Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM 23.6.2022. SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ. Lễ trọng.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 23.6.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon.
HÈ VỀ
HÈ VỀ
TGPSG -- Những cánh hoa phượng đỏ thắm đang đua nhau nở, báo hiệu một mùa Hè đang đến. Và như không muốn thua kém hoa phượng rực rỡ, những chú ve cũng râm ran khắp nơi, báo hiệu mùa Hè đang về.
"Hè đến rồi các bạn ơi..." các cô cậu tuổi nhỏ hình như mỗi người đều có cho mình một chương trình riêng: được đi đây đi đó, được đến những nơi mà mình muốn đến, được về quê hương thăm ông bà, bố mẹ sau một thời gian xa quê...
Chúng tôi, những con người trong đời sống dâng hiến, không còn cái tuổi ngây thơ hồn nhiên như ngày xưa nữa, nhưng mùa Hè vẫn là lúc chúng tôi chuẩn bị hành trang để ra đi, đến với những vùng đất mới - lên vùng núi cao, xuống vùng sông nước, đến những nơi cuối chân trời... - để mang một chút gì đó cho những người kém may mắn. Đó là những bài giáo lý, những con chữ và những nốt nhạc, sống và làm việc với người dân…
"Hè đến rồi các bạn ơi..." các cô cậu tuổi nhỏ hình như mỗi người đều có cho mình một chương trình riêng: được đi đây đi đó, được đến những nơi mà mình muốn đến, được về quê hương thăm ông bà, bố mẹ sau một thời gian xa quê...
Chúng tôi, những con người trong đời sống dâng hiến, không còn cái tuổi ngây thơ hồn nhiên như ngày xưa nữa, nhưng mùa Hè vẫn là lúc chúng tôi chuẩn bị hành trang để ra đi, đến với những vùng đất mới - lên vùng núi cao, xuống vùng sông nước, đến những nơi cuối chân trời... - để mang một chút gì đó cho những người kém may mắn. Đó là những bài giáo lý, những con chữ và những nốt nhạc, sống và làm việc với người dân…
Tôi nhớ lại từng mảnh đất mà tôi đã đi qua trong những mùa Hè, tôi gặp được những con người ở vùng sâu vùng xa, nỗ lực sống hết lòng vì họ. Cũng ở những nơi đó, tôi học được nhiều điều, học được cách sống nơi từng vùng quê, học được những món ăn mới nơi xứ người, học được tình yêu thương nơi các linh mục đang phục vụ hết mình vì đoàn chiên...
Một mùa Hè nữa đang đến, tôi chợt nhớ về mùa Hè 2021 - một mùa Hè đầy đau thương khi nạn dịch Covid bắt đầu ảnh hưởng mạnh đến nước ta: tất cả dường như bị chững lại, kế hoạch đi giúp Hè cũng dừng lại. Thay vào những sinh hoạt mùa Hè là những chuyến xe yêu thương, mang đến những nhu yếu phẩm cần thiết nhất cho từng dãy trọ, từng con hẻm... Nhìn lại một chút như thế, để thấy được một năm đã trôi qua, biết bao nhiêu là dấu ấn trong cuộc đời.
Nhìn những bộ quần áo được xếp gọn vào ba lô để lên đường cho sinh hoạt tông đồ mùa Hè năm nay, tôi thấy lòng tràn đầy niềm vui, cho dù phía trước là những chuỗi ngày đầy nắng, đầy gió…
"Tạm biệt Sài Thành một thời gian nhé, ta sẽ đến những nơi được sai đi..." Đến để đem chút hương vị tình yêu của những người dâng hiến: Đó là lòng nhiệt thành, quảng đại và hy sinh cho những con người không được may mắn. "Rồi sau những tháng ngày Hè, ta lại về với Sài Thành, nơi có cộng đoàn thân thương của ta, với những niềm vui ấm cúng của đời dâng hiến, những tiếng cười đùa của những anh em đang gắn bó với nhau trong đời tông đồ, cùng nhau nỗ lực âm thầm, quên mình, phục vụ..."
Một mùa Hè nữa đang đến, tôi chợt nhớ về mùa Hè 2021 - một mùa Hè đầy đau thương khi nạn dịch Covid bắt đầu ảnh hưởng mạnh đến nước ta: tất cả dường như bị chững lại, kế hoạch đi giúp Hè cũng dừng lại. Thay vào những sinh hoạt mùa Hè là những chuyến xe yêu thương, mang đến những nhu yếu phẩm cần thiết nhất cho từng dãy trọ, từng con hẻm... Nhìn lại một chút như thế, để thấy được một năm đã trôi qua, biết bao nhiêu là dấu ấn trong cuộc đời.
