TU ĐỂ ĐỀN TỘI?
TGPSG -- Ngôi nhà nhỏ của gia đình An bên cạnh cánh đồng cói xanh rì, nơi miền quê nghèo vùng chiếu cói Nga Sơn - Thanh Hóa. Dù nghèo nhưng gia đình An ngập tràn tiếng cười, niềm vui.
Nhà An có 6 anh chị em. An nhỏ nhất nên mọi sự quan tâm và tình thương của cả gia đình dường như được dồn hết cho An. Bỗng một ngày Bố Mẹ lỡ kế hoạch, “tòi” ra một “thằng em” nữa khiến tuổi thơ đang yên bình của An có nhiều thay đổi.
Từ ngày có em, An phải chuyển qua ngủ với Chị Cả, nhường chỗ cho em. Cứ mỗi tối là An lại khóc đòi được ngủ với Mẹ, Chị Cả dỗ mấy An cũng không nghe, cứ thế khóc cho đến khi thiếp đi thì ngủ. Lâu dần An cũng quen.
An ghét thằng em vì từ ngày có nó, An như người thừa thãi trong nhà, chẳng ai để ý, chẳng ai quan tâm. Đáng lẽ tất cả moi thứ đều dành cho An, thì giờ đây An phải nhường hết cho nó. Nhìn nó, An thật bực bội: “Ước gì không có nó!”
Nhà An mỗi người mỗi việc. An nhỏ hơn nên được giao nhiệm vụ nhẹ nhàng nhất đó là trông em. An muốn đi chơi một xíu cũng không được, cứ phải ở nhà chơi với em, mà nó có biết chơi gì đâu chứ, nó chỉ biết khóc với đòi ăn thôi!
Mỗi buổi chiều tối, An dắt em ra ao rửa chân, tắm cho em. Đó là bổn phận hằng ngày của An. Thỉnh thoảng Chị Cả đi làm đồng về sớm thấy hai chị em còn lem luốc thì tắm cho cả hai. An thích lắm, ước gì ngày nào cũng được như vậy.
Đôi khi An thấy thằng em cũng dễ thương đấy chứ, nó bụ bẫm, trắng trẻo, mặt nó vuông chữ điền rất đẹp trai, nhiều người khen nó khôn trước tuổi. Mà nó cũng khôn thật, nó dành hết đồ chơi đẹp của An. Nó còn biết nói chuyện như ông cụ non khiến cả nhà cười vui. Nhưng An cứ thấy ghét nó. Có lần An còn tranh thủ lúc không ai để ý, véo cho nó một cái thật đau. Nó khóc thét lên. Lúc Mẹ chạy đến thì nó chỉ vào mặt An cáo tội. Thế là An lại bị Mẹ quạt cho một trận.
Chị Cả đi lấy chồng bên làng Lai Thành - Phát Diệm, cách nhà An một con sông nhỏ nhưng đi đường vòng chừng 3 km. Lúc đó An 8 tuổi và thằng em được hơn 3 tuổi. Mỗi khi Chị về thăm nhà vào cuối tuần lại dắt An theo về nhà Chị. An thích lắm vì vừa được đi chơi vừa không phải coi em. An có hai ngày thoải mái chơi mà không lo Bố phạt vì để em ở nhà một mình. Thế nên cứ cuối tuần là An lại trông Chị Cả về.
Thế rồi vào một thứ Bảy, cũng như nhiều ngày cuối tuần khác, Chị Cả về nhà chơi cũng dắt An theo về nhà Chị như mọi lần. Tối hôm đó, sau khi chơi chán với đám bạn con của hàng xóm bên nhà Chị Cả, ăn uống xong An lên giường đi ngủ với Anh Chị và cháu nhỏ. Nhưng khác với mọi lần, hôm nay An khó ngủ quá, bụng An cồn cào, An không hiểu mình bị sao nữa. An thầm nghĩ: “Lạ nhỉ! nãy mình có ăn ớt đâu sao bụng nóng thế không biết”.
An trằn trọc mãi không ngủ được. Đã khuya lắm mà An vẫn thức chong chong. An nằm nghe tiếng Anh chị đã thở đều, lâu lâu thấy bé nhỏ con Chị Cả ọ ọe, cựa quậy rồi lại ngủ ngoan. Xa xa ngoài vườn tiếng côn trùng kêu, tiếng gió rì rào bên lũy tre. Trong lòng An dâng lên một cảm xúc là lạ, sờ sợ mà An không đọc tên được.
