Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015
Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015
VIDEO ĐỨC THÁNH CHA CỬ HÀNH THÁNH LỄ MẸ THIÊN CHÚA VÀ NGÀY THẾ GIỚI HOÀ BÌNH LẦN THỨ 47 - 01.01.2015
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô
trong lễ trọng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa
Anh chị em thân mến!
Hôm nay chúng ta được nghe lại những lời chúc tụng mà bà Elizabeth đã dành cho Đức Trinh Nữ Maria: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy?” (Lc 1: 42-43).
Lời cầu chúc này là sự liên tục với lời chúc tư tế mà Thiên Chúa đã truyền cho ông Mosê để chuyển đến cho Aaron và cho tất cả mọi người: "Nguyện Ðức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Ðức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Ðức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!” (Ds 6: 24-26). Khi cử hành Đại Lễ Đức Maria, Mẹ rất thánh của Thiên Chúa, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta rằng Đức Maria, hơn bất cứ ai khác, đã nhận được phước lành này. Trong Mẹ, lời cầu chúc này được viên mãn, vì không có tạo vật nào khác đã từng nhìn thấy khuôn mặt tỏa sáng của Thiên Chúa như Đức Maria. Mẹ đã mang đến một khuôn mặt nhân sinh cho Lời hằng sống, để tất cả chúng ta có thể chiêm ngắm Người.
Bên cạnh việc chiêm ngưỡng thiên nhan Chúa, chúng ta cũng có thể ca ngợi và tôn vinh Ngài, giống như những người chăn chiên từ Bethlehem đã ra về với bài ca tạ ơn sau khi nhìn thấy hài nhi và mẹ Ngài (Lc 2:16). Hai người bên nhau, giống như trên Núi Sọ, vì Chúa Kitô và mẹ Ngài không thể tách rời: có một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hai người, như giữa mọi trẻ em và mẹ mình. Xương thịt (caro) của Chúa Kitô - như Tertullian đã từng nói, là bản lề (cardo) của ơn cứu rỗi của chúng ta - đã được hình thành trong cung lòng của Đức Maria (x Ps 139: 13). Tính bất khả phân ly này cũng rõ ràng từ thực tế là Mẹ Maria, người đã được tiền định là Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, đã chia sẻ sâu sắc toàn bộ sứ mệnh của Chúa, và ở bên cạnh Con mình cho đến cùng trên đồi Canvê.
Mẹ Maria được kết hợp rất chặt chẽ với Chúa Giêsu, vì Mẹ nhận được từ Ngài nhận thức của con tim, và đức tin, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm của một người mẹ và của mối quan hệ gần gũi với Con Mẹ. Đức Trinh Nữ là người phụ nữ của lòng tin, là người đã dọn chỗ cho Thiên Chúa trong trái tim mình và trong những hoạch định của đời mình; Mẹ là người tín hữu có khả năng nhận thức nơi ân sủng của Con mình rằng "thời viên mãn" đã gần đến (Gal 4: 4) trong đó chính Thiên Chúa, bằng cách chọn con đường khiêm hạ là hoá thân làm người, đã đi vào lịch sử ơn cứu độ. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể hiểu được Chúa Giêsu mà không có Mẹ Ngài.
Tương tự như vậy, không thể tách rời Chúa Kitô và Giáo Hội; ơn cứu rỗi hoàn thành bởi Chúa Giêsu không thể hiểu được nếu không đánh giá đúng vai trò làm mẹ của Giáo Hội. Tách biệt Chúa Giêsu khỏi Giáo Hội sẽ dẫn đến một sự "phân chia vô lý", như Chân Phước Phaolô Đệ Lục đã viết trong Tông Thư Loan Báo Tin Mừng Trong Thế Giới Hiện Đại (Evangelii Nuntiandi, 16). Không thể "yêu Chúa Kitô nhưng không yêu Giáo Hội, lắng nghe Chúa Kitô nhưng không lắng nghe Giáo Hội, thuộc về Đức Kitô, nhưng đứng bên ngoài Giáo Hội" (ibid.). Chính Giáo Hội là gia đình vĩ đại của Thiên Chúa, mang Chúa đến cho chúng ta. Đức tin của chúng ta không phải là một học thuyết hay một thứ triết lý trừu tượng, nhưng là một mối quan hệ thiết yếu và trọn vẹn với một người: là Đức Giêsu Kitô, Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã làm người, đã chết, và đã sống lại từ cõi chết để cứu độ chúng ta, và giờ đây đang sống giữa chúng ta. Chúng ta có thể gặp Ngài ở đâu? Thưa, chúng ta gặp Ngài trong Giáo Hội. Đó là Giáo Hội mà ngày hôm nay đang dõng dạc nói với chúng ta: "Đây là Chiên Thiên Chúa"; đó là một Giáo Hội, tuyên xưng Ngài; chính là ở trong Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục ban phát những ân sủng của Ngài qua các phép bí tích.