Nhìn những bộ quần áo được xếp gọn vào ba lô để lên đường cho sinh hoạt tông đồ mùa Hè năm nay, tôi thấy lòng tràn đầy niềm vui, cho dù phía trước là những chuỗi ngày đầy nắng, đầy gió…
"Tạm biệt Sài Thành một thời gian nhé, ta sẽ đến những nơi được sai đi..." Đến để đem chút hương vị tình yêu của những người dâng hiến: Đó là lòng nhiệt thành, quảng đại và hy sinh cho những con người không được may mắn. "Rồi sau những tháng ngày Hè, ta lại về với Sài Thành, nơi có cộng đoàn thân thương của ta, với những niềm vui ấm cúng của đời dâng hiến, những tiếng cười đùa của những anh em đang gắn bó với nhau trong đời tông đồ, cùng nhau nỗ lực âm thầm, quên mình, phục vụ..."
Sài Gòn ngày 18/06/2022
Thầm Lặng, Dòng Đức Mẹ Lên Trời (TGPSG)
Thầm Lặng, Dòng Đức Mẹ Lên Trời (TGPSG)
(WGPSG)
Ý NGHĨA CỦA LÒNG SÙNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Giám mục Donald J. Hying[1]
WHĐ (22.9.2022) - Khi còn nhỏ, tôi rất thích bức tranh Thánh Tâm Chúa Giêsu tuyệt đẹp được treo trong phòng ngủ của cha mẹ tôi. Một Chúa Giêsu với nụ cười âu yếm chỉ vào trái tim của Người bị đâm thâu và cuốn mão gai, trong một cử chỉ mời gọi rất thiết tha. Bất cứ khi nào nhìn vào bức tranh đó, tôi luôn cảm thấy ấm áp như thể mình được ôm ấp, vỗ về, yêu thương, và như thể Chúa Giêsu đang mời gọi tôi bước vào nguồn bình an và niềm vui của Người. Mẹ tôi rất sùng kính Thánh Tâm Chúa nên mỗi Thứ Sáu đầu tháng, chúng tôi lại tận hiến cuộc đời cho tình yêu và lòng thương xót của Người.
Vào mùa hè, đúng hơn là vào tháng Sáu, chúng ta cử hành trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu như một cách thế để đến gần với lòng thương xót và sự tha thứ dịu dàng của Chúa hơn. Về mặt thơ ca, trái tim là biểu tượng của trung tâm con người - cảm xúc, tình yêu, đam mê, ước muốn, và sức mạnh của ý chí. Trong cuốn “The Sacred Heart of the World”, tác giả David Richo giải thích rằng: “Trái tim của chúng ta là trung tâm ôn hoà của cái tôi vô ngã và nó có một khát vọng đó là sự mở ra. Trái tim là năng lực để mở ra.… Trái tim chứa đựng khả năng để vươn tới, vì vậy, nó là liều thuốc giải độc cho sự tuyệt vọng.… Việc chiêm ngắm Trái tim Chúa Giêsu cho chúng ta thấy chúng ta thực sự sâu sắc đến mức nào, tiềm năng yêu thương của chúng ta rộng lớn biết bao, và khát vọng sự sống của chúng ta mạnh mẽ biết chừng nào".
Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu thổn thức vì thương đám đông dân chúng (x. Mt 9, 36); chính Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng, Người “có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29). Thánh Tâm Chúa Giêsu đã bắt đầu đập trong lòng Đức Trinh Nữ Maria cách đây hơn 2000 năm, và hiện nay vẫn tiếp tục đập trong nhân tính được tôn vinh của Chúa Kitô Phục Sinh. Thánh Tâm ấy sẽ rung động mãi mãi, bơm tràn ân sủng, lòng thương xót, và sự sống của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại. Nơi Thánh Tâm, chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa cũng như ước muốn vô tận của Ngài là được ở trong mối tương quan thân thiết với chúng ta.