Đột nhiên An nghe tiếng gõ cửa, cộc! cộc! cộc! An giật thót tim, nín thở xem có chuyện gì. Rồi lại nghe tiếng gọi:
Từ ngày có em, An phải chuyển qua ngủ với Chị Cả, nhường chỗ cho em. Cứ mỗi tối là An lại khóc đòi được ngủ với Mẹ, Chị Cả dỗ mấy An cũng không nghe, cứ thế khóc cho đến khi thiếp đi thì ngủ. Lâu dần An cũng quen.
An ghét thằng em vì từ ngày có nó, An như người thừa thãi trong nhà, chẳng ai để ý, chẳng ai quan tâm. Đáng lẽ tất cả moi thứ đều dành cho An, thì giờ đây An phải nhường hết cho nó. Nhìn nó, An thật bực bội: “Ước gì không có nó!”
Nhà An mỗi người mỗi việc. An nhỏ hơn nên được giao nhiệm vụ nhẹ nhàng nhất đó là trông em. An muốn đi chơi một xíu cũng không được, cứ phải ở nhà chơi với em, mà nó có biết chơi gì đâu chứ, nó chỉ biết khóc với đòi ăn thôi!
Mỗi buổi chiều tối, An dắt em ra ao rửa chân, tắm cho em. Đó là bổn phận hằng ngày của An. Thỉnh thoảng Chị Cả đi làm đồng về sớm thấy hai chị em còn lem luốc thì tắm cho cả hai. An thích lắm, ước gì ngày nào cũng được như vậy.
Đôi khi An thấy thằng em cũng dễ thương đấy chứ, nó bụ bẫm, trắng trẻo, mặt nó vuông chữ điền rất đẹp trai, nhiều người khen nó khôn trước tuổi. Mà nó cũng khôn thật, nó dành hết đồ chơi đẹp của An. Nó còn biết nói chuyện như ông cụ non khiến cả nhà cười vui. Nhưng An cứ thấy ghét nó. Có lần An còn tranh thủ lúc không ai để ý, véo cho nó một cái thật đau. Nó khóc thét lên. Lúc Mẹ chạy đến thì nó chỉ vào mặt An cáo tội. Thế là An lại bị Mẹ quạt cho một trận.
Chị Cả đi lấy chồng bên làng Lai Thành - Phát Diệm, cách nhà An một con sông nhỏ nhưng đi đường vòng chừng 3 km. Lúc đó An 8 tuổi và thằng em được hơn 3 tuổi. Mỗi khi Chị về thăm nhà vào cuối tuần lại dắt An theo về nhà Chị. An thích lắm vì vừa được đi chơi vừa không phải coi em. An có hai ngày thoải mái chơi mà không lo Bố phạt vì để em ở nhà một mình. Thế nên cứ cuối tuần là An lại trông Chị Cả về.
Thế rồi vào một thứ Bảy, cũng như nhiều ngày cuối tuần khác, Chị Cả về nhà chơi cũng dắt An theo về nhà Chị như mọi lần. Tối hôm đó, sau khi chơi chán với đám bạn con của hàng xóm bên nhà Chị Cả, ăn uống xong An lên giường đi ngủ với Anh Chị và cháu nhỏ. Nhưng khác với mọi lần, hôm nay An khó ngủ quá, bụng An cồn cào, An không hiểu mình bị sao nữa. An thầm nghĩ: “Lạ nhỉ! nãy mình có ăn ớt đâu sao bụng nóng thế không biết”.
An trằn trọc mãi không ngủ được. Đã khuya lắm mà An vẫn thức chong chong. An nằm nghe tiếng Anh chị đã thở đều, lâu lâu thấy bé nhỏ con Chị Cả ọ ọe, cựa quậy rồi lại ngủ ngoan. Xa xa ngoài vườn tiếng côn trùng kêu, tiếng gió rì rào bên lũy tre. Trong lòng An dâng lên một cảm xúc là lạ, sờ sợ mà An không đọc tên được.