Hoạt động và sứ vụ của Giáo Hội là biểu hiện tình mẫu tử. Vì Giáo Hội giống như một người mẹ dịu dàng trao ban Chúa Giêsu cho tất cả mọi người với niềm vui và sự hào phóng. Không có biểu hiện của Chúa Kitô, ngay cả trong những gì là bí nhiệm nhất, có thể tách ra khỏi máu thịt của Giáo Hội, khỏi sự gắn bó lịch sử của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Khi loại bỏ Giáo Hội, người ta muốn giản lược Chúa Giêsu Kitô thành một ý tưởng, một giáo huấn luân lý, một cảm giác. Nếu không có Giáo Hội, mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô sẽ tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng của chúng ta, vào cách hiểu của chúng ta, và tâm trạng của chúng.
Anh chị em thân mến!
Chúa Giêsu Kitô là phước lành cho mỗi người nam nữ, và cho tất cả nhân loại. Giáo Hội, khi trao Chúa Giêsu cho chúng ta, ban cho chúng ta sự viên mãn những phước lành của Chúa. Đây chính là nhiệm vụ của dân Chúa: đó là truyền bá cho mọi người ơn lành từ trời cao là Thiên Chúa đã hoá thành phàm nhân nơi Chúa Giêsu Kitô. Và Mẹ Maria, người môn đệ đầu tiên và hoàn hảo nhất của Chúa Giêsu, mẫu gương của Giáo Hội lữ hành, là một trong những người mở đường cho tình mẫu tử của Giáo Hội và liên tục nâng đỡ sứ mệnh của Giáo Hội là làm mẹ của tất cả nhân loại. Chứng tá từ mẫu của Đức Maria đã đồng hành với Giáo Hội từ thuở ban đầu. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ của Giáo Hội, và qua Giáo Hội, là mẹ của tất cả những người nam nữ và của mọi dân nước.
Cầu xin Mẹ từ mẫu khấn xin cùng Thiên Chúa cho chúng ta ơn lành trên toàn thể gia đình nhân loại. Hôm nay, Ngày Hòa Bình Thế Giới, chúng ta đặc biệt cầu xin sự cầu bầu của Mẹ xin Chúa ban cho hòa bình trong mọi ngày của chúng ta; bình an trong tâm hồn, bình an trong gia đình, và hòa bình giữa các dân tộc. Thông điệp cho Ngày Hòa bình năm nay là "Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em với nhau". Tất cả chúng ta được mời gọi để được tự do, để đều là con cái Chúa, và mỗi người, tuỳ theo trách nhiệm của mình, được mời gọi để chống lại các hình thức nô lệ thời hiện đại. Tất cả mọi dân tộc, văn hóa và tôn giáo, hãy hợp lực với nhau. Xin Chúa, là Đấng đã trở thành người tôi tớ để làm cho tất cả chúng ta trở nên anh chị em với nhau, hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta.
J.B. Đặng Minh An dịch
(VietCatholic News)
Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT THÁNH GIA THẤT NĂM B 28-12-2014
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Kính Thánh Gia Thất năm B
05g30 Chúa Nhật ngày 28-12-2014.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
05g30 Chúa Nhật ngày 28-12-2014.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 28.12.2014
Bắt đầu lúc 12g00 giờ Vatican (18g00 giờ Việt Nam)
Chúa Nhật ngày 28.12.2014
Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
LÁ THƯ PARAGUAY – MỘT NĂM NHÌN LẠI
PARAGUAY – MỘT NĂM NHÌN LẠI
Giáo Hội Công Giáo Paraguay vừa có thêm 2 Giám Mục mới được thụ phong vào hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật vừa qua để thay thế cho một vị Giám mục về hưu ở tuổi 79 tại một Giáo phận miền Nam của Paraguay giáp với Argentina, và vị kia thay thế cho vị Giám mục bị bãi chức hồi tháng 9 tại một Giáo phận miền Đông giáp với Brazil. Cả hai Tân Giám mục đều là tu sĩ truyền giáo không phải là người bản xứ. Với sự bổ nhiệm mới này thì Giáo Hội Paraguay hiện giờ có đến 5 vị Giám Mục người nước ngoài cùng chăm sóc mục vụ trong số 11 Giáo Phận Chính Tòa, 2 Giáo Phận Tông Tòa và một Giáo Phận Tòng Nhân.