Trong nhiều thế kỷ, có những Kitô hữu đã phát triển những hình ảnh khắc nghiệt về Thiên Chúa và Chúa Giêsu, theo đó, các Ngài giống như những thẩm phán đáng sợ, xa rời thực tại của con người, và sẵn sàng ra hình phạt đối với những ai không tuân giữ đạo lý. Còn Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh đã trở thành những vị rất thiết thân, gần gũi đến bên Thiên Chúa để cầu bầu cho chúng ta, và cho những linh hồn tội lỗi, lầm lạc.
Trong nhiều thế kỷ, có những Kitô hữu đã phát triển những hình ảnh khắc nghiệt về Thiên Chúa và Chúa Giêsu, theo đó, các Ngài giống như những thẩm phán đáng sợ, xa rời thực tại của con người, và sẵn sàng ra hình phạt đối với những ai không tuân giữ đạo lý. Còn Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh đã trở thành những vị rất thiết thân, gần gũi đến bên Thiên Chúa để cầu bầu cho chúng ta, và cho những linh hồn tội lỗi, lầm lạc.
Học thuyết của phái Jansen, đặc biệt thịnh hành ở Pháp vào thế kỷ XVI và XVII, đã nhấn mạnh quá mức đến cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, đến sự bất xứng của bản tính con người, và đến sự sợ hãi như một phản ứng căn bản của con người khi đối diện với Thiên Chúa.
Nhìn trong bối cảnh này, những cuộc hiện ra của Thánh Tâm Chúa Giêsu với thánh nữ Margaret Mary Alacoque cho thấy sự cần thiết của việc điều chỉnh về mặt thần học, và việc cân bằng về đời sống thiêng liêng liên quan đến những nhận thức sai lầm phổ biến về Đức Kitô. Chúa Giêsu đã mặc khải cho thánh nữ Thánh Tâm của Người luôn cháy bỏng tình yêu dành cho nhân loại như thế nào. Đó là một trái tim bị đâm thâu, bị đóng đinh, luôn tuôn tràn ơn cứu độ và lòng thương xót. Cũng vì tình yêu, Chúa Giêsu mong mỏi chúng ta dâng hiến tình yêu và sùng kính dành cho Thánh Tâm Người. Nếu như một số hình thức đạo đức méo mó chỉ tập trung vào sự trừng phạt của Thiên Chúa, thì Thánh Tâm lại nhấn mạnh đến lòng thương xót; Nếu như nhiều tín hữu thấy Thiên Chúa thật đáng sợ, thì Thánh Tâm biểu lộ tình yêu và niềm vui linh thánh; và nếu như trước đây người ta thấy Chúa Giêsu có vẻ xa cách và không thể tiếp cận, thì Thánh Tâm vẫy gọi chúng ta bước vào lò lửa tình yêu thần linh của Người.
Nhìn trong bối cảnh này, những cuộc hiện ra của Thánh Tâm Chúa Giêsu với thánh nữ Margaret Mary Alacoque cho thấy sự cần thiết của việc điều chỉnh về mặt thần học, và việc cân bằng về đời sống thiêng liêng liên quan đến những nhận thức sai lầm phổ biến về Đức Kitô. Chúa Giêsu đã mặc khải cho thánh nữ Thánh Tâm của Người luôn cháy bỏng tình yêu dành cho nhân loại như thế nào. Đó là một trái tim bị đâm thâu, bị đóng đinh, luôn tuôn tràn ơn cứu độ và lòng thương xót. Cũng vì tình yêu, Chúa Giêsu mong mỏi chúng ta dâng hiến tình yêu và sùng kính dành cho Thánh Tâm Người. Nếu như một số hình thức đạo đức méo mó chỉ tập trung vào sự trừng phạt của Thiên Chúa, thì Thánh Tâm lại nhấn mạnh đến lòng thương xót; Nếu như nhiều tín hữu thấy Thiên Chúa thật đáng sợ, thì Thánh Tâm biểu lộ tình yêu và niềm vui linh thánh; và nếu như trước đây người ta thấy Chúa Giêsu có vẻ xa cách và không thể tiếp cận, thì Thánh Tâm vẫy gọi chúng ta bước vào lò lửa tình yêu thần linh của Người.