Đột nhiên An nghe tiếng gõ cửa, cộc! cộc! cộc! An giật thót tim, nín thở xem có chuyện gì. Rồi lại nghe tiếng gọi:
- Anh Tí ơi! Anh Tí.
- Anh, Anh dậy có ai gọi kìa!
An thấy chú nói gì đó nho nhỏ với Anh rể, hai người không vào nhà nhưng đi ra sân nói chuyện một lúc, sau đó Anh rể quay vào bảo An:
- Mau đi về với Anh.
Đi một đoạn An không kìm được thắc mắc nãy giờ trong lòng liền hỏi:
- Sao tự dưng Anh lại chở em về thế, muộn thế này rồi.
An càng cảm thấy hoang mang hơn, linh cảm có điều chẳng lành đang xả ra. Đoạn đường từ nhà Chị cả đến nhà An chỉ ba cây số mà sao hôm nay xa thế, mãi chưa về đến nhà. An sốt ruột quá!
Rồi Anh rể cũng chở An về đến ngõ. Từ xa An thấy điện sáng trưng từ trong nhà mình ra đến sân. An nghe tiếng ồn ào, tiếng khóc thất thanh của Mẹ, của cả nhà An… Trời ơi! Có chuyện gì vậy?
An bước vào nhà, không thể tin nổi, trước mắt An là đứa Em trai đang nằm bất động trên một chiếc bàn trải khăn trắng. An vẫn chưa hiểu chuyện gì, nhưng với trí khôn của đứa trẻ 8 tuổi, An biết rằng: Em đã chết! An nhìn cảnh tượng đó mà chân không thể bước nổi. Mắt An nhòe đi, cổ họng như cứng lại. An cố gắng bước lại gần mọi người mà sao khó quá, chân An khuỵu xuống. Trong vô vọng, An goi:
- Em ơi! Em bị sao vậy? Mẹ ơi! Bố ơi! chuyện gì thế này?
- Nó chết oan nên thấy Chị về là máu mũi chảy ra vậy đấy!
Anh trai vừa khóc vừa nói với An:
- Em tự đi rửa chân ngoài ao rồi rơi xuống ao chết đuối.
- Trời ơi! Em ơi! Em tỉnh lại đi, tại chị mà em chết đuối, tại chị mải đi chơi nên em mới tự đi, làm em chết, tại chị…tại chị…Mẹ ơi! Bố ơi! tại con mà em chết…tại con...”
Sau cú sốc đó, An trở nên lầm lì, ít nói. An nghĩ lại những lần đánh Em vô cớ mà hối hận vô cùng. An nhớ Em, thương Em nhưng không thể làm gì được nữa. An mang trong mình mặc cảm tội lỗi. Trong tâm trí An luôn cho rằng tại mình mà em chết.
Gia đình An mất đi một người thân yêu nên không còn những tiếng cười vui như trước nữa. Mẹ An nhớ thương con nên bệnh nặng phải đi bệnh viện điều trị, rồi Bố hàng tuần chở Mẹ ra nhà Dòng xin các Sơ khấn. Cả nhà ai cũng ít nói, ít cười hơn trước.
Rồi năm tháng trôi qua, An cứ mang mặc cảm “tội lỗi” tại mình mà Em chết oan. Suy nghĩ đó cứ giày vò An mãi. Hình ảnh của Em cứ quanh quẩn bên An, lúc An đi học, khi đi làm, và nhiều đêm trong giấc mơ An thấy Em hiện về… An giấu kỹ tất cả thật sâu trong lòng, không chia sẻ với ai, một mình chịu đựng với mong ước sau này đi tu để đền tội.
Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học, An gia nhập Đệ Tử Viện Dòng Mến Thánh Giá. Lạ lẫm với tất cả sinh hoạt trong nhà dòng, An càng trở nên trầm tư hơn. An cố gắng để hòa nhập nhưng sự khác biệt của An không khó để những người đồng hành dày dạn kinh nghiệm có thể nhận ra.
Những ngày tháng tu học tại Đệ Tử viện, ứng sinh cần làm rõ và thánh hóa động cơ ban đầu của mình khi bước vào đời tu. An cứ nghĩ đơn giản rằng: đi tu là sáng tối đọc kinh, cầu nguyện để đền tội thôi chứ ai mà biết còn phải đi gặp đồng hành, còn phải làm rõ và thánh hóa động cơ, rồi đủ thứ… An tự hỏi: “Giờ phải làm sao đây?”
