ban sự sống; và sống công minh như giữa ban ngày. (x.Rm 13,1-14). Bởi vì, chúng ta đã và đang có những khát vọng bất chính rồi ra dững dưng ơ hờ trước lời kêu gào thống thiết với khát vọng chính đáng của dân Chúa khắp nơi nơi.

Biết không phải dễ dàng mà chúng ta buông bỏ những khát vọng bất chính, biết đôi khi khát vọng bất chính lại len lấn ẩn tàng ngay trong những hành vi tưởng như là công chính, cho nên, Thánh Phaolô lại khuyên chúng ta hãy dùng nguồn trợ lực quí giá là ân sủng của Thiên Chúa và yên tâm, kiên vững kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô: “Vì chưng, trong Ngài, anh em được tràn đầy mọi ơn: ơn ngôn ngữ và ơn hiểu biết, đúng như Chúa Kitô đã minh chứng nơi anh em, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa trong khi mong chờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra. Cũng chính Ngài sẽ ban cho anh em bền vững đến cùng, không có gì đáng trách trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngự đến”. (1 Cr 1, 3-8)

Thiết nghĩ, khao khát Chúa, mỏi mòn khao khát Chúa, tuyệt đối khao khát Chúa, khát vọng nên công chính, khát khao hết hiệp với Chúa Giêsu, là biết tỉnh thức và cầu nguyện vậy.

Cụ Chu, người xướng kinh trong nhà thờ ở Gx tôi đã yếu liệt bỏ ăn bỏ thuốc cả tuần nay. Anh em đến thăm cụ và đọc kinh xin ơn chết lành. Sau giờ kinh, chuyện trò với cụ. Cụ vui vẻ nói “Xin Chúa đến rồi, mà mấy hôm nay Chúa bận quá. Để từ từ Chúa sắp xếp. Chờ thôi. Chắc thứ sáu”. Thiết nghĩ, cụ đã làm gương cho chúng tôi về việc tỉnh thức, cầu nguyện và sẵn sàng đón Chúa đến.

Lạy Chúa, xin cho chúng con tỉnh thức trước những nguy cơ xa cách Chúa và luôn biết khát khao kết hiệp với Chúa từng phút giây trong cuộc đời, để Chúa làm chủ mọi  ý tưởng, lời nói, việc làm của chúng con.

Nguyện xin Vị Tôi Tớ Chúa Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Người đã luôn tỉnh thức cầu nguyện trong tù, phù hộ cho chúng con.  Amen.

PM. Cao Huy Hoàng, 24.11.2011


(thanhlinh.net)

NHẬT KÝ CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN (5)

Nhật ký Công nghị Giáo phận 25.11.2011 (1)



 Ngày làm việc thứ năm: Phần 1

Sáng thứ Năm 25-11-2011, các tham dự viên của Công Nghị Giáo Phận tụ họp khá sớm để nộp Bản biểu quyết các đề nghị. Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền điều phối ngày làm việc.

Sau phần khởi động, toàn thể các tham dự viên Công Nghị Giáo Phận cùng cử hành giờ Kinh Sáng. Khác với những ngày làm việc trước, ngày cuối của Công Nghị Giáo Phận không tập trung ở những suy tư trên đầu óc, nhưng là lúc lắng nghe những cảm xúc của con tim. Chủ tọa đoàn hôm nay gồm có 5 vị: Đức Hồng Y và 4 vị Đại diện. Linh mục điều phối cho rằng có thể dùng 3 chữ T - Thẳng thắn, Thân thiện và Tình Thương - để mô tả bốn ngày làm việc vừa qua. Hôm nay các tham dự viên sẽ có cơ hội chia sẻ chân thành những cảm nhận của mình.

Nhật ký Công nghị Giáo phận 25.11.2011 (2)

 
Ngày làm việc thứ năm: Phần 2

Sau khi giải lao, các đại biểu đã trở lại Hội trường lúc 10g30. Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền giới thiệu một linh mục Giáo Phận Huế, đến tham dự công nghị với tư cách là quan sát viên. Đại diện Giáo Phận Huế diễn tả niềm vui được quan sát Công Nghị Giáo Phận Sài Gòn và ước mong có một Công Nghị cho tất cả các Linh mục vì thấy có nhiều vấn đề cần nêu lên.
Cha Giuse Đặng chí Lĩnh đại diện Ban thư ký đúc kết 4 ngày làm việc

• Ngày thứ nhất: Công Nghị đã nhấn mạnh về Lời Chúa trong đời sống cá nhân của người Kitô hữu, trong gia đình, cộng đoàn, trong giờ kinh tối, trong Phụng vụ, bài giảng của Linh mục, trong các hội đòan và dung giảng dạy Giáo lý cho các thành phần… Kế đến là tầm quan trọng của các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể và Hòa Giải như nền tảng của GH. Để thực hiện, tại gia đình là vai trò cha mẹ trong việc giáo dục đức tin cho con cái, không khoán trắng cho giáo xứ. Tại giáo xứ, cha sở lo tổ chức huấn luyện, giảng dạy, tổ chức các khóa học. Tại Giáo Phận, có chương trình chung giúp người khác học hiểu Lời Chúa… Cần thống nhất phương hướng hành động giữa các ban, cần liên kết hành động, đưa Lời Chúa vào đời sống. Lời Chúa chính là phương thế giúp mọi thành phần dân Chúa nối kết với nhau, vượt qua lối sống đạo theo thói quen.


(WGPS)

CÔNG NGHI GIÁO PHẬN SAIGON 2011 (6)

Công nghị Giáo phận TP.HCM ngày 25.11.2011: Bản tin 6


Ngày làm việc cuối cùng của Công nghị Giáo phận Tp.HCM đã diễn ra vào sáng nay, thứ Sáu 25/11/2011. Đúng 8g, các đại biểu đã có mặt đầy đủ tại hội trường GB Phạm Minh Mẫn thuộc Trung tâm Mục vụ, cùng nhau đọc Phụng vụ Kinh sáng.

Mở đầu buổi hội thảo, Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền hướng dẫn chương trình, giới thiệu chủ tọa đoàn gồm: Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Lm Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc - đại diện giới Linh mục, Lm Tôma Phùng Bá Luận - đại diện giời Tu sĩ, Lm Giuse Đỗ Xuân Vinh - đại diện khối chuyên viên, và Chị Maria Trần Thị Nhan - đại diện khối giáo dân. Tiếp đến, Lm Phêrô đã đọc những ý kiến gửi đến Công nghị qua đường dây nóng.

Mời xem chi tiết >>

Mời xem hình ảnh >>

(WGPS)

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

NHẬT KÝ CONG NGHỊ GIÁO PHẬN (4)

Nhật ký Công nghị Giáo phận 24.11.2011 (1) 
 
 
 
Ngày thứ tư: Phần 1

Công Nghị Giáo Phận khởi đầu ngày làm việc thứ tư 24-11-2011 với Thánh lễ mừng kính trọng thể các thánh Tử đạo Việt Nam, được cử hành vào lúc 8g sáng tại Nhà nguyện Đại Chủng viện. Đức Hồng Y và Đức Cha phụ tá mang phẩm phục đỏ, các Linh mục đồng tế mang dây stola vàng.

Trong bài giảng lễ, Đức cha Phụ tá Phêrô nhắc đến một tư tưởng của thánh Augustino: “Tưởng nhớ các vị Tử đạo không chỉ để tôn vinh các Ngài, nhưng là để khơi dậy tinh thần Tử đạo”. Vậy tinh thần Tử đạo là tinh thần gì? Đó không là kiểu chúc dữ cho kẻ bách hại mình hay dám can đảm đưa đầu cho người ta chém, nhưng là thái độ trầm tĩnh cầu nguyện, xin Cha tha thứ cho kẻ thù… Tinh thần Tử đạo là tinh thần can đảm để làm chứng cho Tin mừng sự sống và tình thương trong mọi hòan cảnh. Con người hôm nay được thuyết phục bởi ngôn ngữ của tình yêu, không phải ngôn ngữ của bạo lực.


Nhật ký Công nghị Giáo phận 24.11.2011 (2)


Ngày thứ tư: 24-11-2011
Phần 2

Sau phần trình bày các tham luận, Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn tiếp tục điều khiển chương trình phát biểu của các cá nhân đã đăng ký. 

8. Phát biểu của đại diện Các bà mẹ Công giáo: Trăn trở về vấn đề bạo hành trong gia đình và nạn phá thai mà phụ nữ là nạn nhân bị vạ tuyệt thông tiền kết. Cần tìm cách nâng cao vai trò người phụ nữ, xóa tình trạng trọng nam khinh nữ, tạo điều kiện cho người phụ nữ đóng góp tốt đẹp hơn nữa.


(WGPS)

CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN SAIGON 2011 (5)

Công nghị Giáo phận: Bản tin 5

  

Ngày làm việc thứ tư của Công Nghị Giáo phận 2011 (24/11/2011) với chủ đề “Xây đắp Giáo Hội Mầu Nhiệm - Hiệp Thông – Sứ Vụ” tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Mục vụ. Tham dự viên gồm những đại biểu giống như những ngày trước. Linh mục Luy Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng ban Mục vụ Gia Đình - điều khiển chương trình.

Đúng 8 giờ, các đại biểu đã tham dự thánh lễ Trọng mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, tại Nhà nguyện Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn. Thánh lễ do Đức Hồng y Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ tế và Đức cha phụ tá Phêrô giảng lễ.