Thánh Margaret đã diễn tả trải nghiệm của ngài về những lời của Chúa Giêsu như sau: “Thánh Tâm của Ta yêu thương loài người, và yêu thương con, đến nỗi nó không thể kìm nén ngọn lửa tình yêu đang bùng cháy lâu hơn nữa. Ngọn lửa tình yêu phải bùng cháy nơi con và hiển lộ Trái tim của Ta cho thế giới. Nhờ đó, đời sống nhân loại được phong phú bằng chính nguồn kho báu ân sủng của Ta”. Sau mạc khải này, Chúa Giêsu đã liên kết trái tim của thánh nữ với trái tim của Người bằng sự kết hợp của tình yêu và niềm vui thần bí.
Như thánh Gioan đã nhắc chúng ta rằng, Thiên Chúa là tình yêu (x. 1 Ga 4), Đấng đã hiến mình vì nhân loại; khao khát mang lại ơn cứu độ muôn đời cho chúng ta; và tìm kiếm những con chiên đi lạc, mang vác chúng vai và đưa về ràn. Toàn thể biến cố Chúa Kitô là một sứ mệnh của lòng thương xót. Vì Chúa Con, trong sự vâng lời Chúa Cha tuyệt đối đã nhập thể, trở nên phàm nhân như chúng ta để rao giảng Tin Mừng về Nước Trời, chữa lành người đau bệnh, tha thứ cho kẻ tội lỗi, cho kẻ đói ăn, và cuối cùng hiến trao mạng sống trên thập giá. Mỗi lời nói, hành động, cử chỉ và thái độ của Chúa Giêsu đều biểu lộ một tình yêu trọn vẹn, tinh khiết, và quảng đại đối với từng người. Nếu yêu thương có nghĩa là sẵn sàng làm điều tốt cho người mình yêu một cách vô vụ lợi, thì chúng ta thấy sự trọn vẹn của tình yêu ấy nơi chính trái tim rực cháy của Chúa Kitô.
Chúng ta đừng nghĩ rằng một tình yêu như thế là ngây thơ, đơn giản hoặc dễ dàng, vì đó là tình yêu của một Thánh Tâm rực cháy, bị cuốn vòng gai, bị đâm thâu và rỉ máu. Việc Đức Kitô bị đóng đinh là con đường kinh hoàng xuyên qua thung lũng của bóng tối và sự dữ mà chính Thiên Chúa bước đi, ôm lấy mọi tội lỗi, đổ vỡ, và chết chóc rình rập và hủy diệt chúng ta. Bằng cách im lặng trước những kẻ bắt bớ mình, cầu nguyện cho những kẻ giết mình, yêu thương tên trộm đang hấp hối, và nài xin sự tha thứ cho kẻ tội lỗi, Chúa Giêsu cho thấy rằng tình yêu vô điều kiện, vô bờ bến và thần linh của trái tim Người là sức mạnh duy nhất có thể chữa lành thế giới đầy hận thù, tội lỗi và từ khước Thiên Chúa. Bằng cách tự mình gánh lấy toàn bộ tội ác của con người mà từng người trong mọi thời đại mắc phạm, Chúa Kitô đã biến bóng tối bao trùm này trở thành ánh sáng của sự Phục sinh.
Chúng ta đừng nghĩ rằng một tình yêu như thế là ngây thơ, đơn giản hoặc dễ dàng, vì đó là tình yêu của một Thánh Tâm rực cháy, bị cuốn vòng gai, bị đâm thâu và rỉ máu. Việc Đức Kitô bị đóng đinh là con đường kinh hoàng xuyên qua thung lũng của bóng tối và sự dữ mà chính Thiên Chúa bước đi, ôm lấy mọi tội lỗi, đổ vỡ, và chết chóc rình rập và hủy diệt chúng ta. Bằng cách im lặng trước những kẻ bắt bớ mình, cầu nguyện cho những kẻ giết mình, yêu thương tên trộm đang hấp hối, và nài xin sự tha thứ cho kẻ tội lỗi, Chúa Giêsu cho thấy rằng tình yêu vô điều kiện, vô bờ bến và thần linh của trái tim Người là sức mạnh duy nhất có thể chữa lành thế giới đầy hận thù, tội lỗi và từ khước Thiên Chúa. Bằng cách tự mình gánh lấy toàn bộ tội ác của con người mà từng người trong mọi thời đại mắc phạm, Chúa Kitô đã biến bóng tối bao trùm này trở thành ánh sáng của sự Phục sinh.
