Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN CHUNG KHÁCH HÀNH HƯƠNG 05.11.2014

Bắt đầu lúc 10g00 giờ Vatican (16g00 giờ Việt Nam)
Thứ Tư ngày 05.11.2014,

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA MỪNG 80 NĂM THÀNH LẬP VÀ CHÚC PHONG VIỆN PHỤ TIÊN KHỞI

MỪNG 80 NĂM ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA
VÀ CHÚC PHONG VIỆN PHỤ TIÊN KHỞI


Sáng thứ Bảy 01.11.2014, ngày LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ, trong tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa, ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA mừng kỷ niệm 80 năm thành lập (1934-2014) và chúc phong Viện Phụ tiên khởi.


Bầu trời trong xanh, khí hậu mát mẻ sau những trận mưa ngày hôm trước mới dứt. Từ sáng sớm, đoạn đường từ quốc lộ 1A vào Đan Viện khoảng 3km bỗng nhiên rộn ràng, nhiều xe đi vào hơn mọi ngày. Bầu khí yên tĩnh thường ngày của khuôn viện Đan viện nhường chổ cho niềm hân hoan của cả rừng người nhộn nhịp tiến vào. Một điều thật ấn tượng là giữa nơi quang cảnh nhẹ nhàng êm ả của Đan viện, lại văng vẳng âm thanh du dương của núi rừng Tây Nguyên, đến gần mới biết chính là đội kòong chiêng Tây Nguyên từ Gia Lai Kontum do cha Tôma Thượng, bạn của tân viện phụ, đưa xuống mừng lễ cùng Đan viện. Các nghệ sĩ trong bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Tây Nguyên chơi rất hay, làm cho quí khách đến dự lễ vô cùng thích thú. Các Đan sĩ với tu phục đen trắng giản dị, khuôn mặt rạng rỡ đầy vẻ vui mừng, ân cần đón chào quý Đức Cha, quý Viện phụ, quý cha, quý tu sĩ, quý ông bà cố, quý khách xa gần đến hiệp dâng thánh lễ Tạ Ơn.


Vào lúc 08 giờ 50, một đan sĩ đọc lại tóm lược lịch sử của đan viện mà chúng tôi ghi lại được những thời điểm quan trọng qua 4 giai đoạn trải dài trong 80 năm như sau:

- Ngày 21.03.1934 ghi dấu thành lập Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca trên bán đảo Cam Ranh, giáo phận Quy Nhơn, nay thuộc giáo phận Nha Trang. Tháng 10 năm 1932, sau những dịp thăm viếng Đan viện Phước Sơn tại Quảng Trị, Viện phụ André Drillon, Hội trưởng của Hội Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm (được thành lập tại Miền Nam Pháp năm 1954 - Năm công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm - đã quyết định thành lập một Đan viện tại Việt Nam với linh đạo Sống đời cầu nguyện và lao động trong cô tịch theo tinh thần Tu Luật Thánh Tổ Biển Đức và Ba Thánh Sáng Lập Xitô: Robertô, Albêricô và Stêphanô. Viện phụ Hội Trưởng đã gửi viện của Dòng là các Placide Berthéas, Charles Fetweis và cha Eugène Paulin tới Việt Nam.
 


a- Giai đoạn 1 - Giai đoạn thành lập: 1934-1954:Giai đoạn khởi đầu với sự hiện diện của các vị sáng lập đến từ nhà Mẹ. Giai đoạn này chấm dứt với biến cố xảy đến cho quê hương: Hiệp định Genève, chia đôi đất nước với giòng sông Bến Hải phân cách.

b- Giai đoạn 2:

Từ năm 1954 đến 1975: Cuộc sống tương đối an bình cho tới năm 1975 Trong giai đoạn này cộng đoàn cố gắng phát triển về mọi mặt, không kể về phương diện đời sống thiêng liêng qua lao động và kinh nguyện phụng vụ. Các đan sĩ còn được trau dồi về mặt kiến thức.

Biến cố 1975 xảy đến làm cho cuộc sống của đan viện bị ảnh hưởng trầm trọng. Các sinh viên ở Thụy Sĩ không về được, các đan sĩ trẻ ra đi... Tháng 7 năm 1977, hầu hết các cơ sở vật chất, ruộng đất của đan viện bị tịch thu. Các đan sĩ phải rời bỏ Mỹ Ca để tới lập cư tại đồn điền của đan viện đã có từ năm 1959 tại thôn Lập Định Xả Cam Hòa, huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa bây giờ.
 