Thời đại thông tin bùng nổ rất nhanh làm cho đất nước nghèo và lạc hậu đứng thứ 2 Nam Mỹ như Paraguay này cũng đi vào quỹ đạo của sự thay đổi. Còn nhớ ngày nào chúng tôi mới đặt chân đến Paraguay thì người dân còn chưa biết nhiều về Internet hay những kỹ thuật thông tin hiện đại, mà nay Internet đã đi vào từng ngõ ngách và giới trẻ đã dùng các mạng xã hội cách thuần thục mà không cần học qua trường lớp nào. Nhiều người dùng đến 5 cái điện thoại chưa kể vi tính, Ipad… Công nghệ hiện đại đã làm cho con người từ thành thị đến nông thôn thay đổi cách chóng mặt, và cũng nhờ công nghệ hiện đại này mà trước đây những điều được cho là cấm kỵ, bị che giấu thì nay phơi bày mỗi ngày cách công khai trong một quốc gia dân chủ và đa phần người dân chưa biết chọn lọc thông tin và chưa trưởng thành đủ trong cách đón nhận thông tin.
Trong khi các quốc gia vùng Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada và các quốc gia Âu châu và Á châu đang là mùa Đông và người ta đang chuẩn bị tưng bừng đón Giáng Sinh, thì ở Paraguay và các nước Nam Mỹ đang làm mùa Hè nắng nóng nên nhiều gia đình khá giả đã có những chuyến đi du lịch ở Cancun, Mexico hay São Paolo, Brazil để tắm biển vì Paraguay không có biển. Bởi thế bên này chẳng có một chút gì không khí Giáng sinh vì các linh mục người bản xứ thường về với gia đình để nghỉ Hè vì đây là phong tục của họ nên các linh mục ngoại quốc thường phải ở lại với đoàn chiên và cùng họ tổ chức mùa Giáng sinh dù không nhộn nhịp nhưng phần nào giúp họ hiểu thêm về Mầu Nhiệm Con Chúa Giáng Trần.
Những ngày cuối năm cũng là dịp hè ở các trường học, công sở nên người ta có thời gian nghỉ hè và được nhận lương tháng 13 (lương phụ trội). Những nhân viên làm việc trong các cơ sở tôn giáo như Dòng Tu, Giáo xứ, Tòa Giám mục… thì được nghỉ một tháng và nhận được gấp đôi lương, cộng thêm quà Giáng sinh để vui vẻ với người thân và cũng là dịp để đi đây đó thưởng thức kỳ hè của họ. Chúng tôi nhận thấy đây là một việc rất công bằng dù có nhiều người so sánh rằng làm việc nhà Chúa thì không phải trả lương! Chúng tôi có nghe đâu đó ở Việt Nam một số chị giúp việc cho nhà Xứ hay một vài tu viện không được trả lương tương xứng, chẳng được nghỉ ngày nào trong tuần và nếu có đau yếu cũng chẳng có bảo hiểm y tế gì cả. Chúng ta không thể nói đến bác ái nếu chưa thực thi đức công bằng. Nhiều người Công Giáo Việt Nam rất hảo tâm và cho rằng được phục vụ các cha, phục vụ nhà Xứ, nhà Dòng là một ân huệ lớn. Điều đó đúng, nhưng những vị hữu trách cũng cần có sự công bằng với người làm công vì những người phục vụ trong nhà Xứ như các bà nội trợ, nhiều khi phải bỏ tiền túi để mua thức ăn và nấu ăn thật ngon để khỏi phật lòng cha, trong khi cha lại không hề quan tâm đến gia đình họ sống chết thế nào. Ở bên này tuy so với Việt Nam thì còn thua kém nhiều thứ, nhưng khi chấp nhận một người làm việc trong Giáo xứ hay trong Tu Viện thì phải làm hợp đồng đàng hoàng và phải trả bảo hiểm hàng tháng cho họ. Họ cũng được nghỉ vào các thứ Bảy, Chúa Nhật và những ngày lễ của quốc gia. Họ cũng được nghỉ khi đau ốm và có giấy của bác sĩ. Nhiều khi lúc mình rất cần vì có nhiều khách hay các lễ lạc nhưng phải thuê người. Lúc đầu chúng tôi cũng cảm thấy khó chịu vì lúc mình cần thì họ lại không đến và so sánh với giáo dân Việt Nam và cho rằng giáo dân ở đây coi thường người đi tu nhưng chúng tôi quên mất một điều là sự công bằng.