Hành động triệt để
Trong hành động cứu chuộc triệt để này, Đức Chúa phục vụ như một nghệ sĩ đấu vật Aikido (Hiệp khí đạo). Aikido là một hình thức võ thuật mà mục đích là để tước vũ khí của đối phương nhưng không gây thương tích. Bằng cách hấp thụ và làm chệch hướng năng lượng tiêu cực hung hãn của đối phương, võ sĩ Aikido tước vũ khí của đối phương khi biến bạo lực thành một lực nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, không gây thương tổn cho ai, nhưng ngăn chặn hành vi gây hấn. Đây chẳng phải là điều Chúa Giêsu đã thực hiện trong cuộc khổ nạn và cái chết của Người sao? Chúa Giêsu đón nhận mọi bạo lực, xấu xa, hận thù và tội lỗi của thế gian vào bản thân mình, để chúng giết chết Người và dường như tiêu diệt nguồn lực quan trọng của Người là tình yêu, sự chữa lành và hòa bình. Nhưng bằng cách hấp thụ toàn bộ bóng tối, Chúa Giêsu đã chiến thắng sức mạnh của nó trong một của lễ hiến thân tối cao dâng lên Chúa Cha trên bàn thờ thập giá. Sự chết và phục sinh của Đức Kitô là sự hấp thụ nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, làm chệch hướng và biến bạo lực thành tình yêu, tội lỗi thành ân sủng, hận thù thành tha thứ, và cái chết thành sự sống. Chiến thắng của Thánh Tâm là chiến thắng tột đỉnh của tình yêu.
Trong một bài phát biểu trước các giám mục Ý, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã từng diễn đạt như thế này: “Những gì Chúa Giêsu rao giảng trong Bài giảng trên núi, thì giờ đây Người thực hiện; Chúa Giêsu không lấy bạo lực chống lại bạo lực, như Người có thể đã làm, nhưng Người chấm dứt bạo lực bằng cách biến nó thành tình yêu. Hành động của giết chóc, của sự chết, được biến thành một hành động của tình yêu”.
Đối diện với những cuộc khủng bố bạo lực không ngừng, những vụ xả súng hàng loạt, những hình thức lạm dụng, và cả những hành vi coi thường sự sống thánh thiêng của con người, xã hội đương đại của chúng ta sẽ chỉ tìm thấy hy vọng, sự chữa lành, và hòa bình qua Thánh Tâm Chúa Giêsu Kitô.
Việc tôn sùng Thánh Tâm bao gồm những gì? Chúng ta hiểu về Lòng sùng kính này như thế nào? Sự thánh hiến chính thức, dâng lễ hàng ngày, cử hành Bí tích Thánh Thể và hòa giải vào các ngày Thứ Sáu đầu tháng liên tiếp, trưng bày và tôn vinh hình ảnh Thánh Tâm, tất cả đều bao gồm một số thực hành cụ thể liên quan đến lòng sùng kính sâu sắc này.
Giống như bất kỳ sự thánh hiến nào, sự tận hiến cho Thánh Tâm là sự nối dài cam kết phép Rửa của chúng ta. Trong nước rửa tội, chúng ta được mặc lấy Đức Kitô, được Chúa Thánh Thần xức dầu để sống như một thụ tạo mới trong sự sống của Chúa Ba Ngôi, và để đón nhận phúc lành của Phúc Âm. Tận hiến cho Thánh Tâm là một cách thức tận hiến riêng tư trong tình yêu để canh tân và sống lời hứa phép Rửa của chúng ta. Chúng ta nhìn nhận quyền tối thượng của Chúa Giêsu trong cuộc đời mình, cam kết dâng trao tình yêu cho Người, Đấng đã yêu thương chúng ta bằng tình yêu nhân từ và quảng đại. Vào mỗi Thứ Sáu đầu tháng, khi gia đình tôi đọc lại lời nguyện tận hiến, tôi luôn được nhắc nhở về sự hiện diện, che chở, và quyền năng của Chúa Giêsu trong cuộc đời tôi. Lời cầu nguyện đó đã thôi thúc tôi cố gắng cư xử với người khác như tôi đối xử với chính Chúa Giêsu Kitô. Nếu bạn chưa làm như vậy, hãy cân nhắc việc dâng hiến hôn nhân, gia đình, mái ấm, và cuộc đời của bạn cho Thánh Tâm một cách chính thức. Điều đó sẽ tạo ra một khác biệt lớn.