Những giằng co trong nội tâm khiến An phải suy nghĩ nhiều về ơn gọi của mình. Ngày tháng đó An thật sự cảm thấy hoang mang, An không muốn ai biết ‘tỗi lỗi” của mình. An tự đặt ra câu hỏi rồi tự trả lời: “Hay thôi, không tu nữa, đi về. Nhưng đi về thì phải nói với Bố Mẹ làm sao, làng xóm láng giềng họ sẽ nhìn mình, nhìn gia đình mình thế nào. Không! Vậy lại càng không được…” An đắn đo suy nghĩ không biết nên quyết định thế nào: “Có nên về hay chăng?”
Một buổi chiều Chúa nhật như thường lệ, tiết trời mùa thu trong xanh, dịu mát, những cơn gió hiu hiu thổi nhè nhẹ qua ô cửa sổ nhà nguyện nơi An đang đang ngồi cầu nguyện. Nhà nguyện hôm nay vắng, vì ngày Chúa nhật các chị em được đi ra ngoài, và ai có công việc riêng thì tranh thủ làm. Ngước nhìn Thánh Giá, An hỏi Chúa: “Con phải làm sao đây?”
An ngồi đó, nơi một góc khuất trên nền nhà nguyện. An đã ngồi đó lâu lắm mà chẳng có câu trả lời nào cho vấn nạn của mình. An mơ hồ nhìn lên nhà Chầu nơi đặt Mình Thánh Chúa, thầm thì: Lạy Chúa! Con phó thác vào tình thương của Chúa, xin Chúa hãy dẫn con đi…”
Mắt An bỗng nhòe đi và tất cả mọi hình ảnh về Em cứ thế ùa về tâm trí An như một thước phim. Nước mắt An cứ thế trào ra, lăn dài, trên khuôn mặt nhỏ bé từ lúc nào chẳng hay. An dằn vặt, đau khổ và khóc thật nhiều.
Một bàn tay từ phía sau đặt lên vai An:
Gia đình An mất đi một người thân yêu nên không còn những tiếng cười vui như trước nữa. Mẹ An nhớ thương con nên bệnh nặng phải đi bệnh viện điều trị, rồi Bố hàng tuần chở Mẹ ra nhà Dòng xin các Sơ khấn. Cả nhà ai cũng ít nói, ít cười hơn trước.
Rồi năm tháng trôi qua, An cứ mang mặc cảm “tội lỗi” tại mình mà Em chết oan. Suy nghĩ đó cứ giày vò An mãi. Hình ảnh của Em cứ quanh quẩn bên An, lúc An đi học, khi đi làm, và nhiều đêm trong giấc mơ An thấy Em hiện về… An giấu kỹ tất cả thật sâu trong lòng, không chia sẻ với ai, một mình chịu đựng với mong ước sau này đi tu để đền tội.
Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học, An gia nhập Đệ Tử Viện Dòng Mến Thánh Giá. Lạ lẫm với tất cả sinh hoạt trong nhà dòng, An càng trở nên trầm tư hơn. An cố gắng để hòa nhập nhưng sự khác biệt của An không khó để những người đồng hành dày dạn kinh nghiệm có thể nhận ra.
Những ngày tháng tu học tại Đệ Tử viện, ứng sinh cần làm rõ và thánh hóa động cơ ban đầu của mình khi bước vào đời tu. An cứ nghĩ đơn giản rằng: đi tu là sáng tối đọc kinh, cầu nguyện để đền tội thôi chứ ai mà biết còn phải đi gặp đồng hành, còn phải làm rõ và thánh hóa động cơ, rồi đủ thứ… An tự hỏi: “Giờ phải làm sao đây?”
Những giằng co trong nội tâm khiến An phải suy nghĩ nhiều về ơn gọi của mình. Ngày tháng đó An thật sự cảm thấy hoang mang, An không muốn ai biết ‘tỗi lỗi” của mình. An tự đặt ra câu hỏi rồi tự trả lời: “Hay thôi, không tu nữa, đi về. Nhưng đi về thì phải nói với Bố Mẹ làm sao, làng xóm láng giềng họ sẽ nhìn mình, nhìn gia đình mình thế nào. Không! Vậy lại càng không được…” An đắn đo suy nghĩ không biết nên quyết định thế nào: “Có nên về hay chăng?”