(WGPS)

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

NHẬT KÝ CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN (3)

Nhật ký Công nghị Giáo phận 23.11.2011 (1)


Ngày thứ ba: 23.11.2011

8g00: Sau phần khởi động, Công nghị Giáo phận bắt đầu ngày làm việc thứ hai với giờ Kinh sáng do cha GB Võ văn Ánh chủ sự.

Sau Kinh sáng, Cha Đaminh Ngô Quang Tuyên, điều phối chương trình, giới thiệu Chủ tọa đoàn gồm Đức Hồng Y, cha GB Võ văn Ánh, Nữ tu Têrêxa Uông thị Đoan Trang, ông Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa và cha Phaolô Phạm trung Dong.

Tiếp theo, Ban thư ký đúc kết ngày làm việc thứ hai (21.11.2011) của Công nghị:

Xem chi tiết >>

Nhật ký Công nghị Giáo phận 23.11.2011 (2)


Ngày thứ ba: 23.11.2011
Phần 2: Đúc kết thảo luận các tổ

Sau giờ họp tổ, các tham dự viên lại tiếp tục những trao đổi sôi nổi trong giờ giải lao ngắn trước khi mọi người trở lại hội trường. Cha Phanxicô Xaviê Bảo Lộc, đặc trách Ban Mục vụ đối thoại liên tôn, điều phối và mời các tổ đúc kết.

Tổ 12: Lối sống thực dụng và chủ nghĩa cá nhân gây nhiều cản trở là do lối giáo dục hiện nay. Thuận lợi lớn là Thiên Chúa cho con người trái tim và lương tâm. Gia đình, giáo xứ, trường học cần lưu tâm giáo dục nhân bản giúp người trẻ sống niềm tin. Lớp Giáo lý dành cho giới trẻ vào đời cần có phần giáo dục giới tính. Cha xứ cần điều phối các chương trình gửi đến từ giáo phận để tạo sinh hoạt tốt cho giáo xứ.

Xem chi tiết >>

(WGPS)

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM


Mời xem videoclip>>
 24 tháng 11
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự ký ngày 14.2.1990: “Theo đơn xin của Đức Hồng y Trịnh văn Căn, Tổng Giám mục Hà Nội, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam, đề ngày 15.10.1989, và theo quyền hạn đã được Đức Thánh cha Gioan Phaolô II uỷ quyền, Bộ Phụng tự và Bí tích cho phép các giáo hữu tại Việt Nam mừng lễ “Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo” hằng năm vào ngày 24.11 với bậc Lễ Kính”.

Theo sử liệu, Giáo hội Công giáo Việt Nam có độ 130.000 tín hữu được diễm phúc đổ máu làm chứng đạo Chúa trong những thời ký bách hại như sau :

- Trịnh - Nguyễn 1745 và 1773 : 02 vị
- Cảnh Thịnh năm 1798 : 02 vị
- Minh Mạng năm 1820-1840 : 50 vị
- Thiệu Trị 1841-1847 : 03 vị
- Tự Đức 1848-1883 : 58 vị

Trong số tử đạo 130 ngàn người, có 117 vị được phong chân phước trong 4 giai đoạn:

- Đức Lêô XIII phong ngày 27.5.1900 : 64 vị
- Đức Piô X phong ngày 20.5.1906 : 08 vị
- Đức Piô X phong ngày 2.5.1909 : 20 vị
- Đức Piô XII phong ngày 29.4.1951 : 25 vị

Trong số này gồm có:
- 8 Giám mục (6 thuộc Dòng Đa Minh, và 2 của Hội Thừa Sai Paris)
- 50 Linh mục (37 Việt Nam, 5 Đa minh, 8 Thừa sai Paris)
- 16 Thầy giảng
- 1 Chủng sinh
- 42 giáo dân thuộc mọi tầng lớp xã hội (công chức, quân nhân, y sĩ, thương gia, công nhân, nông dân, ngư phủ, trùm họ, lý trưởng…)

Các ngài đã chịu những cực hình khác nhau:

- 79 vị bị xử trảm quyết (chặt đầu)
- 16 vị bị xử giảo (thắt cổ)
- 8 vị chết rũ tù
- 6 vị bị thiêu sinh (bị đốt cháy khi còn sống)
- 4 vị bị lăng trì (chặt tay chân trước khi bị chém đầu)
- 1 vị bị bá đao (lóc 100 miếng thịt trong thân thể)
- 1 vị bị đánh tử thương trong lúc đi đường.

Tất cả 117 vị chân phước này được Đức Thánh cha Gioan Phaolô II phong lên hàng hiển thánh ngày 19.6.1988 (Cơ mật viện công bố tin ngày 22.6.1987).

Và sau này, thầy giảng Anrê Phú Yên được Đức Thánh cha Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 5.3.2000.

Mừng Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam, chúng ta xin các ngài cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta biết nghe theo tiếng Chúa và Hội thánh mời gọi, can đảm làm chứng cho Chúa giữa những thử thách đau thương.

(nguồn : WGPS)

CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN SAIGON 2011 (4)


Công nghị Giáo phận TP.HCM ngày 23.11.2011: Bản tin 4 


Buổi làm việc thứ ba với chủ đề: “Xây đắp Giáo hội Sứ vụ” của Công nghị Giáo phận TP.HCM đã bắt đầu vào lúc 8g sáng thứ tư 23/11/2011 tại hội trường lớn của Trung tâm Mục vụ Giáo phận.
 
Mở đầu ngày làm việc, toàn thể các đại biểu cùng đọc Phụng vụ Kinh sáng. Sau đó, Lm Đaminh Ngô Quang Tuyên hướng dẫn chương trình, giới thiệu chủ tọa đoàn gồm: Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Lm Gioan Baotixita Võ Văn Ánh, Nữ tu Têrêsa Uông Thị Đoan Trang, Ông Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa, và Lm Phaolô Phạm Trung Dong.

Mời xem chi tiết >>

Xem hình ảnh >>

(WGPS)

CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN SAIGON 2011 (3)

Công nghị Giáo phận TP.HCM ngày 22-11-2011: Bản tin 3


Ngày thứ hai của Công Nghị Giáo phận 2011 (22/11/2011) với chủ đề “Xây đắp Giáo Hội Hiệp Thông” tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh (TGP). Tham dự viên gồm những đại biểu giống như ngày thứ nhất. Linh mục Luy Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng ban Mục vụ Gia Đình - điều khiển chương trình.

(WGPS)

NHẬT KÝ CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN SAIGON (2)

Nhật ký Công nghị Giáo phận 22.11.2011 (1)


8g00: Công Nghị Giáo Phận bắt đầu ngày làm việc thứ hai với giờ Kinh sáng, mừng kính thánh Cecilia Trinh nữ Tử đạo. Cuối giờ kinh, tất cả tham dự viên cùng ca vang bài Xin ơn Đổi mới, để hướng ý cho một ngày làm việc mới:
Nhật ký Công nghị Giáo phận 22.11.2011 (2)


Ngày thứ hai: 22-11-2011 – Đúc kết thảo luận các tổ
Sau khi đi thảo luận theo tổ của mình tại các địa điểm đã qui định, các tham dự viên tranh thủ giải lao tại căn-tin của Trung Tâm Mục vụ. Anh chị em sôi nổi bàn tán vì nội dung hôm nay đụng chạm đến nhiều “điểm nóng” trong đời sống đạo cụ thể. Nhưng câu chuyện còn dang dở thì hồi chuông báo đã vang lên. Mọi người trở về lại hội trường và cha Gioan Lê Quang Việt điều động các tổ trình bày phần đúc kết. Ngày hôm qua tổ 1 đến 7 đã trình bày đúc kết, hôm nay sẽ bắt đầu từ tổ 8 đến tổ 14, rồi quay lại từ tổ 1 đến tổ 7. Sau đây là tóm lược phần đúc kết trao đổi của các tổ về chủ đề xây dựng Giáo Hội hiệp thông.


(WGPS)

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN SAIGON 2011_2

 Công nghị Giáo phận TP.HCM ngày 21.11.2011: Bản tin 2


Đúng 8g00 thứ Hai ngày 21/11/2011, các đại biểu Công nghị Giáo phận gồm 180 người (58 linh mục, 27 tu sĩ và 95 giáo dân) đã có mặt tại nhà nguyện Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn để cùng Đức Maria hiệp dâng Thánh lễ xin Chúa Thánh Thần thánh hóa và hướng dẫn. Thánh lễ do Đức Hồng y Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn làm chủ tế và Đức cha phụ tá Phêrô giảng lễ.



(WGPS)

CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN SAIGON 2011

Nhật ký Công nghị Giáo phận 21.11.2011 (1)


Trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa, các thành phần trong gia đình Giáo Hội tại Việt Nam được mời gọi canh tân lối sống của mình, luôn bước theo Chúa Giêsu trên con đường yêu thương và phục vụ, cùng chung sức xây đắp nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương, nhằm phục vụ cho sự sống và sự phát triển của mọi người.

Mời xem chi tiết>>
 
Nhật ký Công nghị Giáo phận 21.11.2011 (2)


Công nghị Giáo phận Ngày thứ nhất: 21-11-2011
Đúc kết thảo luận các tổ
 
Sau khi nghe các bài tham luận, các tổ đã đi họp riêng tại các địa điểm đã qui định để thảo luận các câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra. Sau đây là đúc kết phần trao đổi của các tổ.