Việc tôn sùng Thánh Tâm bao gồm những gì? Chúng ta hiểu về Lòng sùng kính này như thế nào? Sự thánh hiến chính thức, dâng lễ hàng ngày, cử hành Bí tích Thánh Thể và hòa giải vào các ngày Thứ Sáu đầu tháng liên tiếp, trưng bày và tôn vinh hình ảnh Thánh Tâm, tất cả đều bao gồm một số thực hành cụ thể liên quan đến lòng sùng kính sâu sắc này.
Giống như bất kỳ sự thánh hiến nào, sự tận hiến cho Thánh Tâm là sự nối dài cam kết phép Rửa của chúng ta. Trong nước rửa tội, chúng ta được mặc lấy Đức Kitô, được Chúa Thánh Thần xức dầu để sống như một thụ tạo mới trong sự sống của Chúa Ba Ngôi, và để đón nhận phúc lành của Phúc Âm. Tận hiến cho Thánh Tâm là một cách thức tận hiến riêng tư trong tình yêu để canh tân và sống lời hứa phép Rửa của chúng ta. Chúng ta nhìn nhận quyền tối thượng của Chúa Giêsu trong cuộc đời mình, cam kết dâng trao tình yêu cho Người, Đấng đã yêu thương chúng ta bằng tình yêu nhân từ và quảng đại. Vào mỗi Thứ Sáu đầu tháng, khi gia đình tôi đọc lại lời nguyện tận hiến, tôi luôn được nhắc nhở về sự hiện diện, che chở, và quyền năng của Chúa Giêsu trong cuộc đời tôi. Lời cầu nguyện đó đã thôi thúc tôi cố gắng cư xử với người khác như tôi đối xử với chính Chúa Giêsu Kitô. Nếu bạn chưa làm như vậy, hãy cân nhắc việc dâng hiến hôn nhân, gia đình, mái ấm, và cuộc đời của bạn cho Thánh Tâm một cách chính thức. Điều đó sẽ tạo ra một khác biệt lớn.
Sự hiến dâng hàng ngày là một lời cầu nguyện đơn giản, trong đó chúng ta dâng lên Thiên Chúa ngày sống của chúng ta: lời cầu nguyện, công việc, niềm vui và đau khổ. Sự hiến dâng này đổi mới sự thánh hiến của chúng ta và nhắc nhở chúng ta sống trong tâm niệm thánh thiện rằng những gì chúng ta thực hiện, nói năng, quý trọng và ấp ủ phải là sự dâng trao lại cho Thiên Chúa, Đấng đã thực hiện biết bao điều kỳ diệu cho chúng ta. Tôi nhớ việc cầu nguyện buổi sáng khi ở trường; nghi thức cầu nguyện hàng ngày này nhắc tôi rằng những gì tôi đã làm ở trường, ở nhà, ở sân chơi, với gia đình, với bạn cùng lớp có ý nghĩa quan trọng đối với Thiên Chúa, và thôi thúc tôi muốn cống hiến hết sức mình.
Vào thời điểm mà các tín hữu không thường xuyên lãnh nhận Thánh Thể, việc Chúa Giêsu đòi chúng ta xưng tội và rước lễ vào mỗi Thứ Sáu đầu tháng là cách cơ bản để chúng ta gặp được tình yêu của Chúa. Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hoàn toàn hiến thân cho chúng ta, nghĩa là Người nên một trong thân xác, linh hồn và sự sống của chúng ta. Chúng ta được kết hợp sâu xa với Đức Kitô, Đấng mà chúng ta đón nhận qua tấm bánh Thánh Thể. Trong Bí tích Hòa giải, chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót và sự tha thứ mà Chúa Giêsu thực hiện trên đồi Canvê, nơi chúng ta nhận được vòng tay dịu dàng và quyền năng chữa lành của Người trong mầu nhiệm Vượt qua. Qua các bí tích này, Chúa Giêsu kéo chúng ta vào trái tim Người và cho phép chúng ta cảm nghiệm được tình yêu và niềm vui thiên quốc ngay trong cuộc sống này. Tất cả sự phong phú của đời sống nội tại của Thiên Chúa đều được bày tỏ nơi Thánh Tâm Đức Kitô và được trao hiến cho chúng ta trong Thánh Lễ và khi xưng tội.