Một buổi chiều Chúa nhật như thường lệ, tiết trời mùa thu trong xanh, dịu mát, những cơn gió hiu hiu thổi nhè nhẹ qua ô cửa sổ nhà nguyện nơi An đang đang ngồi cầu nguyện. Nhà nguyện hôm nay vắng, vì ngày Chúa nhật các chị em được đi ra ngoài, và ai có công việc riêng thì tranh thủ làm. Ngước nhìn Thánh Giá, An hỏi Chúa: “Con phải làm sao đây?”
An ngồi đó, nơi một góc khuất trên nền nhà nguyện. An đã ngồi đó lâu lắm mà chẳng có câu trả lời nào cho vấn nạn của mình. An mơ hồ nhìn lên nhà Chầu nơi đặt Mình Thánh Chúa, thầm thì: Lạy Chúa! Con phó thác vào tình thương của Chúa, xin Chúa hãy dẫn con đi…”
Mắt An bỗng nhòe đi và tất cả mọi hình ảnh về Em cứ thế ùa về tâm trí An như một thước phim. Nước mắt An cứ thế trào ra, lăn dài, trên khuôn mặt nhỏ bé từ lúc nào chẳng hay. An dằn vặt, đau khổ và khóc thật nhiều.
Một bàn tay từ phía sau đặt lên vai An:
- An! Con sao thế! Con có chuyện gì vậy?
- Ồ, Bà Phát! Dạ con… con…
- Có chuyện gì, con chia sẻ với bà, bà sẽ giúp con.
An kể với Bà về tất cả những gì An dằn vặt và lo lắng bấy lâu nay. Bà Phát nói với An:
- Trước khi Chúa dựng nên con, Chúa đã chọn con. Và em con cũng vậy. Trước khi Em con thành hình trong bụng Mẹ, Chúa đã muốn gọi Em. Giờ đây Em con đang hạnh phúc vì được ở trong vòng tay yêu thương vô hạn của Chúa. Hãy tin rằng đó là bông hoa đẹp nhất mà gia đình con đã dâng lên cho Chúa. Và nếu con muốn con cũng có thể trở thành một bông hoa đẹp để dâng lên Ngài… bằng việc hiến dâng phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội. Hãy đơn sơ trình bày với người đồng hành về tất cả những gì đang khúc mắc trong lòng con, hãy tin rằng Chúa sẽ dẫn bước con đi từng chặng một qua trung gian những người hữu trách, con ạ!
Trở về từ nhà hưu dưỡng qua khu nhà Đệ Tử, An đi qua nhà Nguyện của Hội Dòng và xung quanh là 14 chặng đàng Thánh Giá, An bước đi trong âm thầm với xác tín: “Chúa sẽ dẫn con đi qua từng chặng một”. Tâm hồn An dâng trào một niềm vui mà bấy lâu nay An chưa bao giờ cảm nghiệm được. Một niềm vui nội tâm vì ý thức có Chúa hiện diện, bàn tay Chúa quan phòng.
An đang sải bước qua chặng thứ 14 để về nhà Đệ Tử thì nghe có tiếng chị coi phòng khách: An! Em ra nhà khách, có Bố Mẹ đến thăm Em nhé!”
An bước nhanh ra gặp Bố Mẹ, lỉnh kỉnh đồ mang lên thăm An. Bố Mẹ cười vui khi nhìn thấy An, An cũng vui lắm... Mẹ đưa cho An một bức hình gia đình để An nhớ cầu nguyện cho cả nhà. An thấy Em trai ngồi trong lòng Mẹ, nở nụ cười tươi với ánh mắt long lanh nhìn An. Giờ kinh chiều hôm ấy An sốt sắng đọc lời Thánh Vịnh 139:
Lạy Chúa! Ngài dò xét con và Ngài biết rõ
Biết cả khi con đứng con ngồi
…
Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy;
mọi ngày đời được dành sẵn cho con
đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,
trước khi ngày đầu của đời con khởi sự...
Biết cả khi con đứng con ngồi
…
Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy;
mọi ngày đời được dành sẵn cho con
đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,
trước khi ngày đầu của đời con khởi sự...
Mary Trần
(WGPSG)