Và tại nơi này từ năm 1975-1978, đan viện đã cắt đất biếu tặng cho dân, cho giáo họ Suối Hòa. Từ 45 mẫu đất, hiện nay, ngoài số chia cho dân, đan viện cũng chỉ còn giữ lại được 5 mẫu.
 


c- Giai đoạn 3:

Từ năm 1977 - 1994: Vâng, mười 14 năm cộng đoàn trở lại như hạt mầm, được vùi lấp dưới đất. Âm thầm, rất âm thầm. Tuy nhiên trong giai đoạn này, dù không còn người, chỉ còn 3 rồi 2 linh mục và 2 đan sĩ, đan viện cũng hợp tác với giáo phận trong việc thành lập và coi sóc giáo họ Suối Hòa cho tới năm 1994.



d- Giai đoạn 4:

Từ năm 1994 cho tới hôm nay: Hạt mầm được gieo xuống, đã mục nát đi và đã nảy sinh cây sống đang vươn mình lên. Sự hồi sinh, vươn lên được đánh dấu qua các phương diện.
 


Xem chi tiết >>

(giaophannhatrang.org)

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

AUDIIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXI TN LE CAC DANG LINH HON 02-11-2014

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXI thường niên năm A - Lễ Các Đẳng Linh Hồn 02-11-2014.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo hát Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( CN đầu tháng ).



Hữu Toàn

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 02.11.2014

Bắt đầu lúc 12g00 giờ Vatican (18g00 giờ Việt Nam)
  Chúa Nhật ngày 02.11.2014

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM A - CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

Lễ I
(Ga 6, 51-58)



Lễ II
(Lc 23, 33.39-43 )



Lễ III
(Ga 6, 37-40 )

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM : HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN KỲ II.2014 #5

THƯ MỤC VỤ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA :
TÂN PHÚC-ÂM-HÓA ĐỜI SỐNG CÁC GIÁO XỨ
VÀ CÁC CỘNG ĐOÀN SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN

Anh chị em thân mến,

Chúng tôi, các Giám mục từ 26 giáo phận Việt Nam, quy tụ tại Tòa Giám mục giáo phận Nha Trang tham dự Hội nghị thường niên kỳ II/2014 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cảm ơn anh chị em đã cầu nguyện nhiều để Hội nghị diễn ra tốt đẹp và bình an. Nay Hội nghị đã kết thúc, qua Thư Mục vụ này, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em về chương trình mục vụ của Giáo hội Việt Nam trong năm 2015 sắp tới.

1. Trong năm vừa qua, chúng ta đã cùng nhau thực hiện chương trình “Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình”. Qua các báo cáo mục vụ nhận được từ các giáo phận, chúng tôi vui mừng khi thấy đã có rất nhiều nỗ lực và sáng kiến của các giáo phận, giáo xứ, cũng như đoàn thể tông đồ, để đồng hành với các gia đình trong việc xây dựng gia đình Công giáo thành ngôi nhà cầu nguyện, ngôi nhà của tình yêu thương, ngôi nhà mở ra cho tình liên đới và chia sẻ.

Xin anh chị em hãy tiếp tục hướng đi tốt đẹp này, nhất là trong khung cảnh Giáo hội toàn cầu đang hết sức quan tâm đến ơn gọi và sứ vụ gia đình, được cụ thể hóa qua Thượng Hội đồng Giám mục thế giới bàn về “Những thách đố mục vụ cho gia đình trong bối cảnh Tân Phúc-Âm-hóa”. Đồng thời, trong năm 2015 sắp tới, kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Truyền Giáo (Ad Gentes), chúng tôi mời anh chị em hướng đến một gia đình rộng lớn hơn, là giáo xứ. Thật vậy, giáo xứ là gia đình của những người con cái Thiên Chúa, trong đó tất cả là anh chị em với nhau. Gia đình giáo xứ cần được Phúc-Âm-hóa, nghĩa là thấm đẫm tinh thần Phúc Âm và làm chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm ra chung quanh, đến với muôn dân.