Vào thời điểm mà các tín hữu không thường xuyên lãnh nhận Thánh Thể, việc Chúa Giêsu đòi chúng ta xưng tội và rước lễ vào mỗi Thứ Sáu đầu tháng là cách cơ bản để chúng ta gặp được tình yêu của Chúa. Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hoàn toàn hiến thân cho chúng ta, nghĩa là Người nên một trong thân xác, linh hồn và sự sống của chúng ta. Chúng ta được kết hợp sâu xa với Đức Kitô, Đấng mà chúng ta đón nhận qua tấm bánh Thánh Thể. Trong Bí tích Hòa giải, chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót và sự tha thứ mà Chúa Giêsu thực hiện trên đồi Canvê, nơi chúng ta nhận được vòng tay dịu dàng và quyền năng chữa lành của Người trong mầu nhiệm Vượt qua. Qua các bí tích này, Chúa Giêsu kéo chúng ta vào trái tim Người và cho phép chúng ta cảm nghiệm được tình yêu và niềm vui thiên quốc ngay trong cuộc sống này. Tất cả sự phong phú của đời sống nội tại của Thiên Chúa đều được bày tỏ nơi Thánh Tâm Đức Kitô và được trao hiến cho chúng ta trong Thánh Lễ và khi xưng tội.
Khi tôn vinh và trưng bày hình ảnh về Thánh Tâm, chúng ta mời gọi người khác cảm nghiệm tình yêu của Chúa Giêsu đối với chính họ. Sức mạnh của thị giác thật hiệu quả, vì cho tới nay, tôi vẫn có thể nhớ từng chi tiết bức tranh Thánh Tâm Chúa Giêsu trong phòng ngủ của bố mẹ tôi! Chúng ta chẳng thể thờ ơ hoặc vô cảm khi được chiêm ngắm một hình ảnh thánh thiêng và đầy lòng thương xót như thế. Một khi nhìn vào ảnh Thánh Tâm, trái tim chúng ta sẽ được tan chảy, tâm hồn chúng ta sẽ được đổi mới, và ý chí chúng ta sẽ được thúc đẩy để dâng trao cuộc đời mình cho Thiên Chúa.
Cần nhớ rằng, lòng sùng kính Thánh Tâm không phải là ma thuật, là phép thần thông hoặc là vé tự động bảo đảm chúng ta được lên thiên đàng; Trái lại, đó là một cách thế thiêng liêng giúp chúng ta cảm nghiệm sự viên mãn của Phúc Âm, của Tin mừng tình yêu cứu độ mà Thiên Chúa tuôn đổ trên chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô. Khi càng tiến tới trong sự hiểu biết và hiệp thông với Thiên Chúa, chúng ta sẽ càng yêu mến Chúa Giêsu sâu sắc hơn, và càng sống trong mối tương quan biến đổi và cứu chuộc trong mọi chi tiết của cuộc đời chúng ta hơn. Lòng sùng kính này hiệp nhất tâm trí, trái tim, và ý chí của chúng ta trong một hành động dâng hiến tuyệt vời - một sự dâng trao hoàn toàn bản thân chúng ta cho Đấng đã hiến thân cách trọn vẹn cho chúng ta và vì chúng ta trước.
Cần nhớ rằng, lòng sùng kính Thánh Tâm không phải là ma thuật, là phép thần thông hoặc là vé tự động bảo đảm chúng ta được lên thiên đàng; Trái lại, đó là một cách thế thiêng liêng giúp chúng ta cảm nghiệm sự viên mãn của Phúc Âm, của Tin mừng tình yêu cứu độ mà Thiên Chúa tuôn đổ trên chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô. Khi càng tiến tới trong sự hiểu biết và hiệp thông với Thiên Chúa, chúng ta sẽ càng yêu mến Chúa Giêsu sâu sắc hơn, và càng sống trong mối tương quan biến đổi và cứu chuộc trong mọi chi tiết của cuộc đời chúng ta hơn. Lòng sùng kính này hiệp nhất tâm trí, trái tim, và ý chí của chúng ta trong một hành động dâng hiến tuyệt vời - một sự dâng trao hoàn toàn bản thân chúng ta cho Đấng đã hiến thân cách trọn vẹn cho chúng ta và vì chúng ta trước.
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CẦU NGUYỆN VỚI CÁC BÀI HÁT TỪ CỘNG ĐOÀN TAIZÉ, 22.6.2022
Bắt đầu lúc 19g15 Thứ Tư, ngày 22.6.2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022. Vọng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 22.6.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon.
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022. Thánh Luy Gônzaga, tu sĩ. Lễ nhớ.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 21.6.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon.