Ở Việt Nam thật là may mắn vì có nhiều Dòng Tu Nam, Nữ và các Dòng Tu thuộc Giáo Phận thường xem việc giúp Giáo xứ là một đặc ân. Chúng tôi thấy các cộng đoàn Nữ tu thật năng nổ giúp các cha xứ nào là lo phòng Thánh, giặt ủi đồ lễ, cắm hoa, dạy giáo lý, giúp ca đoàn… một cách vô tư và không hề nhận bất cứ một đồng lương nào. Trong khi đó, nếu chẳng may không hiểu ý cha xứ hay có điều gì không làm vừa lòng ngài thì còn bị la rầy và thậm chí bị cho về khi cha xứ “mách” với bề trên. Ở bên này thì không như thế vì mỗi Dòng Tu đều có một đặc sủng riêng và dĩ nhiên đều phục vụ, nhưng nếu cha xứ nào cần thì liên hệ trực tiếp với bề trên và làm hợp đồng có thời hạn. Chúng tôi biết rằng mọi so sánh đều khập khiễng nhưng cứ xem những sứ điệp và những bài chia sẻ của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô gần đây thì sẽ thấy Ngài luôn nhấn mạnh đến đức công bằng, bác ái và nhạy cảm trước những thống khổ của người khác. Người tu trù không nên dửng dưng đối với người khác. Trước khi nói đến bác thì thì người tu trì phải thực thi đức công bằng và những người làm công cho mình là những người mình phải thực thi công bằng trước hết.
Chúng tôi còn nhớ vào năm 2010, trong chuyến đi Mỹ thăm người thân và cùng đồng tế với các linh mục Việt Nam tại nhà thờ St. Mary của Giáo phận Oakland, trước khi tiến ra bàn thờ, vị chủ tế có nói mỗi cha nên chuẩn bị một phong bì có tiền, không quan trọng là nhiều hay ít để khi đến phần “xin cảo” thì các cha sẽ là những người đầu tiên bỏ vào cảo để làm gương cho người khác. Lúc đầu chúng tối thấy hơi lạ nhưng dần rồi cũng quen vì nhiều khi những người đi tu cứ nghĩ rằng giáo dân mới là những người phải đóng góp vì người đi tu đã từ bỏ tất cả rồi thì không phải đóng góp gì cả. Thật vậy, trên đời này không ai nghèo đến nỗi không có gì để chia sẻ với người khác. Nói người đi tu nghèo thì sao nhiều người có điện thoại xịn, có xe hơi, có vi tính, Ipad… Nhìn lại chính bản thân mình thấy mình giàu lắm nhưng lại thờ ơ, dửng dưng trước những thống khổ của người khác và nhiều khi lỗi đức công bằng.
Mấy ngày nay tiếp đón và tâm sự với một em tu sĩ trẻ người Paraguay đi thực tập truyền giáo ở Ghana, châu Phi trở về. Chỉ mới hai năm ở châu Phi nhưng em đã bị sốt rét Malaria hành hạ và phải đưa em đi xét nghiệm tổng quát để điều trị vì căn bệnh này không thể khỏi hẳn và sẽ hành hạ suốt cuộc đời còn lại của người có căn bệnh này.
Thời đại thông tin bùng nổ rất nhanh làm cho đất nước nghèo và lạc hậu đứng thứ 2 Nam Mỹ như Paraguay này cũng đi vào quỹ đạo của sự thay đổi. Còn nhớ ngày nào chúng tôi mới đặt chân đến Paraguay thì người dân còn chưa biết nhiều về Internet hay những kỹ thuật thông tin hiện đại, mà nay Internet đã đi vào từng ngõ ngách và giới trẻ đã dùng các mạng xã hội cách thuần thục mà không cần học qua trường lớp nào. Nhiều người dùng đến 5 cái điện thoại chưa kể vi tính, Ipad… Công nghệ hiện đại đã làm cho con người từ thành thị đến nông thôn thay đổi cách chóng mặt, và cũng nhờ công nghệ hiện đại này mà trước đây những điều được cho là cấm kỵ, bị che giấu thì nay phơi bày mỗi ngày cách công khai trong một quốc gia dân chủ và đa phần người dân chưa biết chọn lọc thông tin và chưa trưởng thành đủ trong cách đón nhận thông tin.