Mời xem chi tiết>>

Mời xem hình ảnh>>

(WGPS)

THÁNH LỄ KHAI MẠC CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN SAIGON 2011

Thánh lễ khai mạc Công nghị Giáo phận TP.HCM 2011

Thánh lễ khai mạc Công nghị Giáo phận TP.HCM đã được cử hành vào lúc 18g30 tại Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn do ĐGM phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm làm chủ tế, cùng với 16 linh mục đồng tế và đông đảo các đại biểu cùng giáo dân tham dự.

Trước Thánh lễ có nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ Việt Nam đang trong tư thế diện đối diện với Chúa Giêsu, vừa âu yếm vừa lắng nghe Con yêu dấu của mình. 


(WGPSG)

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIV TN NĂM A - MỪNG BỔN MẠNG GIÁO HỌ CHÚA KYTÔ VUA






5g30 sáng 20.11.2011, Chúa Nhật cuối năm phụng vụ, Mừng Kính Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, Bổn Mạng Giáo họ Chúa Kitô Vua, Giáo Xứ Thuận Phát đã tổ chức Rước Kiệu Tôn Vinh Chúa Giêsu Kytô Vua Vũ Trụ chung quanh nhà thờ do cha Chánh xứ chủ sự với sự tham dự của đông đảo giáo dân.

Sau Rước Kiệu là Thánh Lễ long trọng Mừng Bổn Mạng Giáo họ Chúa Kitô Vua. 
Mời nghe Audio rước kiệu và thánh lễ
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Sau Thánh Lễ cộng đoàn giáo họ Chúa Kytô Vua chụp hình lưu niệm trước Tượng Chúa ngay trên Cung Thánh. Ông Trùm Minh (Phó BĐH giáo họ Chúa Kytô Vua) thay mặt cộng đoàn giáo họ nói lời cám ơn Cha Chánh Xứ đã Dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho cộng đoàn cũng như những người đã qua đời trong giáo họ nhân ngày mừng Bổn Mạng Giáo Họ.


Bài ca Chúa Là Vua do ca đoàn Cécilia thể hiện.


Mời xem hình ảnh


Mời xem hình đọc kinh tối tại nhà Ông Trùm Quang.
 Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN A - ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ (Mt 25, 34-46)



Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

ĐỨC CHA ALEXIS PHẠM VĂN LỘC TỪ TRẦN

“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)

CÁO PHÓ

Giáo phận Kontum – Việt Nam
và Gia Đình trân trọng báo tin:



ĐỨC CHA ALEXIS PHẠM VĂN LỘC

Sinh ngày 17.03.1919, tại Huế.

- 08.6.1951 : Thụ phong linh mục.

- 27.3.1975: Được tấn phong Giám mục.

- 02.10.1975: Làm Giám mục Kon Tum.

- 13.4.1995: Nghỉ hưu.


Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 14 giờ 15, Thứ Năm 17 tháng 11 năm 2011.
Hưởng thọ 92 tuổi, với 60 năm linh mục và 36 năm Giám Mục.


Xin Quí Vị hiệp ý cầu nguyện cho Linh hồn Đức Cha Alexis.

R.I.P.

@ Xin miễn phúng điếu, vòng hoa.

@ Xin Quý Cha mang lễ phục tím.

(nguồn : gpkontum.wordpress.com)

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

R.I.P

XIN CẦU CHO LINH HỒN
SAVIÔ

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, 
Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Têrêsa
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :


Ông SAVIÔ
 LÊ THANH BÌNH
Sinh năm 1974 tại Saigon

 Cư ngụ tại : 39 đường 33
P.Tân Kiểng, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Thánh Têrêsa - Giáo xứ Thuận Phát

Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 14g25 ngày Thứ Hai 07.11.2011
(Nhằm ngày 12 tháng 10 năm Tân Mão)

Hưởng dương 38 tuổi

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Hai  07.11.2011

  • 20g00 : Nghi Thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan.
Thứ Tư  09.11.2011
  • 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
Thứ Năm  10.11.2011
  • 04g15 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ
  • 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát
Sau đó di quan đi hoả táng
tại Đa Phước, Bình Chánh, TpHCM.


Thuận Phát, ngày 08 tháng 11 năm 2011
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Thánh Têtêsa
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXII TN NĂM A

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXII thường niên năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng )
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.


Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN A (Mt 25, 1-13)


SẴN SÀNG 
  
Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

Bài Tin Mừng là một dụ ngôn của Chúa Giêsu. Chúa đã dùng một hình ảnh quen thuộc về cưới xin của quê hương Ngài để dạy chúng ta một bài học, là phải luôn sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa đến. Trong một đám cưới, nhân vật chính là cô dâu và chú rể. Nhưng trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu lại đặt trọng tâm về phía các cô phù dâu, bởi vì chàng rể ở đây là Chúa Giêsu, mười trinh nữ phù dâu là toàn thể nhân loại.

Dụ ngôn này trước hết nói đến tất cả mọi người phải sẵn sàng chờ đợi ngày tận thế, ngày Chúa tái giáng để phán xét toàn thể nhân loại, ngày nào Chúa trở lại thì không ai biết được, chỉ cần nhớ rằng ngày đó rất bất ngờ. Đàng khác, dụ ngôn này cũng muốn nhắc tới ngày chết của mỗi người, ngày ấy cũng rất bất ngờ, không ai biết trước được. Đời con người đã ngắn ngủi, lại có thể chết bất cứ lúc nào, cho nên đòi hỏi mỗi người phải cẩn thận và sẵn sàng.

Việc chờ đợi sẵn sàng có tính cách bản thân cá nhân mỗi người, không ai làm thay ai được. Sự sẵn sàng này phải có luôn, kéo dài mãi chứ không phải chỉ trong một thời gian nào thôi, vì Chúa đến bất ưng, Chúa có thể gọi chúng ta ra khỏi đời này bất cứ lúc nào. Cho nên, như 10 trinh nữ, sửa soạn có đèn mà thôi, đèn cháy mà thôi cũng chưa đủ, còn phải dự trữ dầu. Cũng vậy, có đạo, có đức tin mà thôi chưa đủ mà còn phải có sự nghiệp đức tin và công phúc nữa.

Dụ ngôn cho chúng ta thấy, trong mười cô phù dâu, có năm cô khôn ngoan và năm cô khờ dại. Đó là hình ảnh tượng trưng cho hai nhóm tín hữu khác nhau : một nhóm những người khôn ngoan và một nhóm những người khờ dại. Khôn ngoan hay khờ dại là căn cứ vào cách sống của họ có biết sẵn sàng hay không ? Có sự nghiệp đức tin và công phúc hay không ? Năm cô phù dâu khờ dại không chuẩn bị đủ dầu, đến giờ chót đi vay mượn và bị từ chối, có nghĩa là ơn cứu rỗi của mỗi người là tự mình sắm sửa lấy cho mình. Mỗi người phải có sự nghiệp đức tin riêng. Sự cứu rỗi là của riêng mỗi người, không vay mượn được. Chúng ta không thể nhường lại cho ai khác và cũng không ai có thể nhường lại cho chúng ta được. Đàng khác, chúng ta cũng đừng cho rằng : chỉ cần sắm sửa một ít dầu vào phút chót là được. Trái lại, phải sắm sửa cả đời và suốt đời. Sự nghiệp đức tin phải sắm sửa hằng ngày cho đến chết, vì không ai biết mình chết khi nào, đừng bao giờ nghĩ rằng mình còn lâu mới chết, vì sự chết không kiêng nể ai và cũng chẳng báo trước cho ai cả.

Vì thế, bổn phận của chúng ta là phải luôn sẵn sàng, lúc nào cũng chuẩn bị trước cho mình một sự nghiệp nước trời theo gương nhân vật trong câu chuyện sau : Bá tước Hen-ri-đơ Ba-vi-e, người sau này trở thành hoàng đế nước Đức, và Giáo Hội đã phong thánh cho ngài. Ngài thường cầu nguyện bên mộ thánh Uôn-gang. Một hôm thánh Uôn-gang hiện ra với ngài và chỉ cho ngài một dòng chữ viết trên mộ : “Sau sáu…” chỉ có hai chữ đó thôi, rồi thánh nhân biến đi. Hen-ri suy nghĩ mãi, không hiểu “Sau sáu…”nghĩa là gì ? Ngài nghĩ rằng có lẽ Chúa muốn cho ngài biết sau sáu ngày nữa mình sẽ chết chăng ? Ngài liền dọn mình chết cách nghiêm túc. Nhưng sau sáu ngày vẫn không có sự gì xảy ra. Ngài cho rằng : sau sáu tuần chăng ? Ngài lại dọn mình chết trong sáu tuần. Sáu tuần lại qua đi vô sự. Ngài lại nghĩ sau sáu tháng chăng ? Sáu tháng lại qua đi. Ngài lại nghĩ sau sáu năm chăng ? Ngài kiên trì sống tốt lành, làm thật nhiều việc đạo đức. Sáu sáu năm ngài được chọn làm hoàng đế. Dầu vậy ngài vẫn không thay đổi cách sống, luôn chuẩn bị sẵn sàng chết. Vì thế, ngài đã trở thành một hoàng đế gương mẫu và hơn nữa là một vị thánh.