CẢ VẠN TÍN HỮU CUNG NGHINH MÌNH THÁNH CHÚA TẠI HÀ NỘI
CẢ VẠN TÍN HỮU CUNG NGHINH MÌNH THÁNH CHÚA
TẠI HÀ NỘI
Ban biên tập trang web TGP. Hà Nội
WGPHN (19.6.2022) - Sau Thánh lễ trọng thể kính Mình Máu Thánh Chúa vào lúc 16h, Chúa Nhật ngày 19/6/2022, cùng với đông đảo mọi thành phần dân Chúa, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã long trọng chủ sự cuộc cung nghinh Mình Thánh Chúa xung quanh 5 tuyến phố của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội: Nhà thờ - Hàng Trống - Lê Thái Tổ - Tràng Thi - Nhà Chung.
Theo truyền thống của Tổng Giáo phận, vào Chúa Nhật lễ kính Mình Máu Thánh Chúa hàng năm, các Giáo xứ tổ chức cung nghinh Thánh Thể Chúa. Cũng trong tâm tình ấy, hôm nay trong bầu khí tưng bừng mọi thành phần dân Chúa từ nhiều Giáo xứ, Giáo họ trong nội thành Hà Nội nô nức trở về ngôi nhà thờ Mẹ của Tổng Giáo phận để cùng với vị Cha chung long trọng cử hành cuộc cung nghinh linh thiêng.
Trải qua dòng thời gian, kể từ sau cuộc cung nghinh Thánh Thể vào năm 1953 do Đức Khâm sứ Toà thánh chủ sự, mãi đến hôm nay, sau gần 70 năm, cuộc cung nghinh linh thiêng quy tụ cả vạn tín hữu mới được tái hiện.
Tham dự cuộc cung nghinh trọng thể có sự hiện diện trân quý của Đức Tổng Giám mục Giuse, Đức Hồng Y Phêrô, Đức cha Lôrensô, cha Tổng Đại diện Antôn, cha Quản hạt Chính Toà, quý Cha đồng tế, quý nam nữ Tu sĩ, Chủng sinh, hơn 20 đoàn hội đến từ các Giáo xứ trong nội thành Hà Nội và con số rất đông cộng đoàn dân Chúa tại nội thành Hà Nội.
Mặc cho tiết trời oi bức của những ngày hè nắng nóng, ngay từ đầu giờ chiều, các đoàn hội từ các Giáo xứ nội thành đã tập trung chật kín nơi khuôn viên quảng trường Đức Mẹ.
34 đội rước với đầy đủ mọi thành phần dân Chúa, từ các em thiếu nhi đến các bậc cao niên thuộc các đoàn hội khác nhau, trong những bộ trang phục nhiều màu sắc đã tạo nên một bức tranh sống động, phác họa vẻ đẹp Đức tin mạnh mẽ của những Kitô hữu nơi mảnh đất Hà Thành.
Cuộc cung nghinh được chia làm 2 tạm chính với khởi đầu là từ trong Nhà thờ. Tạm thứ nhất được đặt tại dòng Mến Thánh Giá Hà Nội (31 Nhà Chung - Hàng Trống - Hoàn Kiếm) và tạm thứ hai là tại quảng trường Đức Mẹ, khuôn viên trước Nhà thờ Chính tòa. Tại 2 tạm dừng chân, cộng đoàn cùng sốt mến, trang nghiêm, thờ lạy Thánh Thể Chúa.
Sau khi tiến về trước quảng trường của Nhà thờ, Đức Tổng Giám mục Giuse đã cử hành Lời nguyện và Phép lành Thánh Thể.
Bằng những điệu nhạc của bài thánh ca trầm hùng “Vạn tuế vua Giêsu” do ca đoàn Gloria thể hiện, hòa điệu trong những tiếng trống rền vang và tiếng kèn vang dội cuộc cung nghinh Thánh Thể chính thức khép lại.
Cuộc cung nghinh đã kết thúc, ước mong mọi thành phần dân Chúa kín múc được dồi dào nguồn Ân sủng của Thánh Thể Chúa để mưu ích cho bản thân, gia đình và Giáo hội. Hầu Ơn Chúa sẽ được mở rộng và lan tỏa đến mọi ngả đường của TGP.
Nguồn: tonggiaophanhanoi.org
(WHĐ)
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 20.6.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)