Trong khi các quốc gia vùng Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada và các quốc gia Âu châu và Á châu đang là mùa Đông và người ta đang chuẩn bị tưng bừng đón Giáng Sinh, thì ở Paraguay và các nước Nam Mỹ đang làm mùa Hè nắng nóng nên nhiều gia đình khá giả đã có những chuyến đi du lịch ở Cancun, Mexico hay São Paolo, Brazil để tắm biển vì Paraguay không có biển. Bởi thế bên này chẳng có một chút gì không khí Giáng sinh vì các linh mục người bản xứ thường về với gia đình để nghỉ Hè vì đây là phong tục của họ nên các linh mục ngoại quốc thường phải ở lại với đoàn chiên và cùng họ tổ chức mùa Giáng sinh dù không nhộn nhịp nhưng phần nào giúp họ hiểu thêm về Mầu Nhiệm Con Chúa Giáng Trần.
Những ngày cuối năm cũng là dịp hè ở các trường học, công sở nên người ta có thời gian nghỉ hè và được nhận lương tháng 13 (lương phụ trội). Những nhân viên làm việc trong các cơ sở tôn giáo như Dòng Tu, Giáo xứ, Tòa Giám mục… thì được nghỉ một tháng và nhận được gấp đôi lương, cộng thêm quà Giáng sinh để vui vẻ với người thân và cũng là dịp để đi đây đó thưởng thức kỳ hè của họ. Chúng tôi nhận thấy đây là một việc rất công bằng dù có nhiều người so sánh rằng làm việc nhà Chúa thì không phải trả lương! Chúng tôi có nghe đâu đó ở Việt Nam một số chị giúp việc cho nhà Xứ hay một vài tu viện không được trả lương tương xứng, chẳng được nghỉ ngày nào trong tuần và nếu có đau yếu cũng chẳng có bảo hiểm y tế gì cả. Chúng ta không thể nói đến bác ái nếu chưa thực thi đức công bằng. Nhiều người Công Giáo Việt Nam rất hảo tâm và cho rằng được phục vụ các cha, phục vụ nhà Xứ, nhà Dòng là một ân huệ lớn. Điều đó đúng, nhưng những vị hữu trách cũng cần có sự công bằng với người làm công vì những người phục vụ trong nhà Xứ như các bà nội trợ, nhiều khi phải bỏ tiền túi để mua thức ăn và nấu ăn thật ngon để khỏi phật lòng cha, trong khi cha lại không hề quan tâm đến gia đình họ sống chết thế nào. Ở bên này tuy so với Việt Nam thì còn thua kém nhiều thứ, nhưng khi chấp nhận một người làm việc trong Giáo xứ hay trong Tu Viện thì phải làm hợp đồng đàng hoàng và phải trả bảo hiểm hàng tháng cho họ. Họ cũng được nghỉ vào các thứ Bảy, Chúa Nhật và những ngày lễ của quốc gia. Họ cũng được nghỉ khi đau ốm và có giấy của bác sĩ. Nhiều khi lúc mình rất cần vì có nhiều khách hay các lễ lạc nhưng phải thuê người. Lúc đầu chúng tôi cũng cảm thấy khó chịu vì lúc mình cần thì họ lại không đến và so sánh với giáo dân Việt Nam và cho rằng giáo dân ở đây coi thường người đi tu nhưng chúng tôi quên mất một điều là sự công bằng.
Ở Việt Nam thật là may mắn vì có nhiều Dòng Tu Nam, Nữ và các Dòng Tu thuộc Giáo Phận thường xem việc giúp Giáo xứ là một đặc ân. Chúng tôi thấy các cộng đoàn Nữ tu thật năng nổ giúp các cha xứ nào là lo phòng Thánh, giặt ủi đồ lễ, cắm hoa, dạy giáo lý, giúp ca đoàn… một cách vô tư và không hề nhận bất cứ một đồng lương nào. Trong khi đó, nếu chẳng may không hiểu ý cha xứ hay có điều gì không làm vừa lòng ngài thì còn bị la rầy và thậm chí bị cho về khi cha xứ “mách” với bề trên. Ở bên này thì không như thế vì mỗi Dòng Tu đều có một đặc sủng riêng và dĩ nhiên đều phục vụ, nhưng nếu cha xứ nào cần thì liên hệ trực tiếp với bề trên và làm hợp đồng có thời hạn. Chúng tôi biết rằng mọi so sánh đều khập khiễng nhưng cứ xem những sứ điệp và những bài chia sẻ của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô gần đây thì sẽ thấy Ngài luôn nhấn mạnh đến đức công bằng, bác ái và nhạy cảm trước những thống khổ của người khác. Người tu trù không nên dửng dưng đối với người khác. Trước khi nói đến bác thì thì người tu trì phải thực thi đức công bằng và những người làm công cho mình là những người mình phải thực thi công bằng trước hết.