Chúa Giêsu ân cần nhắn nhủ chúng ta : hãy khôn ngoan như năm cô trinh nữ đem đèn và trữ cả dầu. Chúng ta phải có đèn, đèn muốn hữu dụng phải có dầu, dầu đốt mãi cũng phải hết, do đó, chúng ta phải trữ dầu, trữ càng nhiều càng tốt. Dầu đây là đời sống thiện hảo của mình, loại dầu này nếu có trữ lượng phong phú, việc phòng ngừa và cẩn thận của chúng ta mới thành hiện thực. Dụ ngôn 10 cô trinh nữ, chúng ta thấy cả khôn cả dại đều ngủ, đâu phải chỉ có những cô dại mới ngủ, nhưng cái làm cho 10 cô trở thành khôn dại khác nhau ở chỗ biết chuẩn bị sẵn sàng. Năm cô khôn đã ngủ nhưng ngủ trong sự sẵn sàng, còn năm cô dại đã ngủ trong một thái độ chểnh mảng, việc đâu hay đó, nhưng đến khi “hay” được thì đã quá muộn.

Chúng ta hãy nhớ : một ngày nào đó cuộc đời chúng ta sẽ chấm dứt, chúng ta không biết ngày đó là ngày nào, nên chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng, chúng ta phải lo tính cho linh hồn mình, phải luôn sẵn sàng tối đa bằng cách luôn sống tốt lành. Bởi vì chỉ có những ai biết sống như thế mới bảo đảm được hạnh phúc đời đời.
(tinmung.net)

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

THÁNG CÁC ĐẲNG

THÁNG CÁC ĐẲNG
 
Tháng các Đẳng, tháng cuối cùng trong năm Phụng Vụ
Giáo Hội nhắc chúng ta, hãy nhớ đến những người
Đã đi trước chúng ta, đã về cõi thiên thu
Là các Thánh, hay linh hồn trong lửa luyện ngục

Cũng là để nhắc nhở chúng ta, đến giờ phút
Khi mà chúng ta đến lúc, ra khỏi cõi đời này
Nhưng không biết lúc nào, là ; lúc tay chia tay
Vào cõi chết cách nào, và chốn nào ta chết

Nghĩ như vậy, không phải để bi quan cuộc sống
Nhưng vẫn vui, vì vững tin vào Chúa Phục Sinh
Ngài đã sống lại, và đã lên trời hiển vinh
Dọn đường cho chúng ta, vào Thiên Đường hạnh phúc

Trong lúc chờ đợi đến lúc, về trời vinh thắng
Ta nên biết sử dụng, thời giờ Thiên Chúa ban
Để sinh lời ơn Chúa, trong những việc trần gian
Những việc lành phúc đức, cho những người nghèo khó

Xưa Chúa Giêsu phán:
“Vì khi Ta khát các con đã cho Ta uống,
Vì khi Ta đói các con đã cho Ta ăn,
Khi Ta bịnh hoạn, các con đã đến viếng thăm
Và như thế các con đã làm cho Ta đó”

Tháng các Đẳng, là tháng của Lòng Thương Xót Chúa
Ân sủng Ngài ban, qua Giáo Hội Chúa lập ra
Ban phát kho tàng, tình thương Chúa rất bao la
Chúa muốn mọi linh hồn, được mau về với Chúa

Tháng các Đẳng, là tháng của tấm lòng bác ái
Nhờ lời cầu của ta, linh hồn sớm về trời
Nhờ chúng ta, linh hồn sẽ vợi bớt khổ đau
Bớt tháng ngày, giam cầm đớn đau trong lửa nấu

Tháng các Đẳng, là tháng của tấm lòng báo hiếu
Để cháu con nhớ đến, các đấng bậc Sinh Thành
Để anh em huynh đệ, luôn nhớ mãi đến nhau
Những người sống, liên đới tình thân với người chết

Lạy các Đẳng, Linh Hồn còn trong lửa luyện ngục
Chúng con hiệp dâng, nhiều Thánh Lễ trong tháng này
Cùng hy sinh với việc làm và bác ái hăng say
Cầu cho các Ngài, mau được về nơi Nước Chúa

Khi nào các Ngài, đã về sum hợp cùng Chúa
Xin nhớ chúng con, còn đang lưu lạc trần gian
Cầu cho chúng con, trong những ngày tháng gian nan
Biết mến Chúa yêu người, bình an theo năm tháng.
 
Tác giả Nguyễn Thanh Trúc
(dunglac.org)

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

LẼ SỐNG 31.10

31 Tháng Mười
Một Ngày Ðể Nhớ Ðến Thần Dữ 

Hôm nay ngày cuối tháng 10. Buổi chiều ngày cuối tháng 10 được người Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng của Mỹ gọi là Halloween, nghĩa là vọng lễ các thánh.


Có lẽ do những rơi rớt còn lại của một ngày lễ ngoại giáo bắt nguồn từ thời những người Celtic trước Công nguyên, ngày vọng lễ các thánh mang màu sắc ảm đạm ma quái.


Trong các cửa tiệm, hàng hóa được trưng bày một khung cảnh quái dị: những hình nộm được tô vẽ với một bộ mặt của thần chết, những màng nhện trắng xóa giăng mắc khắp nơi, những đồ chơi trẻ em cũng được khoác lên những nét kinh hãi quái dị. Trên màn ảnh truyền hình cũng như tại các rạp chiếu bóng, đa số các phim trình chiếu đều mang nội dung quái đản, kinh dị. Buổi tối ngày Halloween, thanh niên thiếu nữ thường cải trang thành ma quái để đi từng nhà ca hát và kể cho nhau nghe chuyện ma quái.


Phải chăng mỗi năm người ta dành một ngày để nhắc nhở về sự hiện hữu và tác quái của thần dữ? Nhưng liệu con người ngày nay còn ý thức được tội lỗi và sự tác động của thần dữ không?


Thi sĩ Baudelaire của Pháp đã có lần nói: "Sự thành công của ma quỷ là thuyết phục được con người rằng nó không hiện hữu".


Với những khám phá mới trong ngành tâm lý học cũng như bệnh lý học, người ta cho rằng tất cả những vụ quỷ ám mà Kinh Thánh nói đến chỉ là những hiện tượng tâm lý bệnh hoạn mà ngày nay khoa học có thể tìm ra nguyên nhân. Với luận điệu ấy, con người ngày nay tự hào đã loại trừ ma quỷ ra khỏi cuộc sống.


Có lẽ ngày nay, người ta ít có dịp chứng kiến những vụ quỷ ám nhãn tường như Thánh Kinh đã ghi lại. Tuy nhiên, dù muốn dù không, không ai có thể chối cãi được một sức mạnh luôn cày xéo tâm hồn con người, luôn lôi kéo con người đến chỗ tự hủy và hủy diệt lẫn nhau. Mãi mãi câu nói của thánh Phaolô vẫn đúng cho kinh nghiệm của mỗi người: "Ðiều thiện tôi muốn làm thì tôi không làm, điều ác tôi không muốn là, thì tôi lại làm". Có một sức mạnh vô hình nào đó luôn khuyến dụ, luôn lôi kéo con người vào tội ác... Thánh Phêrô hẳn không thể nào quên được lời cảnh cáo của Chúa Giêsu: "Hỡi Satan, hãy tránh khỏi mặt Ta". Trong lá thư đầu tiên gửi cho các tín hữu, vị Giáo Hoàng đầu tiên đã nhắn nhủ: "Hãy tỉnh thức luôn. Kẻ thù của anh em là ma quỷ như sư tử luôn gầm thét lượn quanh, tìm mồi để cắn xé. Anh em hãy chống cự và kiên vững trong Ðức Tin".


Là người tín hữu, chúng ta không ngừng cầu nguyện bằng chính lời Kinh của Chúa Giêsu: "Xin cứu chúng con khỏi ác thần". Ước gì lời Kinh ấy luôn nhắc nhở chúng ta về sự tác động liên lỉ của ma quỷ trong cuộc sống của từng người chúng ta. Nhưng chúng ta không phải hãi sợ bởi vì chúng ta không chiến đấu một mình mà cùng với và bằng chính sức mạnh của Ðấng đã nói: "Ðừng sợ hãi, vì Ta đã thắng thế gian".

    

    Trích sách Lẽ Sống

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXI TN NĂM A

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXI thường niên năm A.
Cha Chánh Xứ Dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN A (Mt 23, 1-12)



ĐÓNG KỊCH

Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.
Tất cả chúng ta đều tỏ vẻ khó chịu và dứt khoát không chấp nhận lối sống giả hình, giả dối của người nào đó, Chúa Giêsu cũng thế thôi. Ngài thường phàn nàn và khiển trách tính cách giả hình, giả dối của những người Pha-ri-sêu và kinh sư, đồng thời Ngài cũng khuyến cáo dân chúng : hãy đề phòng và cảnh giác đối với những người ấy, cụ thể như bài Tin Mừng hôm nay.

Chúng ta thấy Chúa Giêsu phân biệt quyền giáo huấn và những người thi hành quyền đó. Ngài nhìn nhận các người Pha-ri-sêu và kinh sư có quyền giáo huấn, vì họ là những người được chính thức trao phó nhiệm vụ dạy bảo dân chúng, do đó khi họ thi hành nhiệm vụ là họ nhân danh Chúa, nên phải nghe và giữ những gì họ dạy bảo. Nhưng tại sao Chúa lại nói đừng bắt chước hay noi theo những việc làm của họ ? Phải chăng họ đã làm những việc bất chính ? Không, Chúa nhìn nhận họ có làm nhiều việc thật, bình thường thì đó là những việc tốt đáng được ca tụng, nhưng đối với Chúa thì chẳng nghĩa lý gì, vì thái độ giả hình, giả dối của họ. Lòng đạo đức của họ chỉ có tính cách giả dối, một thứ đạo đức chỉ có cái vỏ bề ngoài.