Để thực hiện công việc này, chúng ta cùng chiêm ngắm cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên như được mô tả trong sách Công vụ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42).

2. Theo mô hình lý tưởng này, trước hết, giáo xứ phải là cộng đoàn “siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng”, nghĩa là tham dự Thánh Lễ và cử hành phụng vụ. Tại Việt Nam, cho đến nay, phần đông các tín hữu vẫn trung thành với việc tham dự Thánh Lễ Chúa nhật và các cử hành phụng vụ. Ước gì chúng ta ngày càng tham dự những cử hành này cách ý thức và sống động hơn, không những để chu toàn lề luật mà còn để gặp gỡ Chúa và để Chúa biến đổi đời sống chúng ta. Như thế, Phụng vụ sẽ trở thành nguồn lực thánh hóa bản thân, đồng thời đem tinh thần Phúc Âm vào môi trường sống trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội.

3. Kế đến, giáo xứ phải là cộng đoàn “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy”. Các Tông đồ giảng dạy Lời Chúa cho cộng đoàn và hướng dẫn họ đem Lời Chúa vào thực tế đời sống. Ngày nay các linh mục trong các giáo xứ, những cộng sự viên của hàng giám mục, đang tiếp nối công việc của các Tông đồ. Chúng tôi tha thiết xin anh em linh mục cố gắng chu toàn thừa tác vụ cao quý này cách tốt nhất, bằng việc lắng nghe tiếng Chúa qua cầu nguyện, chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng, nội tâm hóa Lời Chúa, đồng thời biết lắng nghe tâm tư nỗi niềm của người dân trong đời sống thường ngày của họ. Nhờ đó lời giảng của chúng ta sẽ là lời phát xuất từ trái tim và có hy vọng chạm đến trái tim người nghe (x. Niềm Vui Tin Mừng, số 142-154).

Liên quan đến lãnh vực này, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc dạy giáo lý cho mọi tín hữu, cách riêng cho thiếu nhi và giới trẻ. Hơn bao giờ hết, người tín hữu ngày nay cần có căn bản về giáo lý, để vững vàng và sâu sắc trong đức tin, hơn thế nữa, còn để làm chứng cho đức tin và niềm hy vọng Kitô giáo. Chúng tôi vui mừng khi thấy nhiều giáo lý viên giáo dân coi trọng việc giáo dục đức tin và tích cực tham gia dạy giáo lý với tinh thần trách nhiệm cao. Ước mong anh chị em cộng tác tích cực hơn nữa với các linh mục, đồng thời các linh mục nên tạo điều kiện học hỏi thêm cho giáo lý viên, để tất cả chúng ta thi hành sứ vụ cách mới mẻ, bằng nhiệt tình mới, năng lực mới và phương pháp mới.

4. Ngoài ra, giáo xứ còn là cộng đoàn “luôn luôn hiệp thông với nhau”, giữa linh mục và giáo dân cũng như giữa giáo dân với nhau. Sự hiệp thông trong cộng đoàn được thể hiện qua sự tôn trọng, cộng tác và chia sẻ. Thật vậy, trên nền tảng bí tích Rửa Tội, mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm giá, cho nên phải tôn trọng lẫn nhau, tránh mọi hình thức phân biệt đối xử. Đồng thời phải cộng tác và chia sẻ với nhau để cùng xây dựng ngôi nhà chung là giáo xứ và thi hành sứ mạng chung là loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Các thành viên Hội đồng Giáo xứ là những cộng sự viên gần gũi của các linh mục trong việc điều hành giáo xứ, vì thế các vị cần hiểu biết về trách nhiệm và quyền hạn của mình, và cộng tác với các linh mục trong tinh thần phục vụ để mang lại kết quả tốt đẹp nhất cho giáo xứ.

Tình hiệp thông đó còn được mở rộng ra bên ngoài qua việc cộng tác với mọi người thiện chí để thực hiện những việc đem lại phúc lợi chung, như thăm viếng nhau trong cộng đồng, cùng xây một cây cầu, cùng đào một giếng nước, dựng một mái nhà tình thương. Những việc tưởng chừng nhỏ bé này chính là những hạt giống âm thầm của Tin Mừng vĩ đại (x. Mc 4,30).

Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến anh chị em di dân. Từ hai thập niên qua, rất đông anh chị em, cách riêng các bạn trẻ Công giáo phải rời xa gia đình và làng quê để đi học và đi làm tại các thành phố lớn. Thực tế này không những tác động trên đời sống kinh tế và xã hội, nhưng cả trên đời sống và sinh hoạt đức tin. Nhiều giáo xứ tại nông thôn không còn đủ nhân lực cho những sinh hoạt của cộng đoàn. Ngược lại, nhiều giáo xứ nơi thành thị lại quá tải trong công tác mục vụ. Nhiều anh chị em di dân cảm thấy lạc lõng ngay trong đời sống đức tin. Vì thế xin anh chị em, cách riêng các linh mục, mở rộng vòng tay đón tiếp anh chị em di dân, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các sinh hoạt của giáo xứ, để họ cảm nhận được mình là thành viên của gia đình giáo xứ. Như thế không những đời sống đức tin của họ được nâng đỡ, mà họ còn trở nên những nhân tố tích cực trong việc Phúc-Âm-hóa.

5. Anh chị em thân mến, sau khi mô tả đời sống của cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên, sách Công vụ viết tiếp: “Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,47). Chính đời sống chung của cộng đoàn đã làm bừng sáng vẻ đẹp của Phúc Âm và thu hút nhiều người đến với Hội Thánh. Cũng vậy, chúng tôi tin rằng nếu các giáo xứ thật sự trở thành những cộng đoàn thờ phượng Chúa, hiệp nhất và yêu thương nhau, thì vẻ đẹp và niềm vui Phúc Âm sẽ được lan tỏa rộng rãi và thu hút nhiều người đến với Chúa. Giờ đây, chúng tôi muốn ngỏ lời riêng với anh em linh mục và anh chị em sống đời thánh hiến.

6. Anh em linh mục rất thân mến,

Chúng tôi xác tín rằng việc Phúc-Âm-hóa giáo xứ phải được bắt đầu từ chính hàng linh mục. Chúng tôi cảm ơn anh em đã tận tụy và trung kiên với công việc phục vụ cộng đoàn được trao phó cho anh em. Tuy nhiên chúng ta không được quyền tự mãn với những gì đã làm, nhưng phải không ngừng canh tân đời sống bản thân cũng như cung cách thi hành tác vụ linh mục. Vì thế, xin anh em nghe lại lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô, và hãy xem đó như kim chỉ nam cho tác vụ linh mục tại giáo xứ: Cùng với hàng giám mục, các linh mục “phải luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo trong giáo xứ của mình, theo lý tưởng của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Để thực hiện điều này, có khi ngài sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hy vọng của họ luôn sống động. Khi khác, ngài chỉ cần ở giữa họ bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân từ. Khi khác nữa, ngài sẽ phải đi theo họ, giúp đỡ những ai bị bỏ lại ở đằng sau, và trên hết, để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới” (Niềm Vui Tin Mừng, số 31).

7. Với anh chị em sống đời thánh hiến, xin chia sẻ niềm vui với anh chị em vì Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định chọn năm 2015 là Năm của Đời sống thánh hiến. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là cơ hội thuận lợi để anh chị em đào sâu căn tính của mình, để sống “trải nghiệm không ngừng được đổi mới về sự nếm cảm tình bạn và sứ điệp của Đức Kitô” (Niềm Vui Tin Mừng, số 264). Chính trải nghiệm này thúc giục chúng ta ngày càng yêu mến Đức Kitô nhiều hơn và chia sẻ tình yêu ấy cho người khác, nghĩa là dấn thân cho sứ vụ Phúc-Âm-hóa cách mạnh mẽ hơn, trong sự hợp tác chặt chẽ với Giáo hội địa phương. Chúng tôi tạ ơn Chúa vì sự phong phú ơn gọi tu sĩ trong Giáo hội Việt Nam, và hy vọng sự phong phú đó sẽ mang lại dồi dào hoa trái cho cánh đồng truyền giáo còn mênh mông trên quê hương chúng ta.