Chúng tôi còn nhớ vào năm 2010, trong chuyến đi Mỹ thăm người thân và cùng đồng tế với các linh mục Việt Nam tại nhà thờ St. Mary của Giáo phận Oakland, trước khi tiến ra bàn thờ, vị chủ tế có nói mỗi cha nên chuẩn bị một phong bì có tiền, không quan trọng là nhiều hay ít để khi đến phần “xin cảo” thì các cha sẽ là những người đầu tiên bỏ vào cảo để làm gương cho người khác. Lúc đầu chúng tối thấy hơi lạ nhưng dần rồi cũng quen vì nhiều khi những người đi tu cứ nghĩ rằng giáo dân mới là những người phải đóng góp vì người đi tu đã từ bỏ tất cả rồi thì không phải đóng góp gì cả. Thật vậy, trên đời này không ai nghèo đến nỗi không có gì để chia sẻ với người khác. Nói người đi tu nghèo thì sao nhiều người có điện thoại xịn, có xe hơi, có vi tính, Ipad… Nhìn lại chính bản thân mình thấy mình giàu lắm nhưng lại thờ ơ, dửng dưng trước những thống khổ của người khác và nhiều khi lỗi đức công bằng.
Mấy ngày nay tiếp đón và tâm sự với một em tu sĩ trẻ người Paraguay đi thực tập truyền giáo ở Ghana, châu Phi trở về. Chỉ mới hai năm ở châu Phi nhưng em đã bị sốt rét Malaria hành hạ và phải đưa em đi xét nghiệm tổng quát để điều trị vì căn bệnh này không thể khỏi hẳn và sẽ hành hạ suốt cuộc đời còn lại của người có căn bệnh này.
Anh em tu sĩ trẻ này đã tâm sự rằng sau hai năm thực tập truyền giáo ở châu Phi trước khi trở về tiếp tục việc học và chịu chức linh mục, mới thấy thấm thía ơn gọi truyền giáo và em thú nhận rằng ngày chúng tôi mới đến Paraguay, lúc đó em là chú đệ tử mới vào Dòng, em vẫn không hiểu gì mấy về các nhà truyền giáo và không quí mến, trân trọng họ và luôn luôn kỳ thị với người nước ngoài. Nhưng đến giờ em mới cảm thấy phục sát đất những người đã từ bỏ quê hương, phong tục, tập quán để đến sống và làm việc cách tự nguyện với một nơi hoàn toàn xa lạ với mình. Em kể rằng hai năm ở Ghana, châu Phi mà em cứ ngỡ rằng như 20 năm vì ngôn ngữ, khí hậu, thức ăn… quá khác với quê hương mình. Em bộc bạch rằng dù người dân ở đó rất thân thiện và yêu mến những người đi tu nhưng em vẫn cảm thấy xa lạ dù đã cố gắng hội nhập. Tuy nhiên em cũng nhận ra một điều là nếu mình cứ ngồi đó mà than vãn thì sẽ chẳng giải quyết được gì mà lại còn khổ tâm hơn nên em đã viếng thăm mọi người dù không hiểu thổ ngữ của họ nhưng bằng cử chỉ yêu thương, phục vụ nên em đã dần lấy được cảm tình của họ và đối với em trong hai năm thực tập ấy là kinh nghiệm quí giá cho đời sống truyền giáo trong tương lai của em.
Một vị kinh lý Tổng quyền của Dòng từ Rô-ma khi viếng thăm các quốc gia châu Phi nơi các nhà truyền giáo Dòng Ngôi Lời làm việc đã tâm sự rằng ở châu Phi không cần những nhà truyền giáo có bằng cấp cao hay thông minh xuất chúng, nhưng ở đó cần những nhà truyền giáo có cái tâm, biết yêu mến người nghèo và nhất là biết dấn thân phục vụ là lời giảng hùng hồn nhất như một câu ngạn ngữ đã nói: “El corazón es más feliz cuando late para los demás” (Con tim sẽ hạnh phúc hơn khi nó giúp người khác cùng đập).