Mỉa mai hơn nữa, đáng trách hơn nữa, họ là những người có thẩm quyền giải thích luật, họ nhấn mạnh luật lệ từng chữ, từng tiếng và họ khắt khe đòi hỏi mọi người phải tuân giữ, nhưng chính họ thì lại không áp dụng cho chính mình. Như thế, họ nói mà không làm, hoặc tệ hơn nữa, họ nói một đàng làm một nẻo, như thánh Phaolô nói : “Ngươi giáo dục kẻ khác mà không giáo dục mình. Ngươi hãnh diện về lề luật mà chính ngươi lại lỗi luật”, nghĩa là ngôn ngữ và hành vi của họ mâu thuẫn nhau, lý thuyết và thực hành của họ bất nhất. Họ rao truyền lời Chúa, nhưng thực ra họ lạm dụng uy tín làm thầy và địa vị làm thủ lãnh của họ. Cho nên, trong con người họ như có hai phương diện, hai nếp sống : một nếp sống giả hình trong bổn phận, còn với chính mình lại buông xuôi, buông thả. Cuộc sống đôi khi như vậy thật là phiền phức : cái đúng trở thành cái sai, và cái sai mới là đúng.


Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu có thái độ nghiêm khắc, đến nỗi Chúa khiển trách họ nặng lời. Ngài không bao giờ có thể chấp nhận được cái thói giả hình và thái độ kiêu căng tự phụ của họ. Chính lối sống đạo như vậy đã chuốc lấy cho họ những lời khiển trách, có thể nói là gay gắt nhất phát ra từ miệng Chúa Giêsu, Chúa đã vạch trần bộ mặt giả hình và cách sống như thế. Hãy sống thành thực, nói và làm đi đôi với nhau và trước sau như một.


Chúng ta hãy lặng tâm suy nghĩ : những người Pha-ri-sêu không còn, nhưng lối sống của Pha-ri-sêu chưa chết, vẫn còn nơi chúng ta. Nhìn vào xã hội, nhìn vào đời sống thực tế, chúng ta thấy : sự giả hình, giả dối đã thành ra như thông lệ, từ lãnh vực tình yêu đến lãnh vực văn hóa, kinh tế, tôn giáo, chính trị, người ta vẫn thường dùng cái bên ngoài mà lừa đảo nhau. Tính giả hình, giả dối ai mà không ghét, thế nhưng người ta thường đồng ý rằng : muốn được kẻ khác kính nể, cần phải giăng một bức màn dầy giữa tư tưởng và cái lưỡi, giữa tâm trạng bên trong và cách cư xử bên ngoài.


Thậm chí có người còn nói một cách trơ trẻn, trắng trợn rằng : ai muốn thành công thì đừng bao giờ duy trì một thái độ trước mặt cũng như sau lưng. Đừng bao giờ nên nói ra ngoài miệng như mình đang nghĩ trong bụng, dầu trong bụng có muốn tru di tam tộc người ta đi nữa, bên ngoài cũng phải làm ra vẻ ngọt ngào. Vì vậy mà trong xã hội không thiếu gì những người : “Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không gươm”. Thành ra, để phân biệt được ai là chính trực, ai là giả hình, ai là người trung nghĩa, ai là kẻ lừa thầy phản bạn thật là khó. Chúng ta thấy có những người đóng kịch rất tài tình : bên ngoài coi lương thiện, đạo hạnh, tử tế mà thực sự bên trong là tay độc ác ghê tởm vô cùng, có những người tỏ ra đàng hoàng dưới ánh nắng, nhưng trong bóng râm tỏ ra lưu manh đáng sợ


Chúng ta hãy suy nghĩ : đời sống của chúng ta có gì là giả hình hoặc đóng kịch không ? Chúng ta hãy nhớ : chúng ta có thể sống đóng kịch, che đậy, giấu diếm người này người khác, nhưng chúng ta có thể sống mãi như thế không ? Không đâu, chắc chắn sẽ có ngày “cháy nhà ra mặt chuột”. Giả như chúng ta có sống được mãi như thế suốt đời, không ai biết chăng nữa, nhưng chúng ta có thể qua mắt được Thiên Chúa không ? Chắc chắn là không. Được lòng người đời hay được người đời ca tụng, nhưng không được lòng Chúa, không được Chúa ghi công thì cũng như không, chẳng có giá trị gì. Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ và tự nhủ mình khi làm bất cứ điều gì, kể cả những việc đạo đức.
(tinmung.net)
 



CHUẨN BỊ CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ THỜ MỚI



Chuẩn bị khởi công công trình xây dựng Nhà Thờ mới, ngày 22.10.2011 Cha Chánh Xứ và ban thường vụ HĐMVGX Thuận Phát đã cho di dời 2 hàng cây xanh 2 bên đường từ cổng chính dẫn vào Nhà Thờ, tạo mặt bằng thông thoáng để dựng Nhà Thờ tạm (thay thế Nhà Thờ hiện tại khi được tháo dỡ và trong suốt thời gian xây Nhà Thờ mới), và phục vụ cho việc thi công công trình. Công việc đã hoàn tất vào tối ngày 25.10.2011.

Hữu Toàn.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM A. CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXX thường niên năm A. Chúa Nhật Truyền Giáo.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.


Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO NĂM A (Mt 28, 16-20)



TRUYỀN GIÁO BẰNG ĐỜI SỐNG
  
ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ là hai nhà truyền giáo vĩ đại. Ngay sau khi nghe bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô, 3 nghìn người đã xin được rửa tội. Thật là một kết quả ngoài sức tưởng tượng. Còn thánh Phaolô là người ra đi không biết mệt mỏi. Đã thành lập nhiều giáo đoàn. Đã đào tạo được nhiều giám mục. Đã viết nhiều thư dạy dỗ khuyên nhủ. Tuy không được chính thức ở trong nhóm 12, nhưng Ngài vẫn được gọi là Tông đồ. TÔNG ĐỒ viết hoa.

Nhờ đâu cuộc truyền giáo của các ngài có kết quả lớn lao như thế? Trước hết ta phải kể đến ơn Đức Chúa Thánh Thần. Chính Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho công cuộc truyền giáo thành công. Tuy nhiên cũng phải có sự đóng góp của các ngài. Cuộc đời của hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, trước khi ra đi truyền giáo đã trải qua những bước chuẩn bị chu đáo.

Bước thứ nhất: Gặp gỡ Cha. Thánh Phêrô đã được hạnh phúc sống bên Chúa Giêsu 3 năm trời. Hơn thế nữa, ngài còn được gặp Cha sau khi Chúa Phục Sinh, được Chúa dạy dỗ, cùng ăn uống, cùng trò chuyện với Cha. Còn thánh Phaolô tuy muộn màng nhưng cũng đã gặp được Chúa trên đường đi Đa mát. Được Chúa trực tiếp dạy dỗ trong những năm tháng sống tại sa mạc. Được Chúa đưa lên tầng trời thứ ba. Việc gặp gỡ Chúa đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn các ngài. Sau này, các ngài có đi truyền giáo cũng chỉ là để kể lại những điều mắt thấy tai nghe.

Bước thứ hai: Cảm nghiệm được tình thương của Cha. Thánh Phêrô được Cha yêu thương. Điều này ngài đã cảm nghiệm sau 3 năm chung sống với Chúa. Nhưng nhất là sau khi phạm tội chối Thày. Cha vẫn yêu thương tha thứ. Sau khi Phục Sinh, Cha không một lời trách móc. Chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Phêrô, con có mến Thầy không?”. Và lạ lùng không thể ngờ, Chúa đặt Phêrô lên làm giáo hoàng, coi sóc Giáo Hội của Chúa. Còn thánh Phaolô, trước kia là một người đi bắt đạo. Nhưng Chúa đã cho ngài được ơn ăn năn trở lại. Và tuyển chọn ngài làm Tông đồ đi rao giảng cho dân ngoại.

Cảm nghiệm tình thương của Chúa, các ngài đã đem hết tình yêu đền đáp. Tình yêu đã làm thay đổi hẳn cuộc đời các ngài. 

Bước thứ ba: Thay đổi đời sống. Các ngài đã biến đổi từ những con người yếu hèn nên dũng mạnh. Từ tự tin tự phụ vào sức mình đến chỉ tin cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa. Từ hoạt động suy nghĩ theo ý riêng đến toàn tâm toàn ý theo ý Cha. Từ sống cho mình đến sống cho Chúa và chết cho Chúa. Tình yêu gắn bó với Cha đến nỗi không có gì có thể tách lìa các ngài ra khỏi Thiên Chúa.

Bước thứ bốn: Hăng hái ra đi truyền giáo. Tình yêu thôi thúc các ngài ra đi làm chứng cho Chúa. Các Ngài đã ra đi không ngừng. Các Ngài sẵn sàng chấp nhận tất cả: làm việc mệt mỏi, gian truân khốn khó, bị xua đuổi, bị chống đối, bị hành hạ, bị giam cầm và sau cùng các Ngài đã hiến mạng sống làm chứng cho tình yêu Chúa.