8. Kết thúc Thư Mục vụ này, chúng ta hãy hướng nhìn lên Đức Mẹ La Vang, Người Mẹ gần gũi và nhân hậu của Giáo hội Việt Nam. Xin Mẹ giúp các giáo xứ và cộng đoàn chúng con nên chứng nhân cho tình hiệp thông và phục vụ, cho đức tin nồng cháy và quảng đại, cho công lý và hòa bình, để niềm vui Tin Mừng chạm đến cõi lòng của muôn người. Amen.

Làm tại Nha Trang, Lễ Các Thánh Nam Nữ, ngày 1 tháng 11 năm 2014



+ Cosma Hoàng Văn Đạt
Giám mục Bắc Ninh
Tổng thư ký HĐGMVN

+ Phaolô Bùi Văn Đọc
Tổng giám mục Tổng giáo phận Tp. HCM
Chủ tịch HĐGMVN



Hội đồng Giám mục Việt Nam
(WHĐ)

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM : HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN KỲ II.2014 #4

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Hội nghị Thường niên Kỳ II/2014

B I Ê N B Ả N

Hội đồng Giám mục Việt Nam họp Hội nghị thường niên kỳ II/2014 tại Toà Giám mục giáo phận Nha Trang, từ chiều thứ Hai ngày 27/10/2014 đến chiều thứ Năm ngày 30/10/2014, với sự tham dự của các Đức Tổng giám mục, giám mục và linh mục giám quản giáo phận Vĩnh Long. Đức cha chính giáo phận Long Xuyên vắng mặt vì lý do sức khỏe.

Hội đồng Giám mục vui mừng chào đón Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam; đồng thời chúc mừng Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám mục chính toà giáo phận Mỹ Tho.

Trong dịp Hội nghị thường niên kỳ II năm nay, Hội đồng Giám mục trao đổi và thảo luận về những vấn đề sau:

1. Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, tường thuật Thượng Hội đồng Giám mục Thế Giới ngoại thường lần thứ III về Gia đình được tổ chức tại Rôma từ ngày 05/10 đến 19/10/2014.

2. Bàn thảo chương trình đón tiếp Đức hồng y Fernando Filoni, Bộ trưởng Bộ Loan Báo Tin Mừng Các Dân Tộc của Toà Thánh sang thăm Giáo hội Công giáo Việt Nam vào tháng 01/2015.

3. Quyết định thành lập một Tổ công tác liên Ủy ban để xem xét những đề xuất mục vụ về việc Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên.

4. Trao đổi về việc xây dựng Vương Cung Thánh Đường tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang và việc thành lập Học viện Công giáo Việt Nam.

5. Thảo luận Quy chế về chức năng của Văn phòng (Chánh Văn phòng và Quản lý Văn phòng) Hội đồng Giám mục Việt Nam.

6. Thông qua Thư Mục Vụ về Năm Tân Phúc-Âm-hoá giáo xứ và cộng đoàn gửi cộng đồng dân Chúa tại Việt Nam và Nội quy của Uỷ Ban Tu Sĩ.

7. Quyết định giữ ngày lễ Tro vào thứ Tư 30 Tết Ất Mùi và chuyển việc ăn chay kiêng thịt vào ngày thứ Sáu mồng 9 Tết.

8. Trao đổi một số công việc khác như: mục vụ về hôn nhân gia đình và một vài điều liên quan tới Kinh Thánh.

Hội đồng Giám mục ấn định Hội nghị thường niên kỳ I/2015 sẽ được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 13/04/2015 đến 17/04/2015.

Toà Giám mục Nha Trang, ngày 30/10/2014

Tổng thư ký
Hội đồng Giám mục Việt Nam
(đã ký)

+ Cosma Hoàng Văn Đạt
Giám mục giáo phận Bắc Ninh
 
Chủ tịch
Hội đồng Giám mục Việt Nam
(đã ký)

+ Phaolô Bùi Văn Đọc
Tổng giám mục TGP. Tp. Hồ Chí Minh

Hội đồng Giám mục Việt Nam
(WHĐ)

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM : HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN KỲ II.2014 #3

Hội nghị Thường niên kỳ II-2014 
Hội đồng Giám mục Việt Nam
(27–30/10/2014)
[2]

WHĐ (1.11.2014) – Sau ba ngày Hội nghị kỳ II năm 2014, các vị mục tử của Giáo hội tại Việt Nam đã cầu nguyện, chia sẻ với nhau, và thảo ra chương trình mục vụ với đề tài sau đây: Tân Phúc-Âm-hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến.