Chỉ còn một ngày nữa là thế giới sẽ đón mừng Giáng Sinh. Ở Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới nơi có cộng đồng người Việt sinh sống thì mọi người rất náo nức đón mừng Giáng Sinh. Bên Paraguay cũng có một sốt nhà truyền giáo người Việt nhưng lại đón Giánh sinh rất âm thầm vì “Đêm Hè, trời nóng Chúa Sinh ra đời…”. Xin chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới tất cả mọi người.
Feliz Navidad y Bendecido Año Nuevo 2015.
Một vị kinh lý Tổng quyền của Dòng từ Rô-ma khi viếng thăm các quốc gia châu Phi nơi các nhà truyền giáo Dòng Ngôi Lời làm việc đã tâm sự rằng ở châu Phi không cần những nhà truyền giáo có bằng cấp cao hay thông minh xuất chúng, nhưng ở đó cần những nhà truyền giáo có cái tâm, biết yêu mến người nghèo và nhất là biết dấn thân phục vụ là lời giảng hùng hồn nhất như một câu ngạn ngữ đã nói: “El corazón es más feliz cuando late para los demás” (Con tim sẽ hạnh phúc hơn khi nó giúp người khác cùng đập).
Chỉ còn một ngày nữa là thế giới sẽ đón mừng Giáng Sinh. Ở Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới nơi có cộng đồng người Việt sinh sống thì mọi người rất náo nức đón mừng Giáng Sinh. Bên Paraguay cũng có một sốt nhà truyền giáo người Việt nhưng lại đón Giánh sinh rất âm thầm vì “Đêm Hè, trời nóng Chúa Sinh ra đời…”. Xin chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới tất cả mọi người.
Feliz Navidad y Bendecido Año Nuevo 2015.
Paraguay, 23 tháng 12 năm 2014
Lm. Antôn trần Xuân Sang, SVD.
(VietCatholic News)
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014
VIDEO TRƯC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CÔNG BỐ THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ BAN PHÉP LÀNH TOÀ THÁNH URBI ET ORBI
Bắt đầu lúc 11g50 giờ Vatican (17g50 giờ Việt Nam )
Thứ Năm ngày 25.12.2014
Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi 2014
của Đức Thánh Cha Phanxicô
Anh chị em thân mến, chúc mừng Giáng Sinh!
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ trần gian, đã được sinh ra cho chúng ta, tại Bethlehem bởi một Trinh Nữ, để hoàn thành những lời tiên tri từ xa xưa. Tên của Trinh Nữ này là Maria, hiền thê của Giuse.
Những người khiêm tốn, tràn đầy hy vọng nơi sự thiện hảo của Thiên Chúa, là những người chào đón Chúa Giêsu và nhận ra Ngài. Và vì thế, Thánh Thần Chúa đã soi sáng cho các mục đồng tại Bethlehem, là những người đã vội vã đến hang đá và thờ lạy Hài Nhi. Sau đó, Chúa cũng đã dẫn cặp vợ chồng già Simeon và Anna vào đền thờ Giêrusalem, và họ nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Ông Simeon kêu lên: “Chính mắt con đã được thấy ơn cứu độ Chúa dành sẵn cho muôn dân” (Lc 2:30).
Vâng, thưa anh chị em, Chúa Giêsu là sự cứu rỗi cho mọi người và cho mọi dân tộc!
Tôi cầu xin cùng Ngài, Đấng Cứu Độ thế giới, hãy nhìn đến anh chị em chúng ta ở Iraq và Syria, là những người đã phải chịu đựng quá lâu cuộc xung đột đang tiếp diễn, và những ai thuộc về các nhóm sắc tộc và tôn giáo khác, đang phải chịu đựng một cuộc bách hại tàn bạo. Cầu xin cho Giáng Sinh có thể mang lại hy vọng cho họ cũng như cho những người phải di dời, những người tị nạn và lưu vong, trẻ em, người lớn và người già, trong khu vực này cũng như trên toàn thế giới. Cầu xin cho sự thờ ơ được biến đổi thành sự gần gũi; và sự khước từ trở thành lòng hiếu khách, ngõ hầu tất cả những ai đang đau khổ có thể nhận được những trợ giúp nhân đạo cần thiết để vượt qua sự khắc nghiệt của mùa đông, trở về quê hương bản quán của họ và được sống đúng với phẩm giá. Nguyện xin Chúa mở lòng trí con người cho lòng trông cậy, và xin Ngài ban bình an trên toàn vùng Trung Đông, bắt đầu từ mảnh đất đã được chúc phúc vì đã được Chúa chọn để xuống thế làm người, qua đó nuôi dưỡng những nỗ lực có hiệu quả của những dấn thân đối thoại giữa người Do Thái và người Palestine.