Chúa và Hội Thánh đang mời gọi chúng ta lên đường truyền giáo. Chúng ta tha thiết muốn làm việc truyền giáo. Hãy noi gương hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ở ba điểm.

Trước hết phải sống thân mật với Cha. Đây chính là nội lực. Gặp được Chúa. Tiếp xúc thân mật với Chúa. Cảm nghiệm được tình thương của Chúa. Đó là bước khởi đầu quan trọng cho việc truyền giáo.

Tiếp đến, ta phải thay đổi đời sống. Sống tin cậy phó thác. Sống công bình và nhất là sống bác ái với mọi người.

Sau cùng, hãy hăng hái bắt tay vào việc. Trong thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam có đề nghị với chúng ta hãy làm những việc cụ thể. Đó là phải cầu nguyện cho việc truyền giáo, sống nêu gương thánh thiện, đối thoại và nhất là hãy kết nghĩa và làm việc bác ái.

Việc kết nghĩa là học hỏi kinh nghiệm của Giáo Hội Hàn quốc. Vào năm 1983 Hàn quốc có 3 triệu rưỡi người Công giáo. Năm đó, Đức Thánh Cha đi thăm Hàn quốc và phong thánh cho 103 vị tử đạo. Đức Hồng Y Stephano Kim đã hứa với Đức Thánh Cha sẽ hăng hái làm việc truyền giáo. Ngài đưa ra một chương trình đó là mỗi gia đình Công giáo phải truyền giáo cho một gia đình ngoài Công giáo. Mỗi người Công giáo phải truyền giáo cho một người ngoài Công giáo.

Các gia đình Công giáo kết nghĩa với những gia đình ngoài Công giáo. Đi lại thăm viếng, giúp đỡ và giới thiệu Chúa cho họ. Và kết quả thật khả quan. Khoảng 10 năm sau, số giáo dân Hàn quốc đã tăng lên gấp đôi. Người Công giáo Hàn quốc đã hăng hái làm việc truyền giáo và đã có kết quả.

Tai Hà nội có một người Hàn quốc mở doanh nghiệp làm ăn. Doanh nghiệp của ông có khoảng 50 công nhân. Trong đó có mấy thanh niên Công giáo. Một hôm ông hỏi họ: Các anh là đạo gốc, thế các anh đã truyền giáo cho ai chưa? Mấy thanh niên trả lời: Chúng cháu giữ đạo còn chưa xong, làm sao dám truyền giáo. Ông chủ nói: Thế là các cậu thua tôi rồi. Tôi là đạo mới, chỉ theo đạo khi lập gia đình. Và tôi mới tới Việt Nam được 3 năm thế mà tôi đã thuyết phục được hai người vào đạo.

Lạy Cha xin vì lời bầu cử của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ban cho chúng con những nhà truyền giáo nhiệt thành. Amen.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU.

1- Hai thánh Phêrô và Phaolô đã trải qua những biến đổi nào trước khi trở thành những nhà truyền giáo lớn của Hội Thánh?

2- Bạn mong muốn trở thành nhà truyền giáo, bạn phải làm gì?

3- Bạn có những kinh nghiệm gì về truyền giáo (của bản thân hoặc của người khác)?

(tinmung.net)

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

XUẤT PHÁT LẠI TỪ ĐỨC KITÔ

XUẤT PHÁT LẠI TỪ ĐỨC KITÔ
 
Bài chia sẻ nhân dịp Đại Hội truyền giáo Á Châu, 18-22/10-2006 tại Chang Mai, Thái Lan. Bài được cập nhật ngày 27-9-2011 cho lớp Kitô học của Học viện Mến Thánh giá. Nhân dịp lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bổn Mạng Các xứ Truyền giáo, bài được trình bày cho một ít tu sinh tĩnh tâm tại Đan Viện Cát Minh, 33 Tôn Đức Thắng, Q. 1, Tp.HCM, ngày Chủ Nhật, 2-10-2011. Xin chia sẻ cùng bạn đọc trong tinh thần truyền giáo.

Nhập đề

Một câu hỏi khiến lòng tôi trăn trở từ nhiều năm qua đó là: “Ta phải làm gì để có thể loan báo Tin Mừng Đức Kitô cách hiệu quả trên cánh đồng truyền giáo ở Việt Nam và Á Châu?”.

Khi nêu lên nhận xét công cuộc truyền giáo tại nước tôi hình như không mấy hiệu quả từ vài chục năm nay, nhiều vị lãnh đạo trong Giáo Hội cũng như một số anh em linh mục, nam nữ tu sĩ không bằng lòng với nhận xét này và cảm thấy hoạt động tích cực truyền giáo của họ bị xem thường. Tôi không có ý coi nhẹ hoạt động tông đồ của các vị ấy, nhưng những thống kê về số người theo đạo hay bỏ đạo Công giáo ở VN cũng như ở châu Á và toàn thế giới khiến ta phải quan tâm và đặt vấn đề cho việc truyền giáo của mình. Có người cho rằng những con số thống kê không thể nào nói lên được thực tại nhiệm mầu của đức tin Công giáo, càng không phải là thước đo lòng đạo đức hay sự thành bại của việc truyền giáo. Chúng tôi rất đồng ý về nhận định này. Quả thực, chúng ta có thể dùng những số liệu thống kê như những dấu hiệu nhắc nhở chúng ta về những vấn đề thực tế. Những vấn đề từ việc thiếu hiệu quả trong công cuộc truyền giáo hiện nay đã được thẩm quyền cao cấp nhất của Giáo hội đặt ra trong Bản Đề Cương chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục 2012 sẽ họp ở Rôma và mời gọi chúng ta tích cực quan tâm tìm hiểu để đóng góp những đề nghị đúng đắn.

1. Những con số chất vấn

1.1. Tình trạng Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội toàn cầu

Nhìn vào Giáo hội Việt Nam (GHVN) trong suốt 50 năm qua, tỷ lệ người có đạo ngày càng giảm so với dân số cả nước: vào năm 1960, tỷ lệ đó là 7,17%, cuối năm 2010 vẫn là 7,18%. Chúng ta sống đạo như thế nào mà không làm tăng thêm được 1% dân số Công giáo trong suốt 50 năm qua, thậm chí 125 năm qua kể từ năm 1885 đến nay? Giáo Hội châu Á cũng không phát triển hơn trong suốt 50 năm khi mà dân số Công giáo vẫn chỉ ở mức 3% dù có biết bao nỗ lực của hàng trăm ngàn thừa sai, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân đủ loại. Dân số Công giáo hiện nay ở Á Châu có khoảng 140 triệu người trong số hơn 4,024 tỷ dân. Theo thống kê của Toà Thánh, dân số Công giáo toàn cầu tăng từ 757 triệu vào năm 1978 lên 1.146 triệu người vào cuối năm 2008 (x. Catholic Almanac 2010, NXB Our Sunday Visitor, tr.335). Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người lớn và hơn 14 triệu trẻ em được rửa tội trong ít năm gần đây, tuy nhiên nếu tính theo tỷ lệ dân số, vào năm 1978, người Công giáo chiếm 17,99% dân số thế giới, đến năm 2008 chỉ còn 17,32%.

Tính đến ngày 31-12-2010, GHVN hiện có trên 4.050 linh mục, 3.946 chủng sinh, 2.281 tu sĩ nam, 15.352 tu sĩ nữ, 57.000 giáo lý viên, gần 1 triệu đoàn viên các hội đoàn Công giáo Tiến hành, khoảng 6.400.567 tín hữu giáo dân trên tổng dân số là 89.029.559 (theo thống kê của Văn phòng Tổng Thư ký HĐGMVN), trong khi số dân thật sự theo Thống kê Nhà Nước là 86.930.000 người Việt (x. Cục Thống kê TP HCM, tr.331). Số giáo dân này không chính xác do việc khai báo trùng lắp vì theo số liệu thống kê của Tổng Điều tra Dân số ngày 1-4-2009, số dân Công giáo là 5.677.086 trên tổng số dân là 85.846.997 người, chiếm tỷ lệ 6,61% (x. Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở VN 2009, tr. 281). Số người lớn được rửa tội hằng năm khoảng 30.000 đến 40.000 người nhưng hầu hết là để lập gia đình với người có đạo. Vậy chúng ta tự hỏi ai là người đi loan báo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô và truyền giáo có kết quả?

Một thí dụ minh hoạ: năm 2009, giáo phận Huế có 2 giám mục, 136 linh mục, 64 chủng sinh, 92 tu sĩ nam, 967 tu sĩ nữ, 786 giáo lý viên và 68.560 tín hữu, nhưng cả năm chỉ có 94 người lớn được Rửa tội, năm 2008 cũng chỉ có 106 người (x. Thống kê Văn phòng Tổng Thư ký HĐGM VN).

Dù những con số không nói lên hoàn toàn sức sống năng động của người Công giáo nhưng việc giảm sút số người tin theo Đức Kitô đã nói lên phần nào công cuộc truyền giáo toàn cầu cũng như ở châu Á và ở Việt Nam không mấy thành công.