Qua Thư Mục vụ gửi Cộng đồng Dân Chúa, chúng ta có thể nhận ra một vài điểm nhấn như sau:

1. Giáo xứ là một Gia đình lớn của các gia đình. Trong viễn tượng này: Giáo hội là Gia đình của Thiên Chúa, và Giáo hội sơ khai mà sách Công vụ Tông đồ mô tả (x. Cv 2, 42) là mẫu, việc Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ chính là:

a. Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và liên gia đình được mở rộng ra hơn nữa, với việc (1) siêng năng tham dự Thánh lễ và cử hành Phụng vụ; (2) Lời Chúa (qua việc nghe, đọc, chia sẻ và suy niệm, đem ra thực hành) phải là lương thực hằng ngày; (3) sống hiệp thông với nhau (giữa linh mục với giám mục, linh mục với nhau, linh mục với giáo dân, giữa giáo dân với nhau) cùng xây dựng ngôi nhà chung là Giáo xứ, từ đó xây dựng Gia đình giáo phận; và (4) thi hành sứ mạng chung là loan báo Tin Mừng cho muôn dân (Ad Gentes).

và chú ý hơn nữa:

b. các Gia đình, trong chương trình mục vụ của Giáo hội địa phương, còn là chủ thể loan báo Tin Mừng cho các gia đình khác và cho môi trường xã hội xung quanh (x. THĐGM thứ XIII, 2015 với đề tài “Ơn Gọi và sứ mạng của Gia đình trong Giáo hội và xã hội ngày nay”). Chú ý đặc biệt đến những anh chị em di dân, những gia đình của những anh chị em này.

2. Gia đình giáo xứ cũng như Giáo phận, là Cộng đoàn gồm cả những người sống đời hôn nhân lẫn những người sống độc thân dâng hiến vì Nước Trời, được Phúc-Âm-hóa và được là tác nhân của Phúc-Âm-hóa tùy thuộc một phần rất ý nghĩa vào:

a. hàng linh mục, cần không ngừng canh tân bản thân và cung cách thi hành tác vụ thánh của mình;

b. hàng tu sĩ và anh chị em sống đời thánh hiến nói chung, cần đào sâu luôn luôn căn tính của mình, không ngừng cảm nếm tình bạn và sứ điệp của Đức Kitô, từ đó chia sẻ tình yêu ấy cho mọi người, dấn thân Phúc-Âm-hóa mạnh mẽ hơn trong sự hợp tác với cộng đoàn giáo hội địa phương.

Đức Mẹ La Vang sẽ luôn là ánh sao soi dẫn các giáo xứ và cộng đoàn đến với Chúa Kitô, đem Niềm Vui Tin Mừng chạm đến cõi lòng của muôn dân.
 
WHĐ

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

THỐNG KÊ VỀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO THỔ NHĨ KỲ

Thống kê về Giáo hội Công giáo 
tại Thổ Nhĩ Kỳ

WHĐ (30.10.2014) – Nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện chuyến tông du đến Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng Mười Một, Văn phòng Thống kê Trung ương của Giáo hội đã đưa ra các số liệu thống kê sau đây về Giáo hội Công giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ:

Thổ Nhĩ Kỳ rộng 774.815 km vuông, dân số 76.140.000 người, trong đó có 53.000 người Công giáo, tỉ lệ 0.07% (7 phần mười ngàn). Có 7 giáo khu, bao gồm 54 giáo xứ và 13 trung tâm mục vụ. Công việc chăm sóc mục vụ được uỷ thác cho 6 giám mục, 58 linh mục, 7 nam tu sĩ, 54 nữ tu và 2 phó tế vĩnh viễn. Có 1.884 chủng sinh, 2 thành viên giáo dân thuộc các tu hội đời, 7 thừa sai giáo dân và 68 giáo lý viên.

Giáo hội Công giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ điều hành 23 trung tâm giáo dục bao gồm các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cấp I và trung học cấp II, cũng như 6 trung tâm giáo dục đặc biệt. Ngoài ra còn có 3 bệnh viện, 2 phòng khám và 5 nhà cho người già và người khuyết tật.
(VIS)
 
Minh Đức
(WHĐ)