Xin Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế của thế giới, bảo vệ tất cả ai đang đau khổ ở Ukraine, và xin Chúa ban cho đất nước thân yêu của họ có thể vượt qua những căng thẳng, khắc phục được hận thù và bạo lực, và tiến bước trên một cuộc hành trình mới của tình huynh đệ và hòa giải.
Xin Chúa Kitô Đấng Cứu Thế ban bình an cho Nigeria, là nơi nhiều máu đang tiếp tục đổ ra và cũng là nơi quá nhiều người bị tước mất tài sản vô cớ, bị bắt làm con tin hoặc bị giết. Tôi cầu khẩn hòa bình trên những miền khác nữa của lục địa châu Phi, tôi đặc biệt nghĩ đến Libya, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, và các khu vực khác nhau của nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Tôi van xin tất cả những ai có trách nhiệm chính trị hãy dấn thân thông qua đối thoại để vượt thắng những khác biệt và để xây dựng một cuộc sống chung lâu dài và huynh đệ.
Xin Chúa Giêsu cứu lấy con số đông đảo các trẻ em là nạn nhân của bạo lực, những trẻ bị biến thành đối tượng của thương mại và nạn buôn người, hoặc bị buộc phải trở thành những người lính. Xin Chúa an ủi gia đình các trẻ em bị thiệt mạng ở Pakistan hồi tuần trước. Xin Chúa gần gũi với tất cả những ai đang đau yếu, đặc biệt là các nạn nhân của dịch bệnh Ebola, nhất là tại Liberia, Sierra Leone và Guinea. Tôi cảm ơn tất cả ai đang can đảm tận hiến cho các bệnh nhân và hỗ trợ các thành viên trong gia đình của họ, đồng thời một lần nữa tôi cũng tái đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết để những hỗ trợ và điều trị cần thiết được cung ứng cho họ.
Thật sự là thế giới có quá nhiều nước mắt trong mùa Giáng Sinh này, cùng với những giọt nước mắt của Chúa Giêsu Hài Đồng. Anh chị em thân mến, xin Chúa Thánh Thần soi sáng tâm hồn chúng ta ngày hôm nay, để chúng ta nhận ra nơi Chúa Hài Đồng, sinh ra tại Bethlehem bởi Đức Trinh Nữ Maria, ơn cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta, mỗi người nam nữ và cho tất cả các dân tộc trên trái đất. Cầu xin quyền năng của Chúa Kitô, mang đến tự do và sự phục vụ lẫn nhau, được cảm nhận trong nhiều con tim đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, khủng bố và chế độ nô lệ. Xin cho sự hiền lành trong quyền năng chí thánh này lấy đi sự chai cứng của con tim rất nhiều người nam nữ đang đắm mình trong những sự thế gian và trong sự thờ ơ. Cầu xin cho quyền năng cứu độ của Ngài biến vũ khí thành lưỡi cày, biến hủy diệt thành sáng tạo, biến lòng thù hận thành tình yêu và sự dịu dàng. Để rồi chúng ta có thể kêu lên trong hân hoan “Chính mắt con đã được thấy ơn cứu độ của Chúa”
Chúc mừng Giáng sinh cho tất cả mọi người!
J.B. Đặng Minh An dịch
(VietCatholic News)
CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2015
KÍNH CHÚC
QUÝ CHA - QUÝ TU SĨ NAM NỮ
QUÝ ÔNG BÀ ANH CHỊ EM
QUÝ ĐỘC GIẢ KHẮP NƠI
VÀ GIA QUYẾN
MÙA GIÁNG SINH
ANH LÀNH - THÁNH ĐỨC
TRÀN ĐẦY HỒNG ÂN CHÚA HÀI ĐỒNG
VÀ NĂM MỚI 2015
AN BÌNH - MAY MẮN- THÀNH ĐẠT
Linh Mục Chánh Xứ
và Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
và Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)