1.2. So sánh với một vài Giáo Hội khác

Trong khi đó công cuộc truyền giáo của anh em Hội thánh Tin Lành lại đáng cho chúng ta suy nghĩ. Ở Việt Nam từ 400.000 tín hữu vào năm 1999 đã tăng lên 734.168 người, nghĩa là tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm (x. Tổng Điều tra Dân số 1-4-2009, tr. 281). Trong Hội nghị Hợp nhất Kitô hữu tổ chức vào tháng 7-2006, tại Seoul Hàn Quốc của Hội đồng Giáo hoàng về hợp nhất Kitô hữu do Liên Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) và Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc tổ chức, các tham dự viên được nghe báo cáo về sự phát triển vượt bậc của phái Ngũ Tuần. Từ một vài người cách đây 100 năm giáo hội Ngũ Tuần đã phát triển tới con số 600 triệu người hiện nay, trong đó có 165 triệu đang sống tại châu Á. Nếu so sánh hơn hai ngàn năm truyền giáo tại châu Á, Giáo hội Công giáo đang có 140 triệu người, trong khi anh em phái Ngũ Tuần chỉ mất 100 năm để có 165 triệu người, thì chúng ta phải tự hỏi về kết quả truyền giáo và động lực truyền giáo của cả đôi bên.

2. Đi tìm câu trả lời cơ bản: xuất phát lại từ Đức Giêsu Kitô

2.1. Đã có rất nhiều những hội nghị, hội thảo thuộc đủ các cấp được tổ chức để tìm hiểu và nghiên cứu sâu xa vấn đề truyền giáo của Giáo hội Công giáo nhưng kết quả chưa thu được là bao. 

Nhiều tài liệu hướng dẫn cho các thành phần dân Chúa học hỏi về công cuộc truyền giáo đã được soạn thảo và phân phối cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân ưu tuyển nhưng hình như chúng vẫn chưa tạo nên những kết quả thiết thực. Vậy chúng ta phải làm gì? Hy vọng Thượng Hội đồng Giám mục 2012 được tổ chức ở Rôma với chủ đề “Tân Phúc Âm hoá để truyền bá đức tin Kitô giáo” có thể giới thiệu một đường hướng thiết thực và hiệu quả hơn.

Tông huấn Giáo Hội tại châu Á của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 6-11-1999 là một bản tổng kết những định hướng cơ bản cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội tại lục địa mênh mông này. Tông huấn ấy đã mở ra những chân trời bao la thuộc mọi lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá và cả đối thoại với những nền văn hoá và tôn giáo khác nhau tại Á Châu sau khi nhấn mạnh đến việc kết hợp với Chúa Ba Ngôi và hợp nhất với Giáo Hội để phục vụ sự thăng tiến con người.

Tuy nhiên, điểm cơ bản mà chúng tôi muốn nhắc đến là Đức Thánh Cha mời gọi từng người chúng ta phải phát xuất lại từ Đức Giêsu Kitô vì Người là món quà quý giá nhất mà Chúa Cha gửi tặng cho châu Á (x. ĐTC Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội châu Á, số 10). Đây chính là câu trả lời và là giải pháp đúng đắn cho các vấn đề chúng ta đang quan tâm.

2.2. Thực trạng sống đạo như mời gọi ta phải trở lại với Đức Giêsu Kitô và xuất phát lại từ Người.

Nhìn vào đời sống người Kitô hữu hiện nay chúng ta thấy có một khoảng cách khá lớn giữa điều người ta hiểu và điều người ta sống. Đời sống đạo tập trung vào các nghi lễ, hoạt động bên ngoài hơn là vào niềm xác tín, cảm nghiệm bên trong. Nhiều người có trách nhiệm trong cộng đồng như linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân ưu tuyển chưa được đào tạo để suy tư một cách có hệ thống về Đức Giêsu Kitô qua bộ môn Kitô học, chưa có cảm nghiệm sống động và mạnh mẽ về Đức Kitô để dấn thân làm chứng cho Ngài, chưa dám chết đi cho những tham vọng và dục vọng của chính mình để sống hoàn toàn cho Đức Kitô trong một châu Á có nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau.

Dân chúng Thái Lan và nhiều nước theo Phật giáo vẫn dành nhiều thiện cảm cho các nhà sư với chiếc đầu cạo trọc, bộ áo cà sa giản dị và chiếc bình bát mộc mạc, bình thản đón nhận những đồ cúng dường, xem họ như là biểu tượng của tinh thần xả kỷ hy sinh hơn các linh mục, tu sĩ Công giáo. Dân chúng Nam Á và Đông Nam Á với hơn 1 tỷ người theo Hồi giáo lại cảm thấy được trợ lực bởi những giờ kinh đều đặn nhiều lần mỗi ngày của cả cộng đồng dù ở bất cứ nơi nào. Rồi qua lời kinh cầu nguyện, anh em Hồi giáo càng thêm gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc sống. Đây là nét đẹp rất cuốn hút trong một xã hội châu Á đã từng bị các thế lực ngoại xâm áp dụng chính sách “chia để trị” khiến người ta luôn nghi ngờ và đóng kín với nhau, trong khi rất nhiều cộng đồng Công giáo vẫn giữ tinh thần cục bộ bè phái để chỉ biết có phe nhóm, giáo xứ, giáo hạt, giáo phận, giáo miền của mình. Hơn 1 tỷ người Trung Quốc lại cảm thấy những lời dạy của Đức Giêsu chưa đủ mức khôn ngoan và sâu sắc nếu so sánh với lời dạy của đức Khổng Tử, Lão Tử và nhiều bậc thánh hiền trong văn hoá Đông Phương. Họ chưa nhận ra lời Người có giá trị tuyệt đối, là lời cứu độ của Thiên Chúa, có sức đưa họ vào cuộc sống vĩnh hằng và chia sẻ cho họ thần tính của Thiên Chúa.

Châu Á có rất nhiều người trẻ, hơn 50% dân số dưới tuổi 30. Những người trẻ này đang say mê học hỏi khoa học kỹ thuật để tìm biết sự thật ẩn chứa trong thiên nhiên, con người cũng như xã hội. Nhưng hình như Giáo hội Công giáo, qua trình độ học vấn của các bậc chức sắc, và thái độ ít dấn thân của họ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chưa thuyết phục được người trẻ hiểu rằng Đức Giêsu chính là con đường dẫn tới sự thật và sự sống, là nguồn của sự khôn ngoan và Người sẵn sàng khai mở tâm trí để con người hiểu biết những sự thật mầu nhiệm ẩn chứa trong con người và vạn vật. Hơn nữa, những người trẻ này cũng đang chạy theo cái đẹp qua sự say mê cuồng nhiệt đối với những cầu thủ, diễn viên, người mẫu, văn nghệ sĩ, với thời trang, âm nhạc… Nhưng hình như Giáo hội Công giáo lại chưa giới thiệu cho họ một Thiên Chúa là chủ của cái đẹp mà lại hô hào họ hãy xoá bỏ thần tượng, sống đơn giản, nghèo khó và quên giới thiệu cho họ một Đức Giêsu hoà mình vào đám đông dân chúng, ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi, khám phá ra cái đẹp trong từng nhánh cỏ, bông hoa của đồng nội cũng như giới thiệu tinh thần nghèo khó thật sự là gì.

3. Muốn xuất phát lại từ Đức Kitô chúng ta phải làm gì?

3.1. Xuất phát lại từ Đức Kitô

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong các lời giáo huấn của mình qua những thông điệp, tông huấn, tông thư, diễn văn, bài nói chuyện… luôn mời gọi tín hữu tập trung vào Đức Kitô để xuất phát lại từ Người.

Quả thật trong 2.000 năm qua, sau một hai thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội sơ khai tập trung vào Đức Kitô và lời dạy của Người, nhất là từ năm 313 trở đi, Giáo Hội mất dần sự quan tâm để chú ý vào những điểm khác như tổ chức cộng đồng với giáo phận, giáo xứ, xây cất các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, đền thánh, rồi từ thế kỷ 11, 12 vào việc thiết lập các dòng tu và tập trung chú ý noi gương các thánh lập dòng hơn noi gương Chúa Giêsu, thế kỷ 15, 16 vào việc lo cho các công tác mục vụ, truyền giáo, thế kỷ 19, 20 lo đối phó với những học thuyết sai lạc…

Chỉ từ giữa thế kỷ 20, người ta mới bắt đầu quan tâm đến môn Kitô học nhưng cho tới ngày nay, môn học này vẫn kém phát triển, chưa đạt tới tầm vóc xứng hợp như là môn học nền tảng của Kitô giáo. Công đồng Vaticanô II với các văn kiện của mình như muốn nhắc nhở tín hữu Công giáo tập trung vào Đức Kitô như nền tảng và gương mẫu cho mọi hoạt động Kitô hữu. Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” của Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ ban hành ngày 19-5-2002 nhắc nhở tu sĩ nam nữ tìm về nguồn sống là Chúa Kitô thay vì tập trung vào vị Sáng lập dòng.

Nhiều đại học Công giáo hiện nay không có giảng khoá hoàn chỉnh về môn Kitô học do những tranh cãi về quan điểm thần học liên quan tới Đức Kitô nhất là giữa các dòng tu với nhau. Nhiều đại chủng viện vẫn giảng dạy giáo trình Kitô học lỗi thời, thậm chí sai lạc, mà không cập nhật những điểm giáo lý mới mẻ và đúng đắn được trình bày trong các sách như Giáo lý Hội Thánh Công giáo (Bộ Giáo lý Đức tin ban hành ngày 11-10-1992, bản dịch Việt hoàn chỉnh và in năm 2009, NXB Tôn Giáo, Hà Nội), Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo (Hội Đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình công bố năm 2004, bản dịch Việt hoàn chỉnh và in năm 2007, NXB Tôn Giáo, Hà Nội), Đức Giêsu Nazareth tập I và tập II của ĐGH Bênêđictô XVI (Tập I công bố ngày 30-9-2006, bản dịch Việt hoàn chỉnh và in năm 2008, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, tập II công bố ngày 25-4-2010 và chưa có bản dịchViệt ngữ).

Người ta thường nói:”Vô tri bất mộ” (không biết nên không tôn kính). Chính vì chưa hiểu biết rõ ràng, đúng đắn về Đức Kitô nên đời sống đạo của người tín hữu không toả ánh sáng Tin Mừng để có sức thu hút người khác tìm về với Đức Kitô. Vì thế chủ đề của Đại hội Truyền giáo Châu Á 2005 ở Chiang Mai, Thái Lan là “Kể lại câu chuyện Giêsu” như các tông đồ xưa sau khi họ hiểu biết và cùng sống với Người. Chủ đề của Đại hội Truyền giáo Châu Á 2010 ở Seoul, Hàn Quốc cũng lấy lại chủ đề ấy “Công bố câu chuyện Giêsu”, nhưng nâng cao hơn một mức vì “công bố” đòi hỏi ta nói về Đức Giêsu một cách trang trọng, có nghiên cứu, có bài bản mà vẫn dựa trên kinh nghiệm sống động của người làm chứng với Chúa Giêsu Kitô.

3.2. Hiệu quả của việc trở về với Đức Kitô

Trở lại với Đức Kitô là chúng ta sẽ tìm lại được cảm nghiệm sống động của các tông đồ về Đức Giêsu Phục Sinh như là tâm điểm cho mọi hoạt động và suy tư của mình. Đức Giêsu không phải là một mớ thông tin mà ta đã thu thập được trong những giờ học giáo lý hay qua những bài giảng, bài kinh nhưng là một con người đang sống giữa chúng ta và sống trong ta để ta có mối tương quan mật thiết với Người. Để hiểu trọn vẹn về một con người đang sống, ta không phải chỉ cần thông tin mà còn phải gặp gỡ, tiếp xúc, yêu thương và nếu cần, có thể hoà nhập thành một trong nhau “để tôi sống không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi” (x. Gl 2,20) như thánh Phaolô cảm nghiệm…

Sống trong một đất nước mà người dân có nhiều tính cách đối nghịch vừa tìm tòi khoa học và coi trọng kỹ thuật, vừa chạy theo những bùa phép với những tác động mê tín dân gian, ta cần phải trở lại với Đức Kitô và hoà nhập thành một với Người để Người chuyển thông quyền năng làm chứng cho Tin Mừng qua các dấu lạ như chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ, nói được thứ ngôn ngữ mới lạ của tình thương mà Thánh Thần thúc đẩy trong lòng ta (x. Mc 16,16-20). Đó cũng là một trong những chìa khoá thành công của anh em Giáo hội Ngũ Tuần khi họ gắn bó với Đức Kitô và thở được Thần Khí của Người.

Sống trong một châu lục với nhiều dân tộc có các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau, ta cần trở lại với Đức Kitô để thấy Người không phải là của riêng Kitô giáo nhưng là Đấng Cứu Độ của toàn thể nhân loại và vũ trụ. Cha trên trời muốn cứu độ tất cả con cái mình nên đã ban Người Con Một cho chúng ta và Chúa Thánh Thần vẫn đang chuẩn bị cho việc Đức Kitô đến với mọi người cũng như không ngừng nói trong các tôn giáo (x. Tuyên ngôn của CĐ. Vat. II, Nostra aetate, số 1; Giáo hội tại châu Á, số 15, 18). Học lại thái độ khoan dung của Đức Kitô, ta sẽ biết phân biệt những hình thức mê tín dị đoan đồng thời biết đánh giá đúng các nghi thức phụng vụ, lời kinh và cách sống của những người không cùng tôn giáo với mình, thậm chí ngay trong việc trừ ma diệt quỷ của họ (x. Mc 9,39-40).

Trở lại với Đức Kitô ta sẽ khám phá ra mầu nhiệm Nhập Thể luôn gắn liền với mầu nhiệm Nhập Thế để can đảm dấn thân vào xã hội trần thế hôm nay. Ngôi Lời Thiên Chúa đã trở thành Đức Giêsu Nazareth, đã đi vào dòng lịch sử con người, đã đón nhận những yếu tố của vũ trụ vật chất qua thân xác của mình. Người đã đưa tính cách tuyệt đối, vĩnh hằng, thánh thiện, vô cùng của Thiên Chúa vào trong cái tương đối, nhất thời, tội luỵ, hữu hạn của con người và vũ trụ để từ nay tất cả đều được biến đổi và thần hoá. Từ đấy, mỗi con người đều có giá trị vô song dù họ già nua, tàn tật, xấu xa đến đâu chăng nữa. Từ đấy, mỗi công việc đều có giá trị vĩnh hằng, đem lại ơn cứu độ dù nó chỉ kéo dài một vài giây như nụ cười, dù có vẻ tầm thường như các chậu quần áo ta giặt mỗi ngày, dù có vẻ nhơ bẩn như làm vệ sinh, rửa mặt, đánh răng mỗi bữa.

Trở lại với Đức Giêsu Kitô để thấy rằng qua việc Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành con người, thì con người trở thành con đường của Thiên Chúa và cũng là con đường của Giáo Hội để tập trung mọi cố gắng lo cho hàng tỷ con người trong vùng đất châu Á, nhất là những con người nghèo khổ, yếu kém, bị bóc lột và bị gạt ra ngoài lề xã hội, như Đức Giêsu đã tất bật từ sáng sớm đến tối mịt để rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ cho con người.

Trở về với Đức Giêsu cũng có thể là lời kêu gọi các người có trách nhiệm xây dựng cơ sở vật chất trở về với tinh thần nghèo khó thật sự của Người. Những ngôi nhà thờ đồ sộ, những tu viện to lớn với cách bày trí sang trọng, sừng sững giữa các túp lều tranh rách nát, mái tôn han rỉ, cống nước thải lộ thiên trong một số miền ở Việt nam cũng như ở châu Á có thể trở thành những pháo đài kiên cố khiến người ta ngại ngùng không dám tìm gặp Đức Kitô ở đó. Những buổi lễ phụng vụ dài lê thê, với hàng chục ngàn tín hữu tham dự, ngồi bó gối bất động hay đứng chật như nêm cối giữa trời nắng cháy da hay mưa phùn gió bấc để đón tiếp một vị chức sắc quan trọng nào đó, có thể làm cho người chưa tin đạo cảm thấy sợ hãi trong cách diễn tả lòng sùng kính, tôn thờ.

Những cuộc hành hương với vài trăm ngàn người trong các đại hội Thánh Thể, hay Đại hội Thánh Mẫu ở La Vang, Lộ Đức, Tà Pao, trong đó mỗi người ở xa tiêu hàng triệu đồng, người ở gần tốn vài chục ngàn cho việc đi lại ăn ở và nếu tính tổng cộng có thể lên tới hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ đồng, trong khi học sinh vẫn còn thiếu lớp, thiếu trường, trong khi nhiều bệnh nhân chưa cầm được bát cháo giúp đỡ thì có khi ta phải nhìn lại cách thức bày tỏ lòng đạo của chúng ta đối với Chúa và Đức Mẹ cho âm thầm, khiêm tốn và thật sự bác ái hơn chăng? Nói như thế không phải là chúng tôi có ý bài bác lòng sùng đạo bình dân nhưng chỉ mời gọi để người tín hữu suy nghĩ để tình bác ái được diễn tả theo đúng sự thật của đất nước, của dân tộc và gia đình nhân loại như ĐTC Bênêđictô mời gọi trong thông điệp Caritas in veritate (ngày 29-6-2009) của ngài.

Lời kết

Có lẽ còn rất nhiều điều, nhiều việc trong nếp sống đạo của người tín hữu ở Việt Nam cũng như ở châu Á cần được nhận định và sửa đổi lại dưới ánh sáng của Đức Giêsu Kitô để biểu lộ được sự thật, sự sống và tình yêu của Người cho các dân tộc đang sống quanh mình. Chúng ta hy vọng sẽ có nhiều người tìm đến với Đức Kitô không phải chỉ qua những nghi lễ trang trọng, việc bác ái từ thiện của người tín hữu nhưng họ gặp được nguồn của tình yêu hạnh phúc, của chân thiện mỹ là chính Đức Kitô khi các Kitô hữu tìm về với Người và xuất phát lại từ Người.

Câu hỏi gợi ý:

1. Bạn nghĩ thế nào về kết quả truyền giáo tại Việt Nam? Bản thân bạn đã loan báo Tin Mừng như thế nào? Kết quả cụ thể ra sao? Bạn có kinh nghiệm truyền giáo nào muốn chia sẻ?

2. Theo bạn, muốn xuất phát lại từ Đức Kitô, người tín hữu chúng ta cần phải làm gì?

3. Bạn nghĩ mình có thể làm gì để tăng thêm sự hiểu biết đúng đắn và có hệ thống về Đức Kitô?

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
(dongten.net)